hình thái của hệ tư tưởng. Vì vậy, nó là bệ đỡ về mặt tư tưởng của văn minh phương Đông. Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc và rộng lớn đến đời sống văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới. Phật giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng đạo đức, văn hoá. Nó chi phối sự phát triển của các lĩnh vực xã hội như nhà nước và các thiết chế của nhà nước, giáo dục và quản lý giáo dục, văn hoá và các thiết chế văn hoá, nghệ thuật…, trong đó văn hoá Phật giáo là lĩnh vực đặc sắc nhất, thể hiện phong phú trên cả hai mặt văn hoá vật thể và phi vật thể.
Trong đời sống xã hội, văn hoá Phật giáo biểu hiện và thẩm thấu không chỉ đối với cộng đồng giáo hữu của mình, mà còn thấm sâu, lan toả trong đời sống văn hoá của toàn xã hội, với tính cách như là cái bộ phận của cái toàn thể. Vậy văn hoá Phật giáo là gì?
Văn hoá Phật giáo là một bộ phận của văn hoá nhân loại, bao gồm hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của đạo Phật, được sáng tạo và tích luỹ trong trong lịch sử giáo hội Phật giáo và quá trình hoạt động thực tiễn của cộng đồng Phật tử. Các giá trị này được gìn giữ, phát triển qua các giai đoạn lịch sử của giáo hội Phật giáo tạo ra những nét đặc thù và đơn nhất ở cộng đồng Phật tử, đồng thời lan toả, thẩm thấu vào những cộng đồng không tôn giáo và các tôn giáo khác.
Như vậy, văn hoá Phật giáo không đứng ngoài, mà ở bên trong văn hoá nhân loại nói chung và văn hóa dân gian nói riêng. Nó là cái chung của văn hoá nhân loại nhưng vẫn luôn là nó bởi có những giá trị đặc thù và đơn nhất của mình. Hơn nữa, cũng như văn hoá nói chung, văn hoá Phật giáo có chức năng nhất định của mình, để qua đó tác động, trước hết và trực tiếp đến cộng đồng phật tử, sau nữa là đến những cộng đồng không tôn giáo và các tôn giáo khác.
Văn hóa dân gian có tính khoan dung, hòa hợp và bình dân. Khi Phật giáo du nhập vào nước ta, văn hóa dân gian Việt Nam đã dễ dàng tiếp nhận làm cho Phật giáo trở nên quen thuộc và bình dân đối với con người, làng quê Việt Nam…
Văn hóa dân gian là gia tài văn hóa của dân tộc. Chúng ta thừa hưởng gia tài đó từ quần chúng, vì quần chúng vừa là người sáng tạo vừa là người lưu giữ bằng cách truyền miệng từ đời này qua đời khác. Một lời thốt ra đây đó, rồi đồng thanh tương ứng, như thứ đó là sự thực của chính lòng mình, như chính mình thốt ra, đó là sự sáng tạo, là cảm hứng. Quần chúng rút cảm hứng từ đâu để sáng tạo? Từ trong sâu thẳm của vốn liếng văn hóa hun đúc từ ngàn xưa.
Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cũ xuất hiện các nền văn hóa: Núi Đọ, Xuân Lộc, rồi văn hóa Sơn Vi, cho đến thời đồ đá mới có các nền văn hóa: Hòa Bình, Bắc Sơn và đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn thời cổ đại, đã đưa Việt Nam lên điểm đỉnh của các nền văn hóa đương thời. Rồi thời vàng son ấy bị lụi tàng theo năm tháng, nhưng lại bù vào đó là sự tiếp nhận từng bước văn hóa Phật giáo đã tăng thêm sức sống cho nền văn hóa bản địa. Văn hóa dân gian đã tác động vào Phật giáo với bản tính khoan dung, chọn lọc những tinh hoa tư tưởng của Phật giáo, bồi trúc và làm phong phú thêm nội dung của mình. Điều này được thể hiện qua hình ảnh ngôi chùa của Phật giáo trong đời sống và trong vai trò lưu giữ, bảo tồn cội nguồn của văn hóa dân gian Việt Nam
Ở Việt Nam chùa chiền không chỉ là nơi thờ phụng, diễn ra nghi thức tôn giáo mà còn là nơi bảo lưu văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian. Ở đây, giữa Phật giáo với văn hóa dân gian có nhiều mối quan hệ giao lưu gắn bó với nhau. Điều này, các bậc tiền nhân khi xưa đã chép lại trong các bộ sách như Việt điện u linh, Lĩnh Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 2
- Sự Tác Động Của Phật Giáo Đến Văn Hóa Dân Gian Việt Nam
- Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Văn Học Dân Gian Việt Nam
- Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Các Tích Truyện Dân Gian
- Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
chích quái. Đó là Thánh Gióng tức thần Phù Đổng hay Đổng Thiên Vương trong Việt điện u linh; là Man Nương, Chử Đồng Tử, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không trong Lĩnh Nam chích quái. Những câu chuyện viết về các vị trên là những minh chứng cho sự giao lưu thâm nhập giữa Phật giáo và văn hóa dân gian.
Hệ thống tứ pháp trong truyện Man Nương được nhân dân vùng lúa nước xem như là vị phúc thần để giúp dân cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng phong túc, cây cối xanh tươi phát triển. Chử Đồng Tử một trong hệ thống tứ bất tử của người Việt, cùng Tiên Dung tu Phật lại hiển linh để đời sau giúp Triệu Quang Phục đánh giặc giữ nước… Ngày hội tắm Phật ngày mồng tám tháng tư Âm lịch hàng năm trong truyện Man Nương cũng chính là ngày nam nữ bốn phương về chùa để dự lễ hội, vui chơi ca múa. Đó là ngày kỷ niệm bà Man Nương lại trùng với ngày đản sinh của Đức Phật Tổ Thích Ca. Việc này các bộ sử thời phong kiến như Đại Việt sử ký toàn thư đời Lê, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đời Nguyễn, cùng văn bia Sùng Thiện Diên Linh tháp bi của Nguyễn Công Bật đời Lý có chép lại. Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn chép rằng : Các đời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần chưa có nhạc cung đình như các triều đại sau. Hồi ấy khi có yến tiệc, ăn uống xong, vua quan thường hát múa theo cách điệu dân gian. Họ đứng thành vòng tròn, tay người nọ đặt lên vai người kia, chân người nọ dẫm lên chân người kia … để hát. Có được tính chất phóng khoáng, cởi mở, bình đẳng, dân chủ như trên có thể là do sự kết hợp giao lưu giữa tinh thần của cư dân lúa nước cùng Phật giáo. Mối giao lưu mật thiết giữa Phật giáo và văn hóa dân gian còn thể hiện ở các mặt sinh hoạt trong cuộc sống đời thường như cầu mưa trừ hạn, chữa bệnh trừ tà, cầu cho cuộc sống yên bình, cầu thần linh giúp sức để đánh tan giặc ngoại xâm…
Phật giáo vốn là một tôn giáo có nguồn gốc ra đời xuất phát từ sự chống lại chế độ bất bình đẳng của Bà La Môn giáo, đề cao tinh thần bình đẳng, từ bi, hỉ xả nên Phật giáo dễ dàng bị dân gian hóa và trở nên không xa lạ với người dân…
Từ ngàn xưa, Phật giáo đã tô bồi văn hóa cho đất nước Việt, đã trở thành văn hóa của dân tộc. Hình ảnh ngôi chùa và các lễ hội chùa của Phật giáo đã ăn sâu trong tâm thức dân gian mỗi người dân Việt.
Ngôi chùa làng trở nên gần gũi thân thương và gắn bó với mỗi làng quê Việt. Cùng với mái đình làng Việt, ngôi chùa chiếm một vị trí trân trọng, thành kính mà thiêng liêng trong tâm linh Việt Nam. Ngôi chùa của người Việt được coi là tài sản sở hữu chung gắn bó với mọi sinh hoạt của cả cộng đồng:
"Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt", “Trẻ vui nhà, già vui chùa”
Trong sinh hoạt thường ngày, Phật giáo gắn với cuộc sống lao động của người bình dân, thật giản dị, thật sâu đậm và chan chứa tình:
“Rủ nhau xuống biển câu cua, Lên non hái nhãn, vô chùa nghe kinh”.
Ngôi chùa trong tâm thức dân gian của người Việt còn được sử dụng như hình ảnh ẩn dụ để khuyên răn mọi người những luân lý đạo đức rất sâu sắc qua những ngôn ngữ bình dân. Ví như, khuyên người đời chớ nên xem thường hình thức bề ngoài: “Chùa rách Phật vàng”. Không nên tham lợi mà quên nghĩa: “Ăn xôi chùa ngậm miệng”. Đừng chạy theo bên ngoài mà coi thường những gì mình có: “Phật chùa nhà không thiêng bằng Thích Ca ngoài đường”. Hay ca ngợi những người vì nghĩa quên mình:
“Thương thay thân phận con rùa, Ra đình đội hạc, lên chùa đội bia”.
Sự tác động của Phật giáo trong lối sống, sinh hoạt dân gian, hình thành nên trong mỗi người dân Việt Nam tính cách giản dị, bao dung, bình dân mà vẫn tế nhị và tinh túy, nặng lòng và trọng nghĩa vẹn tình. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, dường như người Việt Nam đã rất quen thuộc với hình ảnh ngôi chùa làng và tiếng chuông chùa, đó như những biểu tượng vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Người bình dân ở thôn quê mỗi ngày ra đồng làm việc, khi nghe tiếng chuông chùa chiều là họ lo trở về nhà nghỉ ngơi cơm nước để rồi sáng hôm sau khi nghe tiếng chuông chùa sáng là họ lại hối hả ra đồng. Vì vậy, đối với họ tiếng chuông chùa là đồng hồ hay người bạn thân giúp họ biết giờ giấc làm việc vậy:
“Chuông chùa đã điểm công phu, Anh ơi! Mau dậy dắt trâu ra đồng.
Đôi ta đồng vợ đồng chồng, Chồng cày vợ cấy cho xong mới về.”
Hoặc là:
“Chuông chiều chầm chậm tiếng ngân, Cánh đồng tắt nắng, nông dân về nhà”.
Cuộc sống dân dã vốn bình yên, chân chất tình người và ấm êm tình làng nghĩa xóm. Sự ngân vang của tiếng chuông chùa không xao động, mất đi sự tĩnh lặng bình dị đó mà ngược lại còn đánh thức lòng người trở về cuộc sống yên lành như tiếng chuông chùa Thiên Mụ ở Huế:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”.
Ngôi chùa thờ Phật đã hằn dấu trong tâm thức, trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt Nam. Hình ảnh ngôi chùa ăn sâu trong tâm thức dân gian. Họ xem chùa như nhà từ đường chung của mỗi người quanh năm lui tới khi vui cũng như lúc buồn. Ngôi chùa là nơi thân thuộc của người bình dân
trong sinh hoạt hàng ngày và dù gặp hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, thấy chùa là tìm đến để lễ Phật, vãn cảnh:
"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu".
Chùa Dâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh, lễ hội chùa Dâu là lễ hội đặc sắc nói lên sự hội nhập của Phật giáo với tín ngưỡng thờ tứ pháp trong dân gian Việt Nam. Lễ hội chùa Dâu gắn với sự tích về Phật Mẫu Man Nương, cùng bốn người con của Bà là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Phật Mây, Phật Mưa, Phật Sấm, Phật Chớp)(Về sự tích Man Nương sẽ được chúng tôi trình bày ở phần sau). Bốn bà được thờ ở những ngôi chùa khác nhau. Pháp Vân được coi là chị cả được thờ ở chùa Dâu (tức chùa Diên Ứng, tên cũ là chùa Thiền Định), Pháp Vũ là chị hai được thờ ở chùa Đậu (tức chùa Thành Đạo), Pháp Lôi là chị ba được thờ ở chùa Tướng (chùa Phi Tướng), Pháp Điện là em út được thờ ở chùa Dàn hay còn gọi chùa Un (chùa Trí Quảng làng Dàn). Trong lễ hội chùa Dâu, phần lễ đảo vũ người ta rước tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi đến chùa Un để hội với Pháp Điện, nên dân gian có truyền tụng:
"Ba bà chảy hội chùa Un
Mưa gió đùn đùn thiên hạ dễ làm ăn".
Tín ngưỡng ở những ngôi chùa thờ Tứ pháp chủ yếu là lễ cầu mưa, lễ cầu tạnh và rước giao hiếu. Các lễ này diễn ra vào hai ngày 17 tháng giêng - ngày hóa Phật Mẫu Man Nương và ngày 8 tháng 4 âm lịch - ngày sinh Phật Thích Ca và Tứ Pháp.
Với tư duy nông nghiệp bốn hiện tượng thiên nhiên có liên quan đến nhau trở thành các linh tượng tôn thờ của tín ngưỡng dân gian bản địa Việt
Nam với sự dung hội cùng Phật giáo đã dàn hòa mâu thuẫn. Phật giáo chịu hạ thừa còn tín ngưỡng dân gian bản địa tuy có phản ứng nhưng cơ bản là tiếp nhận những tinh hoa, những triết lý tích cực tương đồng. "Phật đó được quan niệm như một ông thần có ở khắp nơi, có thể biết được mọi nỗi suy tư và hành vi của con người, có thể giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu như ông Bụt trong truyện Tấm Cám. Phật đó cũng được quan niệm như một vị thần linh có nhiều phép lạ có thể hóa thành các hiện tượng tự nhiên. Có thể biến các hiện tượng tự nhiên quanh con người thành các vị thần, thánh, các vật linh thiêng mang phúc, trừ họa như hòn đá và tượng Tứ Pháp trong truyện Man Nương"[59;38].
Hội chùa là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt. Lễ hội là một loại hình thiết chế văn hóa, góp phần bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với tín ngưỡng tâm linh, giáo dục đạo lý, cố kết cộng đồng. Các lễ hội chùa là những lễ hội văn hóa dân gian, vị trí của hội chùa đã đi vào trong ca dao, tục ngữ dân gian. Có khi là lễ hội của Phật giáo, gắn với các tích truyện của Phật giáo nhưng lại mang màu sắc của dân gian như: Lễ Phật Đản, lễ hội chùa Thầy, lễ hội chùa Hương, Lễ Phật Đản….đã đi vào ca dao, tục ngữ dân gian của người Việt Nam:
"Cách xa dù mấy nhịp cầu
Đến ngày Phật Đản năm châu cũng gần".
Hay:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Đến ngày Phật đản năm châu cũng về Dù ai buôn bán trăm bề,
Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta"
Ngày lễ Phật Đản diễn ra vào ngày rằm tháng tư, đây là lễ hội tưởng nhớ ngày Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đản sinh. Sau lễ này, các nhà tu hành bắt đầu mùa an cư sẽ kéo dài cho đến rằm tháng bảy mới thôi.
Hội chùa Thầy chính là nơi cư trú của thiền sư Minh Không người đã chữa được chứng bịnh quái dị của Lý Thần Tông và đã sang Trung Hoa lấy kết kho đồng đem về đúc chuông, dạy dân làng biết các ngành nghề sinh sống và được dân làng tưởng nhớ biết ơn đặt danh hiệu chùa Thầy. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch. Ngày hội mồng 7 là ngày chính hội, tương truyền đó là ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy được mở chính là để tưởng niệm Ngài.
“Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy.” Hay:
"Vui nhất là hội chùa Thầy,
Vui thì vui vậy, chẳng tày cái hội chùa Ngo1 Chùa Ngo khánh đá chuông đồng,
Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi".
Như vậy, trong tâm thức dân gian hội chùa được phản ánh rất đa dạng và phong phú. Hội chùa là hoạt động cộng đồng tôn vinh các nhân vật thiêng liêng như: Thần, Thánh, Phật… Có những lễ hội chùa thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân từ khắp mọi miền của Tổ quốc quy tụ về đây với những ước nguyện cầu "quốc thái dân an", "mưa thuận gió hòa", "cầu con cái, tiền bạc"… như hội chùa Hương. Nói về sự linh thiêng và ý nghĩa của hội chùa Hương ca dao có câu:
"Làng Yến Vĩ có non Hương Tích Bao khí thiêng đất Việt đúc nên
1 Chùa Ngo, thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.