Các Chỉ Báo – Mã Hóa Cho Thang Đo Tình Trạng Sức Khỏe Nct





Tôi luôn duy trì liên lạc với các chuyên gia CS, KCB cho

người thân


HV4

Khi cần, tôi chủ động lựa chọn các dịch vụ CS, KCB

cho người thân

HV5

Tôi có thể thảo luận với các chuyên gia CS, KCB để quyết định dịch vụ phù hợp cho

người thân

HV6


Giá trị gia đình (GTGD)


Niềm tin về trách nhiệm gia đình (TRACHNHIEM)

Con cái phải sống gần cha mẹ và dành thời gian thăm họ

thường xuyên

Điều chỉnh thang đo của Losada và cộng sự (2010,

2019)

TN1

Cha mẹ phải hy sinh toàn bộ mọi thứ để con cái được học

hành tốt nhất

TN2

Con cái phải làm mọi thứ để

hài lòng cha mẹ

TN3

Con cái luôn luôn phải nghe

lời cha mẹ dù họ đúng hay sai

TN4


Niềm tin về sự hỗ trợ gắn kết gia đình

(GANKET)

Một người nên cho họ hàng

(bác, chú, dì) ở nhờ khi họ cần

GK1

Một người nên hỏi ý kiến

người thân/anh em/họ hàng về những quyết định quan trọng

GK2

Một người nên luôn luôn giúp đỡ người thân/anh em/họ hàng nếu họ gặp khó khăn, thậm chí

là phải hy sinh lớn nhiều thứ

GK3

Một người khi gặp khó khăn, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của

người thân/anh em/họ hàng

GK4

Một người nên thường xuyên

tập trung với người thân/anh

GK5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 9





em/họ hàng, có thể là ăn uống,

hoặc đi chơi….




Xung đột công việc –chăm sóc

(XUNGDOT)

Nhu cầu công việc ảnh hưởng tới việc chăm sóc gia đình của

tôi

Điều chỉnh thang đo của Netemeyer, Boles, and McMurrian (1996) and Carlson and Frone (2003)

XD1

Thời gian cho công việc làm tôi khó có thể hoàn thành các

trách nhiệm chăm sóc gia đình

XD2

Những gì tôi muốn làm để giúp chăm sóc người thân không thể hoàn thành được do

nhu cầu công việc

XD3

Công việc của tôi căng thẳng khiến tôi khó có thể hoàn thành

nghĩa vụ chăm sóc gia đình

XD4

Do những nhiệm vụ liên quan tới công việc mà tôi phải thay đổi kế hoạch cho các công

việc chăm sóc gia đình

XD5


Hỗ trợ xã hội (HTXH)

Hỗ trợ từ gia đình (vợ chồng,

họ hàng, anh chị em)

Điều chỉnh thang đo của Dunst và cộng sự (1984)

HTGD

Hỗ trợ từ những người xung quanh (bạn bè, hàng xóm,

đồng nghiệp)

HTXQ

Hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi

chính phủ,…)

HTCD

Nguồn: Koren và cộng sự (1992), Losada và cộng sự (2010, 2019), Dunst và cộng sự (1984)


Thang đo cho biến kiểm soát trong mô hình

Tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi: Việc đánh giá sức khoẻ người được chăm sóc chung dựa trên thang đo mức độ phụ thuộc chức năng cơ bản (ADL) và mức độ phụ thuộc chức năng sinh hoạt (IADL) đã được nhiều nghiên cứu sử dụng, chẳng hạn như nghiên cứu của M. D. Kim và công sự (2009); Sherwood và cộng sự (2005). Do vậy nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo ADL và IADL (Katz và cộng sự, 1963; Lawton & Brody, 1969) để đánh giá sức khoẻ của người được chăm sóc. Tuy nhiên thang đo được điều chỉnh để phù hợp mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chức năng cơ bản và chức năng sinh hoạt được chia thành 4 nhóm chính: chăm sóc cá nhân, công việc nội trợ, di chuyển, quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc

Bảng 3.2. Các chỉ báo – mã hóa cho thang đo tình trạng sức khỏe NCT



Tên biến


Các chỉ báo đo lường


Nguồn gốc thang đo

Mã hóa


Tình

trạng sức khỏe của NCT

Chăm sóc cá nhân (Ăn, Tắm, Vệ sinh, Mặc quần áo)


(Katz và cộng sự, 1963; Lawton & Brody, 1969


SK1

Công việc nội trợ (Mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn)


SK2

Di chuyển (Đi khám bệnh, đi các công việc khác…)


SK3

Quản lý thuốc men

SK4

Quản lý tiền bạc

SK5

3.3.3. Thu thập dữ liệu

Chọn mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại ba miền Bắc, Trung, Nam với những tỉnh/thành phố có tỷ lệ NCT từ 8% trở lên theo phân bố dân số cao tuổi theo tỉnh của UNFPA (2011). Cụ thể, miền Bắc bao gồm Hà Nội, Thái Bình; Miền Trung bao gồm Thanh Hóa, Đà Nẵng; Miền Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre.

Kích thước mẫu nghiên cứu dựa trên thống kê tỷ lệ NCT thực tế tại 6 tỉnh kể trên và số lượng biến quan sát của nghiên cứu. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Tổng cục thống kê, 2020) cho thấy số lượng người cao tuổi thực tế tại 6 tỉnh thành được điều tra như sau:


Bảng 3.3: Số lượng người cao tuổi tại các Tỉnh/Thành phố thuộc mẫu nghiên cứu

Đơn vị tính: người



Hà Nội

Thái Bình

Thanh Hóa

Đà

Nẵng

Hồ Chí Minh

Bến Tre

Tổng số

Số lượng NCT

trên 60 tuổi


1,014,230


347,830


514,233


112,747


841,005


199,292


3,029,337

Nguồn: Tổng cục thống kê (2020)

Với giả định rằng hầu hết những người cao tuổi tại 6 tỉnh địa bàn trên đều cần có người chăm sóc tại nhà. Với quy mô dân số trên 60 tuổi theo Tổng cục thống kê (2020), cỡ mẫu cho những người chăm sóc tại nhà được xác định bằng cách áp dụng công thức thống kê tính cỡ mẫu tối thiểu như sau (Nortey và cộng sự, 2017; Yamane, 1967):

𝑁

𝑛 =

1 + 𝑁(𝑒)2


Trong đó:

N: số lượng quy mô khung lấy mẫu (trong trường hợp này dựa trên số lượng NCT theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019)

e: Biên độ sai số 7% (0.07)

n: Cỡ mẫu tối thiểu cho người chăm sóc tại nhà cho nghiên cứu

Dựa trên công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu được tính toán như

sau:


𝑛 = 3,029,337

1+3,029,337(0,07)2


= 204


Dựa trên kết quả tính toán, cỡ mẫu tối thiếu cần đảm bảo là 204. Với tỷ lệ không trả lời là 20% thì cỡ mẫu ước lượng khoảng 255. Tuy nhiên, vì nghiên cứu tập trung nhóm người chăm sóc là con cái, theo Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (2018), tỷ lệ


người chăm sóc là con cái chiếm 49,27%, do vậy nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra ít nhất 520 người hiện đang chăm sóc cho người cao tuổi tại gia đình để đảm bảo đủ quy mô mẫu cho đối tượng chăm sóc là con cái sau khi khảo sát. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm những người hiện đang đi làm, do vậy để tránh những trường hợp do các phiếu không hợp lệ với tiêu chí khách thể nghiên cứu, nghiên cứu sẽ tiến hành dựa trên quy mô 1000 người chăm sóc cho NCT tại gia đình.

Khung chọn mẫu của nghiên cứu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

1. Người chăm sóc hiện đang đi làm (thời gian linh hoạt hoặc thời gian cố định)

2. Người chăm sóc có mối quan hệ là con cái của NCT được chăm sóc

3. Người chăm sóc hiện là chăm sóc chính cho NCT tại gia đình

4. Người chăm sóc hiện đang chăm sóc cho NCT đang phụ thuộc ít nhất một trong số các hoạt động chức năng cơ bản bao gồm: chăm sóc cá nhân (ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) và một trong số các hoạt động chức năng sinh hoạt bao gồm: công việc nội trợ (mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn), di chuyển (đi khám bệnh, đi các công việc khác…), quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc.

5. Người chăm sóc hiện đang chăm sóc duy nhất một NCT trong gia đình

Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu tiếp cận thông qua thu thập thông tin về người chăm sóc cho NCT tại các hộ gia đình được cung cấp thông qua phiếu hỏi được điều tra tại các bệnh viện lớn trên địa bàn các Tỉnh/Thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bến Tre. Các bác sỹ hỗ trợ điều tra người nhà đưa bệnh nhân là người cao tuổi đến khám, chủ yếu tại các khoa Tim Mạch, Lão khoa, Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại các Bệnh viện bao gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. Trong quá trình hỗ trợ thu thập dữ liệu nghiên cứu, các bác sỹ cũng được đề nghị giới hạn đối tượng khảo sát theo khung chọn mẫu của nghiên cứu. Do vậy, sử dụng nguồn dữ liệu này sẽ đem lại độ tin cậy cao và hướng đúng tới đối tượng cần nghiên cứu khảo sát. Việc khảo sát được triển khai với 2 hình thức: phát phiếu bảng hỏi, khảo sát qua đường link online. Khảo sát bảng hỏi online được thiết kế trên Google Form để thuận tiện cho người khảo sát dễ dàng trả lời bảng hỏi, đồng thời dữ liệu nghiên cứu cũng được tổng hợp dễ dàng hơn.


Tính đến ngày 31/2/2021, trong 983 phiếu khảo sát thu về có tất cả 383 phiếu hợp lệ và phù hợp với tiêu chí mẫu nghiên cứu, chiếm 38.96 % tổng số phiếu, và có 600 phiếu không hợp lệ hoặc không phù hợp đối tượng mục tiêu nghiên cứu (chiếm 61.04% tổng số phiếu). Trong 600 phiếu này, cụ thể có 134 phiếu không hợp lệ (do sai sót thông tin) và 466 phiếu không phù hợp đảm bảo tiêu chí mẫu nghiên cứu:

- Người chăm sóc hiện đang đi làm (thời gian linh hoạt hoặc thời gian cố định)

- Người chăm sóc có mối quan hệ là con cái của NCT được chăm sóc

- Người chăm sóc hiện là chăm sóc chính cho NCT

- Người chăm sóc hiện đang chăm sóc cho NCT đang phụ thuộc ít nhất một trong số các hoạt động chức năng cơ bản bao gồm: chăm sóc cá nhân (ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) và một trong số các hoạt động chức năng sinh hoạt bao gồm: công việc nội trợ (mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn), di chuyển (đi khám bệnh, đi các công việc khác…), quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc.

- Người chăm sóc hiện đang chăm sóc duy nhất một NCT trong gia đình

Trong 383 phiếu thu về, có 256 phiếu thu được thông qua phát phiếu hỏi và 127 phiếu thu được từ khảo sát online. Tỷ lệ số phiếu thu về tương ứng với các vùng khảo sát như sau: Hà Nội (112), Thái Bình (46), Thanh Hóa (72), Đà Nẵng (31), Hồ Chí Minh (82), Bến Tre (40)

Dữ liệu sau khi thu thập và làm sạch sẽ được đưa vào phần mềm STATA 14 để tiến hành phân tích kết quả.

3.3.4. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Đặc điểm bối cảnh chăm sóc

Bảng 3.4: Thống kê mô tả về đặc điểm bối cảnh chăm sóc


Chỉ báo


Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Giới tính

Nam

88

22.9

Nữ

295

77.1


Tuổi

Dưới 30

59

15.4

30-dưới 40

195

50.9

40-dưới 50

94

24.5

50-dưới 60

35

9.2



Chỉ báo


Số

lượng

Tỷ lệ

(%)


Trình độ học vấn

Trung học cơ sở/Phổ

thông

55

14.4

Trung cấp/Sơ cấp

45

11.7

Cao đẳng/Đại học

245

64.0

Sau đại học

38

9.9

Nghề nghiệp

Thời gian linh hoạt

125

32.6

Thời gian cố định

258

67.4

Thu nhập bình quân tháng của hộ

Trên 15 triệu

280

73.1

Dưới 15 triệu

103

26.9


Thời gian chăm sóc

< 6 tháng

111

28.9

6 – 12 tháng

46

12.0

> 1 năm

226

59.0



Đặc điểm NCT được chăm sóc

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


Bảng 3.5: Thống kê mô tả mẫu về Tình trạng sức khoẻ NCT được chăm sóc


Chỉ báo

Giá trị trung bình

(Mean)

Mức độ phụ thuộc đối với hoạt động chăm sóc cá nhân (Ăn,

tắm, vệ sinh, mặc quần áo)

3.28

Mức độ phụ thuộc đối với công việc nội trợ (Mua sắm, giặt

giũ, chuẩn bị bữa ăn)

2.74

Mức độ phụ thuộc đối với việc di chuyển (Đi khám bệnh, đi

các công việc khác…)

2.76

Mức độ phụ thuộc đối với Quản lý thuốc men

3.20

Mức độ phụ thuộc đối với Quản lý tiền bạc

3.25

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Thống kê về tình trạng sức khoẻ người cao tuổi được chăm sóc cho thấy người cao tuổi chủ yếu phụ thuộc đối với các việc di chuyển như đi khám bệnh hay các công việc khác, tiếp sau đó là cần trợ giúp đối với các công việc nội trợ như mua sắm, giặt


giũ, chuẩn bị bữa ăn và quản lý thuốc men. Mức độ phụ thuộc đối với việc quản lý tiền bạc và các hoạt động chăm sóc cá nhân (Ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) là ít nhất.

Mức độ hỗ trợ xã hội


Bảng 3.6: Thống kê mô tả mẫu về Mức độ hỗ trợ xã hội



Chỉ báo

Giá trị trung bình (Mean)

Hỗ trợ từ gia đình (vợ chồng, họ hàng, anh chị em)

4.14

Hỗ trợ từ những người xung quanh (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp)

3.62

Hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…)

3.39

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


Thống kê cho thấy người chăm sóc được hỗ trợ nhiều nhất từ gia đình bao gồm vợ chồng, họ hàng, anh chị em với mức giá trị trung bình là 4.14. Trong khi đó mức hỗ trợ từ những người xung quanh bao gồm bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp đạt giá trị trung bình là 3.62 là nguồn lực hỗ trợ lớn thứ hai đối với người chăm sóc. Đối với nhóm hỗ trợ từ tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…), người chăm sóc nhận được mức độ hỗ trợ thấp nhất với giá trị trung bình là 3.39.

Mức độ tự chủ chăm sóc

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí