Giải Pháp Về Thị Trường Tiêu Thụ Chè


5. Lập kế hoạch sát với thực tế, khuyến khích người trồng chè hăng say lao động sản xuất.

6. Duy trì việc tổ chức Lễ hội chè hàng năm để nông dân trồng chè có điểm vui chơi đầu xuân và là cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình.

Theo nghiên cứu của Mạc Thị Khánh Linh (2011), tác giả đã nghiên cứu hiệu quả sản xuất – kinh doanh chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế giống chè Trung du và chè cành (chủ yếu là giống chè cành LPD1 và TRI777, vì đây là những giống chè cành được trồng phổ biến).

Nghiên cứu dựa trên hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản sản xuất (năng suất, giá, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và công lao động) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Theo nghiên cứu của Lê Lâm Bằng (2008), tác giả đã nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn – Yên Bái.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu quá trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở các xã: Tân Thịnh, Sùng Đô và Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Hảo (2011) về Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ tại huyện Đồng Hỷ.

Để đẩy mạnh việc sản xuất chè trên địa bàn huyện và nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho nông hộ trong thời kỳ hội nhập tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau:

1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ chè

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển làm trong và ngoài nước, Festival


chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu.

2. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu

Định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen. Đối với chè xanh, đang dạng hóa sản phẩm theo hướng an toàn, chất lượng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản Thái Nguyên. Quy hoạch sản xuất chè an toàn: xác định điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè (đất, nước, người lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.

3. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư sản xuất

Qua điều tra và nghiên cứu thực tế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn đầu tư, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè. Các đơn vị các cấp, các ngành, huyện cần xem xét phương thức cho vay cụ thể với thủ tục đơn giản, tỷ lệ lãi suất thấp, các hình thức cho vay phù hợp

4. Các giải pháp về khuyến nông

Cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5. Các giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Tiến hành đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao.


1.4. Kinh nghiệm trên thế giới

Trung Quốc hiện là nước sản xuất, xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới với sản lượng chè búp khô trung bình 1,3 triệu tấn/năm. Ở Trung Quốc, có

1.200 loại danh trà, chủng loại đa dạng. Sản lượng chè ngon chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng loại chè này chiếm tới 70% tổng giá trị sản lượng. Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến nay, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này đã làm cho chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một số điểm sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “một ổn định, ba nâng cao” - tức là ổn định diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản lượng trên một đơn vị canh tác; nỗ lực mở rộng và xây dựng vườn chè tiêu chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vô tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè già cỗi và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp bằng chất không có độc như vật lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy của cơ sở sản xuất chè và nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc, dần hòa nhập với quốc tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cấp ngành sản xuất chè, mở rộng phát triển quảng bá kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật sản xuất chè, cơ giới hóa máy móc chế biến gia công chè và kỹ thuật sản xuất tự động hóa và gia công chè; tăng cường giám sát chất lượng, định kỳ kiểm tra đối với thị trường chè; nâng cao nhận thức nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh; thông qua việc tăng cường tuyên truyền văn hóa chè và tác dụng của chè đối với sức khỏe, bao gồm phát triển mạnh mẽ triển lãm chè trên toàn quốc để nâng cao nhận thức cho người dân một cách hiệu quả về tác dụng uống chè sẽ có lợi cho sức khỏe từ đó làm cho mọi người thích uống chè, và như vậy khả năng tiêu thụ chè sẽ không ngừng nâng lên.

Malaysia cũng là một quốc gia thành công trong sản xuất chè. Để đẩy mạnh phát triển ngành chè, năm 1955, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia


được thành lập. Hiệp hội được thành lập với mục đích phấn đấu bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành viên, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 100 thành viên phân phối trên toàn Malaysia.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi cho sức khỏe; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên cơ sở có sự phối hợp với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi ích của việc uống trà. Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt tài chính để giúp họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và hỗ trợ họ quảng bá thương hiệu của riêng họ. Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào được thị trường quốc tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia. Malaysia cũng đẩy mạnh các hoạt động triển lãm chè quốc tế hoặc tổ chức các chuyến đi thăm quan triển lãm chè quốc tế nhằm mục đích tương tác với các thương gia chè quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chè. Điểm đáng chú ý, để nâng cao cấp bậc thương hiệu quốc tế quan điểm của ngành chè Malaysia là không tự mãn hay bảo thủ đối với sản phẩm chè và hình dáng, đóng gói là một phần không thể thiếu để nâng cao thương hiệu sản phẩm. Ra sức tìm hiểu về thương hiệu quốc tế cũng như những công nghệ tiên tiến trên thế giới để rút kinh nghiệm hay ứng dụng để khắc phục những điểm yếu còn hiện hữu của ngành chè Malaysia… (Báo mới, Kinh nghiệm của một số nước về phát triển ngành chè, ngày 14/11/2011).

1.5. Kết luận

Từ khái niệm và đặc điểm của sản xuất cho thấy nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của mỗi nước, nó không những tạo ra lương thực, thực phẩm mà còn tạo ra các sản phẩm mong muốn khác cho con người.


Lý thuyết của các nhà kinh tế học cho thấy, qua trình phát triển nông nghiệp đitừ thấp đến cao. Khi thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới gắn với thị trường sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.

Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đã cho thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Do có tiến bộ công nghệ nên đã thúc đẩy năng suất tăng nhanh trong nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tiến bộ công nghệ không những làm tăng sản lượng mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm.Trong ngành trồng trọt, đây là điều rất quan trọng vì tăng sản lượng phải đi đối với tăng chất lượng mới đạt được hiệu quả. Đối với Việt Nam hiện nay, năng suất lao động nông nghiệp còn rất thấp só với các nước trong khu vực; lợi thế giá rẻ về nhân công đang mất dần, vì vậy cần chú ý phát triển kỹ thuật, công nghệ, đưa phương tiện cơ giới hoá vào canh tác, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học mới tăng năng suất, hiệu quả kinh tế được, đồng thời phải đầu tư thâm canh, nâng cao trình độ, tay nghề của người sản xuất.

Qua những nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam cho thấy kiến thức nông nghiệp của hộ nông dân còn thấp, vì vậy để cải tiến, giúp cho hộ nông dân nâng cao kiến thức, nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới và có thể phối hợp các nguồn lực đầu voà hiệu quả thì dịch vụ thông tin kỹ thuật nông nghiệp cần được hình thành trên nền tảng đầu tư của Nhà nước, đó chính là hệ thống khuyến nông. Hệ thống khuyến nông được đầu tư phát triển không những từ một nguồn là Nhà nước mà còn từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp qua mô hình xã hội hoá khuyến nông.

Đối với các nước phát triển trên thế giới, việc nâng cao sản lượng chè chất lượng cao và giá trị gia tăng là ưu tiên hàng đầu. Các quốc gia chú trọng nâng cao sản lượng chè đi đôi với gia tăng chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu. Một biện pháp để nâng cao năng suất


chè là tưới đủ nước, thay thế những cây chè già cỗi bằng những giống cây mới. Để phát triển ngành hàng và thúc đẩy xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè được thành lập có sự hỗ trợ của chính phủ để thu mua, chế biến, lưu trữ và bán vào những thời điểm thích hợp. Qua kinh nghiệm của các nước trồng chè trên thế giới, chúng ta có thể nghiên cứu, sàng lọc để áp dụng cho các khu vực trồng chè ở Thái Nguyên, Yến Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, từ đó làm tăng uy tín, khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam.

Trong chương 1, tác giả cũng đã đề cập đến lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp, trong đó có vốn trong nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp, đất nông nghiệp, công nghệ, nước tưới, phân bón và kiến thức nông nghiệp. Các yếu tố này đều rất quan trọng, có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận…Để có vốn đầu tư trong nông nghiệp thì ngoài vốn tích luỹ từ bản thân khu vực nông nghiệp, các hộ nông dân còn được nhận vốn đầu tư từ ngân sách, vốn vay. Tín dụng nông thôn là một trõng những kênh cung cấp vốn hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy cần chú ý phát triển thị trường tín dụng nông thôn ở Viêt Nam. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó, đầu từ nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tắng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động thì lao động đó phải được giáo dục và đào tạo. Đối với yếu tố công nghệ, phải đặc biệt chú trọng do nó được xem là đầu vào làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động. Để tiết kiệm chi phí, hợp lý hoá quy trình chăm sóc cây công nông nghiệp, giúp cây phát triển ổn định,đạt hiệu quả nhưng không làm xấu môi trườn đất, nước thì phương pháp tưới nước, bón phân hợp lý cần được nghiên cứu cụ thể để hộ nông dân áp dụng.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè ?

2. Yếu tố đầu vào nào làm tăng hiệu quả cây chè ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành phố Thái Nguyên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của thành phố. Chọn 5 xã làm điểm nghiên cứu từ 2 vùng trong thành phố đó là xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương thuộc vùng trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn và là những xã có trên 96% số hộ trong xã sống bằng nghề trồng chè. Chọn xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng đại diện cho các xã, phường còn lại. Mỗi xã chọn 40 hộ, các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Phiếu điều tra được xây dựng trước. Để đảm bảo tính chính xác , trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thử và điều chỉnh mẫu phiếu phù hợp khi tiến hành điều tra đồng bộ.

Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra theo xã

Đơn vị tính: Hộ gia đình


STT

Tên xã điều tra

Số mẫu

Tỉ lệ %

1

Xã Phúc Xuân

40

20

2

Xã Phúc Trìu

40

20

3

Xã Tân Cương

40

20

4

Xã Phúc Hà

40

20

5

Xã Quyết Thắng

40

20


Tổng cộng

200

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 5


Do đối tượng tham gia đều là nông dân, cách phỏng vấn là phối hợp với các cán bộ khuyến nông của các xã tổ chức họp để phổ biến mục đích nghiên cứu, phát bảng câu hỏi, hướng dẫn cách điền thông tin, ý kiến, cho điểm trả lời. Số mẫu đạt yêu cầu là 200.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập số liệu:

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các nghiên cứu cá nhân trong ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Những thông tin, tài liệu này được thu thập dựa trên phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rural Rapid Appraisal) và phiếu điều tra.

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này được sử dụng ngay ở giai đoạn đầu nhằm tiếp cận và tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội thông qua việc đi khảo sát, quan sát địa bàn nghiên cứu.

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Có nghĩa là trực tiếp tiếp xúc với người dân, tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong đợi của người dân. Điều tra và phỏng vấn trực tiếp những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập và vận hành quá trình sản xuất chế biến, tiêu thụ chè, làm cơ sở để đưa ra những định hướng và những giải pháp.

* Phương pháp điều tra hộ

Việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra các hộ nông dân đang tham gia trồng chè tại địa bàn nghiên cứu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023