Một Số Nghiên Cứu Khác Có Liên Quan Tới Tự Chủ Chăm Sóc


cực. Một số nghiên cứu về tác nhân gây căng thẳng thứ cấp (xung đột công việc – gia đình) mới chỉ dừng lại nghiên cứu trong bối cảnh cha mẹ chăm sóc con cái trong gia đình, rất ít nghiên cứu đề cập tới việc chăm sóc cha mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe, dù đối với nhóm chăm sóc này thì mức độ xung đột có sự khác biệt đáng kể. Với góc nhìn lý thuyết khác thì một số nghiên cứu cũng đề cập tới tác động của các nguồn lực cá nhân (chiến lược đối mặt) và nguồn lực xã hội (sự hỗ trợ xã hội) tới kết quả chăm sóc, tuy chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới kết quả liên quan tới mức độ tự chủ chăm sóc. Chẳng hạn, đối với các nghiên cứu về sự hỗ trợ xã hội, đã có các nghiên cứu cho thấy đem lại kết quả chăm sóc tích cực như chất lượng cuộc sống hay sức khỏe của người chăm sóc. Tuy nhiên liệu rằng ngoài những kết quả tích cực đó, thì sự hỗ trợ xã hội có giúp cải thiện sức mạnh nội tại liên quan tới việc thực hiện các công việc của người chăm sóc, giúp họ làm chủ được công việc chăm sóc hay không thì chưa nghiên cứu nào đề cập đến.

2.3.4. Một số nghiên cứu khác có liên quan tới tự chủ chăm sóc

Một số nghiên cứu khác kết hợp hai dòng lý thuyết quá trình căng thẳng và lý thuyết căng thẳng nhận thức tập trung vào khai thác biến trung gian đánh giá về công việc chăm sóc, ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và giá trị văn hóa tới đánh giá về công việc chăm sóc, từ đó ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc, bao gồm cả kết quả trên khía cạnh tự chủ chăm sóc.

Jones và cộng sự (2011) đã phát triển mô hình nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy tự chủ chăm sóc (Caregiver Empowerment Model -CEM) dựa trên mẫu nghiên cứu là những người phụ nữ gốc Á đang chăm sóc cho cha mẹ già tại gia đình. Nghiên cứu xuất phát từ lý thuyết quá trình chăm sóc của Pearlin và cộng sự (1990) và lý thuyết căng thẳng nhận thức của Lazarus và Forman (1984). Kết quả khẳng định giá trị đạo đức con cái (filial values) có mối liên hệ với các khía cạnh liên quan tới tự chủ chăm sóc. Giá trị đạo đức con cái khuyến khích người chăm sóc đánh giá trải nghiệm chăm sóc là một thử thách vượt qua thay vì là một yếu tố gây căng thẳng, do vậy nó trở thành động lực tốt hơn cho người chăm sóc để giữ thái độ tích cực và kiểm soát tốt hơn công việc chăm sóc cha mẹ của họ. Ngoài ra, một số các yếu tố nền tảng khác liên quan tới sự hỗ trợ gia đình, việc sử dụng các nguồn lực cộng đồng hay nhu cầu chăm sóc đều có tác động trực tiếp và gián tiếp tới kết quả chăm sóc tích cực, thúc đẩy tự chủ chăm sóc của NCS.

Dựa trên khung phân tích về tự chủ chăm sóc của Jones và cộng sự (2011), Saxena (2013) đã xem xét ảnh hưởng của sự hỗ trợ xã hội và nhu cầu chăm sóc (cụ thể


là nghề nghiệp của người chăm sóc, tình trạng sức khỏe của người được chăm sóc và thời gian chăm sóc) tới tự chủ chăm sóc. Mẫu nghiên cứu dựa trên 350 người hiện đang chăm sóc cho anh chị em gặp phải các khuyết tật nhận thức như bệnh down, tự kỷ, rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ hay khuyết tật về cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy hỗ trợ xã hội có tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới tự chủ chăm sóc thông qua đánh giá nhận thức chủ quan về công việc chăm sóc.

Có thể thấy các nghiên cứu sử dụng kết hợp hai dòng lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearlin và cộng sự (1990) và lý thuyết căng thẳng nhận thức của Lazarus và Forman (1984) đã đề cập tới kết quả chăm sóc liên quan tới việc đạt được sự kiểm soát đối với công việc chăm sóc hay nghiên cứu của Saxena (2013) đánh giá tác động trực tiếp của các yếu tố tới tự chủ chăm sóc. Đối với các yếu tố văn hóa trong nghiên cứu của John và cộng sự (2011), thì mới đề cập đến giá trị đạo đức con cái mà chưa đề cập tới khía cạnh yếu tố văn hóa khác là giá trị gia đình. Đối với biến hỗ trợ xã hội tuy được đề cập trong nghiên cứu của Saxena (2013) nhưng lại chỉ đánh giá sự hỗ trợ nói chung mà chưa đánh giá được cụ thể về mức độ hỗ trợ đối với từng nhóm nguồn lực khác nhau tới mức độ tự chủ của người chăm sóc, và tác động của hỗ trợ xã hội tới từng khía cạnh của tự chủ chăm sóc. Bối cảnh chăm sóc trong nghiên cứu này cũng có sự khác biệt so với bối cảnh nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, các nghiên cứu này vì kết hợp giữa hai dòng lý thuyết kể trên do vậy biến trung gian được nghiên cứu khi xem xét tác động của các yếu tố văn hóa tới kết quả chăm sóc chủ yếu tập trung vào biến đánh giá về công việc chăm sóc.

2.4. Tổng quan ảnh hưởng của các yếu tố liên quan người chăm sóc và người được chăm sóc đến kết quả chăm sóc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Theo lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990), đặc điểm bối cảnh chăm sóc bao gồm các yếu tố liên quan đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc, lịch sử chăm sóc, sự sẵn có của các chương trình chăm sóc, các yếu tố này có tác động trực tiếp và gián tiếp tới kết quả chăm sóc.

Đặc điểm người chăm sóc

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 6

Đặc điểm nhân khẩu học thì được xét trên nhiều yếu tố khác nhau: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân. Trong nghiên cứu Seeher và cộng sự (2013) cho rằng độ tuổi NCS có liên quan đến gánh nặng chăm sóc. Trong nghiên cứu Andrén & Elmståhl (2007) đã đề xuất rằng độ tuổi của người chăm sóc có mối quan hệ với gánh nặng ở các mức độ khác nhau. Một số tác giả chứng minh được rằng những người trẻ tuổi cảm thấy mức độ gánh nặng chăm sóc lớn hơn so với những


người già trong khi một số khác lại cho thấy kết quả trái chiều. Cả hai trường hợp đều hợp lý: những người chăm sóc lớn tuổi thường có thể chất kém và tâm lý không ổn định, trong khi những người trẻ thường có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc hoặc hạn chế về kiến thức xã hội.

Một cách giải thích khác cho kết quả trái ngược về tuổi tác có thể không liên quan tuyến tính đến gánh nặng của người chăm sóc được đề cập trong nghiên cứu của Andrén & Elmståhl (2007). Người chăm sóc trẻ có thể có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nó sẽ ảnh hưởng đến chiều tác động với gánh nặng chăm sóc. Khi tình hình chăm sóc tiến triển, họ có thể điều chỉnh theo tình huống và học hỏi thêm các kỹ năng chăm sóc. Tại thời điểm này, họ có thể trải qua ít gánh nặng chăm sóc hơn. Tuy nhiên, khi độ tuổi người chăm sóc tăng, người chăm sóc sẽ phải đối mặt với nhiều trách nhiệm hơn và thực hiện các yêu cầu chăm sóc tích lũy. Do đó, những người chăm sóc có thể có cảm nhận gánh nặng ngày càng tăng. Chăm sóc là một quá trình thay đổi liên tục nên chúng ta cần hiểu tầm quan trọng của sự thay đổi gánh nặng theo thời gian chứ không phải tại một thời điểm cố định.

Các nghiên cứu dưới đây đều đưa ra một kết luận giống nhau là số lượng nữ giới tham gia chăm sóc là nhiều hơn nam giới. Pöysti và cộng sự (2012) đã đưa ra lời giải thích cho kết luận trên rằng phụ nữ thường có trách nhiệm nhiều hơn trong việc gìn giữ hạnh phúc trong gia đình từ việc sinh con đến chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Xét về bản chất, phụ nữ thường có xu hướng giải quyết vấn đề bằng cảm xúc. Các khía cạnh về văn hóa cũng được chứng minh là có ảnh hưởng đến công việc chăm sóc. Người phụ nữ được kì vọng có lòng vị tha, có trách nhiệm,sự hy sinh nhiều hơn nên sẽ phù hợp hơn nam giới trong việc chăm sóc. Nhưng khía cạnh về giới tính này này lại đưa ra nhiều kết luận khác nhau về vấn đề liệu có tồn tại mối quan hệ đến kết quả chăm sóc không. Sherwood và cộng sự (2005) đưa thêm kết quả rằng không tồn tại một mối quan hệ giữa giới tính với áp lực chăm sóc.

Xét về trình độ học vấn, một số tác giả chứng minh được rằng trình độ học vấn tỉ lệ nghịch với gánh nặng chăm sóc không phân biệt tuổi tác của người chăm sóc. Papastavrou và cộng sự (2007) chỉ ra rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực tới gánh nặng của người chăm sóc. Nó giúp NCS dễ dàng tiếp cận và hiểu các kiến thức và kỹ năng liên quan tới công việc chăm sóc, giúp giải tỏa áp lực và lo lắng cũng như sức khỏe của họ. Ngoài ra, một số nghiên cứu như Knodel và cộng sự (2018) cũng cho thấy


mối liên hệ giữa trình độ học vấn của người chăm sóc và trải nghiêm chăm sóc người cao tuổi tại gia đình tuy nhiên chưa tập trung vào kết quả chăm sóc cụ thể.

Tình trạng hôn nhân và gánh nặng chăm sóc có mối quan hệ hai chiều: những người có nghĩa vụ chăm sóc mà đã kết hôn sẽ đương đầu với gánh nặng chăm sóc tốt hơn, có thể bởi vì họ có nhiều điều kiện tài chính và sự hỗ trợ xã hội hơn.

Tiếp theo Bauer & Sousa-Poza (2015) cũng chỉ ra về khía cạnh tình trạng việc làm của người chăm sóc. Thứ nhất, công việc chăm sóc cần nhiều thời gian, vì vậy người chăm sóc thường xuyên gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc chăm sóc cũng như việc làm của mình; Họ phải giảm giờ làm việc hoặc thậm chí bỏ việc để có thể chăm sóc đầy đủ cho người nhận chăm sóc. Thứ hai, những người thất nghiệp hoặc làm việc bán thời gian có nhiều khả năng trở thành người chăm sóc. Trong nghiên cứu của Zhan (2006), tình trạng việc làm của người chăm sóc có mối liên hệ với mức độ căng thẳng của họ. Đặc biệt theo như nghiên cứu chỉ ra, người thất nghiệp được chứng minh có mức độ căng thẳng cao hơn.

Đặc điểm người được chăm sóc

Các yếu tố căng thẳng được đề cập đến trong các nghiên cứu về kết quả chăm sóc, đặc biệt dưới khía cạnh gánh nặng chăm sóc được nhận thấy chủ yếu là tình trạng nhận thức và hành vi của người được chăm sóc, mức độ phụ thuộc hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động chức năng (ADL & IADL dependencies).

Nghiên cứu của Johns và cộng sự (2011) cho thấy tác động nghịch chiều giữa trạng thái sức khoẻ người được chăm sóc và mức độ gánh nặng và trạng thái căng thẳng của người chăm sóc. Cũng theo Kim và cộng sự (2012), tình trạng bệnh tật của người nhận chăm sóc là yếu tố cốt yếu giải thích cho gánh nặng đối với công việc chăm sóc. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu quốc gia của Mỹ về chăm sóc ở tuổi nghỉ hưu với lựa chọn bất kỳ 302 người từ cơ sở dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng bệnh tật liên quan tới việc đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có mối liên hệ cùng chiều với gánh nặng người chăm sóc. Bên cạnh đó, Morley và cộng sự (2012) đã chứng minh rằng mức độ tình trạng bệnh tật, sự minh mẫn về nhận thức của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người chăm sóc.

Lịch sử chăm sóc

Lịch sử chăm sóc bao gồm các yếu tố như mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc, thời gian chăm sóc có tác động tới kết quả chăm sóc theo lý thuyết


căng thẳng.

Yếu tố thứ nhất liên quan tới mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cụ thể như chồng – vợ, con trai con gái – bố mẹ. Ngoài ra lịch sử tình trạng quan hệ gắn bó hay xa cách giữa cha mẹ con cái hoặc vợ chồng cũng ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc. Nghiên cứu của Conde-Sala (2010) về gánh nặng giữa người chăm sóc, tập trung vào so sánh các yếu tố khác nhau tác động tới hai đối tượng là vợ chồng hoặc con cái của bệnh nhân mặc bệnh Alzheimer. Tác giả đã chứng minh được sự khác biệt về gánh nặng chăm sóc với cả hai đối tượng này.

Yếu tố thứ hai thuộc về lịch sử chăm sóc có tác động tới kết quả chăm sóc là thời gian chăm sóc. Theo Kim và cộng sự (2012) cho thấy số giờ chăm sóc có mối liên hệ thuận chiều với gánh nặng chăm sóc người cao tuổi. Bên cạnh đó, Morley và cộng sự (2012) cũng cho thấy tác động của thời gian chăm sóc tới chất lượng cuộc sống của người chăm sóc. Mẫu điều tra dựa trên 238 người chăm sóc với tuổi trung bình là 68,2 tuổi tại Anh. Kết quả định lượng cho thấy thời gian chăm sóc có tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống NCS.

2.5. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam về chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Các nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi tại gia đình ở Việt Nam chủ yếu xoay quanh các nghiên cứu thống kê về đặc điểm người chăm sóc và đặc điểm người cao tuổi được chăm sóc tại gia đình, các nghiên cứu liên quan tới các kết quả chăm sóc còn tương đối hạn chế. Tổng quan sau đây sẽ cho thấy rõ khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam.

Một số nghiên cứu có đề cập tới đối tượng chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, chẳng hạn như Trần Thị Mai và cộng sự (2020) chỉ ra rằng người chăm sóc là con cái (bao gồm con trai, con gái, con dâu, con rể) chiếm 49,2 % trong số những người thân thường chăm sóc cho người cao tuổi khi bị ốm và chiếm 53% tỷ lệ những người chăm sóc chính cho NCT tại gia đình. Tỷ lệ này tương tự giữa nhóm chăm sóc dài hạn và chăm sóc ngắn hạn cho người cao tuổi. Đồng thời, con cái cũng là nguồn lực hỗ trợ tài chính chủ yếu của người cao tuổi trong các hoạt động điều trị liên quan tới chăm sóc sức khỏe (Trần Thị Mai và cộng sự, 2020). Cũng theo kết quả điều tra của nghiên cứu này, thì nhóm người chăm sóc mà người cao tuổi mong muốn nhất khi nhu cầu chăm sóc dài hạn tăng lên đó là nhóm con trai và con gái. Điều này phản ánh truyền thống văn hóa tại các quốc gia phương Đông và tại Việt Nam nói riêng, người cao tuổi phụ thuộc và kỳ vọng rất nhiều vào sự chăm sóc của con cái khi về già. Tương tự, Truong (2015)


cũng khẳng định vai trò chăm sóc chính cho NCT của các thành viên trong gia đình qua trích dẫn Chương 2, Mục 1, Điều 10 của Luật Người cao tuổi rằng con, cháu và những người thân khác có nghĩa vụ đảm bảo an sinh cho NCT trong gia đình. Như vậy, “trách nhiệm gia đình trong việc chăm sóc các thành viên lớn tuổi không chỉ giới hạn trong công việc hàng ngày mà còn được nhấn mạnh bởi các chính sách của Chính phủ” (Đảm và cộng sự, 2009; Trương, 2015).

Khi nghiên cứu về sự trao đổi giữa các thế hệ trong gia đình thì Trần Thị Mai và cộng sự (2020) cho rằng với xu hướng chuyển dịch từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân hiện đại dẫn tới “sự suy giảm dần về các giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo”. Tác giả nghiên cứu các dữ liệu liên quan tới tần suất đến thăm và liên lạc qua thư, gọi điện thoại hoặc nhắn tin giữ NCT và con cái hoặc đo lường mức độ hỗ trợ thường xuyên qua lại giữa cha mẹ và con cái. Ngoài ra, nghiên cứu về sự hỗ trợ xã hội đối với người chăm sóc, kết quả cho thấy 25,7% người chăm sóc cho rằng họ nhận được hỗ trợ từ gia đình/bạn bè/hàng xóm trong việc thực hiện các công việc liên quan tới việc chăm sóc NCT tại gia đình.

Về kết quả chăm sóc, một số nghiên cứu đánh giá mức độ gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính. Chẳng hạn như Vũ Thị Quý và cộng sự (2020) nghiên cứu về gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần kinh Hưng Yên năm 2020, tuy nhiên kết quả không tập trung vào nhóm người cao tuổi. “Kết quả điểm trung bình gánh nặng cao nhất là 82 và thấp nhất là 10”. “Không có sự khác biệt đáng kể về gánh nặng chăm sóc giữa hai giới nam – nữ và mối quan hệ với người bệnh”. Hay một nghiên cứu khác của Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự (2013) về đánh giá gánh nặng của người chăm sóc trong bệnh Alzheimer thì chứng minh được rằng mức độ gánh nặng chăm sóc có liên quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, các kết quả khác liên quan tới người chăm sóc thì 18% người chăm sóc cho thấy gặp vấn đề với NCT, 20% gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất; 31,7% gặp vấn đề trong việc kết hợp với công việc hàng ngày và vấn đề tài chính (Trần Thị Mai và cộng sự, 2020).

2.6. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.6.1. Ứng dung mô hình lý thuyết quá trình căng thẳng trong nghiên cứu tự chủ chăm sóc

Lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) chỉ ra rằng, người chăm sóc sẽ phải đối mặt với 2 nhóm gây căng thẳng. Nhóm gây căng thẳng thứ nhất bao gồm chủ yếu các yếu tố


khách quan tác động trực tiếp tới kết quả chăm sóc như nhu cầu chăm sóc hay đặc điểm người được chăm sóc. Nhóm gây căng thẳng thứ hai bao gồm các yếu tố như xung đột vai trò (role conflict, sự đảm bảo về thu nhập). Tuy nhiên lý thuyết này chỉ ra rằng, với việc đối mặt cùng với hai nhóm căng thẳng này, thì kết quả chăm sóc vẫn có sự khác biệt đối với các nhóm chăm sóc khác nhau. Chẳng hạn, với cũng hai người chăm sóc đều phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò (vai trò chăm sóc và làm việc), nhưng kết quả chăm sóc lại có sự khác biệt. Do vậy, lý thuyết chỉ ra rằng tồn tại các yếu tố nguồn lực khác tác động tới quá trình căng thẳng của một người. Các yếu tố nguồn lực này bao gồm nguồn lực cá nhân (chiến lược đối mặt), nguồn lực xã hội (sự hỗ trợ xã hội) ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới kết quả chăm sóc. Các nghiên cứu dựa trên lý thuyết quá trình cẳng thẳng đã cho thấy, khi một cá nhân có đủ nguồn lực cá nhân và nguồn lực xã hội để đối mặt với các vấn đề căng thẳng thì ảnh hưởng của các yếu tố căng thẳng này tới quá trình chăm sóc sẽ giảm xuống (Cassel, 1976). Vậy trong luận án này tác giả đặt câu hỏi, khi có sự xuất hiện của các nguồn lực này hoặc yếu tố nền tảng liên quan tới các nguồn lực này (như văn hóa, địa vị kinh tế xã hội, …) thì có làm cải thiện kết quả chăm sóc tích cực của người chăm sóc, cụ thể trên khía cạnh tự chủ chăm sóc hay không? Hiện tại lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) có đề cập tới một số khía cạnh tích cực của kết quả chăm sóc như mức độ hạnh phúc (well-being) hay sự nỗ lực đạt được của người chăm sóc. Tuy nhiên, luận án này đề cập tới một khía cạnh kết quả tích cực khác đó là sự tự chủ của người chăm sóc.

Lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) đề cập nhiều yếu tố tác động tới quá trình căng thẳng, tuy nhiên trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung vào ba yếu tố đó là sự hỗ trợ xã hội, giá trị gia đình, xung đột công việc – chăm sóc. Theo lý thuyết này, hai nguồn lực bao gồm nguồn lực xã hội và nguồn lực cá nhân sẽ thúc đẩy kết quả chăm sóc tích cực đối với người chăm sóc. Do luận án nghiên cứu về kết quả tích cực trên khía cạnh tự chủ chăm sóc, do vậy sẽ hướng đến giải thích cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực và các yếu tố nền tảng liên quan tới các nguồn lực này (như văn hóa, địa vị kinh tế xã hội…) tác động như thế nào tới quá trình chăm sóc để đạt được kết quả chăm sóc tích cực. Thứ nhất, nguồn lực xã hội đề cập đến sự hỗ trợ xã hội đối với người chăm sóc, lý thuyết này chỉ ra rằng sự hỗ trợ xã hội này sẽ thúc đẩy các kết quả tích cực đối với quá trình chăm sóc. Do vậy, dựa trên quan điểm lý thuyết của Pearlin và cộng sự (1990), tác giả cũng xem xét tác động của yếu tố nguồn lực hỗ trợ xã hội tới việc đạt được kết quả tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Xét về nguồn lực cá nhân, mô hình lý thuyết đề cập tới các phương thức đối mặt (coping strategies) mà các cá nhân lựa chọn sẽ giúp họ vượt qua được những thử thách khó khăn mà họ gặp phải. Phương thức đối mặt thể hiện các hành vi mà các cá nhân


sử dụng để nỗ lực ngăn chặn hoặc tránh các yếu tố gây căng thẳng và hậu quả của nó (Pearlin, 1991; Pearlin & Aneshensel, 1986). Những hành vi này có thể thay đổi tình huống dẫn tới việc phát triển các yếu tố gây căng thẳng hoặc để xác định ý nghĩa của các yếu tố gây căng thẳng theo cách làm giảm sự gia tăng căng thẳng. Chẳng hạn như người chăm sóc hiểu được ý nghĩa của công việc chăm sóc thì sẽ giảm sự gia tăng căng thẳng trong quá trình chăm sóc, và từ đó hướng tới các kết quả chăm sóc tích cực hơn đối với họ. Tuy nhiên, khi đề cập tới nguồn lực cá nhân này, Pearlin và cộng sự (1981) nhấn mạnh cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố nền tảng là gốc rễ, quyết định hành vi lựa chọn chiến lược đối mặt này. Các yếu tố nền tảng đó bao gồm giá trị niềm tin văn hóa, địa vị kinh tế xã hội, lịch sử cá nhân,…Trong đó, đặc biệt giá trị niềm tin văn hóa (bao gồm niềm tin về giá trị gia đình) là yếu tố giá trị truyền thống đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia chuyển đổi phát triển kinh tế xã hội hiện đại hóa như Việt Nam. Do vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearlin và cộng sự (1990), luận án sẽ làm rõ yếu tố nền tảng liên quan tới văn hóa, cụ thể là niềm tin về giá trị gia đình sẽ tác động như thế nào tới quá trình căng thẳng của người chăm sóc, hướng tới việc đạt được tự chủ chăm sóc của họ. Việc lựa chọn yếu tố niềm tin giá trị gia đình và đánh giá tác động của nó tới quá trình và kết quả chăm sóc sẽ giúp đi sâu vào bản chất của việc hình thành nguồn lực cá nhân của người chăm sóc trong bối cảnh chăm sóc tại Việt Nam, đem lại góc nhìn sâu sắc hơn khi đề cập đến nguồn lực cá nhân này.

Ngoài ra, lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) đề cập tới 2 nhóm nhân tố gây căng thẳng. Ngoài nhóm nhân tố gây căng thẳng chính liên quan tới đặc điểm người chăm sóc, nhu cầu chăm sóc mà bất cứ người chăm sóc nào cũng phải đối mặt thì nhóm nhân tố gây căng thẳng thứ cấp về xung đột vai trò liên quan trực tiếp tới đối tượng nghiên cứu của luận án là người chăm sóc hiện vẫn đang đi làm. Họ sẽ phải đối mặt nhiều với nhóm gây căng thẳng thứ hai liên quan tới xung đột khi phải đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò: vai trò chăm sóc và vai trò lao động ngoài ra hội. Tuy nhiên rõ ràng rằng, với cùng hai người chăm sóc đều phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò (vai trò chăm sóc và làm việc), nhưng kết quả chăm sóc lại có sự khác biệt. Do vậy việc tập trung khai thác tác động của các biến số nền tảng, cụ thể trong luận án này là giá trị gia đình, sẽ giúp hiểu rõ hơn về một phần về cơ chế tác động của các yếu tố tới nhóm nhân tố gây căng thẳng thứ cấp, cụ thể là xung đột công việc – chăm sóc trong mô hình nghiên cứu của Pearlin và cộng sự (1990), từ đó sẽ có thể đánh giá được tác động của nó tới kết quả chăm sóc tích cực của đối tượng chăm sóc là người lao động gia đình vẫn đang đi làm.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí