Đặc Trưng Thế Giới Quan Phật Giáo Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


về con người trước hết là những luận điểm về cấu tạo hay các yếu tố hình thành nên con người.

Thuyết Danh - sắc của Phật giáo cho rằng, con người được tạo thành bởi hai yếu tố sắc (vật chất) và danh (tinh thần). Những yếu tố này khi tụ khi tán, khi hợp khi tan. Khi hợp thì thành một cá thể con người, gọi là cá thể hữu hình. Mỗi cá thể này được cấu thành bởi hai yếu tố Sắc và Danh. Sắc gồm có: Địa (đất, xương thịt), Thủy (nước, máu, chất lỏng), Hỏa (lửa, nhiệt khí), Phong (gió, hô hấp), Không (các lỗ trống trong cơ thể). Danh chính là ý thức, tinh thần của con người.

Mỗi cá thể người liên hệ với bên ngoài bằng lục căn và lục cảnh. Lục căn gồm: Nhãn (mắt), Nhĩ (tai), Tỵ (mũi), Thiệt (lưỡi), Thân (da), Ý thức. Lục cảnh gồm: màu sắc, âm thanh, hương, vị, sự tiếp xúc, các pháp (danh vọng, địa vị). Phật giáo cho rằng, trong thế giới phong phú và đa dạng này, mọi hoạt động của các loài phải lấy con người làm trung tâm. Nếu tách khỏi con người, tách khỏi cá thể hữu hình thì mọi hoạt động trên đời này đều không còn ý nghĩa gì nữa.

Khi con người xuất hiện tức là nhân duyên đã đủ và các yếu tố (các pháp) kết hợp, sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó và như vậy là con người ra đời. Nhưng các yếu tố này từ đâu mà có? Cái gì quy định cho sự kết hợp, sắp xếp các yếu tố đó để hình thành nên một sinh mệnh con người?

Để trả lời cho câu hỏi này, Phật giáo xuất phát từ việc phân tích quá khứ mà trước hết là quá khứ cận kề hiện tại. Theo đó khi con người xuất hiện ở quá khứ này, mọi hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ của con người bề ngoài cứ tưởng chừng hoàn toàn biến mất, nhưng thực ra không phải như vậy mà chúng được huân tập lâu ngày thành tập quán, thói quen cũng giống như chè được ướp trong sen lâu ngày sẽ có mùi sen, giống như ngày nào cũng học, dần dần thuộc và rất khó quên. Điều này cũng giống như uống rượu, hút thuốc phiện. Ban đầu khó chịu nhưng lâu ngày thành nghiện. Nghiệp cũng giống như nghiện, cả hai đều không có hình tướng nhưng có khả năng điều khiển, lôi kéo con người một cách khó cưỡng lại được.


Như vậy mọi hành vi, cử chỉ của con người được tích tụ hết ngày này sang ngày khác đã tạo nên luật vô hình (giống như nghiện cũng không ai nhìn thấy được) được gọi là Nghiệp (Karma). Nghiệp là gì? Nghiệp là luật vô hình giống như nghiện. Nói rộng ra, mọi cái tạo tác của thân, khẩu, ý đều gây ra nghiệp. Nghiệp tích tụ càng lâu ngày càng nặng. Nghiệp có khả năng làm biến đổi dần ngũ uẩn cũng đồng thời dần hình thành ngũ uẩn mới. Tái sinh là sự kế thừa ngũ uẩn biến hóa của tiền kiếp lấy giao hợp đực cái làm nơi nương tựa để thực hiện hóa sinh mệnh trong không gian, thời gian. Như vậy, không phải linh hồn ta đang đầu thai vào bụng ngựa mà chỉ là do nghiệp của ta trong quá trình biến hóa đã biến ngũ uẩn của loài người thành ngũ uẩn của loài ngựa.

Khác với nghiệp, thân xác chết là hết. Khi chết, ngũ uẩn tan ra, nhưng nghiệp (luật vô hình) theo quán tính vẫn tiếp tục hoạt động nhằm hoàn tất quá trình hình thành ngũ uẩn mới và kết hợp chúng lại theo một trình tự nhất định để hình thành một sinh linh mới. Sinh linh này lại chịu quả ở kiếp trước và tạo nhân cho kiếp sau. Trong vòng tam giới (dục, sắc, vô sắc) vạn pháp đều chịu bốn nghiệp là: nghiệp đen (ác), nghiệp trắng (thiện), nghiệp đen và nghiệp trắng (có thiện có ác), nghiệp không đen không trắng (nghiệp vô vi của hàng đắc đạo). Ngoài ra, tùy hoàn cảnh còn có nhiều nghiệp khác.

Luân hồi trong Phật giáo có nghĩa là vạn pháp trong trong tam giới luôn luân chuyển không ngừng theo chu kì: Thành - trụ - hoại - không hoặc sinh - trụ - dị - diệt hay sinh - lão - bệnh - tử. Đối với con người có thân thì có nghiệp, có nghiệp thì vào luân hồi trả quả báo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Khi còn nghiệp, con người lại phải quay lại để trả giá cho những hành động, hành vi, cử chỉ, suy nghĩ ở kiếp trước, tức lại phải luân hồi. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, ác giả ác báo vần xoay. Hại nhân nhân hại, xưa nay lẽ thường; Luân như là bánh xe, Hồi là quay trở lại. Luân hồi giống như sự biến hoá của con tằm (con nhộng) từ con trùng nhỏ, sau đó con nhộng này lại biến thành con ngài (con bướm). Nhìn bề ngoài, chúng khác nhau, nhưng thực ra chúng là một. Bản chất chúng sinh là khác nhau, khác nhau do nghiệp. Tự mình


Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 8

gây nghiệp, tự mình gánh hậu quả. Cái đó không chỉ bắt đầu ở kiếp này mà còn từ không biết bao nhiêu kiếp trước.

Thế giới là vô thường, con người là vô ngã, nhưng do mê lầm, khao khát một sự thường hằng nên con người đã cố gắng níu kéo cuộc đời, từ đó rơi vào những nỗi khổ trầm luân. Phật giáo quan niệm, vô ngã là tiến trình tu tập để tâm không còn mắc vào những gì gây khổ đau và phiền não cho bản thân và mọi người. Vô ngã còn là sự tu tập vượt vòng sinh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo. Vì lẽ con người chính là mắc vào cái ngã sống trong thế giới hiện tượng vô thường, tất nhiên cũng ảnh hưởng trong luật sinh, lão, bệnh, tử của lực lượng biến đổi chung của vũ trụ. Con người hệ lụy đến tình cảm, hành động và tư tưởng mà dục tình là cái căn bản chi phối sự sống. Dục tình biến đổi mọi hoạt động ảnh hưởng đến khoái lạc và đau khổ, đưa con người đến khổ đau, sinh tử, luân hồi. Thật ra, quan niệm vô ngã của Phật giáo chỉ là tư tưởng giải thoát khỏi cái ngã không còn hệ lụy đến nhân duyên, sinh tử luân hồi, quả báo và khổ đau.

Vị trí của con người trong thế giới được xét trong quan hệ nhân quả, luân hồi, vô thường, duyên sinh. Do đó, để thoát khỏi đau khổ cần thực hành Ngũ giới, Thập thiện. Tứ diệu đế của Phật giáo thể hiện quan niệm sâu sắc về thế giới khổ đau của con người:

- Khổ đế: Phật giáo cho rằng, “nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới chứa tích lại còn nhiều hơn nước ngoài bốn bể. Đời là bể khổ”. Vậy, nội dung của khổ gồm những gì? Trong thế giới quan Phật giáo có nhiều cách phân loại khổ: nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, bát khổ,...

Nhị khổ gồm: Nội khổ: 404 loại bệnh tật là thân khổ; buồn phiền ghen ghét là tâm khổ. Hợp hai loại khổ đó gọi là Nội khổ; Ngoại khổ: một là bị giặc ác, hổ lang làm hại, hai là gặp tai nạn mưa gió nóng lạnh.

Tam khổ gồm: Khổ khổ là nỗi khổ do nóng lạnh đói khát sinh ra; Hoại khổ là nỗi khổ trong cảnh vui nhưng đến lúc tàn hoại thì sinh ra khổ; Hành khổ là nỗi khổ của sự biến động vô thường của thế giới và cuộc đời.


Tứ khổ gồm: sinh, lão, bệnh, tử.

Ngũ khổ gồm: Nỗi khổ sinh lão bệnh tử (hợp bốn khổ thành một khổ); Nỗi khổ do yêu nhau mà phải xa cách nhau (ái biệt ly khổ); Nỗi khổ vì mình phải gần gũi với người mà mình oán ghét (oán tăng hội khổ); Nỗi khổ do cầu mà không được (cầu bất đắc khổ); Thân và tâm phải chịu hết thảy những nỗi khổ. Đó là do sự kết hợp của các yếu tố sắc, thụ, tưởng, hành, thức làm cho con người phải chịu hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác (ngũ thụ uẩn khổ).

Bát khổ gồm: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc và ngũ thụ uẩn.

Cái khổ cũng nói lên quan điểm của đức Phật đối với cuộc đời và thế giới. Khổ còn mang một ý nghĩa triết lý sâu rộng, bao hàm, chỉ sự không hoàn thiện, vô thường, xung đột, trống rỗng, không bản chất. Vì thế rất khó tìm một từ ôm trùm hết tất cả những gì được chứa đựng ở thuật ngữ dukkha. Theo Walpola Rahula cho rằng không nên dịch từ dukkha thì tốt hơn vì khi dịch dễ làm sai lạc và thường chỉ lấy một nghĩa là đau khổ hay khổ não.

- Tập đế (nhân đế): Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cái khổ. Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó. Thế giới quan Phật giáo đưa ra Thập nhị nhân duyên, đó là mười hai yếu tố vừa là nhân vừa là duyên gây nên nỗi khổ cho con người: Vô minh: là không sáng suốt, không nhận thấy thế giới này là ảo giả mà cứ tưởng đó là thực; Duyên hành: là hoạt động có ý thức; ở đây đó có sự dao động của tâm, có mầm mống của nghiệp; Duyên thức: là nhận thấy, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng, cân bằng với cái tâm đó bị ô nhiễm và mất cân bằng; Duyên danh sắc: là sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần; Duyên lục nhập: quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan, lục căn tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); Duyên xúc: là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn, lục trần và thức xúc, là quả của lục nhập, là nguyên nhân của thụ; Duyên thụ: là cảm giác do tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà sinh ra yêu, ghét, buồn, vui; Duyên ái: là yêu thương, đam mê, đắm trước, chính từ đây nảy sinh ra dục vọng; Duyên thủ: có ái là có thủ, đó có ái thì muốn chiếm giữ, nắm giữ, tìm đủ mọi cách giữ chặt lấy


cho mình; Duyên hữu: là sự tồn tại để tận hưởng cái đó chiếm đoạt; từ đây chứng tỏ có nguyên nhân chứa đựng nguyên nhân; Duyên sinh: đó có tạo nghiệp là nhân tất yếu sẽ sinh ra quả; là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại; Duyên lão - tử: đó có sinh tất có già và chết. Sinh - lão - bệnh - tử là kết thúc một chu kỳ, đồng thời là nguyên nhân của một chu kỳ tiếp theo, bắt đầu một vòng luân hồi sinh tử mới không sao thoát được.

Trong 12 nguyên nhân, vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người. Nguyên nhân của nỗi khổ chính là do lòng ái dục của con người gây nên. Nhưng ái dục lại bắt nguồn từ sự vô minh, từ cái tâm vọng động, mê lầm của chính con người. Vô minh là điểm nút đầu tiên trong “thập nhị nhân duyên” dẫn người ta đến đau khổ. Con người không nhận thức được rằng bản chất của thế giới này là ảo giả, là vô thường. Ngay cả thân xác con người cũng chỉ là sự hợp giả của ngũ uẩn, cũng chỉ là giả tướng. Cả thế giới khách quan lẫn bản thể chủ quan chỉ là vô thường, vô ngã trong vòng luân hồi trôi chảy bất tận. Con người muốn tồn tại mãi mãi nhưng thế giới và cuộc đời cứ luân chuyển theo vòng sinh - lão - bệnh - tử, không ngừng nghỉ. Vì thế mà sinh ra vọng tưởng, chấp ngã, mê lầm, vị kỷ, tham dục, chiếm đoạt, từ đó tạo nên những nỗi khổ triền miên trong cuộc đời.

Sự kết hợp giữa vô minh và ái dục đưa đến tam độc là tham, sân, si.

Tham: Dục biểu hiện sự tham lam của con người, xúi giục con người hành động để thỏa mãn lòng tham của mình. Lòng tham của con người không có giới hạn, càng tham nhiều càng khổ lắm, “tham thì thâm”. Cũng vì lòng tham mà gây ra bao nỗi thống khổ cho con người như chém giết, xung đột, xâm hại lẫn nhau. Tham không những có hại cho mình mà còn gây hại cho người khác, không chỉ trong hiện tại mà còn trong cả tương lai.

Sân: khi lòng tham không được thỏa mãn thì con người trở nên tức giận, bực tức, nóng nảy, đó là sân. Sân cũng là nguyên nhân của khổ, nó làm cho con người không kiểm soát hết hành động của mình (giận quá mất khôn). Thế giới quan Phật giáo cho rằng tức giận dẫn đến thù hằn, hung bạo, gây ác, gieo oán, từ đó làm hại người. Điều này còn tai hại gấp trăm nghìn lần lòng tham.


Si: nghĩa là si mê, lú lẫn, ám muội. Nó làm cho con người tâm rối, thần loạn, trí tuệ mê mờ, ngu đần mê muội, không phân biệt được trái phải, trên dưới, trước sau nên đi vào con đường lầm lạc, từ đó gây tội lỗi, đau khổ cho mọi người.

- Diệt đế: Nỗi khổ có tiêu diệt được không? Vấn đề này được đức Phật trình bày ở Diệt đế. Nguyên nhân đau khổ là Ái dục, Vô minh, Tam độc, vậy muốn thoát khổ thì phải diệt trừ những nguyên nhân này để đạt đến cái gọi là Niết bàn (Nirvana). Niết bàn là gì ? Theo cuốn Tôn giáo từ điển: “Niết bàn là một thế giới tinh thần sau khi đã tiêu diệt được luân hồi sinh tử” [37, tr.899]. Niết bàn chỉ do chính ta tự thấy mà thôi. Con người phải thấu hiểu về những khổ đau và tự mình thực hành việc loại trừ nguyên nhân sinh ra khổ đau để giải thoát cho mình khỏi phiền não vô minh, sân hận và tham ái, đạt tới sự an lạc thanh tịnh trong tâm hồn. Việc giải thoát do chính con người tự lực cánh sinh đảm nhiệm lấy. Phật quan niệm mọi chúng sinh đều bình đẳng ngang nhau trên con đường giải thoát. Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Người ta ai cũng có Phật tính, nếu dày công tu dưỡng thì cuối cùng cũng sẽ thành Phật. Đức Phật chỉ rõ: “Tình thương và nhu cầu là những dây liên lạc giữa mọi người. Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người sinh ra không phải đó mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tin - ka ở trán…” [196, tr.115]. Đạt đến Nirvana, đó là người sung sướng nhất, mọi mặc cảm, mọi nỗi ám ảnh, mọi lo âu phiền não, mọi khổ sở hành hạ,... đều biến mất. Họ không tiếc quá khứ, không lo tương lai, chỉ sống thanh thản, yên bình, hiền lành đầy lòng thương chúng sinh, tốt bụng, thông cảm, hiểu biết, khoan hoà,... trong khoảnh khắc hiện tại. Hành động của họ giống như gieo một hạt điếc - không còn nảy mầm, tái sinh.

- Đạo đế: Diệt khổ bằng cách nào ? Đạo đế trong Phật giáo chỉ ra con đường cụ thể để diệt trừ những nguyên nhân của sự đau khổ để dẫn đến Nirvana tuyệt đối tịch tịnh, sung sướng, an lạc và tốt đẹp nhất. Theo Phật giáo, có 37 phương pháp tạo thành con đường và cách thức để giải thoát còn gọi là


37 đạo phẩm, gồm có: tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ y như túc, ngũ căn, ngũ lục, thất bồ đề phần, bát chính đạo. Nhưng con đường và phương pháp giải thoát tiêu biểu hơn cả, tập trung nhất vẫn là Bát chính đạo. Đó là con đường trung đạo, con đường vừa tránh được khuynh hướng tu luyện ép xác khổ hạnh của đạo Jaina, vừa tránh được chủ nghĩa khoái lạc của phái Lokayata. Cả hai khuynh hướng trên, theo quan điểm Phật giáo, đều không dẫn đến trạng thái diệt ái dục, thanh tịnh, tịnh tiến và chính giác được. Lợi dụng vật chất, sa vào thế giới vật dục là đam mê theo đuổi giả tướng, làm mê tâm mờ tính. Còn tu luyện khổ hạnh làm suy giảm sức lực, khó có thể đạt được mục tiêu đã chọn. Trong kinh “Chuyển pháp luân”, đức Phật nói: “Người xuất gia (Pabbajitena) có hai cực đoan cần tránh, một con đường thấp hèn chủ trương cuộc sống chỉ cần khoái lạc, một con đường cực nhọc vô ích như chủ trương của phái khổ hạnh ép xác. Con đường trung đạo thì ở giữa hai thái cực kia, có thể dẫn đến giác ngộ và giải thoát” [16, tr.167].

Nội dung của Bát chính đạo gồm: Chính kiến: là thấy rõ, hiểu đúng tứ diệu đế và các sự vật hiện tượng trong thế giới tương đối và tuyệt đối; Chính tư duy: là suy nghĩ đúng dựa trên cơ sở tâm xa lìa mọi phiền não (tâm sở vô lậu); Chính ngữ: là áp dụng chính tư duy vào trong lời nói để tu khẩu, cụ thể là: không nói dối, không nói tạo ra sự bất hòa giữa mọi người, không nói lời ác dữ, không thừa lời vô ích; Chính nghiệp: là áp dụng chính tư duy vào hành động của thân thể, luôn giữ vững thân nghiệp thanh tịnh, không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm; Chính mệnh: là sống bằng nghề nghiệp chân chính để ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh, trong sạch; Chính tinh tấn: là cố gắng chân chính, siêng năng, xa lìa mọi phiền não tu đạo Niết bàn; cụ thể là cố gắng làm điều thiện, trừ ác trong ý nghĩ, hành động; chủ động tích cực trong việc tìm kiếm truyền bá chân lý Phật giáo; Chính niệm: là luôn có ý niệm trong sạch ngay thẳng, ghi nhớ những đạo lý chân chính, điều hay lẽ phải ở đời, thường xuyên niệm Phật; Chính định: là giữ cho thân tâm vắng lặng, không vọng động để trí tuệ sáng suốt.


Tám điều ở trên liên hệ mật thiết với nhau và được phân ra làm ba nhóm mà nhà Phật gọi là Tam học, bao gồm: Giới học, Định học, Tuệ học.

Giới: là những điều luật để phòng ngừa và tránh cho thân thể, lời nói, tâm ý khỏi phạm điều sai. Giới chính là những phương tiện thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người, hướng con người sống thiện. Không thực hiện Giới thì thân tâm không trong sạch. Giới là giai đoạn đầu, giai đoạn tất yếu, nền tảng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo - Định.

Định: là tập trung tư tưởng, suy nghĩ để làm mọi việc lành, tránh những tư tưởng hỗn loạn, từ đó nảy sinh trạng thái an lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát sinh.

Tuệ: là con đường tu tập đi đến giải thoát. Mục đích của nhận thức thế giới quan Phật giáo là tuệ tức là hiểu bản chất của bản thể - cái tuyệt đối, Chân như,... Tuệ là trí tuệ sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, diệt được tam độc tham, sân, si, đã hiểu thấu được triết lý vô thường, vô ngã nên chỉ nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi ích cho chúng sinh.

Giới - Định - Tuệ là ba bước tu học có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi người nào giữ Giới một cách nghiêm ngặt mới có thể Thiền định và nhờ có Thiền định mới phát Tuệ. Có Tuệ thì mới đoạn tuyệt được các tư duy sai lầm, đạt đến giác ngộ. Đó là con đường trung đạo, con đường vừa tránh được khuynh hướng tu luyện ép xác khổ hạnh của đạo Jaina, vừa tránh được chủ nghĩa khoái lạc của phái Lokayata.

Như vậy, khi thực hiện các bước tu tập trên đây, con người sẽ đạt tới trạng thái thanh tịnh, an lạc, ung dung, tự tại, không vọng động, đạt tới giác ngộ và cảnh trí Niết bàn.

2.1.2. Đặc trưng thế giới quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất có nền văn hóa - lịch sử lâu đời gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có vị trí địa lý với nhiều con đường giao thông quan trọng cả đường bộ lẫn đường thủy, đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm giao thương, chính trị, văn hóa của chính quyền phương Bắc qua nhiều thế hệ. Việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023