Thang Đo Lãnh Đạo Bằng Sự Ảnh Hưởng Phẩm Chất


(1995) điều chỉnh (theo David và cộng sự, 2013). Phiên bản này gồm 20 mục câu hỏi cho 5 thành tố thang đo lãnh đạo mới về chất. Sau khi phỏng vấn thử, nghiên cứu đã đưa ra Bảng câu hỏi chính thức với những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Các biến của thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm.

Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất (IA) được đo lường bởi 4 biến quan sát, có ký hiệu mã hóa từ IA1 đến IA4.


Bảng 3.2. Thang đo lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất


STT

Biến quan sát

Mã hóa


Nghĩ về Cấp trên của mình, anh/chị cảm thấy…

1

Tự hào khi làm việc cùng họ

IA1

2

Họ hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của tổ chức

IA2

3

Cách hành xử của họ khiến mọi người tôn trọng

IA3

4

Họ luôn toát ra là người có quyền lực và tự tin

IA4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên trong các ngân hàng tại Tp.HCM - 6


Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi (IB) được đo lường bởi 4 biến quan sát, có ký hiệu mã hóa từ IB1 đến IB4.


Bảng 3.3. Thang đo lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi


STT

Biến quan sát

Mã hóa


Nghĩ về Cấp trên của mình, anh/chị cảm thấy…

1

Họ nói về những giá trị và những niềm tin quan trọng nhất

IB1

2

Họ nêu rò tầm quan trọng của việc có được một mục tiêu mạnh mẽ

IB2

3

Họ xét đến hệ quả về mặt đạo đức của mọi quyết định

IB3

4

Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có được ý thức nhiệm vụ

tập thể

IB4

Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng (IM) được đo lường bởi 4 biến quan sát, có ký hiệu mã hóa từ IM1 đến IM4.


Bảng 3.4. Thang đo lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng


STT

Biến quan sát

Mã hóa


Nghĩ về Cấp trên của mình, anh/chị cảm thấy…

1

Họ nói về tương lai một cách lạc quan

IM1

2

Họ truyền đạt một cách hăng hái về những yêu cầu cần phải hoàn

thành

IM2

3

Họ chỉ ra một tương lai tốt đẹp của tổ chức

IM3

4

Họ thể hiện sự tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu

IM4

Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ (IS) được đo lường bởi 4 biến quan sát, có ký hiệu mã hóa từ IS1 đến IS4.

Bảng 3.5. Thang đo lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ


STT

Biến quan sát

Mã hóa


Nghĩ về Cấp trên của mình, anh/chị cảm thấy…

1

Họ đánh giá lại các giả định quan trọng để xem mức độ phù hợp của

chúng

IS1

2

Họ tìm kiếm những quan điểm khác nhau khi giải quyết vấn đề

IS2

3

Họ hướng cấp dưới nhìn vào những khía cạnh khác nhau của vấn đề

IS3

4

Họ đề nghị những cách làm mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao

IS4

Lãnh đạo bằng sự quan tâm cá nhân (IC) được đo lường bởi 4 biến quan sát, có ký hiệu mã hóa từ IC1 đến IC4.

Bảng 3.6. Thang đo lãnh đạo bằng sự quan tâm cá nhân


STT

Biến quan sát

Mã hóa


Nghĩ về Cấp trên của mình, anh/chị cảm thấy…

1

Họ dành thời gian để hướng dẫn cấp dưới

IC1

2

Họ đối xử với cấp dưới như một cá nhân hơn là giữa cấp trên đối với

cấp dưới.

IC2

3

Họ quan tâm đến những nhu cầu, khả năng và nguyện vọng riêng

của từng cá nhân

IC3

4

Họ giúp đỡ cấp dưới phát triển những điểm mạnh

IC4


3.2.2. Thang đo ý thức gắn kết tổ chức

Thang đo ý thức gắn kết tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo OCQ của Mowday (1979) được Trần Kim Dung (2006) nghiên cứu kiểm định và hiệu chỉnh trong điều kiện Việt Nam với 9 biến quan sát đo lường cho 3 biến tiềm ẩn: lòng trung thành (Lo); ý thức nỗ lực, cố gắng (Ef); và lòng tự hào, yêu mến tổ chức (Pr). Đối với tất cả các biến của thang đo, để đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm.


Bảng 3.7. Thang đo ý thức gắn kết tổ chức


STT

Biến quan sát

Mã hóa

1

Anh/chị muốn ở lại làm việc cùng ngân hàng này đến cuối đời

Lo1

2

Anh/chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với ngân hàng này mặc dù có nơi

khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn

Lo2

3

Anh/chị cảm thấy trung thành với ngân hàng này

Lo3

4

Anh/chị vui mừng khi những cố gắng của anh/chị đã đóng góp tốt

cho ngân hàng

Ef1

5

Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể

cống hiến nhiều hơn cho công việc

Ef2

6

Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ

Ef3

7

Anh/chị tự hào về ngân hàng này

Pr1

8

Anh/chị tự hào được làm việc trong ngân hàng này

Pr2

9

Anh/chị cảm nhận rò ràng là anh/chị thuộc về ngân hàng này

Pr3


Trong chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận nhóm để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành bằng khảo sát với kích cỡ mẫu


n = 298. Lãnh đạo mới về chất được đo lường bằng 20 biến quan sát với năm thành phần là lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất (4 biến quan sát), lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi (4 biến quan sát), lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng (4 biến quan sát), lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ (4 biến quan sát), lãnh đạo bằng sự quan tâm cá nhân (4 biến quan sát). Ý thức gắn kết tổ chức được đo lường bằng 9 biến quan sát với ba thành phần là lòng trung thành (3 biến quan sát); ý thức cố gắng, nỗ lực (3 biến quan sát); lòng tự hào, yêu mến tổ chức (3 biến quan sát). Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 16.0 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.


CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 4 trình bày thông tin về mẫu khảo sát và kiểm định mô hình đo lường các khái niệm nghiêm cứu thông qua hệ số Cronbach Alpha và phép phân tích nhân tố EFA. Sau đó, nghiên cứu sẽ ước lượng và kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích tác động của các yếu tố lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên làm việc trong các ngân hàng tại Tp.HCM.


4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT

Có tất cả 400 bảng câu hỏi được phát ra dưới nhiều hình thức (phát trực tiếp, gửi thư điện tử, khảo sát qua google docs ...), kết quả thu về được 389 phiếu trả lời. Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 298 mẫu. Trong 298 mẫu trả lời hợp lệ này tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau không cao, với nam chiếm 40,9% và còn lại 59,1% là nữ. Đồng thời, qua số liệu cũng cho thấy tỷ lệ những người trả lời làm việc trong ngân hàng có sở hữu tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,3%) theo sau là ngân hàng có sở hữu nhà nước (32,9%) và cuối cùng là ngân hàng có sở hữu nước ngoài (22,8%). Mẫu nghiên cứu đại diện cho nhân viên làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau của ngân hàng như giao dịch viên (17,4%), dịch vụ khách hàng (14,8%), tín dụng (30,5%), quản lý rủi ro (9,4%), thanh toán quốc tế (10,7%), kế toán (7,0%), kiểm soát nội bộ (6,4%) và các bộ phận khác (3,7%). Mẫu cũng đại diện cho các nhóm tuổi khác nhau trong đó độ tuổi từ 25 – 34 chiếm tỷ trọng chủ yếu (65,1%). Trình độ học vấn chủ yếu của nhân viên ngân hàng là Đại học (82,6%), trên Đại học (14,8%). Chi tiết mẫu khảo sát được thể hiện trong Bảng 4.1.


Bảng 4.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát



Mẫu n = 298


Tần số

Tỷ lệ %

% tích lũy

Giới tính

Nam Nữ


122

176


40,9

59,1


40,9

59,1

Độ tuổi

Dưới 25

Từ 25 – 34

Từ 35 – 44

Trên 44


20

194

48

36


6,7

65,1

16,1

12,1


6,7

71,8

87,9

100

Loại hình sở hữu của ngân hàng

Tư nhân Nhà nước

Nước ngoài


132

98

68


44,3

32,9

22,8


44,3

77,2

100

Trình độ học vấn

Trung cấp Cao đẳng Đại học

Trên Đại học


0

8

246

44


0

2,7

82,6

14,8


0

2,7

85,2

100

Bộ phận làm việc Giao dịch viên Dịch vụ khách hàng Tín dụng

Quản lý rủi ro Thanh toán quốc tế Kế toán

Kiểm soát nội bộ

Khác


52

44

91

28

32

21

19

11


17,4

14,8

30,5

9,4

10,7

7,0

6,4

3,7


17,4

32,2

62,8

72,1

82,9

89,9

96,3

100


4.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG

Độ tin cậy của các thang đo lãnh đạo mới về chất và ý thức gắn kết tổ chức được đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach’s Alpha < 0,6) sẽ bị loại. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhiệm vụ của EFA ở đây là khám phá cấu trúc của thang đo lãnh đạo mới về chất của các lãnh đạo tại các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM. Công việc này cũng thực hiện tương tự với thang đo ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên ngân hàng đối với lãnh đạo của mình đang làm việc. Sau EFA, tất cả các thành phần (các khái niệm nghiên cứu) được đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định các giả thuyết đã nêu ra ở Chương 2.

4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Theo Nunnally và Bernstein thì các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item- total correlation) hiệu chỉnh ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1005). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351): “Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (Alpha > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của


khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha các thành phần thang đo lãnh đạo

mới về chất



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất (IA): Alpha = 0.798

IA1

10.54

4.849

.602

.751

IA2

10.87

4.172

.671

.716

IA3

10.60

4.766

.616

.744

IA4

10.21

5.043

.555

.773

Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi (IB): Alpha = 0.763

IB1

11.00

3.465

.646

.659

IB2

10.85

3.767

.615

.677

IB3

10.82

5.049

.378

.790

IB4

10.69

3.869

.626

.672

Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng (IM): Alpha = 0.801

IM1

10.58

4.743

.556

.778

IM2

10.52

4.432

.576

.772

IM3

10.80

4.065

.684

.715

IM4

10.53

4.748

.658

.736

Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ (IS): Alpha = 0.801

IS1

10.61

4.736

.477

.812

IS2

10.50

3.604

.675

.720

IS3

10.47

3.442

.688

.713

IS4

10.37

3.574

.639

.739

Lãnh đạo bằng sự quan tâm cá nhân (IC): Alpha = 0.834

IC1

9.78

6.370

.576

.827

IC2

9.82

5.689

.637

.803

IC3

9.89

5.428

.745

.752

IC4

9.77

5.626

.702

.772

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí