Các Thang Đo Biến Độc Lập Và Biến Phụ Thuộc Được Sử Dụng


Kết quả nghiên cứu sơ bộ giúp hoàn thiện bảng hỏi hoàn chỉnh để tiến hành điều tra trên quy mô lớn.

Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức

Mẫu khảo sát gồm 983 đối tượng đang chăm sóc NCT tại gia đình. Dữ liệu thu thập được sẽ được làm sạch, lọc những phiếu thiếu, điền sai thông tin bảng hỏi hoặc không phù hợp với tiêu chí khách thể nghiên cứu. Kết quả thu được 383 phiếu đáp ứng phù hợp các tiêu chí khách thể nghiên cứu, và được tổng hợp vào phần mềm SPSS và AMOS để tiến hành chạy và phân tích kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu

Dữ liệu thu thập được được xử lý dựa trên phần mềm SPSS và AMOS, và được sử dụng để tiến hành chạy hồi quy dựa trên các giả thuyết trong mô hình. Kết quả sẽ làm rõ được mối liên hệ giữa giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội với mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại Việt Nam và làm rõ được vai trò trung gian của biến xung đột công việc – chăm sóc.

Bước 6: Kết luận

Kết quả sẽ được tổng hợp, so sánh với các giả thuyết đưa ra và các kết quả nghiên cứu trước đó. Từ đó tác giả đưa ra kết luận cho nghiên cứu và định hướng một số giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm mục tiêu khám phá các khía cạnh của tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình ở Việt Nam, các khía cạnh của giá trị gia đình để giúp điều chỉnh thang đo và các chỉ báo cho phù hợp. Ngoài ra, kết quả cũng giúp khám phá chiều tác động và vai trò của các biến trong mô hình, hỗ trợ củng cố cho sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thực hiện

Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Người được phỏng vấn là những người hiện đang là người chăm sóc chính cho NCT tại gia đình, và được lựa chọn nhằm đảm bảo sự đa dạng theo độ tuổi (4 nhóm: dưới 30


tuổi; 30-40 tuổi; 40-50 tuổi; 50-60 tuổi), thu nhập hộ gia đình (dưới 15 triệu và trên 15 triệu), nghề nghiệp (việc làm thời gian linh hoạt, việc làm thời gian cố định) (Ba nhóm theo tổng quan nghiên cứu có tác động mạnh và rõ ràng tới kết quả chăm sóc). Các đối tượng lựa chọn để phỏng vấn cũng đến từ ba vùng miền khác nhau, đại điện cho ba khu vực Bắc – Trung – Nam để đảm bảo có sự khác biệt về văn hóa. Dựa trên tổ hợp các tiêu chí lựa chọn, mẫu nghiên cứu bao gồm 24 người chăm sóc NCT tại gia đình hiện đang vừa đảm nhiệm vai trò chăm sóc vừa đảm nhiệm công việc khác. Đối tượng cao tuổi được chăm sóc phụ thuộc ít nhất một trong số các hoạt động chức năng cơ bản bao gồm: chăm sóc cá nhân (ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) và một trong số các hoạt động chức năng sinh hoạt bao gồm: công việc nội trợ (mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn), di chuyển (đi khám bệnh, đi các công việc khác…), quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc.

Thu thập và phân tích dữ liệu

Lưới hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng tập trung vào hai vấn đề chính: thứ nhất, khám phá các khía cạnh của tự chủ chăm sóc và giá trị gia đình; thứ hai, thăm dò các yếu tố tác động tới tự chủ chăm sóc và mối quan hệ giữa các biến khác trong mô hình; thứ ba, điều chỉnh các thang đo và chỉ báo cho phù hợp. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn từ 30 đến 90 phút. Nhằm đảm bảo sự khác biệt về giá trị văn hóa, giá trị gia đình, vì vậy đối tượng khảo sát được lựa chọn đến từ 3 vùng Bắc – Trung – Nam khác nhau. Do giới hạn địa lý này nên các cuộc phỏng vấn sâu hầu hết được thực hiện qua điện thoại.

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu qua điện thoại, dữ liệu thu thập được được tổng hợp lại theo từng khía cạnh của các biến trong mô hình và theo từng mối quan hệ của các biến trong mô hình. Các ý kiến được phân tích một cách cẩn thận, đầy đủ, và được khái quát hóa để phát hiện ra quy luật của các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình và bản chất từng khía cạnh của tự chủ chăm sóc như mục tiêu đã đề cập.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy ba khía cạnh chủ yếu của tự chủ chăm sóc tại gia đình ở Việt Nam bao gồm thái độ, hiểu biết, hành vi. Trong đó, thái độ thể hiện cách mà người chăm sóc cảm thấy tự tin kiểm soát đối với các vấn đề xoay quanh công việc chăm sóc. Hiểu biết thể hiện những gì mà người chăm sóc biết về tình trạng sức khỏe của người được chăm sóc, các dịch vụ thông tin chăm sóc, khám chữa bệnh cần cho người được chăm sóc, hay các yếu tố môi trường xung quanh khác ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc. Hành vi thể hiện những hành động cụ thể mà người chăm sóc đã


thực hiện để làm tốt vai trò chăm sóc và đạt được sự chủ động trong quá trình chăm sóc. Ba khía cạnh này tương tự như tổng quan khái niệm về tự chủ chăm sóc, tuy nhiên kết quả định tính đã làm rõ được các vấn đề mà từng khía cạnh về thái độ, hiểu biết, hành vi phản ánh. Trên cơ sở đó để điều chỉnh và rút gọn thang đo gốc về tự chủ chăm sóc (family caregiver empowerment) của Koren và cộng sự (1992) theo từng khía cạnh này. Ngoài ra một số chỉ báo trong thang đo gốc về tự chủ chăm sóc chủ yếu đặc trưng cho người chăm sóc cho đối tượng con cái, do vậy những chỉ báo không phù hợp này cũng được loại ra dựa trên kết quả định tính.

Đối với thang đo Giá trị gia đình, kết quả cho thấy sự phân tách rõ giữa hai khía cạnh: Niềm tin về trách nhiệm gia đình và Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình. Đồng thời kết quả 20/24 NCS tại gia đình cho thấy Giá trị gia đình có tác động thuận chiều tới mức độ tự chủ chăm sóc. Đối với những người chăm sóc còn lại, có thể họ phải cân bằng giữa vai trò đi làm tạo thu nhập và vai trò chăm sóc, do vậy tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc chưa thật sự rõ ràng.

Đối với tác động của hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc, thì hầu như rất ít người chăm sóc nhận được sự hỗ trợ từ các các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…) tuy nhiên với những nhóm người chăm sóc có nhận được sự hỗ trợ từ nhóm nguồn lực này thì lại cho thấy sự cải thiện đáng kể trong mức độ tự tin, sự hiểu biết và sự chủ động tích cực tham gia công việc chăm sóc của họ.

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Quy trình xây dựng thang đo và bảng hỏi

Quy trình thiết kế bảng hỏi bao gồm các bước dưới đây:

(1) Xác định khái niệm của các biến được sử dụng trong nghiên cứu và phù hợp với mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Tổng quan cách đo lường các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, lựa chọn cách đo lường với độ tin cậy cao đã được chứng minh.

(2) Xây dựng bảng hỏi tiếng Việt

Các thang đo đều được kế thừa từ bản gốc tiếng Anh, được dịch sang Tiếng Việt bởi những người dịch thuật chuyên sâu và sau đó dịch lại từ Tiếng Việt ra Tiếng Anh để chuẩn hoá được nội dung của từng câu hỏi trong thang đo. So sánh kết quả để đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho bảng hỏi.


(3) Nghiên cứu định tính

Một số biến trong mô hình như biến tự chủ chăm sóc khá mới, chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam và biến giá trị gia đình đặc trưng cho văn hóa ba miền tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh thêm dựa trên kết quả nghiên cứu định tính để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thăm dò ý kiến của người chăm sóc hiện đang chăm sóc cho đối tượng cao tuổi tại gia đình.

Ngoài ra, để chắc chắn sự phù hợp và rõ ràng của từng chỉ báo trong bảng hỏi, tác giả đưa bảng hỏi cho các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc NCT tại cộng đồng để tham khảo ý kiến điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp. Ba chuyên gia hiện đang công tác tại Tổng cục dân số và kế hoạch hoá gia đình được phỏng vấn và cho ý kiến về nội dung bảng hỏi. Ý kiến của các chuyên gia giúp hoàn thiện bảng hỏi một cách hợp lý nhất để phù hợp với mục tiêu và khách thể nghiên cứu.

(4) Điều tra thử để hoàn thiện bảng hỏi

Điều tra khảo sát thử được thực hiện trên 10 người chăm sóc để đánh giá một lần nữa sự phù hợp, và rõ ràng của từng chỉ báo trong bảng hỏi. Những câu hỏi gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người chăm sóc sẽ được điều chỉnh để chuẩn hóa bảng hỏi một lần nữa trước khi tiến hành điều tra quy mô lớn.

(5) Hoàn thành bảng hỏi

Bảng hỏi được trình bày lại cho chuẩn chỉnh, với lời giới thiệu và cam kết bảo mật thông tin cho người được khảo sát. Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu tránh việc trả lời qua loa của người được khảo sát, với các biến tự chủ chăm sóc, giá trị gia đình, xung đột công việc – chăm sóc, tác giả xáo trộn thứ tự các chỉ bảo giữa các khía cạnh của mối biến, và đưa phần nội dung thông tin cá nhân của người được phỏng vấn xuống cuối bảng hỏi, nhằm đảm bảo các thông tin của các biến chính trong mô hình được trả lời đầy đủ và tập trung khi được đặt ngay đầu bảng hỏi.

Ngoài ra, bảng hỏi có một số câu hỏi để lọc những đối tượng là người chăm sóc chính cho người cao tuổi tại gia đình và đối tượng chăm sóc là con cái.

Cuối cùng, hoàn thành bảng hỏi đúng chuẩn quy định, và thiết kế dưới 2 dạng để thuận lợi cho người được khảo sát bao gồm: in trên khổ giấy A4 và đưa lên mẫu khảo sát online của Google để tiến hành khảo sát. Mẫu bảng hỏi đầy đủ được thể hiện ở phụ lục 01.


3.3.2. Các thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng

Các thang đo được lựa chọn dựa trên khái niệm các biến và độ tin cậy thang đo đã được kiểm định trong các kết quả trước đó. Những thang đo này cho thấy mức độ tin cậy cao, khả năng đo lường tốt cho biến mục tiêu. Các thang đo này được sàng lọc và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh chăm sóc gia đình ở Việt Nam thông qua kết quả định tính phỏng vấn người chăm sóc cho NCT tại gia đình và phỏng vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Tất cả các thang đo đều sử dụng thang Likert 5 mức độ.

Các thang đo cụ thể cho từng biến được trình bày dưới đây

Tự chủ chăm sóc

Biến tự chủ chăm sóc trong nghiên cứu này được đo lường theo ba khía cạnh: Thái độ, Hiểu biết, Hành vi như được đề cập trong thang đo tự chủ chăm sóc tại gia đình của Koren và cộng sự (1992) và dựa trên kết quả định tính. Thang đo gốc của Koren và cộng sự (1992) đề cập trong bối cảnh cha mẹ chăm sóc cho con cái gặp các vấn đề khiếm khuyết. Thang đo này cũng đã được đề cập và phát triển trong một vài nghiên cứu về chăm sóc NCT tại gia đình như Man và cộng sự (2003) và Zimmerman & Warschausky (1998). Trong luận án này, tác giả cũng dựa trên thang đo của Koren và cộng sự (1992) để xây dựng thang đo cho chăm sóc NCT phụ thuộc ít nhất một trong số các hoạt động chức năng cơ bản bao gồm: chăm sóc cá nhân (ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) và một trong số các hoạt động chức năng sinh hoạt bao gồm: công việc nội trợ (mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn), di chuyển (đi khám bệnh, đi các công việc khác…), quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc. Các thuật ngữ và các đại từ nhân xưng liên quan đến cha mẹ chăm sóc cho con cái gặp các vấn đề khiếm khuyết được chuyển đổi tương ứng với bối cảnh con cái chăm sóc NCT khuyết tật tại gia đình. Ngoài ra thang đo của Koren và cộng sự (1992) là thang đo hai chiều, một chiều đo lường các khía cạnh hiểu biết, thái độ, hành vi của người chăm sóc, một chiều đo lường mức độ tự chủ ở cấp độ gia đình, hệ thống dịch vụ, và cộng đồng. Trong đó, thái độ thể hiện cách mà người chăm sóc cảm thấy tự tin kiểm soát đối với các vấn đề chăm sóc. Hiểu biết thể hiện những gì mà người chăm sóc biết và có thể làm. Hành vi thể hiện những hành động cụ thể mà người chăm sóc đã thực hiện để làm tốt vai trò chăm sóc và đạt được sự chủ động trong quá trình chăm sóc. Chiều đo lường thứ hai đo lường 3 cấp độ: thứ nhất, cấp độ gia đình giới hạn sự kiểm soát và tự tin về thái độ, hiểu biết và hành vi trong phạm vi các hoạt động tại gia đình; thứ hai, cấp


độ hệ thống dịch vụ phản ánh sự tự tin và kiểm soát tốt trong việc tiếp cận các hoạt động liên quan tới các dịch vụ chăm sóc KCB để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn; thứ ba, cấp độ cộng đồng thể hiện phạm vi người chăm sóc chủ động tác động để cải thiện các dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh cho bệnh nhân hoặc tác động tới cộng đồng (những thành viên chăm sóc khác) hiện cũng chăm sóc trong hoàn cảnh tương tự (chẳng hạn người chăm sóc chủ động trao đổi với nhà hoạt động chính sách hoặc những người quản lý dịch vụ CS, KCB để cải thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu người chăm sóc NCT tại gia đình cho thấy cấp độ cộng đồng khi mà người chăm sóc chủ động tác động để cải thiện hệ thống chăm sóc khám chữa bệnh chung cho NCT và cộng đồng chăm sóc NCT tại gia đình của bản thân người chăm sóc tại Việt Nam còn tương đối hạn chế. Do vậy, trong luận án này, tác giả điều chỉnh thang đo, đảm bảo chiều đo lường theo ba khía cạnh, thái độ, hiểu biết, hành vi của người chăm sóc chỉ ở cấp độ gia đình và cấp độ hệ thống dịch vụ. Các chỉ báo dựa trên thang đo likert với các mức độ: 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý. Chi tiết các chỉ báo cho thang đo tự chủ chăm sóc theo các khía cạnh này được đề cập trong Bảng 3.1.

Giá trị gia đình

Biến giá trị gia đình trong luận án này được giả định xem xét dưới hai khía cạnh: niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự ủng hộ, kết nối gia đình. Thang đo của biến trong mô hình được xây dựng dựa trên thang đo gốc của Losada và cộng sự (2010, 2019) về niềm tin về giá trị gia đình của người chăm sóc trong bối cảnh chăm sóc tại gia đình. Cụ thể, “giá trị gia đình (Familism) được định nghĩa là sự đồng nhất mạnh mẽ và gắn bó của cá nhân với gia đình của họ, và niềm tin về lòng trung thành, sự có đi có lại và sự đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình” (Sabogal và cộng sự, 1987). Hai khía cạnh được đề cập cụ thể: thứ nhất, niềm tin về trách nhiệm gia đình thể hiện quan điểm ủng hộ của một người về việc bất cứ ai cũng cần phải tuân theo những trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình; thứ hai niềm tin về sự ủng hộ, kết nối gia đình thể hiện quan điểm cho rằng các một người nên duy trì sự gắn bó kết nối với các thành viên gia đình và sẵn sàng giúp đỡ hoặc coi các thành viên gia đình như một nguồn lực hỗ trợ khi đối mặt với căng thẳng. Các chỉ báo dựa trên thang đo likert: 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là b ình thường, 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý. Chi tiết các chỉ báo cho thang đo giá trị gia đình theo hai khía cạnh trên được đề cập trong Bảng 3.1.


Xung đột công việc – chăm sóc

Thang đo xung đột công việc – chăm sóc dựa trên thang đo gốc về xung đột công việc – gia đình của Netemeyer, Boles, and McMurrian (1996) and Carlson and Frone (2003). Một số tác giả cũng sử dụng thang đo này để đánh giá xung đột công việc – chăm sóc của người chăm sóc khi chăm sóc người cao tuổi phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản ADL và hoạt động chức năng sinh hoạt IADL tại gia đình (Gordon và cộng sự, 2012; Gordon & Rouse, 2013). Thang đo gốc gồm 10 chỉ báo nhưng được rút gọn chỉ bao gồm 5 chỉ bảo cơ bản đánh giá mức độ xung đột công việc – chăm sóc tại gia đình của người chăm sóc ở Việt Nam. Các chỉ báo dựa trên thang đo likert 5: 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý. Chi tiết các chỉ báo cho thang đo xung đột công việc – chăm sóc được đề cập trong bảng 3.1.

Hỗ trợ xã hội

Để đo lường mức độ HTXH thì các kết quả trước đó sử dụng nhiều thang đo khác nhau. Điển hình như thang đo nhận thức về hỗ trợ xã hội đa chiều (Multidimensional Scale of Perceived Social Support) (Zimet và cộng sự, 1988) đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội qua các khía cạnh về thông tin, vật chất, tinh thần từ các đối tượng bao gồm gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác. Hay thang đo MOS cũng đánh giá mức độ HTXH theo các khía cạnh thông tin (informational support), vật chất (tangible support) và tình cảm (affection support) (Sherbourne & Stewart, 1991). Tuy nhiên cả hai thang đo này chỉ tập trung đánh giá HTXH từ gia đình, bạn bè, người quen nhưng không hướng tới các nguồn lực hỗ trợ khác từ cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước. Do vậy tác giả sử dụng thang đo hỗ trợ gia đình (Family Support Scale) của Dunst và cộng sự (1984) để đánh giá mức độ HTXH nhận thấy từ các nguồn khác nhau dưới góc độ của người chăm sóc. Cụ thể, trong luận án này, đo lường hỗ trợ xã hội từ ba nguồn lực chính: hỗ trợ từ gia đình (vợ chồng, họ hàng, anh chị em); hỗ trợ từ những người xung quanh (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp); hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…). Các chỉ báo dựa trên thang đo likert 5 mức độ bao gồm: 1 là chưa bao giờ, 2 là hiếm khi, 3 là thỉnh thoảng, 4 là khá thường xuyên, 5 là gần như luôn luôn. Chi tiết các chỉ báo cho thang đo hỗ trợ xã hội được đề cập trong bảng 3.1.


Bảng 3.1. Các biến và chỉ báo – mã hóa cho từng thang đo trong mô hình nghiên cứu


Tên

biến

Khía cạnh đo

lường từng biến

Các chỉ báo đo lường

Nguồn gốc

thang đo

hóa


Tự chủ chăm sóc (TCCS)


Thái độ (THAIDO)

Tôi tự tin vào khả năng chăm

sóc người thân

Điều chỉnh thang đo của Koren và cộng sự (1992)

TD1

Tôi tự tin có thể giải quyết

mọi vấn đề liên quan đến công việc chăm sóc

TD2

Tôi cảm thấy tôi có thể chủ động tiếp cận và quyết định mọi dịch vụ KCB/CS mà

người thân cần

TD3


Hiểu biết (HIEUBIET)

Tôi biết những gì cần làm khi

người thân gặp vấn đề

HB1

Tôi biết cách tìm kiếm thông tin để giúp cho công việc

chăm sóc

HB2

Tôi rất hiểu về tình trạng sức

khoẻ của người thân

HB3

Tôi biết những người trong gia

đình có thể giúp đỡ khi cần

HB4

Tôi biết những dịch vụ KCB,

CS mà người thân cần

HB5


Hành vi (HANHVI)

Khi có vấn đề gì xảy ra trong quá trình chăm sóc, tôi vẫn

kiểm soát tốt mọi thứ

HV1

Tôi học hỏi thường xuyên để biết cách chăm sóc tốt cho

người thân

HV2

Khi chăm sóc người thân, tôi

chủ động quyết định những gì cần làm và thực hiện

HV3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 8

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí