Biểu Đồ Thể Hiện Sự Phân Hóa Sinh Trưởng Khối Lượng Cá Ở Thí Nghiệm 1

Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ


Nghiệm thức

Wđ (g)

Wc (g)

WG

(g)

DWG

(g/ngày)

SGR

(%/ngày)

1: 25N

0,02 ± 0,00

1,31 ± 0,03a

1,29 ± 0,02a

0,03 ± 0,00a

9,89 ± 0,05a

2: 30N

0,02 ± 0,00

1,43 ± 0,03b

1,42 ± 0,03b

0,03 ± 0,00b

10,1 ± 0,04b

3: 35N

0,02 ± 0,00

2,36 ± 0,05c

2,35 ± 0,04c

0,05 ± 0,00c

11,4 ± 0,04c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)


Bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở ba nghiệm thức nhưng cho ăn với hàm lượng đạm khác nhau thì có sự chênh lệch giữa các giá trị. Cụ thể ở nghiệm thức 1, cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày thấp nhất chỉ đạt 0,03 g/ngày, cao nhất là ở nghiệm thức 3 đạt 0,05 g/ngày. Qua phân tích thống kê nhận thấy tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05.

Ở nghiệm thức 1, do cung cấp thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu protein nên cá chậm phát triển, từ đó không đủ dưỡng chất cho cá sinh trưởng và phát triển, dẫn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng chỉ đạt 0,03 g/ngày. Trong 3NT nhận thấy ở NT3 cá tăng trưởng 2,35g là phù hợp so với nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2003), khi ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương cá có thể đạt khối lượng 2-3 g/con.

Trong khoảng nhu cầu đạm của cá rô phi (25-35N), tăng trưởng về khối lượng của cá sẽ tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Cụ thể ở nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn 35N cá sẽ tăng trưởng tốt hơn nghiệm thức 30N và 25N.

4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ

Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ


NT

Lđ (cm)

Lc (cm)

LG

(cm)

DLG

(cm/ngày)

1

0,85 ± 0,00

4,15 ± 0,09a

3,30 ± 0,09a

0,07 ± 0,00a

2

0,85 ± 0,00

4,29 ± 0,05a

3,44 ± 0,05a

0,08 ± 0,00a

3

0,85 ± 0,00

5,01 ± 0,12b

4,16 ± 0,12b

0,09 ± 0,00b

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)


Bảng 4.4 cho thấy, sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 so với chiều dài cá ở hai nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, mức gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là thấp nhất chỉ đạt 3,30 cm/cá thể và cao nhất là sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 đạt 4,16 cm/cá thể. Điều này chứng tỏ rằng, khi ương cá với hàm lượng đạm cao cá sẽ có sự gia tăng về chiều dài nhanh hơn so với các giá trị tương ứng của cá ương với hàm lượng đạm thấp, xét trong cùng điều kiện thí nghiệm.

Lê Minh Tuấn (2010) đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Sau 1 tháng ương thì tăng trưởng về chiều dài của cá đạt tốt nhất là 4,19 ± 0,07 cm. Kết quả này cũng tương đương với kết quả ở nghiệm thức cho cá ăn bằng thức ăn 35N với sự gia tăng về chiều dài là 4,16 ± 0,117 cm.

Từ những kết quả trên đã khẳng định được hàm lượng đạm có trong thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng cả về khối lượng lẫn chiều dài của cá. Trong khoảng độ đạm thích hợp của loài thì khi ương với thức ăn 35N cá sẽ có sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng nhanh hơn thức ăn 30N và 25N.

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nếu thức ăn có hàm lượng đạm không phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn (nhất là giai đoạn từ cá bột lên cá hương), hay nói cách khác là công tác sản xuất giống không đem lại hiệu quả. Khi thức ăn cung cấp cho cá đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thì cá sẽ tăng nhanh về khối lượng và hiển nhiên chiều dài cũng tăng theo tương ứng.

4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá

Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cá theo thời gian, là kết quả của quá trình trao đổi chất. Bản chất sinh trưởng của cá là không đều, quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý (yếu tố bên trong) và yếu tố sinh thái (các yếu tố bên ngoài). Trong các yếu tố bên ngoài thì thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự phân hóa sinh trưởng của các loài cá.

Mức phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong Hình 4.1.


Hình 4 1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng khối lượng cá ở thí 1


Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng khối lượng cá ở thí nghiệm 1

Hình 4.1 cho thấy, hàm lượng đạm có trong thức ăn có ảnh hưởng đến sự phân hóa theo khối lượng của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Kích cỡ cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm khối lượng. Nhóm cá có khối lượng nhỏ nhất là dưới 1,40g; trung

bình là từ 1,40-1,60g và nhóm cá lớn hơn 1,60g. Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, số cá thể có khối lượng nhỏ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nghiệm thức 3.

Ở nghiệm thức 3, khối lượng cá trên 1,60 g chiếm 100%, trong khi đó ở nghiệm thức 2 chỉ đạt 2,3% và ở nghiệm thức 1 chưa có sự xuất hiện cá thể nào có nhóm khối lượng này. Ngược lại khi phân tích khối lượng cá nhỏ hơn 1,40g; ở nghiệm thức 3 không có cá thể nào và ở nghiệm thức 2 chỉ chiếm khoảng 33,3% đa phần rơi vào nghiệm thức 1là 82,2%. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì nhu cầu protein của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương từ 30-35N, như vậy với nghiệm thức 1 cho cá ăn 25N chưa thích hợp.

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhu cầu đạm trong thức ăn của cá thay đổi theo đặc điểm dinh dưỡng của cá. Trong cùng giai đoạn phát triển, nếu thức ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá thì cá sẽ chậm lớn diễn ra sự phân hóa sinh trưởng. So sánh 3 nghiệm thức cho thấy, thức ăn thích hợp cho sinh trưởng tối ưu của cá là 35N.

4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô phi đỏ‌

Hệ số thức ăn (FCR) là một chỉ số rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc ương nuôi cá. Hệ số FCR thấp thì người nuôi giảm được chi phí thức ăn nhưng cá vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngược lại hệ số FCR cao thì chi phí cho thức ăn cao từ đó kéo theo lợi nhuận thấp (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).

Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ


Nghiệm thức (NT)

FCR

NT 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N

1,56 ± 0,05b

NT 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N

1,50 ± 0,02b

NT 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N

1,32 ± 0,04a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)


Bảng 4.5 cho thấy, hệ số FCR cao nhất ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm thấp nhất 25% là 1,56. Nhưng khi cho cá ăn với thức ăn 35N thì hệ số FCR đạt thấp nhất là 1,32. Theo Võ Thị Tố Như (2011), khi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 42% thì hệ số FCR là 1,2. Điều này cho thấy ở hàm lượng đạm 35% với hệ số FCR 1,32 là phù hợp trong thí nghiệm, nhưng có thể với hàm lượng đạm cao hơn nữa thì hệ số FCR sẽ thấp hơn. Qua phân tích thống kê về hệ số FCR, nhận thấy giữa nghiệm thức 3 và hai nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nguyên lý then chốt và quan trọng nhất trong ương cá là thức ăn phải phù hợp đặc tính dinh dưỡng của cá, điều này cũng nói lên được hiệu quả của thức ăn đã được sử dụng. Như vậy, với thức ăn chứa 35N sẽ thích hợp để ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương.

4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống

4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm

Đối với thủy sinh vật thì môi trường nước là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của chúng, các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể thủy sinh vật làm thay đổi hoạt động sinh lý sinh hóa của chúng. Vì vậy các chỉ tiêu môi trường được theo dõi suốt quá trình thí nghiệm, kết quả một số chỉ tiêu thủy lý hóa được ghi nhận trong bảng 4.6

Bảng 4.6 các yếu tố môi trường trong thí nghiệm


Yếu tố

Buổi

NT 1

NT 2

NT 3

Nhiệt độ

Sáng

24,7 ± 0,05

24,7 ± 0,03

24,7 ± 0,03


Chiều

27,8 ± 0,11

27,8 ± 0,03

27,8 ± 0,04

pH

Sáng

7,46 ± 0,22

7,73 ± 0,02

7,75 ± 0,04


Chiều

7,73 ± 0,04

7,83 ± 0,08

7,84 ± 0,08

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Nhiệt độ:

Bảng 4.6 cho thấy, nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do các bể ương có cùng chất liệu là thùng xốp nên ít bị biến đổi nhiệt độ. Mặt khác, thí nghiệm thực hiện trên cùng thể tích nước, và được sục khí liên tục. Nhiệt độ trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 24,7 0C vào buổi sáng đến 27,8 0C vào buổi chiều. Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi đỏ là từ 20-31 0C.

Sự biến động pH:

Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), khả năng thích ứng của cá con với pH rất hạn chế, cá sẽ chết khi môi trường có pH thấp (pH < 5) và pH cao (pH > 9). Mặt khác theo Lê Văn Cát và ctv., (2006), pH thuận lợi cho sự phát triển của cá là từ 6,5-9. Ở thí nghiệm này, pH có sự biến động giữa các nghiệm thức nhưng rất thấp, pH đo được dao động trong khoảng từ 7,46 đến 7,84. Do đó giá trị pH này nằm trong khoảng thích hợp cho cá rô phi đỏ.

4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ

4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ

Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình ương nuôi, sự thành bại của một quy trình sản xuất. Sự biến động về tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ


Nghiệm thức (NT)

Tỷ lệ sống (%)

NT 1: khẩu phần ăn 10% khối lượng thân

92,2 ± 1,91a

NT 2: Khẩu phần ăn 15% khối lượng thân

93,3 ± 0,00a

NT 3: Khẩu phần ăn 20% khối lượng thân

90,0 ± 3,30a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05)


Sau 45 ngày thí nghiệm, cá được cho ăn với khẩu phần 15% so với khối lượng thân đạt tỷ lệ sống cao nhất 93,3% kế đến là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân 92,2%, cuối cùng là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân chỉ đạt 90,0%.

Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống của cá, nhận thấy giữa ba nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Điều này được lý giải ở giai đoạn từ hương lên giống cá đã khỏe mạnh và bắt mồi chủ động nên hầu như thức ăn với khẩu phần này chưa ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt như nhau, chất lượng thức ăn như nhau.

4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ

Sự tăng trưởng về khối lượng của cá là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cá giống và nó cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Trong ương nuôi cá, lượng thức ăn cung cấp cho cá đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của cá.

Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ ở TN2


NT

Wđ Wc

(g) (g)

WG

(g)

DWG

(g/ngày)

SGR

(%/ngày)

NT1

2,33 ± 0,07

12,4 ± 0,06b

10,1 ± 0,10b

0,23 ± 0,00b

3,72 ± 0,02b

NT2

2,33 ± 0,07

15,9 ± 0,06c

13,5 ± 0,09c

0,30 ± 0,00c

4,26 ± 0,01c

NT3

2,33 ± 0,07

12,1 ± 0,21a

9,70 ± 0,19a

0,22 ± 0,00a

3,65 ± 0,04a

Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05)


Từ bảng 4.8 cho thấy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức. Cụ thể là sự tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở NT2 với giá trị là 13,5g; kế tiếp là nghiệm thức 1 đạt 10,1g; thấp nhất là nghiệm thức 3 chỉ đạt 9,70g. Qua phân tích thống kê thì các giá trị này khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).

Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 cá có giá trị tăng trưởng về khối lượng tương ứng là 10,1g và 13,5g. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì trong giai đoạn cá ương từ hương lên giống cá có thể đạt 10-12 g/con sau khoảng 2 tháng tuổi. Như vậy với kết quả ghi nhận được của thí nghiệm hoàn toàn phù hợp.

Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá sẽ tăng trưởng chậm hoặc ngừng lại khi lượng thức ăn cung cấp thiếu trong 1 thời gian dài. Ngược lại, nếu dư lượng thức ăn cũng cho hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi ương cá với khẩu phần 10% khối lượng thân, thì thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Tuy nhiên, khi hàm lượng đạm tăng vượt quá nhu cầu là đến 20% so với khối lượng thân, khi đó cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi điều này làm cho độ tiêu hóa thấp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cá bị chậm lại.

4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ

Sự tăng trưởng về chiều dài là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá sự phát triển của cá và nó cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất trong khâu ương cá từ hương lên giống.

Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ



NT

Ld (cm)

Lc (cm)

LG

(cm)

DLG

(cm/ngày)

NT1

5,08 ± 0,210

9,04 ± 0,13b

3,96 ± 0,13b

0,09 ± 0,00b

NT2

5,08 ± 0,210

9,62 ± 0,10c

4,54 ± 0,10c

0,10 ± 0,00c

NT3

5,08 ± 0,210

8,55 ± 0,17a

3,47 ± 0,17a

0,08 ± 0,00a

Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)

Bảng 4.9 cho thấy, cá ương ở nghiệm thức 2 có chiều dài trung bình cao nhất 9,62 cm; kế đến là nghiệm thức 1 đạt 9,04 cm và thấp nhất rơi vào nghiệm thức 3, chỉ đạt 8,55 cm.

Từ kết quả ghi nhận được cho thấy khẩu phần thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của cá cả về khối lượng lẫn về chiều dài. Khi ương cá rô phi đỏ với thức ăn 35N thì khẩu phần thức ăn cung cấp là 15% cá sẽ phát triển tốt hơn so với khẩu phần 10% và 20% so với khối lượng thân.

Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), mức độ cho ăn có ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng của động vật thủy sản. Mức độ cho ăn quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của cá. Ở nghiệm thức 1, cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân, chính vì thức ăn cung cấp thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng của cá, dẫn đến những cá thể không bắt được thức ăn trong thời gian dài sẽ tăng trưởng chậm lại.

Khi tăng khẩu phần ăn cho cá trong giới hạn cho phép, cá sẽ dự trữ được năng lượng nhiều hơn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009), Ở nghiệm thức 2, cho cá ăn với khẩu phần bằng 15% so với khối lượng thân, thức ăn đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cá, nghĩa là sinh trưởng của cá sẽ tăng. Tuy nhiên khi lượng thức ăn cung cấp 20% so với khối lượng thân thì cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi, điều này cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá.

4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ

Mức độ phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với khẩu phần ăn khác nhau giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong hình 4.3.


Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa theo khối lượng của cá ở TN2 2

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa theo khối lượng của cá ở TN2

Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ phân hóa của cá được chia thành 3 nhóm khối lượng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 12,0g; nhóm cá trung bình từ 12,0-12,4g và nhóm cá lớn trên 12,4g.

Khi phân tích nhóm cá lớn trên 12,4g, ở nghiệm thức 2 chiếm 100%; nghiệm thức 1 chiếm 46,7%, trong khi đó nghiệm thức 3 chỉ đạt 17,8%. Ngược lại, khi phân tích nhóm cá bé thì nhận thấy ở nghiệm thức 2 không có cá thể nào dưới 12,0g mà đa số rơi vào nghiệm thức 3 chiếm 40,0% và nghiệm thức 1 chỉ chiếm 20%. Điều này được lý giải là với nghiệm thức 1 và 3 thì khẩu phần thức ăn cung cấp cho cá chưa được phù hợp so với nhận định của Melard and Philipart (1981), khẩu phần thức ăn thích hợp cho cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống (5-20g) là khoảng 15% so với khối lượng thân.

4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ


Nghiệm thức (NT)

FCR

NT1: Khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày

1,48 ± 0,010b

NT2: Khẩu phần 15% khối lượng thân/ngày

1,33 ± 0,010a

NT3: Khẩu phần 20% khối lượng thân/ngày

1,61 ± 0,010c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Bảng 4.10 cho thấy, hệ số FCR của cá ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Nghiệm thức sử dụng thức ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân cho kết quả hệ số FCR cao nhất là 1,61 vì thức ăn cung cấp vào quá nhiều so với nhu cầu của cá. Tuy nhiên ở nghiệm thức 1 đã cung cấp lượng thức ăn bằng 10% khối lượng thân chưa đáp ứng được nhu cầu của cá dẫn đến hệ số FCR là 1,48, Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), khi cho cá ăn với khẩu phần giới hạn (tính theo khối lượng thân) sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và ngược lại.

Như vậy ở nghiệm thức cho cá ăn khẩu phần 15% khối lượng thân với thức ăn 35N cho hệ số FCR thấp nhất là 1,33.

Ngày đăng: 29/12/2022