Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------


DƯƠNG QUANG ĐIỆN

(Thích Thanh Điện)


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 1


Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. DƯƠNG VĂN THỊNH


HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp của luận văn 5

7. Ý nghĩa của luận văn 5

8. Kết cấu của luận văn 5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM 6

1.1. Khái lược chung về Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam . 6

1.1.1. Tổng quan chung về Phật giáo 6

1.1.2. Khái lược chung về văn hóa dân gian Việt Nam 16

1.2. Sự tác động của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam .. 21

Chương 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM 36

2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học dân gian Việt Nam .. 37

2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến ca dao, tục ngữ 37

2.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến các tích truyện dân gian ... 45

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội và nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam 60


2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội dân gian . 60

2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến nghệ thuật biểu diễn dân gian 75

2.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam 87

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Phật giáo du nhập và phát triển ở nước ta đã hơn 18 thế kỷ, một chiều dài lịch sử khá đủ để Phật giáo dù truyền từ Ấn Độ vào hay từ Trung Hoa sang được bản địa hóa, dân gian hóa tạo nên bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo đã thấm nhuần trong nếp sống, nếp nghĩ, tư duy và tình cảm của người dân Việt Nam từ nhiều thế hệ và mọi tầng lớp.

Sự hội nhập của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân gian – một mảng văn hóa bình dị, dân dã, mộc mạc và quần chúng của người Việt một cách rất tự nhiên thể hiện đặc trưng cơ bản nhất của Phật giáo Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Đặc trưng cơ bản của Phật giáo Việt Nam là tính dân gian là tính trội. Phật giáo được tiếp nhận như một tôn giáo…Phật giáo Việt Nam tôn giáo hơn hệ tư tưởng, cho nên thiên về bố thí cứu độ hơn là tìm giải thoát sinh tử…Vì là tôn giáo dân gian, nên thâm nhập vào tâm hồn nhân dân sâu sắc khiến cho tựa hồ ai ai cũng là tín đồ Phật giáo”[26;790].

Có thể nói rằng, Phật giáo là một tổ hợp văn hóa góp phần tạo nên một lát cắt trong nền văn hóa đa diện của Việt Nam. Chính điều này đã khẳng định được sức mạnh trường tồn của một nền văn hóa rất Việt Nam, một nền văn hóa đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc luôn đồng hành cùng thế kỷ và trường tồn mãi với thời gian.

Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lai, việc nghiên cứu sự tích hợp của các yếu tố văn hóa tạo nên văn hóa dân tộc trong đó đặc biệt là tôn giáo rất quan trọng nhằm khẳng định căn tính văn hóa Việt. Điều này được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Báo cáo chính trị Văn kiện đại hội IX và X Đảng ta


đều khẳng định: “Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo”. Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam” không chỉ góp phần làm sáng tỏ sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa dân tộc nói chung mà cụ thể hơn là với văn hóa dân gian nói riêng. Góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về Phật giáo và sự hội nhập của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam trong lịch sử và hiện tại có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như:

Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo và Phật giáo Việt Nam có thể kể đến một số công trình điển hình sau đây: Phật học khái lược của Lưu Vô Tâm, Nxb. Tôn giáo, năm 2002; Kimura Taiken với Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, Nxb. Tôn giáo, năm 2007; Việt Nam Phật giáo sử luận (2 tập) của Nguyễn Lang, Nxb. Văn học, năm 2000; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của nhiều tác giả do Nguyên Tài Thư (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, năm 1998; Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1999; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2 tập) của Lê Mạnh Thát, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, năm 2001…. Xét ở góc độ khái quát chung nhất, các công trình trên với nội dung đề cập đến những vấn đề về lịch sử Phật giáo, và lịch sử Phật giáo Việt Nam, những tư tưởng và giáo lý cơ bản của đạo Phật, quá trình truyền bá và các chặng đường phát triển của Phật giáo Việt Nam, một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa có thể kể đến các tác phẩm: “Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam” của tác giả Minh Chi, Nxb. Tôn giáo năm 2003; “Sự tác động qua lại giữa văn hóa và tôn giáo” của Lê Văn Lợi, Nxb. Đại học Quốc gia, năm 1999; Tôn giáo


trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Khoa học xã hội, năm 2004; Tôn giáo và văn hóa của Trương Sỹ Hùng, Nxb. Khoa học xã hội, năm 2007…. Đây là những công trình đề cập một cách tổng thể nhất mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa Việt Nam, trong đó có mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam cũng được đề cập nhưng ở góc độ tổng quan nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như tư tưởng, văn hóa vật thể, phi vật thể… Và ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian cũng được đề cập nhưng chưa có sự bóc tách, phân tích một cách chuyên sâu và hệ thống thành một vấn đề.

Ngoài ra trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo cũng có một số bài đề cập tới vấn đề Phật giáo trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như bài: “Tìm hiểu những đặc trưng của Phật giáo trong quá trình hội nhập với văn hóa Việt Nam” của Trần Văn Trình, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6, năm 1999; “Triết học nghệ thuật Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo” của Vũ Khiêu, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 năm 2006; “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, năm 2004….

Tổng quan chung về tình hình có thể thấy, nhìn chung các tác phẩm đều nghiên cứu hoặc có đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với văn hóa dân tộc nhưng ở tầm bao quát rộng mà chưa có một công trình nào cụ thể, chuyên sâu nghiên cứu về "nh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam" một cách có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi hy vọng với đề tài của mình sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam trên một số lĩnh vực cụ thể như văn học dân gian, tín ngưỡng và lễ hội dân gian, âm nhạc, diễn xướng và sân khấu dân gian. Khẳng định tính chất dân gian trong Phật giáo chính là khẳng định căn tính riêng biệt và độc


đáo của Phật giáo Việt Nam. Khẳng định nguồn cội hội nhập của Phật giáo với văn hóa dân tộc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít về tôn giáo và văn hóa, luận văn phân tích, làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam thông qua một số lĩnh vực biểu hiện cụ thể trong ca dao, tục ngữ, tín ngưỡng, nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

Thứ nhất: Trình bày tổng quan về Phật giáo và văn hóa dân gian.

Thứ hai: Phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đến một số loại hình văn hóa dân gian Việt Nam. Qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị của Phật giáo trong văn hóa dân gian Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:Luận văn chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa dân gian Việt Nam trên một số lĩnh vực cụ thể như: Văn học dân gian; Tín ngưỡng, lễ hội dân gian; âm nhạc, diễn xướng và sân khấu dân gian.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn đựơc xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan điểm mác xít như: quan điểm duy vật lịch sử về tôn giáo và văn hóa.


Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về Phật giáo và văn hóa Việt Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của Tôn giáo học và Triết học, phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn phân tích một số ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam biểu hiện trên một số lĩnh vực như: Văn học dân gian; Tín ngưỡng, lễ hội dân gian; âm nhạc, diễn xướng và sân khấu dân gian Việt Nam nhằm khẳng định tính chất riêng có của Phật giáo Việt Nam , vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người Việt Nam.

7. Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc phân tích làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa dân gian Việt Nam trên một số lĩnh vực cụ thể như: Văn học dân gian; Tín ngưỡng, lễ hội dân gian; âm nhạc, diễn xướng và sân khấu dân gian. .

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung, Phật giáo và văn hóa Việt Nam nói riêng, cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí