Thành Phần Dinh Dưỡng Của Thức Ăn Dùng Trong Hệ Thống Thí Nghiệm

ngày. Cụ thể cỡ cá 3-30g nên sử dụng thức ăn 30-35N và chia thành 4 lần/ngày. Tuy nhiên với cỡ cá 50-100g thì sử dụng thức ăn 30N cho cá ăn 3 lần/ngày.

Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) đã xác định tần số và tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá rô phi vằn. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với tần số cho ăn là 2, 3 và 4 lần/ngày. Kết quả sau 8 tuần ương khẳng định tần số cho ăn khác nhau ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR của cá rô phi vằn.

Theo Philippart và Melard (1981), thì khẩu phần thức ăn thích hợp với các giai đoạn phát triển của cá rô phi đỏ được trình bày cụ thể trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn cho cá rô phi



Cỡ cá (g/con)

Khẩu phần ăn (%/khối lượng thân)



0-5

30 giảm xuống 20



5-20

15 giảm xuống 12



20-40

7 giảm xuống 6,5



40-100

6 giảm xuống 4,5



100-200

4 giảm xuống 2



200-300

1,8 giảm xuống 1,5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trại cá giống, khu vực An Phú, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng Thành Phố Cần Thơ.

3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu

3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất

Thiết bị: máy phát điện, máy thổi khí, máy bơm chìm, cân điện tử.

Dụng cụ: bể xi măng (2,5 m x 2,0 m x 1,0 m), thùng xốp (55 cm x 39 cm x 32 cm), nhiệt kế, thau, vợt, ống dẫn khí, đá bọt, giấy kẻ ô li...

Hóa chất: thuốc lắng [Al(OH)xCly]n (với n > 4, x + y = 3), chlorine Ca(OCl)2 và NaOCl; test pH là bộ test Kits và test chlorine là bộ test Sera (đều được sản xuất tại Germany),...

3.2.2 Vật liệu và mẫu vật

Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm:

Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.).

Cá dùng để bố trí thí nghiệm 1 là cỡ 10 ngày tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài ban đầu của cá lần lượt là 0,015g và 0,847 cm.

Cá dùng để bố trí thí nghiệm 2 khoảng 2 tháng tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 2,33g và 5,08 cm.

Nguồn cá được mua tại Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn sử dụng để ương cá rô phi đỏ trong hệ thống thí nghiệm được chọn cùng một công ty sản xuất, có độ đạm lần lượt là 25N, 30N, 35N. Thành phần chính của thức ăn trên sản phẩm gồm bột cá, tấm gạo, cám gạo, cám mì, đạm đậu nành cô đặc, acid amin, các chất bổ sung như khoáng và vitamin. Đặc biệt có bổ sung DHA và EPA (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm


Thức ăn


Tỷ lệ (%)




Protein

Lipit

Độ ẩm

Thức ăn 25N

25,0

4,0

5,0

11,0

Thức ăn 30N

30,0

5,0

7,0

11,0

Thức ăn 35N

35,0

5,0

9,0

11,0


3.3 Bố trí thí nghiệm

3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương và nguồn cá thí nghiệm

Nguồn nước ngọt sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm được cấp từ nước sông Ngã Bát đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng từ 20-200 g/m3 (tù y theo hàm lương chất lơ lử ng và tính chất của nước).

Bể xi măng chứa nước ngọt được rửa qua chlorine 30 ppm, sau đó chuyển nước đã qua xử lý vào bể xi măng và sục khí mạnh trong 24-48 giờ. Sử dụng bộ test kits để kiểm tra nồng độ chlorine trong nước.

Bể ương cá: thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống thùng xốp và được cấp vào 50 lít nước/bể. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che, sục khí liên tục.

Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm: cá khỏe mạnh, đều cỡ, màu sắc sáng, không dị hình, phản ứng nhanh với môi trường.

3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương

Bố trí thí nghiệm: Trước khi bố trí thí nghiệm cá được trữ trong bể xi măng, tập cho cá làm quen với môi trường nước và thức ăn nhân tạo trong 1 tuần. Thí nghiệm được thực hiện với mật độ 3 con/lít, trong thời gian 45 ngày, gồm 3 nghiệm thức với độ đạm khác nhau (Hình 3.1) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:

Nghiệm thức 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N. Nghiệm thức 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N. Nghiệm thức 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N.

Hình 3 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Chăm sóc và quản lý Cá được cho ăn hàng 1

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

Chăm sóc và quản lý: Cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn công nghiệp kích cỡ nhỏ (phù hợp với kích cỡ miệng cá), cho cá ăn theo nhu cầu và được chia làm 4 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ). Quan sát khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của cá, tiến hành thay 20-30% lượng nước trong bể ương khi có dấu hiệu nhiễm bẩn.

3.3.3 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống

Bố trí thí nghiệm: Cá được ương với mật độ 30 con/thùng 50 lít nước, trong thời gian 45 ngày. Thí nghiệm được bố trí cùng nguồn nước cấp, cùng chế độ chăm sóc quản lý và gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần khác nhau (Hình 3.2), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:

Nghiệm thức 1: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng thân/ngày. Nghiệm thức 2: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 15% khối lượng thân/ngày. Nghiệm thức 3: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 20% khối lượng thân/ngày.

Hình 3 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Chăm sóc và quản lý Thức ăn sử dụng 2


Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

Chăm sóc và quản lý: Thức ăn sử dụng để ương cá là thức ăn công nghiệp 35N. Cho cá ăn 3 lần/ngày (7 giờ, 12 giờ, 17 giờ). Sau khi cho cá ăn xong khoảng 30 phút vớt thức ăn thừa, kết hợp thay nước khi có dấu hiệu nhiễm bẩn, mỗi lần thay 20-30% thể tích nước bể ương. Sau 22 ngày ương tiến hành thu và cân 10 cá thể để xác định khối lượng của cá, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp mang tính tương đối theo khẩu phần.

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán

3.4.1 Chỉ tiêu môi trường

Nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm được kiểm tra 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ 30 và 14 giờ. Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước; kiểm tra pH bằng test pH.

3.4.2 Các chỉ tiêu của cá (SR, LG, WG, FCR).

Trước khi bố trí thí nghiệm: tiến hành cân đo 30 cá thể để xác định chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu.

Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể ương và xác định các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm rồi nhân cho 100, được tính theo công thức (3.1).


=

Tổng số cá thể thả

Tổng số cá thể thu được

Tỷ lệ sống (%) x 100


(3.1)


Tăng trọng (Weight Gain, WG): khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức (3.2).

WG (g) = Wc - Wđ

(3.2)

Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain, DWG): hiệu số của khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả ương, chia cho thời gian thí nghiệm (được tính theo ngày). Tính theo công thức (3.3).

Wc - Wđ

DWG (g/ngày) =

T


(3.3)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific Growth Rate, DWG)



SGR(%/ngày) =

[ln(Wc) - ln(Wđ)]

T


x 100

(3.4)

Tăng trưởng chiều dài (Length Gain, LG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm được tính theo công thức (3.5)

LG (cm) = Lc - Lđ

(3.5)

Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain, DLG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm, chia cho thời gian bố trí thí nghiệm, được tính theo công thức (3.6)



DLG (cm/ngày) =

Lc - Lđ T


(3.6)

Sự phân hóa tăng trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng và

kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo công thức (3.7)

i

Cá thể thứ i (%) = x 100 (3.7)

thu

Khối lượng thức ăn

FCR =

Tăng trọng của cá

Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Convertion Ratio, FCR): Khối lượng thức ăn cung cấp cho cá trong thời gian thí nghiệm chia cho tăng trọng của cá khi kết thúc thí nghiệm, được tính theo công thức (3.8)


(3.8)


Trong đó: Wđ và Wc lần lượt là khối lượng của cá lúc thả và lúc thu (g)

Lđ, Lc lần lượt là chiều dài của cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (cm) T là thời gian thí nghiệm (ngày)

3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài

Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

So sánh sự khác biệt giữa các giá trị tính toán bằng phần mềm SPSS 16.0. Bài viết được viết bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương

4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm

Quá trình ương nuôi các loài cá nói chung và cá rô phi đỏ nói riêng phụ thuộc vào hai yếu tố: khách quan (yếu tố môi trường) và chủ quan (tình trạng sức khỏe của cá). Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 1


Các yếu tố môi trường

Buổi

NT1

NT2

NT3

Nhiệt độ (0C)

Sáng

26,5 ± 0,06

26,6 ± 0,14

26,5 ± 0,11


pH

Chiều


Sáng Chiều

28,3 ± 0,11


7,44 ± 0,03

7,48 ± 0,01

28,5 ± 0,13


7,43 ± 0,01

7,44 ± 0,00

28,4 ± 0,11


7,43 ± 0,02

7,46 ± 0,02

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn


Nhiệt độ:

Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm giao động từ 26,5-28,5 0C, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (2 0C), cụ thể nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 26,5 0C (NT1 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 28,5±0,13 0C (NT2). Theo Boyd et al., (2002) nhiệt độ trong ngày giao động không quá 5 0C là giới hạn an toàn cho cá.

Mặt khác, theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì các loài cá rô phi phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0C, vì thế nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi đỏ.

Sự biến động pH:

pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, giá trị pH thích hợp cho cá là từ 6,5 đến 9. pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối-nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài (Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006).

Trong thí nghiệm, pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,43 ( NT2 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 7,48±0,01 ở NT1 (chênh lệch 0,05 đơn vị). Chanratchakool et al., (1995) cho rằng pH là một nhân tố rất quan trong ảnh hưởng lớn đến động vật thủy sản và không nên dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH

thích hợp cho cá nuôi từ 7-9, tối ưu là 7,5-8,5, như vậy giá trị pH này tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cá trong thí nghiệm ương.

4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương

4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm

Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương với các loại thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống


Nghiệm thức thức ăn

Tỷ lệ sống (%)

NT1: Cho cá ăn thức ăn 25N

51,7 ± 1,65a

NT2: Cho cá ăn thức ăn 30N

61,1 ± 2,31b

NT3: Cho cá ăn thức ăn 35N

70,0 ± 1,30c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)


Sau 45 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ dao động từ 51,7-70,0%. Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 35N cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 70,0%, kế đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn 30N với tỷ lệ sống 61,1%, thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn 25N chỉ đạt 51,7%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức p < 0,05.

Thực tế thí nghiệm cho thấy, khi cho cá ăn với hàm lượng đạm cao sẽ mang lại kết quả về tỷ lệ sống của cá tăng. Cụ thể ở NT1, tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 51,7% khi hàm lượng đạm 25%, nhưng khi hàm lượng đạm tăng lên 10% thì tỷ lệ sống của cá tăng lên gần 20%. Nhìn chung, trong cả 3 nghiệm thức, tỷ lệ sống của cá ương chỉ đạt mức trung bình. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013) thì ở giai đoạn cá còn nhỏ (cá bột và cá hương), cá có sức sống kém, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thấp nhất so với các giai đoạn khác của chu kỳ sống.

4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ

Hàm lượng đạm có trong thức ăn là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng của cá. Thức ăn là cơ sở để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản, quyết định đến năng suất và hiệu quả của quá trình ương nuôi. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, động vật thủy sản sẽ chết. Kết quả tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức có độ đạm khác nhau sau 45 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2022