Phương Thức Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Nho Giáo Đến Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa


chặt giữa nhà - làng - nước. Gia đình tốt thì xã hội tốt, gia đình ổn định thì cộng đồng ổn định, phát triển.

Do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, coi trọng quan hệ huyết thống và đề cao danh dự GĐ, dòng họ. Nên các thành viên trong gia đình, dòng họ thường có ý thức đoàn kết giúp đỡ nhau vươn lên, nhắc nhở nhau giữ gìn danh dự bản thân, gia đình, dòng họ, không để mọi người trong cộng đồng cười chê, khinh miệt. Vì thế, ở nhiều địa phương, chúng ta thấy vai trò không nhỏ của các gia đình, dòng họ trong việc tham gia tích cực vào các phong trào do cộng đồng phát động, như phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự địa phương..., góp phần giữ gìn ổn định và phát triển cộng đồng.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Do quá đề cao các MQH trong GĐ, dòng họ (tư tưởng “thân tộc”) nên nhiều khi dẫn tới tình trạng tuyệt đối hóa vai trò của gia đình trong cộng đồng. Đặc biệt, trong các gia đình truyền thống xưa, rất mực đề cao quan hệ gia tộc, chú trọng đến lợi ích riêng của gia tộc, dòng họ mình, của “tôn thất”, “hoàng gia”. Chính từ đó mà các lễ nghi, thể chế pháp luật đều nhằm bảo vệ trước hết quyền lợi của gia tộc. Xuất phát từ tư tưởng “thân tộc” nên khi xảy ra mâu thuẫn thì “tình nhà” vẫn thường được đề cao hơn “phép nước”; vì coi trọng lợi ích gia đình, dòng tộc nên dẫn tới tình trạng bè phái, cát cứ, cục bộ về lợi ích theo kiểu “gia đình trị”, “Một người làm quan cả họ được nhờ”... Điều này tạo ra sự mất đoàn kết và bất công nhất định giữa các dòng họ, nhóm người trong cộng đồng, tạo nên sự phân tầng đẳng cấp “xã hội - gia đình”, làm hạn chế động lực xây dựng và phát triển cộng đồng. Đây là rào cản lớn trong việc xây dựng GĐVH gắn với xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2.3.3. Phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến xây dựng gia đình văn hóa

Thứ nhất, thông qua con đường giáo dục đạo đức trong gia đình

Gia đình Việt Nam từ xưa đến nay luôn rất đề cao việc giáo dục đạo đức, đặc biệt thông qua con đường cha truyền, con nối. Trong xã hội phong kiến, có


nhiều quy phạm ĐĐNG được sử dụng làm căn cứ, quy tắc để xây dựng nền nếp gia phong trong các gia đình. Những quy tắc ấy đã trở thành chuẩn mực để đánh giá hành vi ứng xử của các thành viên đối với nhau: giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh và em, và cũng lấy đó làm cơ sở để quy định cách ứng xử của con người trong những mối quan hệ xã hội khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Trải qua hàng trăm năm dưới chế độ phong kiến, những nền nếp gia phong theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã trở thành nét văn hóa truyền thống của mỗi gia đình, được cụ thể hóa thành sinh hoạt hàng ngày của con người trải qua nhiều thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác. Con người trong xã hội hiện nay dù không được tiếp cận đầy đủ với nền giáo dục Nho học và cũng không hiểu cặn kẽ, sâu sắc nội dung các chuẩn mực ĐĐNG, nhưng thông qua giáo dục gia đình, thông qua sự trau truyền và dạy dỗ của ông bà, cha mẹ mà hàng ngày con người vẫn tiếp nhận đạo đức Nho giáo. Ông bà, cha mẹ hàng ngày vẫn dạy con cháu những chuẩn mực về đạo làm người có “hiếu”, có “trung”, có “nhân”, có “nghĩa”, có “lễ”…, theo tinh thần căn bản của ĐĐNG như những gì đã có trong gia đình xưa. Như vậy, dù dụng ý hay không dụng ý thì thông qua con đường giáo dục gia đình đã tạo cơ hội cho Nho giáo, ĐĐNG tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng nhất định đến từng gia đình người Việt hiện nay.

Thứ hai, thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương, gia đình.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 10

Sự ảnh hưởng của ĐĐNG đối với gia đình hiện nay đa phần không phải là sự ảnh hưởng trực tiếp mang tính kinh điển, sách vở, mà chủ yếu thông qua các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi thức thờ cúng, tâm lý truyền thống…, của địa phương, gia đình, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Con người trong xã hội hiện nay không có điều kiện tiếp xúc với Nho giáo một cách đầy đủ, bài bản, có hệ thống, nhưng Nho giáo vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày, vì đạo đức Nho giáo vẫn tồn tại, hiện hữu trong các lễ nghi, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ của người Việt. Khi được thẩm thấu và trở thành một bộ phận trong phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt thì đạo đức Nho giáo đã


được giữ gìn, bảo lưu, truyền từ đời này sang đời khác, từ quá khứ đến hiện tại, trở thành những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy, mặc dù ngày nay xã hội có nhiều biến đổi, đời sống vất chất và tinh thần của con người cũng có nhiều đổi thay, nhưng đạo đức Nho giáo vẫn hiện hữu và ảnh hưởng đến đời sống gia đình và quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình người Việt hiện nay.

Trong xã hội xưa, các chuẩn mực đạo đức Nho giáo được đem ra làm thước đo để đánh giá hành vi của một con người là thiện hay ác, tốt hay xấu, đúng hay sai… từ đó, một cách vô hình, những chuẩn mực đạo đức này tạo nên sức ép mạnh mẽ nhằm điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của con người. Những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức Nho giáo “nhân”, “lễ”, “trung”, “hiếu”, “tam tòng”, “tứ đức”…, không những bị pháp luật trừng trị mà còn bị gia đình ruồng bỏ, xã hội lên án. Thậm chí, ngay cả khi những người vi phạm đã thực hiện xong các hình phạt về mặt pháp luật thì họ vẫn bị dư luận xã hội lên án trong một thời gian dài sau đó, nhiều khi là cho tới lúc chết và cả sau khi chết. Hiện nay, chúng ta cũng dễ bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên lên án các hiện tượng được coi là “vi phạm luân thường đạo lý” như: bất hiếu, bất nhân, bất luân hay những hành vi vi phạm “tứ đức” của người phụ nữ…, thường bị phê phán kịch liệt, dù rằng đa phần họ không biết đó là xuất phát từ đạo đức Nho giáo.

Thứ ba, thông qua hệ thống hương ước làng xã

Trong xã hội xưa, để quản lý gia đình, làng xã, bên cạnh hệ thống luật pháp của triều đình thì còn có hương ước của từng làng xã. Những bản hương ước này thường được biên soạn bởi các bậc Nho học, dựa trên cơ sở lý luận là những cuốn sách kinh điển và nền tảng luân lý, đạo đức của Nho giáo. Chính vì lẽ đó mà về cơ bản các hương ước của các làng xã Việt Nam đều in đậm dấu ấn của Nho giáo. Từ những điều khoản, quy ước trong hương ước mà đạo đức Nho giáo đi vào đời sống nhân dân một cách dễ dàng.


Trong hương ước của các làng xã Việt Nam xưa về cơ bản đều có những điều khoản quy định, ràng buộc về hành vi đạo đức tuân theo các chuẩn mực của ĐĐNG, lấy các chuẩn mực đạo đức Nho giáo làm quy ước điều chỉnh hành

vi. Hương ước đưa ra các quy định về tội bất hiếu, bất trung, bất nghĩa với những hình phạt rất nặng, như: bất hiếu (có cha mẹ mà bỏ bê, không cung kính, phụng dưỡng, chửi bới cha mẹ), bất mục (không hòa mục trong cửu tộc)… [118, tr.363]. Xuất phát từ chuẩn mực đạo đức Nho giáo, các hương ước còn quy định trật tự theo thứ bậc, trên dưới hết sức chặt chẽ từ trong gia đình đến ngoài làng xã. Những điều này được thực thi một cách nghiêm ngặt trong cộng đồng các làng xã qua hàng trăm năm trong xã hội phong kiến, từ đó tạo ra cho con người những thói quen, tập tục với cách thức ứng xử, sinh hoạt theo hương ước. Cho đến nay, ở nhiều làng quê Việt Nam vẫn xây dựng hương ước làng xã để duy trì trật tự cộng đồng và giữ gìn các phong tục, văn hóa truyền thống của địa phương. Mặc dù các bản hương ước hiện nay được xây dựng dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là chủ đạo, nhưng bên cạnh đó vẫn còn lưu giữ những phong tục, tập quán truyền thống, đặc biệt là những giá trị của ĐĐNG.

Như vậy, bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau, những tư tưởng đạo đức của Nho giáo ở một khía cạnh nào đó, vẫn tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình và đến việc xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay. Người Việt Nam hiện nay dù không học đạo Nho, cũng chưa từng đọc qua kinh điển Nho giáo, không được giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức Nho học một cách chính thống và cũng không hiểu một cách tường tận thế nào là “tam cương”, “ngũ thường”, “tứ đức” theo quan niệm Nho giáo… nhưng hàng ngày, họ vẫn sống và tuân thủ theo một số quy tắc đạo đức này. Trong suy nghĩ và hành động của nhiều người dân vẫn bị chi phối bởi lăng kính của đạo đức Nho giáo một cách vô thức.


Tiểu kết chương 2

Đạo đức Nho giáo bao gồm nhiều nội dung khác nhau, thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Nhưng liên quan đến đạo đức trong gia đình thì bao gồm các nội dung chủ yếu như: tư tưởng “tam cương”, “ngũ thường”, tư tưởng “hiếu” và tư tưởng “tứ đức”.

Xây dựng GĐVH là một phong trào phát triển mạnh mẽ từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” (1998) mà mục tiêu hướng tới là xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”[19, tr.128]. Nội dung của nó được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa - đạo đức, xã hội.

Trong quá trình xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có đạo đức Nho giáo. Thông qua truyền thống giáo dục gia đình theo hướng trau truyền những tư tưởng đạo đức Nho giáo từ đời này qua đời khác; thông qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng của địa phương và gia đình, thông qua dư luận xã hội hay thông qua các bản hương ước làng xã mà đạo đức Nho giáo duy trì sự ảnh hưởng trong văn hóa gia đình và xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay.

Đạo đức Nho giáo ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến quá trình xây dựng GĐVH trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều nội dung, mà biểu hiện rõ nhất đó là về mặt văn hóa - đạo đức. Đạo đức Nho giáo ảnh hưởng tích cực đến xây dựng GĐVH hòa thuận, hạnh phúc; cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo, vợ chồng yêu thương, thủy chung, gắn bó; anh em hòa thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau; có quan hệ tình nghĩa, giữ gìn ổn định xóm giềng... Bên cạnh đó, ĐĐNG cũng có sự tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái; giữa chồng với vợ; giữa anh chị em với nhau; và giữa các gia đình, dòng họ trong cộng đồng.


Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

3.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục

3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sông Hồng (còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ) trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng). Toàn vùng có diện tích khoảng 21.063,1 km2, chiếm 6,4 % diện tích toàn quốc [25, tr.68]. Đồng bằng sông Hồng hiện nay gồm gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh). Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, có vị trí đia lý là trung tâm của miền Bắc, là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực trong nước. Đặc biệt, ĐBSH còn là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam, thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, vùng đất này sớm chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa các nước lân cận, đặc biệt là văn hóa của Trung Quốc từ phương Bắc xuống. Từ rất sớm, Nho giáo Trung Quốc đã du nhập vào vùng đất này bằng nhiều con đường và mục đích khác nhau, tác động đến đời sống văn hóa của người dân, đặc biệt là văn hóa của các gia đình. Vì thế, trong truyền thống văn


hóa gia đình người dân vùng ĐBSH cho đến nay chịu ảnh hưởng sâu sắc của các chuẩn mực đạo đức Nho giáo.

Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, ĐBSH còn là vùng đất màu mỡ, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có lượng phù sa lớn bồi đắp từ hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, do đó nơi đây trở thành vùng đất rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Trong lịch sử, vùng đất này gắn với nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Tư duy nông nghiệp và tính cộng đồng làng xã là cơ sở tự nhiên góp phần duy trì, bảo lưu lâu dài những giá trị đạo đức tốt đẹp trong gia đình như: nền nếp gia phong “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, vợ chồng tình nghĩa thủy chung, anh em hòa thuận, gia đình và cộng đồng đoàn kết, gắn bó..., nhưng cũng chính môi trường này trở thành nơi trú ngụ bền vững của tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, thiếu dân chủ trong gia đình, là vật cản đối với quá trình xây dựng GĐVH ở địa phương hiện nay.

3.1.1.2. Về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục

- Về kinh tế - xã hội:

Đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế lớn, quan trọng của cả nước. Đây là vùng bao quanh tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc, do đó trong quá trình CNH, HĐH, vùng này có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải phòng, Quảng Ninh..., góp phần nâng cao đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội của vùng phát triển năng động.

Đồng bằng sông Hồng là vùng đi đầu trong việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN so với các địa phương khác trong cả nước. Sự phát triển của KTTT định hướng XHCN đã tạo ra điều kiện thuận lợi giúp cho các gia đình năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế gia đình, làm cho đời sống vật chất được nâng cao, có điều kiện để nuôi dưỡng con cái, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng góp phần phát triển công tác xây dựng GĐVH ở nơi đây. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, “phú quý sinh lễ nghĩa”, vì thế nhiều giá trị ĐĐNG không những được


các gia đình lưu giữ mà còn phát huy, nhân rộng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Con cháu có điều kiện quan tâm, báo hiếu ông bà cha mẹ, chăm sóc ông bà cha mẹ có cuộc sống vật chất đầy đủ, thoải mái; trẻ nhỏ trong gia đình được cha mẹ đáp ứng tốt về điều kiện sống, điều kiện học hành; vợ chồng có điều kiện quan tâm tốt hơn đến nhu cầu, sở thích, mong muốn của nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với cơ cấu ngành nghề đa dạng, người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng vào kinh tế gia đình và xã hội, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình ngày càng được nâng lên. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng dẫn đến sự xung đột và xu hướng phá vỡ những định kiến cũ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em trong gia đình..., góp phần thực hiện tiêu chí ứng xử trong GĐVH “Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ” [6, tr.1]. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với những mặt trái của nó cũng dẫn đến “Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng..., nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Những xung đột thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới” [27, tr.27]. Hơn nữa, nhiều người, nhiều gia đình hiện nay do quá chú trọng giá trị vật chất, lợi nhuận mà sẵn sàng làm ăn phi pháp, bất chấp đạo lý, tạo ra tiền lệ xấu cho con cái làm theo, từ đó hình thành nên vấn nạn nhức nhối cho xã hội. Điều này tác động tiệu cực tới việc xây dựng GĐVH.

- Về chính trị - xã hội:

Thiết chế xã hội là yếu tố mạnh mẽ nhất của kiến trúc thượng tầng, tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, với lịch sử gần một nghìn năm (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), dưới sự tồn tại của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Hồng (đặc biệt từ thời Lý), Nho giáo được bảo trợ bởi chính trị đã tiến những bước dài trong quá trình ảnh hưởng so với thời kỳ trước độc lập. Cũng giống như các triều đại phong kiến Trung Quốc, đa phần các Vương triều phong kiến Việt Nam đều trọng dụng tư tưởng Nho giáo, coi đây là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023