Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHAN THÚC ĐỊNH


ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN SINH KẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG - NGƯ NGHIỆP VEN BIỂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ HẢI NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ ĐỨC NGOAN


Huế, 2017

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp ảnh hưởng của thu hồi 1

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu kết quả nghiên là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ khóa luận, luận văn, luận án nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Nếu tôi sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phan Thúc Định

ii


LỜI CẢM ƠN


Sau một quá trình học tập để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Quý Thầy Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, xin gửi tới Quý Thầy Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo GS.TS Lê Đức Ngoan, người hướng dẫn khoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: Ban Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) tỉnh Quảng Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng HĐND - UBND, Chi cục Thống kê, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Quảng Ninh, Ủy ban nhân nhân xã Hải Ninh, các hộ gia đình, cá nhân thuộc các nhóm hộ điều tra tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Tập đoàn FLC, các anh chị trong lớp Cao học PTNT- K21A đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin cảm ơn tới gia đình, quý thầy cô, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.


Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phan Thúc Định

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN


Trong những năm gần đây, nước ta đang đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn liền với đô thị hóa và việc thu hồi đất đai. Việc thu hồi đất đai cũng đã diễn ra nhanh chóng ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do phát triển du lịch sinh thái. Điều này gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống, sinh kế của người dân nơi đây. Đề tài nhằm (i) tìm hiểu quá trình thu hồi đất làm khu du lịch sinh thái; (ii) tìm hiểu và phân tích sự thay đổi sinh kế sau thu hồi đất; và (iii) đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất trên địa bàn xã.

Tiến hành đề tài dựa vào việc thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp thông quan điều tra bằng bảng hỏi trên 60 hộ (chia 2 nhóm: mất ít và nhiều đất). Số liệu đã được xử lý bằng phương pháp định lượng và định tính trên các phần mềm tương thích.

Kết quả cho thấy, số hộ bị thu hồi đất chiếm 9,1% tổng số hộ toàn xã, số tiền đền bù bình quân 1 hộ được nhận là 1,5 tỷ đồng. Sau khi thu hồi đất, tỷ lệ lao động ở nhóm thuần nông giảm mạnh, nhất là đối với nhóm I (chỉ 13%), trong khi đó lao động làm kiêm nông nghiệp với ngành nghề khác và lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh (43%), nguyên nhân lànhiều hộ chuyển hướng làm nông nghiệp sang buôn bán các quán internet, cafe, phòng trọ. Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Kết quả cũngchỉ ra rằng có đến 40% số hộ điều tra hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là nhóm hộ I (73,3%).Sau khi tiến hành thu hồi đất điều kiện nhà của hộ được cải thiện rõ rệt. Số nhà cấp IV giảm mạnh thay vào đó là nhà mái bằng và nhà tầng được trang thiết bị đẹp và hiện đại hơn. Thu nhập bình quân cả các hộ cũng có xu hướng tăng lên so với trước, đạt khoảng 90,4 triệu đồng/hộ/năm (Nhóm

I) và 82,7 triệu đồng/hộ/năm (Nhóm II). Thu nhập tăng này chủ yếu là do nguồn từ kinh doanh xây nhà trọ, mở cửa hàng, đi xuất khẩu là chủ yếu. Thu nhập từ nông nghiệp giảm từ 57,3% xuống 27,7% trong tổng thu nhập bình quân của hộ.

Từ các kết quả nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng sau khi thu hồi đất các nguồn lực tạo nên sinh kế của hộ có sự dịch chuyển theo các hướng khác nhau ở cả 2 nhóm hộ. Tuy nhiên, xu hướng chung của sự biến chuyển này đó là giảm thu nhập và lao động ở nhóm nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong các ngành dịch vụ khác. Điều này dẫn tới hệ quả là thu nhập tăng nhưng các vấn đề về chính trị, xã hội và môi trường có thể bị ảnh hưởng, một trong những tác động có thể thấy là tình đoàn kết giữa các hộ đã giảm mạnh. Để cải thiện các vấn đề trên, đề tài đưa ra 1 số đề xuất chính như sau:Đối với nhóm I (nhóm hộ mất nhiều đất) do không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất, nguồn sinh kế lớn trước đây là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gần như mất hẳn, vì thế với số tiền đền bù lớn hộ cần phải tính toán làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất, lâu dài

nhất. Những hộ trước đây sống dựa nhiều vào nông nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi

iv


nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Những hộ này cần đầu tư cho lao động trẻ đi học nghề và vào làm ở KDL FLC, đi xuất khẩu, hạn chế đi làm thuê vì công việc làm thuê rất vất vả lại có thu nhập không ổn định. Nhóm này cũng là nhóm có số người bị bệnh tật do các tệ nạn xã hội nhiều nhất, cần phát động các phong trào nói về các tác hại to lớn mà tệ nạn xã hội mang lại qua đài phát thanh xã, xóm. Đối với nhóm II, nhóm hộ này nên tiếp tục đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích đất còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng thêm cây vụ đông. Bên cạnh đó nên chọn những giống lúa, giống cây có năng suất tốt, giá trị kinh tế cao. Tránh lãng phí đất đai, những hộ có vị trí thuận lợi nên mở dịch vụ cho thuê nhà trọ, kinh doanh buôn

bán, mở rộng quy mô nếu sản xuất kinh doanh thuận lợi.

v


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ x

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 3

2.1.1. Một số lý luận của đề tài cơ bản về đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp 3

2.1.2. Khái niệm và nội dung sinh kế 4

2.1.3. Thay đổi sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp 12

2.2. Vấn đề sinh kế hộ nông dân và thay đổi sinh kế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 15

2.2.1. Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam 15

2.2.2. Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân trong phát triển các Khu du lịch ở một số nước trên thế giới 16

2.2.3. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam 17

2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan 18

vi

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20

3.2. Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 20

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 21

3.3. Phương pháp xử lý số liệu 21

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 22

3.3.2. Phương pháp so sánh 22

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

4.1.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 23

4.1.2. Đặc điểm các hộ điều tra 26

4.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp xã Hải Ninh 28

4.2.1. Diện tích và phân bố 28

4.2.2. Quá trình thu hồi và đền bù đất 28

4.3. Tác động của thu hồi đất tới các nguồn lực sinh kế của hộ 29

4.3.1. Tác động của thu hồi đất tới nhânlực của hộ 29

4.3.2. Tác động đến nguồn lực xã hội của hộ 32

4.3.3. Tác động đến nguồn lực tự nhiên của hộ 34

4.3.4. Tác động đến nguồn lực vật chất của hộ 37

4.3.5. Tác động đến nguồn lực tài chính của hộ 40

4.4. Mô hình sinh kế của hộ sau khi thu hồi đất 45

4.4.1. Kết quả sinh kế của nhóm hộ điều tra 45

4.4.2. Một số mô hình sinh kế của nhóm hộ điều tra 46

4.5. Đánh giá chung về sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp 48

vii

4.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp 48

4.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất 49

4.6. Định hướng và giải pháp chính nhằm tăng khả năng sinh kế của hộ dân sau khi mất đất 52

4.6.1. Các căn cứ để đề ra những định hướng và giải pháp 52

4.6.2. Định hướng 52

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1. Kết luận 58

5.2. Kiến nghị 59

5.2.1. Đối với nhà nước 59

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 59

5.2.3. Đối với doanh nghiệp 60

5.2.4. Đối với hộ nông dân 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 26/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí