Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 2


Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM


1.1. Khái lược chung về Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam

1.1.1. Tổng quan chung về Phật giáo

Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI, TCN ở Ấn Độ. Thế kỷ III, II TCN Phật giáo được coi là quốc giáo ở Ấn Độ, sau đó được truyền bá, lan tỏa sang các nước lân cận và khu vực. Ngày nay Phật giáo có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Phật giáo ra đời trong điều kiện kinh tế xã hội Ấn Độ có sự chuyển biến sâu sắc. Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn minh phát triển sớm, từ thiên niên kỷ thứ III TCN, đó là nền văn minh tiền Vêda. Từ khoảng 1500 năm TCN, do những biến động xã hội Ấn Độ đã chuyển sang một nền văn minh mới là nền văn minh Vêda. Phật giáo ra đời trong nền văn minh này.

Phật giáo ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ có sự phát triển mạnh mẽ, tạo nên những biến động lớn về mặt xã hội.

Về kinh tế: Thế kỷ VI (TCN) Ấn Độ đã là quốc gia phát triển. Công cụ sản xuất bằng sắt phổ biến. Xã hội đã có sự phân công lao động giữa nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp. Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân khiến cho sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp ở Ấn Độ trở nên sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chế độ đẳng cấp, sự phân hóa giai cấp, đẳng cấp khắc nghiệt là một đặc điểm của xã hội Ấn Độ. Xã hội tồn tại 4 đẳng cấp:

Tăng lữ (Brahma) hay còn gọi là đẳng cấp Bà la môn. Đây là đẳng cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần xã hội, có đặc quyền chính trị xã hội,

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 2


đồng thời được coi là “Thần của nhân gian”. Đẳng cấp này vừa thực hiện chức năng thần quyền và một phần chức năng thế quyền.

Quý tộc (Kshatrya): tầng lớp vò sỹ, quý tộc, những người thực hiện chức năng thế quyền, luôn chấp hành quyền lực thế tục, được coi là người bảo hộ của nhân dân. Tuy nhiên đẳng cấp này luôn bị đẳng cấp Bà la môn lấn át.

Dân tự do (Vaisya): gồm nông dân, thợ thủ công, nhà buôn là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có nghĩa vụ phải nộp thuế.

Nô lệ (Shudra): nô lệ có nghĩa vụ phục tùng các đẳng cấp trên. Khác với phương Tây, họ chủ yếu là nô lệ gia đình, làm công việc hầu hạ, phục dịch cho các đẳng cấp trên.

Sự phân hóa đẳng cấp trên tạo ra mâu thuẫn xã hội gay gắt và là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc đấu tranh chống lại sự phân hóa đó, chống lại đẳng cấp cao nhất. Tuy nhiên những cuộc đấu tranh đó không đạt được kết quả. Trên cơ sở đó Phật giáo ra đời với mong muốn đem lại sự bình đẳng cho con người, song đó là sự bình đẳng về tinh thần.

Phật giáo ra đời trong thời kỳ văn minh Vêda có sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.

Về văn hóa: Thời kỳ này có những phát minh quan trọng về toán học, thiên văn học và đặc biệt là triết học. Sự phát triển của triết học Ấn độ tạo tiền đề tư tưởng và lý luận cho Phật giáo ra đời. Phật giáo đã tiếp thu tư tưởng của các trào lưu triết học Ấn Độ: Luận về quan hệ Nhân – Quả của phái Sam khuya; Thuyết nguyên tử của phái Vaisêsika; Tư tưởng của đạo Bàlamôn quan niệm có tính thần bí như luân hồi, nghiệp báo; Đặc biệt là truyền thống tư duy trừu tượng đã đạt đến trình độ cao của tư duy Ấn Độ khi bàn đến các phạm trù Không – Hữu…

Về tín ngưỡng tôn giáo, thời kỳ này ở Ấn Độ đạo Bàlamôn giữ vai trò thống trị. Đạo Bàlamôn đề cao vai trò của đấng tối cao, hạ thấp vai trò con


người, đặc biệt là tầng lớp thấp hèn. Đây là một tôn giáo đề cao tuyệt đối hóa sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp. Đạo Phật ra đời là sự phản bác lại sự bất bình đẳng của Balamôn nhưng lại tiếp thu những quan niệm của Bàlamôn như: Nghiệp, kiếp, luân hồi…

Người sáng lập Phật giáo là Thái tử Tất Đạt Đa (624 – 544. TCN – hình 1), con vua Tịnh Phạn, trị vì nước Ca tỳ la vệ (Nê Pan ngày nay). Ông sống trong cuộc sống giàu sang nơi cung đình nên không biết những khổ cực, bất hạnh..ngoài xã hội. Nhưng sau 4 lần trực tiếp ra ngoài thành, tận mắt chứng kiến nỗi khổ của con người và quyết tâm noi theo gương các đạo sĩ đi tìm đường cứu khổ cho dân chúng.

Năm 19 tuổi, ông bỏ nhà ra đi để trở thành một ẩn tu. Sau 11 năm học đạo và khổ tu, ông nhận thấy lối tu đó không thể giải thoát cho con người khỏi nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử. Bằng sự kiên trì ông đã phát hiện ra con đường “trung đạo” có thể dẫn con người tới giải thoát. Sau 49 ngày tư duy, ông tuyên bố đạt đến chân lý và hiểu được bản chất sự tồn tại của nhân sinh. Từ đó ông được gọi là Thích Ca Mâu Ni- người giác ngộ chân lý đầu tiên. Và ông bắt đầu sự nghiệp hoằng bá của mình, thu nạp đệ tử, thành lập các tăng đoàn Phật giáo.

Những giáo lý mà Phật Thích Ca và các đệ tử của Ngài truyền bá đến quần chúng nhân dân có nội dung đề cập đến các vấn đề về: “Tứ diệu đế” và “Niết bàn”…Đó là quá trình lý giải vấn đề về khổ và sự diệt khổ đế đạt đến “Niết bàn”.

Về “Tứ diệu đế: “Tứ diệu đế” cắt nghĩa bản chất và nguyên nhân gây ra đau khổ và con đường khắc phục sự đau khổ. Bao gồm 4 nguyên nhân chính sau:

Khổ đế: Bản chất của nhân sinh là khổ, nỗi khổ do con người tự gây nên. Gồm “Bát khổ”: Sinh khổ; Lão khổ; Bệnh khổ; Tử khổ; Sở cầu bất đắc khổ; Ái thụ biệt khổ; Oán tăng hội khổ; Ngũ uẩn khổ. Tám cái khổ trên thuộc


về quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của con người do vậy, thoát khổ chính là thoát khỏi quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực đó.

Tập đế: Giải thích nguyên nhân đau khổ do sự ngu dốt (vô minh) và lòng khát ái (ái dục) của con người. Do vậy, con người sống, suy nghĩ và hành động không đứng đắn nên không thấy được thực tướng của vạn vật là giả, là huyễn…Từ nhận thức sai lầm, con người hành động sai lầm và lời nói sai lầm nên sinh ra đau khổ. Tập đế gồm 10 nguyên nhân: Tham lam, giận dữ, si mê; kiêu mạn, nghi ngờ; biên kiến; tà kiến; kiến thủ; thân kiến; giới cấm. Trong mười nguyên nhân trên có những nguyên nhân thuộc về quan hệ hiện thực, nhận thức và giới luật.

Diệt đế: là kết quả hạnh phúc, giải thoát và an lạc. Diệt hết những nguyên nhân đau khổ trên, diệt khổ từ gốc, sống hạnh phúc và an vui. Tức là ngộ Phật pháp sẽ đạt đến sự giải thoát khỏi đau khổ. Những nguyên nhân gây đau khổ đều do chính con người tạo ra, do vậy, chính con người là chủ thể của sự diệt khổ. Phật giáo đề cao con người trong việc quyết định số phận của mình. Tuy nhiên, hạn chế trong quan niệm này là cho rằng cái khổ của con người ở kiếp này có thể do kiếp trước gây nên, do đó tạo nên tính chất duy tâm trong Phật giáo.

Đạo Đế: là con đường tu dưỡng để trở thành đạo (được giải thoát). Gồm tám con đường lớn gọi là “Bát chánh đạo” (hay “Tam học”) gồm: Tuệ (Chính kiến, chính tư duy); Giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); Định (Chính tinh tấn,chính niệm, chính định).

Niết bàn: là trạng thái vắng lặng, tịch diệt, nếu con người đạt tới thì sẽ sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha. Đây là trạng thái lý tưởng, được hiểu theo hai cách:

Niết bàn tồn tại ở nơi sau khi con người chết, nếu tu hành đắc đạo linh hồn sẽ được siêu thoát về thế giới Niết bàn. Niết bàn cũng có nhiều bậc khác nhau. Hướng con người tới thế giới siêu nhiên.


Niết bàn có thể tồn tại ngay trong thế giới trần tục, con người có thể đạt tới khi loại bỏ được “tham, sân, si”, thoát khỏi vô minh, sống an nhiên tự tạo, vô ngã vị tha. Hướng con người vào đời sống trần thế.

Đối lập với “Niết bàn” là “Địa ngục”. Sự tồn tại của “Niết bàn” và “Địa ngục” có giá trị chủ yếu về mặt hướng thiện, giáo dục đạo đức con người.

Với tư tưởng từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha, giáo lý hướng thiện, giàu tính nhân bản, Phật giáo đã nhanh chóng lan tỏa ra nhiều nước trên phạm vi toàn thế giới.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ I, thứ II sau CN thông qua sự giao lưu buôn bán của người Ấn và người Trung Hoa với người Việt. Phật giáo được du nhập vào nước ta thời Bắc Thuộc theo hai con đường: Đường thuỷ và đường bộ. Qua đường bộ người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách gián tiếp, qua đường thủy tiếp nhận một cách trực tiếp.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam là một quá trình liên tục từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI. Sau này, thế kỷ X, XI và XVI, XVII Phật giáo còn được tiếp tục du nhập vào Việt Nam và có mặt trên khắp đất nước Việt. Ở phía Bắc, Phật giáo du nhập vào trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) và lan tỏa, phát triển dần sang các khu vực khác.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh các tín ngưỡng bản địa như thờ thần tự nhiên, thờ tổ tiên…phát triển khá mạnh, do vậy có sự tương tác, cùng chung sống giữa Phật giáo với các tín ngưỡng tôn giáo này, có sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã được người Việt chấp nhận. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu du nhập đồng nhất giữa Trời với Thần với Phật, đề cao Phật Quan Thế Âm…

Phật giáo du nhập vào Việt Nam thời kỳ đầu gồm các giáo phái chính: Thiền tông: là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt

Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. "Thiền" là cách gọi tắt của "Thiền na" (Dhyana), có nghĩa là "Tĩnh tâm", chủ trương


tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông, "thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọng tưởng", làm phân tâm và mầm mống của sinh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rò ràng hơn cả.

Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ.

Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời.

Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Uông Bí, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam). Thiền tông Việt Nam đề cao cái "tâm", "Phật ở tại tâm", tâm là Niết Bàn, hay Phật.


Tịnh độ tông: là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi".

Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một còi Phật cụ thể, gọi là Thế giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) làm giáo chủ. Việc tu hành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp còi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" (có nghĩa là "Nguyện quy theo đức Phật A Di Đà"). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.

Mật tông: là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông, Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh do một vị sư cả (hay "lạt ma") ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc chân âm, suy niệm đồ hình Man- đà- la và thực thi ấn quyết để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên đặng nhập vào Chân Như, vào còi Không. Trạng thái đó được biểu tượng bằng Kim cương chử. Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Mật tông (còn gọi là Kim Cương thừa) thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thọ và Vô Trước. Giáo nghĩa Bát-nhã-ba-la-mật-đa được gọi là "Nhân thừa", và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là "Quả thừa". Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là Đại Nhật kinh và Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh. Như vậy, từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 7, Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa Tam Luận tông của


Long Thọ, mà đặc biệt là tư tưởng Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thọ và Vô Trước. Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều vị rất có uy tín với triều đình và biểu thị rò ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),... đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao.

Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội", một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo, dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (Ninh Bình), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni, một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...

Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.

Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát.

Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí