Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


về lãi suất và tỷ giá tác động như thế nào đến các ngân hàng thương mại tại các nước có nền kinh tế đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, ổn định tài chính cho các nhà hoạch định, quản lý kinh tế quốc gia.

Mặc dù việc nghiên cứu về tác động của lãi suất và tỷ giá lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng rất quan trọng, nhưng không có nhiều bài nghiên cứu đã điều tra rò ràng sự tương tác của tỷ giá và lãi suất lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Trong khi đó, phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này lại được tập trung ở các nước phát triển. Việt Nam được coi là một quốc gia đang phát triển, đã chứng kiến sự phát triển đáng kể trong hệ thống ngân hàng kể từ khi được hình thành. Cũng như ở các nước đang phát triển khác, lãi suất cao và biến động tỷ giá là một vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong một thời gian dài. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


Mục tiêu của bài nghiên cứu này là điều tra sự tác động của biến động lãi suất và tỷ giá đến biến động tỷ suất sinh lợi và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 01/11/2011 đến 30/11/2017 bằng phương pháp ước lượng OLS và mô hình GARCH. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:

Câu hỏi 1: Biến động tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng TMCP tại Việt Nam hay không? Nếu chịu tác động thì mức độ ảnh hưởng và chiều hướng như thế nào?

Câu hỏi 2: Biến động tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng đến biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng TMCP tại Việt Nam hay không? Nếu chịu tác động thì mức độ ảnh hưởng và chiều hướng như thế nào?


Câu hỏi 3: Có hay không ảnh hưởng của cú sốc trong thời gian trước đó đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng, mức độ ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.


Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Đề tại tập trung nghiên cứu các đối tượng: lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, tỷ giá và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các ngân hàng TMCP tại Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu số liệu trong gian đoạn từ 01/11/2011 đến 30/11/2017.

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định lượng. Đề tài sử dụng hai mô hình ước lượng OLS và mô hình GARCH. Công cụ xử lý mô hình được xử dụng là phần mềm Eview 8.1.

1.4. Ý nghĩa công trình nghiên cứu:


Bài nghiên cứu đã phân tích được ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, là một minh chứng hữu ích cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản trị ngân hàng và nhà đầu tư trên thị trường.

1.5. Cấu trúc đề tài


Bài nghiên cứu được chia làm năm chương:


Chương 1: Giới thiệu về đề tài: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa công trình nghiên cứu và cấu trúc đề tài.


Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.


Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận về kết quả của bài nghiên cứu, những hạn chế và định hướng nghiên cứu.


Chương 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây


2.1. Các lý thuyết


Sự nhạy cảm của tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành ngân hàng đối với tỷ giá và lãi suất được giải thích bằng một vài mô hình và giả thuyết khác nhau như mô hình định giá tài sản vốn liên thời gian (ICAPM) (Merton, 1973), lý thuyết Kinh doanh chênh lệch giá – Mô hình APT (Ross Stephen, 1976).

2.1.1. Mô hình định giá tài sản vốn liên thời gian (ICAPM)


Mô hình này được Merton đưa ra vào năm 1973, cho rằng rủi ro lãi suất trong mô hình (ICAPM) như là một yếu tố thị trường, mô hình này cho rằng sự thay đổi của lãi suất dẫn đến sự thay đổi của một cơ hội đầu tư. Do đó các nhà đầu tư yêu cầu có một sự bồi thường cho nguy cơ biến động đó. Tỷ suất sinh lợi dự kiến được mô tả như sau:

αi = rf + βimm − rf) + βihh − rf)


Trong đó:


rf : lãi suất phi rủi ro


βim: độ nhạy của chứng khoán đối với sự thay đổi của danh mục thị trường αm là tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường

βih: độ nhạy của chứng khoán đối với sự thay đổi của danh mục phòng ngừa rủi ro αh là tỷ suất sinh lợi của một danh mục phòng ngừa rủi ro

2.1.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)


Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) có thể cung cấp bằng chứng về việc rủi ro tỷ giá và lãi suất có sự ảnh hưởng lên giá cân bằng của cổ phiếu ngân hàng (Sweeney


và Warga, 1986). Trong trạng thái cân bằng, tỷ giá và lãi suất gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cổ phiếu phổ thông của các định chế tài chính nói riêng và các ngân hàng nói riêng (Yourougou, 1990).

Mô hình dựa vào các giả định:


- Mô hình một nhân tố có thể mô tả cho tỷ suất sinh lợi.

- Kinh doanh chênh lệch giá không xảy ra.

- Rủi ro đặc thù của công ty là không xảy ra do các công ty đa dạng hóa được rủi ro này. Điều này xảy ra bởi vì công ty xây dựng được danh mục đầu tư với số lượng chứng khoán rất lớn.

- Không có các hiện tượng bất hoàn hảo trong thị trường tài chính.


2.1.2.1. Mô hình APT một nhân tố


Mô hình này thể hiện có một yếu tố F ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán I (ri). Yếu tố F không thể đa dạng hóa được bởi các nhà đầu tư do yếu tố này là yếu tố thị trường. Sự tác động của yếu tố F lên chứng khoán I được đại diện bằng chỉ số βi. Mô hình một nhân tố được mô tả như sau:

ri = αi + βiF + εi


Trong đó:


αi là tỷ suất sinh lợi mong đợi.


εi là yếu tố đặc trưng riêng của chứng khoán và có thể đa dạng hóa.


2.1.2.2. Mô hình APT hai nhân tố


Theo mô hình APT hai nhân tố, tỷ suất sinh lợi của chứng khoán I được mô tả như sau:


ri = αi + βi1F1 + βi2F2 + εi



Trong đó:


F1 là giá trị nhân tố thứ nhất


F2 là giá trị của nhân tố thứ hai


βi1 là hệ số tác động của nhân tố thứ nhất lên chứng khoán I βi2 là hệ số tác động của nhân tố thứ hai lên chứng khoán I.

2.1.2.3. Mô hình APT đa nhân tố


Dựa trên nguyên tắc tương tự khi chúng ta đề cập đến nhiều hơn 2 nhân tố chúng ta sẽ có mô hình đa nhân tố. Mô hình đa nhân tố cho thấy rằng giá cả chứng khoán có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố chứ không riêng gì một hoặc hai nhân tố khác nhau. Các nhân tố ở đây có thể bao hàm cả lãi suất và tỷ giá. Mô hình APT đa nhân tố được mô tả như sau:

n

ri = αi + ∑ βij 𝐹j + εi

j=1


2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây


Từ sau khi các mô hình lý thuyết ICAPM, APT và giả thuyết hợp đồng danh nghĩa ra đời, các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng được phát triển nhanh chóng.

Hầu hết các nghiên cứu hiện tại tập trung vào độ chịu tác động của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng riêng biệt đối với lãi suất và tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp dẫn đến kết quả thực nghiệm khác nhau. Bằng cách sử dụng phương pháp dòng tiền với cổ phiếu ngân hàng Mỹ, Flannery (1981) nhận thấy rằng họ không bị ảnh hưởng bởi sự biến động lãi suất kể từ khi những


thay đổi này không có tác động đáng kể về chi phí và lợi nhuận. Nghiên cứu thực nghiệm trước đó về độ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bao gồm các nghiên cứu của Lloyd và Shick (1977), Stone (1974), Chance và Lane (1980), Lynge và Zumwalt (1980), Flannery và James (1984), Scott và Peterson (1986), Booth và Officer ( 1985), và Bae (1990). Bằng cách áp dụng mô hình hai yếu tố (bao gồm cả thị trường và lãi suất) trên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu các ngân hàng theo giả định phương sai không đổi, các kết quả thực nghiệm là khác nhau về hướng và độ lớn của sự tác động. Các kết quả thực nghiệm của Lloyd và Shick (1977) và Chance và Lane (1980), trong đó cung cấp một bằng chứng yếu của tác động của lãi suất đến lợi nhuận các cổ phiếu tổ chức tài chính, đã được kiểm nghiệm bởi các kết quả của một số bài nghiên cứu. Các tác giả sau báo cáo rằng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các tổ chức tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thay đổi lãi suất.

Lynge và Zumwalt (1980) nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng. Tác giả đưa vào mô hình yếu tố thị trường và tỷ suất sinh lợi của trái phiếu nhưng có sự tách biệt thành tỷ suất sinh lợi của trái phiếu ngắn hạn và tỷ suất sinh lợi của trái phiếu dài hạn như là một mô hình ba nhân tố và tác giả kết luận rằng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng bị tác động ngược chiều và có ý nghĩa bởi lãi suất.

Dinenis & S.K. Staikouras (1998) nghiên cứu tác động của sự thay đổi lãi suất và tỷ suất sinh lợi không mong đợi của danh mục các cổ phiếu phổ thông của các định chế tài chính Anh. Các định chế tài chính nghiên cứu được chia thành năm nhóm khác nhau là ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, các công ty đầu tư bất động sản và các công ty tài chính. Nghiên cứu sử dụng mô hình hai nhân tố với nhân tố đầu tiên là tỷ suất sinh lợi của thị trường, nhân tố thứ hai là biến động lãi suất, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều của lãi suất lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu.


Christian C. P. Wolff - Harald A. Benink (2000) nghiên cứu thực nghiệm độ nhạy lãi suất lên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu hai mươi ngân hàng lớn nhất tại Mỹ với việc sử dụng mô hình ARIMA. Kết quả cho thấy độ nhạy lãi suất có mối quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng Mỹ trong giai đoạn cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990.

Mặc dù có một số lượng lớn các lý thuyết về độ nhạy cảm lãi suất, nhưng có ít bài nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng. Kể từ khi sự thay đổi bất ngờ trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng trực tiếp bằng cách tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ khi tham gia vào thị trường ngoại hối, rủi ro hối đoái có thể là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi nhuận cổ phiếu các ngân hàng. Các nghiên cứu đầu tiên đã thu hút được sự chú ý đặc biệt đến rủi ro ngoại hối vào quá trình tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng là Grammatikos và cộng sự (1986) và Chamberlain và cộng sự (1997). Kết quả của những nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng Mỹ đã được tiếp xúc với rủi ro tỷ giá. Bằng cách sử dụng dữ liệu hàng ngày và hàng tháng, Chamberlain và cộng sự (1997) đã so sánh nhạy cảm tỷ giá của các ngân hàng Mỹ với các ngân hàng Nhật Bản. Họ nhận thấy rằng tỷ suất sinh lơi cổ phiếu của phần lớn các ngân hàng Mỹ dường như nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá hối đoái, trong khi chỉ có một vài trong số cổ phiếu của ngân hàng Nhật Bản có tỷ suất sinh lợi nhạy cảm với tỷ giá hối đoái.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu đã nói chung đã phân tích tác động của một trong hai lãi suất hoặc tỷ giá trên lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng, Choi và cộng sự (1992) và Wetmore và Brick (1994) áp dụng một mô hình ba nhân tố tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu các ngân hàng Mỹ mà cùng nhau ước tính tác động của thị trường, tỷ giá và các yếu tố lãi suất theo các giả định về sai số biến đổi. Mặc dù kết quả của Choi và cộng sự (1992) cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn của sự tác động lãi suất so với sự tác động tỷ giá, Wetmore và Brick (1994) tìm thấy một kết quả gây tranh cãi cho các ngân hàng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí