Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ Oreochromis sp. giai đoạn bột lên giống - 2

DANH SÁCH HÌNH‌

Trang Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) 2

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 1 9

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 2 10

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng theo khối lượng của cá (TN1) 16

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa sinh trưởng theo khối lượng (TN2) 21

DANH SÁCH BẢNG


Trang Bảng 2.1 Nhu cầu về protein của cá rô phi 6

Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn đối với cá rô phi 7

Bảng 3.1 Thành phần thức ăn dùng trong thí nghiệm 9

Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong hệ thống nghiệm thí nghiệm 1 113

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống (thí nghiệm 1) 14

Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) 15

Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) 15

Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) 17

Bảng 4.6 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm (thí nghiệm 2) 18

Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) 18

Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) 19

Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) 20

Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) 21

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU‌


1.1 Giới thiệu

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên với nhiều sông ngòi, địa hình phức tạp, sinh cảnh đa dạng, với tiềm năng sẵn có, diện tích nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta ngày càng tăng với nhiều loại hình nuôi phong phú, một số đối tượng đã được nuôi thâm canh với quy mô ngày càng tăng (Phạm Anh Tuấn, 2007).

Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi và có tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt là được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014). Cá rô phi đỏ là đối tượng chủ lực nằm trong danh mục mặt hàng xuất khẩu, giai đoạn 2015-2020 (Quyết định 332/QĐ - TTg ngày 3/3/2011).

Hiện nay, tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên đối với cá rô phi đỏ ở khâu ương thì khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn giúp cá tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao vẫn còn là vấn đề được nhiều nhà sản xuất giống quan tâm trong khi vấn đề này chưa được đề cập nhiều. Với mong muốn tìm ra được thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp trong sản xuất giống, nhằm mang lại hiệu quả cao nên đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định hàm lượng đạm có trong thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống.

Góp phần bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật để ương cá trong giai đoạn từ bột lên giống.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Xác định một số chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm.

So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương.

So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống.

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi

2.1.1 Nguồn gốc

Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Năm 1924, cá rô phi được nuôi đầu tiên ở Kenya, sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước Châu Phi và trên thế giới, nhiều nhất là những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ vài chục năm gần đây, việc nuôi cá rô phi mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được lai tạo từ cá bố có dạng đột biến lặn màu đỏ của loài O.mossambicus, cá mẹ thì cũng cùng giống Oreochromis nhưng thuộc loài khác. Tất cả chúng đều có tên tiếng Anh chung là Red Tilapia.

2.1.2 Đặc điểm phân loại

Theo Villegas (1990), cá rô phi đỏ được phân loại như sau: Ngành: Chodata

Ngành phụ: Vetabrata Bộ: Perciformes

Họ: Cichlidae

Giống: Oreochromis.

Loài: O.mossambicus x O.niloticus (Villegas, 1990)


Hình 2 1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ Oreochromis sp 2 1 3 Môi trường 1


Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)

2.1.3 Môi trường sống

Các loài cá rô phi phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0C, pH thích hợp từ 6,5-8,5 và sống được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn với độ muối lên đến 32 ‰ (Võ Văn Tuấn, 2005). Cá rô phi đỏ có thể sống trong mọi tầng nước nhưng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là ở tầng giữa (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá bột sau khi nở 3-5 ngày tuổi có thể ăn phiêu sinh động vật nhỏ như là Moina, Daphnia, Cyclops. Cá 20 ngày tuổi trở lên có đặc điểm dinh dưỡng giống như cá trưởng thành, chúng ăn tạp thiên về thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ (Bowen, 1982; trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005). Trong điều kiện ao nuôi, cá có thể ăn thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp (Đoàn Khắc Độ, 2008).

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá rô phi đỏ là loài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Giai đoạn còn nhỏ cá có thể đạt trọng lượng 2-3 g/con sau 1 tháng nuôi và sau 2 tháng đạt khoảng 10-12 g/con. Giai đoạn trưởng thành cá đực có thể đạt 200-250 g/con sau khoảng 5-6 tháng nuôi nhưng cá cái chỉ đạt 150-200 g/con (Dương Nhựt Long, 2003).

Mặt khác, theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), sau khoảng 12 tháng nuôi cá đạt 0,5-0,6 kg/con ở năm thứ nhất, năm thứ hai đạt 0,9-1,0 kg/con. Trong chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trọng của cá có thể đạt 3,2-4,0 g/ngày.

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản: Cá rô phi đẻ quanh năm, mùa vụ chính từ tháng 5 đến tháng 10 (Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005).

Tuổi thành thục: Cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm, bắt đầu sinh sản sau khi nở 3-4 tháng. Cỡ cá thành thục nhỏ nhất khoảng 40g. Thời gian tái thành thục khoảng 1-2 tháng (Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005).

Tập tính sinh sản: Hầu hết các loài cá rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20-30 ngày. Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng trong miệng và giữ đến khi cá con hết noãn hoàng (Dương Nhựt Long, 2003).

2.2 Tình hình nuôi cá rô phi

2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới

Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến ở các nước trên thế giới, chiếm ưu thế là cá rô phi vằn O.niloticus với tổng sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, chiếm 84% tổng sản lượng cá rô phi (FAO, 2004).

Thái Lan và Mexico đã và đang ứng dụng mô hình nuôi cá rô phi kết hợp với ao nuôi tôm thâm canh mật độ cá thả nuôi 0,5 con/m2. Kết quả cho thấy việc nuôi cá rô phi ghép với tôm sú không những không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm mà còn cải thiện được chất lượng nước ao nuôi (Yang and Fitzsimmons, 2005).

Hiện nay, cá rô phi được nuôi rộng rãi trên thế giới với nhiều hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh, trong ao hay trong bè với sản lượng trung bình đạt 2,8 triệu tấn/ năm (FishStat, 2008).

Cá rô phi được nuôi ở Brazil năm 1953, nhưng chỉ trong một thập kỷ đã được phát triển với quy mô thương mại. Năm 1999, nghề nuôi cá rô phi đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 18%. Năm 2009 bộ thủy sản và nuôi trồng thủy sản Brazil đã báo cáo thu hoạch cá rô phi là 133.000 tấn/năm (Alberto, 2010).

Tại hội nghị của INFOFISH TILAPIA cuối tháng 10/2010, tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, thống kê sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2010 đạt 3,7 triệu tấn. Châu Á được xem là châu lục có sản lượng cá rô phi lớn nhất thế giới với các quốc gia đại diện như là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài loan... Tổng sản lượng cá của 4 nước này chiếm 94% sản lượng cá rô phi của Châu Á. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất cá rô phi lớn nhất đạt 1,1-1,2 triệu tấn.

2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước

Hiện nay, cá rô phi được nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Cá rô phi vằn chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi đỏ được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi đạt 16.337ha, chiếm 1,41% tổng diện tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước. Đến hết tháng 11/2014 sản lượng cá rô phi cả nước đạt 118.800 tấn, diện tích nuôi cá rô phi trong ao hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt 410.732m3, tăng 25% so với năm 2013 (Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2014).

Đồng Bằng Sông Cửu Long:

Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi cá rô phi đỏ phổ biến nhất chiếm 58,4% tổng sản lượng cá rô phi đỏ của cả nước. Sản lượng nuôi cá rô phi của cả nước bao gồm: nuôi trong ao đầm khoảng 74 ngàn tấn, nuôi lồng bè khoảng 10.200 tấn, còn lại 6.400 tấn là các hình thức nuôi khác (Phạm Anh Tuấn, 2007).

Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao với diện tích 1.000m2, cá giống kích cỡ thừ 5cm trở lên và mật độ thả 4 con/m2, sau 5-6 tháng nuôi cá đạt 500-600 g/con, tỷ lệ sống 95% và năng suất đạt được khoảng 2,28 tấn (Đoàn Khắc Độ, 2008).

Hồ Thị Thanh Trúc (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương với mật độ khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 20 lít. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với các mật độ lần lượt là: 3 con/lít, 6 con/lít và 9 con/lít. Kết quả sau 32 ngày ương cho thấy rằng, ở mật độ ương 3 con/lít là thích hợp nhất đối với cá rô phi đỏ,

mức tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 14,1 mg/ngày và 66,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại.

Hiện nay, cả nước có 2.036 lồng nuôi cá rô phi, trong đó miền Bắc có 948 lồng, miền Trung 158 lồng, miền Nam 1.130 lồng bè. Trong đó, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi cá có năng suất cao nhất, đạt 18,12 tấn/ha (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014).

Một số cơ sở tại miền Nam đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá rô phi theo phương pháp công nghiệp. Năm 2014, sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta ước tính đạt 50 ngàn tấn, chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi (Phạm Thanh Liêm, 2014).

Các tỉnh phía Bắc:

Các tỉnh phía Bắc nuôi cá rô phi đỏ với số lượng nhỏ, chiếm 5,3% sản lượng cá rô phi của cả nước. Miền Trung chiếm 9,1% và Tây Nguyên chiếm 4,1% (Phạm Anh Tuấn 2007).

Bắc Ninh và Yên Bái đã nuôi cá rô phi thịt ở cả 2 vụ lúa với mật độ nuôi 3 ngàn con/ha. Ngoài ra cá rô phi vằn cũng được thả ghép với cá trôi và cá trắm. Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên, sản lượng cá đạt 500-600 kg/ha (Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005).

Tại Quảng Ninh, phong trào nuôi cá rô phi phát triển nhanh, xu hướng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng, năng suất nuôi cá rô phi trung bình đạt 10-12 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 40-50 triệu đồng/ha (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014).

Ở Thanh Hóa, cá rô phi được nuôi thâm canh từ năm 2003, đến năm 2013 sản phẩm cá rô phi được xuất khẩu với sản lượng hơn 400 tấn. Năm 2014 xuất khẩu trên 2.000 tấn (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2014).

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2014 trung tâm khuyến nông-lâm-ngư đã thực hiện mô hình a) nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong lồng bè, ở Thủy Tân-Hương Thủy và Quảng Phú- Quảng Điền với quy mô 120m3 trên 4 hộ, mật độ thả 10 con/m2. Sau thời gian thả nuôi 5 tháng, cá đạt khối lượng trung bình 0,35-0,4 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70-72%. Với giá cá rô phi đỏ trên thị trường như hiện nay từ 35.000-45.000 đồng, bình quân mỗi lồng 30m3 cho lãi từ 17-20 triệu đồng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014).

2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi

Theo Lê Thanh Hùng (2008), nhu cầu protein của cá rô phi nói chung dao động trong khoảng từ 28-35N. Mặt khác, nhu cầu này cũng được khẳng định bởi Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), hàm lượng đạm tối ưu nhất cho tăng trưởng của cá rô giai đoạn cá nhỏ là từ 25-35N.

Theo Lê Văn Thắng (1999), nhu cầu protein của một số loài cá rô phi được trình bày trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Nhu cầu protein của cá rô phi


Loài

Giai đoạn

Thức ăn (N)

Hệ thống nuôi

Nguồn


Cá thịt

20 - 30

Bể nước mặn

Clark, 1990.


Cá bột

30 - 40

Nước ngọt

Sintiago, 1991.


Cá bột

40

Ao nước ngọt

Siddiqui, 1988.


Cá nhỏ

24

Bể nước mặn

Shiau và Huang.

Tilaphia

Cá lớn

28

Lồng nước mặn

Utanabe, 1990.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.


Theo Đoàn Khắc Độ (2008), khi ương cá rô phi trong ao đất, ngoài thức ăn tự nhiên cần bổ sung thức ăn cho cá như sau:

Tuần lễ đầu: 0,3 kg cám mịn+0,3 kg bột cá lạt, xay nhuyễn cho 10.000 cá bột

Tuần thứ hai: Thức ăn tăng lên 1,5-2 lần tùy theo sự tăng trưởng của cá. Từ tuần thứ ba trở đi, ước tính số cá giống có trong ao và sức ăn của cá để điều chỉnh thức ăn hàng ngày cho phù hợp. Thành phần thức ăn gồm 40% bột cá, 60% cám hoặc bột mì, bột bắp. Sau 1 tháng, cá đạt cỡ 0,5-0,7 g/con. Tiếp tục ương thành giống lớn với thành phần thức ăn 70% cám mịn 30% bột cá. Sau 15-20 ngày, đạt cỡ cá giống 1,2-1,5 g/con.

Từ tháng 6 đến tháng 8/1997, viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tổ chức ương cá rô phi bằng thức ăn tự chế với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng cá. Thử nghiệm đã ương cá từ cỡ cá hương (1,17 g/con) lên cỡ cá giống trong giai cước đặt ở hồ chứa nước suối hai huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây, mật độ ương 600 con/m3. Thành phần thức ăn tự chế gồm: cá khô 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34% và vitamin khoáng 1%. Tổng lượng đạm thô trong thức ăn từ 30-34%. Thức ăn được nghiền mịn và phối trộn cho cá ăn dưới dạng bột ẩm ở tháng đầu và dạng ép viên có cỡ 2mm ở tháng thứ hai. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 7giờ sáng và 16 giờ chiều. Sau 2 tháng ương, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt 92,5%, cá đạt cỡ trung bình 15 g/con (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014)

Võ Thị Tố Như (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương với thức ăn khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 60 lít. Kết quả sau 32 ngày thí nghiệm khẳng định rằng, khi cung cấp thức ăn có độ đạm cao (42N) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ. Mức tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 10,9 mg/ngày và 88,0%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại.

Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn (2001) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng protein và tần số cho ăn đến sinh trưởng của cá rô phi. Kết quả cho thấy ở giai đoạn cá nhỏ cần cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao và cho ăn nhiều lần trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2022