Lý Thuyết Về Giá Sản Phẩm, Giá Trị Tổng Sản Phẩm, Lợi Nhuận, Thu Nhập Lao Động Gia Đình, Tỉ Suất Lợi Nhuận


tưới hợp lý cần tính toán đến yêu cầu sinh lý của cây, điều kiện thời tiết khí hậu, lượng mưa từng vùng, đặc điểm của đất.

1.2.4.6. Phân bón

Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (2009), lượng phân bón và kỹ thuật bón phân đã trở thành một biện pháp quyết định đến năng suất cây công nông nghiệp. Đối với cây chè, có thể sử dụng những loại phân bón sau: phân hóa học hay phân NPK, phân hữu cơ. Tuy nhiên, sử dụng phân NPK, phân hữu cơ hợp lý, đặc biệt là phân NPK sẽ đạt năng suất cao (Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2008).

1.2.4.7. Kiến thức nông nghiệp

Kiến thức nông nghiệp có thể xem như một tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được để ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Theo Đinh Phi Hổ (2007), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn. Với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau. Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Để sản xuất, người nông dân phải có đất; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh; và có lao động để tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó đạt hiệu quả.

Các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung hay tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đa số các hộ nông dân có kiến thức nông nghiệp rất hạn chế, nhất là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy qua mô hình lý thuyết của các nhà khoa học trên, chúng ta phải có biện pháp để nâng cao kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, giúp họ có thể phối hợp sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả.


1.2.5. Lý thuyết về giá sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình, tỉ suất lợi nhuận

1.2.5.1. Giá thực tế sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá bán mà người sản xuất thu được ngay tại trang trại của mình.

1.2.5.2. Giá trị tổng sản phẩm

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 4

Giá trị tổng sản phẩm sẽ bằng giá bán thực tế mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng thu hoạch được.

1.2.5.3. Tỉ suất lợi nhuận (PCR)

Nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư trên đất. Nó được xác định bởi % của lợi nhuận so với chi phí sản xuất.

P x 100

PCR = TC

Trong đó:

PCR: tỉ suất lợi nhuận (%)

P: lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích TC: tổng chi phí trên 1 đơn vị diện tích

Chỉ tiêu này được xem là hiệu quả kinh tế theo như khái niệm trên.

1.2.6. Hiệu quả kinh tế

1.2.6.1. Khái niệm

Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2007).

Hoàng Hùng (2007) cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo C. Mác, hiệu quả kinh tế là tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành. Đó chính là


quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” (Lê Thái Bạt, 1996) hay là hiệu quả. Ông cho rằng “nâng cao năng suất lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội” (David Begg, 1992) và sự tăng lên của sức sản xuất hay mức lao động.

David Begg còn cho rằng “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (David Begg, 1992).

“Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó ” (Tôn Thất Chiểu, 1996). Mối quan hệ so sánh này được xem xét cả về hai mặt số tương đối và số tuyệt đối. Khi phân tích quan điểm này ta thấy rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi sự so sánh tương đối (phép chia) giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cách đánh giá này đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả các nguồn lực sản xuất, từ đó có thể so sánh hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn chưa thể hiện được quy mô sản xuất nói chung.

Ở nước ta, coi hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đáp ứng được đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định rõ “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển” (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2003).

- Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:


Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn (Tôn Thất Chiểu, 1996).

Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế - xã hội (Tôn Thất Chiểu, 1996).

Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó , hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc lượng hóa cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế là vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp).

Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (Vốn, lao động, đất đai…) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

- Phân loại hiệu quả kinh tế

Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đó là: cải thiện điều kiện sống và làm việc, cải tạo môi trường, môi


sinh, nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa cho nhân dân, tức là đạt được hiệu quả xã hội.

Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế các cấp, các ngành.. (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004), hiệu quả phân chia thành: Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất và vật chất, chi phí vật chất và hiệu quả kinh tế xí nghiệp, doanh nghiệp.

Nếu căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như đất đai, năng lượng…, hiệu quả sử dụng vốn, máy móc thiết bị, hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.

Nếu căn cứ vào hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội. Hiệu quả được chia làm 03 loại: Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, hiệu quả kinh tế của khâu lưu thông sản phẩm và hiệu quả kinh tế sử dụng sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, hiệu quả còn được xem xét cả về mặt không gian và thời gian. Về mặt thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, từng giai đoạn không được ảnh hưởng đến hiệu quả ở các thời kỳ, các giai đoạn tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể coi đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành, đơn vị, bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp.

Như vậy, việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp; hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004).


1.2.6.2. Cách tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

1.2.6.2.1. Chỉ tiêu kết quả, chi phí

1. Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là: GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.

( Thu nhập thuần: Được tính bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá lúa (đồng/kg): GO = Ql*Pl).

2. Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.

3. Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.

4. Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất (Như nhà kho, máy bơm, máy khác ...).

5. Chi phí khác (K):

6. Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.

1.2.6.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả:

1. Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công thức: VA= GO-IC.

2. Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC.

3. Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC.

4. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:

- Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H0 = VA1-VA2 hoặc Pr1- Pr2.


- Hiệu quả kinh tế tương đối (H1): Là so sánh tương đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H1 = VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2.

- Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔGO/ΔIC hoặc ΔGO/ΔTC; ΔGO = GO2

- GO1; ΔIC = IC2-IC1; ΔTC = TC2-TC1.

Trong đó: GO2 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC2 hoặc TC2, GO1 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC1 hoặc TC1.

1.2.7. Năng suất lao động

Năng suất lao động nông nghiệp được đo lường bởi GDP khu vực nông nghiệp tính cho một lao động nông nghiệp.

Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ khoảng 244 USD, tương đương với 75% của Trung Quốc, 33% so với Indonesia, 25% so với Thái Lan, 18% so với Philippines và 4% so với Malaysia (World Bank, 2000, trích từ Đinh Phi Hổ, 2007). Với năng suất thấp như vậy thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thế giới về giá cả, chất lượng. Nếu không có sự đột phá về năng suất lao động thì nền nông nghiệp không thể chuyển hẳn sang giai đoạn phát triển cao được.

Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: năng suất đất (giá trị sản phẩm tính trên 1 ha) và năng suất đất – lao động (diện tích đất nông nghiệp tính trên 1 lao động).

1.3. Các nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thúy Phương (2007), khả năng canh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất kinh doanh chè xanh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế: Chất lượng nguyên liệu kém, không đồng đều. Chủng loại sản phẩm chè xanh của các doanh nghiệp chưa phong phú, sản phẩm cao cấp chưa nhiều, chất lượng sản phẩm còn thấp, sản phẩm chè túi


lọc, chè hòa tan, chè thảo được ít được sản xuất, trong khi đó, nhu cầu của người tiêu đối với những sản phẩm này ngày càng tăng. Mạng lưới tiêu thụ và các hoạt động Marketing còn yếu, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa tạo được lợi thế về Marketing. Các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo diễn ra không thường xuyên, nghệ thuật kém. Thiếu vốn cho đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại và các nhu cầu khác trong sản xuất, kinh doanh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xanh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thái Nguyên cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ.

Theo nghiên cứu của Phạm Văn Việt Hà (2007), đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng: Tình hình sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên vẫn còn chậm, mức đầu tư còn thấp, do người dân trồng chè vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò của khâu đầu tư thâm canh, do đó hiệu quả kinh tế vẫn chưa đạt mức tối đa. Đời sống tinh thần, vật chất của người dân trồng chè tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Mở rộng diện tích trồng mới, tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các nương chè để nâng cao năng suất, chất lượng chè búp tươi.

2. Sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng tốt, thay thế dần các nương chè đã cằn cỗi và đã quá thời kỳ khai thác.

3. Đề nghị thành phố hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân để họ yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất.

4. Cần hạn chế bớt việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, vừa hạn chế chi phí vật chất, lại giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khỏe người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023