Tỷ Suất Sinh Lời Trên Vốn Csh Theo Phương Pháp Dupont.




4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).


Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Lợi nhuận

11,653

18,569

16,104

Tổng TS

214,210

182,111

178,973

Khả năng sinh lời của TTS (ROA)

5.44%

10.20%

9.00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 7

Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).



12%

10%

%

10.20%

9.00%

8%

6% 5.44%

4%

2%

0%

Năm

Năm 2004

Năm 2005

ROA

Năm 2006


Qua bảng 4.14 cho thấy cứ một đồng tài sản Công ty đầu tư vào hoạt động kinh

doanh trong kỳ sẽ tạo ra 0.0544 đồng lợi nhuận ở năm 2004, 0.1020 đồng lợi nhuận ở


năm 2005 và 0.0900 đồng lợi nhuận ở năm 2006.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng qua các năm, tuy năm 2006 có xu hướng sụt giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế bị giảm vào năm 2006. Lợi nhuận sau thuế bị giảm không phải do Công ty kinh doanh không có hiệu quả (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng đều qua hàng năm: đạt 15,019 triệu đồng vào năm 2004, 16,469 triệu đồng và 17,780 triệu đồng) mà do trong năm 2006, Công ty phải tăng tiền nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và nộp thuế bổ sung cho năm 2004 khiến cho lợi nhuận bị giảm; mặt khác lợi nhuận năm 2005 cao hơn so với năm 2006 là còn có phần đóng góp của khoản thu nhập khác. Điều này chứng tỏ Công ty có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả, hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản như vậy là tốt. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời của tổng tài sản ta cần xem xét đến ảnh huởng của các nhân tố hệ số lãi ròng và số vòng quay tổng tài sản thông qua phương pháp Dupont.


Ta có:


ROA (2004):


5.44%


=


1.03%


x


5.2971 (vòng)


ROA (2005):

10.20%

=

1.27%

x

8.0128 (vòng)


ROA (2006):

9%

=

1.24%

x

7.2827 (vòng)


Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Hệ số lãi ròng

1.03%

1.27%

1.24%

Hệ số lãi gộp

7.85%

8.86%

9.50%

Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.


10%

%

8.86%

7.85%

8%

9.50%

6%

4%


2%

1.03%

1.27%

1.24%

Năm

0%

Năm 2004

Năm 2005

Hệ số lãi ròng

Năm 2006

Hệ số lãi gộp

Qua bảng 4.15 ta thấy hệ số lãi ròng năm 2005 có tăng chút ít so với năm 2004 (tăng 0.25%) cho thấy hiệu suất sinh lợi có tăng nhưng rất ít. Nếu so sánh thêm hệ số


lãi gộp giữa hai năm thì hệ số lãi gộp năm 2005 (8.86%) cao hơn so với năm 2004 (7.85%), đó là do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, năng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với năm trước. Nói cách khác là Công ty hoạt động tương đối hiệu quả hơn trên phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS này mang lại một dấu hiệu lạc quan, bởi sự kết hợp này mang lại một ROA cao gần gấp đôi so với ROA của năm 2004. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả cao của việc phân phối và quản lý các nguồn lực, nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho vốn CSH và chủ nợ của Công ty trong năm 2005 cao gần gấp đôi so với năm 2004. Như vậy, trong năm 2005, Công ty đã cải thiện được tỷ suất lợi nhuận trên TTS bằng cách gia tăng vòng quay TTS, đặc biệt là vòng quay TSLĐ.


Hệ số lãi ròng năm 2006 nhỏ hơn so với năm 2005, mức độ giảm rất nhỏ (0.04%). So sánh thêm hệ số lãi gộp giữa hai năm cho thấy hệ số lãi gộp có xu hướng tiếp tục tăng (tăng từ 8.86% lên 9.05%). Điều này khẳng định thêm khả năng Công ty vẫn còn hoạt động hiệu quả trên phương diện sản xuất và tiêu thụ. Ta phải kết hợp ảnh hưởng của hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS mới có thể khẳng định được hệ số lãi ròng có xu hướng giảm là tốt hay xấu. Chỉ tiêu ROA tính được cho thấy ROA năm 2006 (9%) giảm so với ROA năm 2005 (10.20%). Như vậy, tuy khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu gần xấp xỉ như nhau giữa hai năm nhưng thu nhập trên đầu tư đã thấp hơn đã cho thấy rằng so với năm 2005 thì trong năm 2006, Công ty phải sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra một đồng doanh thu, đó chính là TSCĐ.


4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)


Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Lợi nhuận

11,653

18,569

16,104

Vốn CSH

55,571

84,685

85,337

Khả năng sinh lời của vốn

CSH (ROE)


20.97%


21.93%


18.87%

Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).



Qua bảng 4.16


23%

22%

21%

20%

19%

18%

cho thấy vào năm 2004 mỗi đồng vốn CSH

ì Công ty thu đươc 0.2097 đồng lợi nhuận, tư

17%

%


20.97%


21.93%


18.87%


Nămdùng vào sản xuất

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

kinh doanh trong kỳ thROE

ơng ứng vào năm

2005 là 0.2193 đồng lợi nhuận, vào năm 2006 là 0.1887 đồng lợi nhuận. Điều này cho


thấy hiệu sử dụng vốn CSH tăng từ 2004 đến năm 2005 và giảm ở năm 2006. Ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động ROE của 3 năm thông qua các nhân tố cấu thành nó theo phương pháp phân tích Dupont.


Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont.



Chỉ tiêu

Năm

2004

Năm

2005


Năm 2006


05/04


06/05

Hệ số lãi ròng (%)

1.03%

1.27%

1.24%

0.25%

(0.04%)

Số vòng quay TTS (vòng)

5.2971

8.0128

7.2827

2.7157

(0.7302)

Đòn cân tài chính (%)

385.47%

215.04%

209.72%

(170.42%)

(5.32%)

Tỷ lệ vốn CSH trên TTS (%)

25.94%

46.50%

47.68%

20.56%

(5.32%)

ROA (%)

5.44%

10.20%

9.00%

4.76%

(1.20%)

ROE (%)

20.97%

21.93%

18.87%

0.96%

(3.06%)


Ta có:


ROE (2004): 20.97% =


1.03%


x


5.2971 (vòng)


x


385.47%

ROE (2005): 21.93% =

1.27%

x

8.0128 (vòng)

x

215.04%

ROE (2006): 18.87% =

1.24%

x

7.2827 (vòng)

x

209.72%


Từ biếu thức trên ta nhận thấy để gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH vào năm 2005, Công ty đã gia tăng khả năng sinh lợi trên doanh số và hiệu quả sử dụng tổng tài sản, trong đó hiệu quả sử dụng TSLĐ đạt kết quả rất cao.


Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến ROE:



ROE = 0.0025* 5.2971*

1

0.2594

0.0502 .


Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS đến ROE:



ROE = 2.7157 * 0.0127 *

1

0.2594

0.1332 .


Với khối lượng hoạt động tăng cao và lợi nhuận đạt trong năm 2005 cao hơn so với năm trước thì sự gia tăng mức đòn bẩy nợ lên lúc này sẽ khiến cho ROE tăng cao. Tuy nhiên do năm 2004, Công ty đã sử dụng lượng vốn vay quá lớn khiến cho rủi ro tài chính tăng. Vì vậy để hạn chế rủi ro tài chính Công ty buộc phải giảm tỷ lệ nợ vay trong năm 2005. Điều này khiến cho tỷ suất sinh lời trên vốn CSH có tăng nhưng không quá cao so với năm trước đó.


Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn CSH trên TTS hay đòn cân tài chính đến ROE:


ROE = 1 1 * 0.0127 * 8.0128 0.1738 .

0.4650 0.2594


Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE:


ROE = 0.0502 0.1332 0.1738 0.0096 .


Ta nhận thấy để ROE của năm 2004 (20.97%) có kết quả gần xấp xỉ năm 2005 (21.93%), Công ty đã gia tăng đòn cân nợ vào năm 2004, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH là 285.47%, nghĩa là Công ty đã sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn vốn CSH 185.47%, trong khi đó năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH là 115.04%, nghĩa là Công ty chỉ sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn 15.04% so với vốn CSH. Mặt khác, tỷ suất tự tài trợ năm 2004 là 25.94% cho thấy Công ty thiếu vốn và khả năng chủ động về tài chính được đánh giá thấp. Điều này cho thấy tuy ROE của 2 năm 2004 và 2005 gần tương đương nhau nhưng năm 2005 được đánh giá tốt hơn, bởi vì Công ty chẳng những sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn của mình mà còn giảm thiểu được rủi ro tài chính thông qua việc tận dụng hợp lý vốn vay bên ngoài để tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, trong năm 2005, Công ty có thể gia tăng chỉ tiêu ROE cao hơn nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một hợp lý hơn nữa. Công ty có thể vay nợ sao cho với mức vay đó thì tác động đòn bẩy vẫn còn hiệu quả, đó là việc vay nợ chỉ dừng lại ở mức chi phí tài chính phải nhỏ hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy.


*Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2004 – 2005, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của Công ty tăng 0.96% so với năm 2004. Điều này là do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:


-Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0.25% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) tăng 5,02%.


-Do số vòng quay TTS tăng 2.7157 vòng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) tăng 13,32%.


-Do tỷ lệ vốn CSH trên TTS tăng 20.56% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 17.38%.


Tóm lại: Trong giai đoạn 2004 – 2005, chỉ tiêu ROE tăng 0.96% chủ yếu là do Công ty đã tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và gia tăng được số vòng quay TTS hay nói cách khác là Công ty đã kinh doanh có lãi và sử sụng hiệu quả tài sản, cả TSCĐ và TSLĐ.


Từ bảng 4.17 trên cho thấy ROE của năm 2006 giảm so với năm 2005. Sự biến động giữa ROE năm 2005 và năm 2006 chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của ROA, bởi sự biến động của ROA là sự kết hợp của hai nhân tố hệ số lãi ròng giảm 0.04% và số vòng quay TTS giảm 0.7302 (vòng) đã làm cho chỉ tiêu ROA giảm đi 1.20%.


Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến ROE:


ROE = 0.0004 * 8.0128*

1

0.4650

0.0064 .


Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS đến ROE:


ROE = 0.7302 * 0.0025*

1

0.4650

0.0194 .


Đến lúc này ta cần xét đến chỉ tiêu thứ ba: đòn cân nợ. Với tỷ suất tự tài trợ tính được là 46.50% vào năm 2005 và 47.68% vào năm 2006 cho thấy sự chủ động vế vốn của Công ty trong hai năm này đều tốt, tất nhiên là sự chủ động về vốn trong năm 2006 tốt hơn năm 2005. Với tỷ suất tự tài trợ như vậy, Công ty hoàn toàn có khả năng huy động thêm được nguồn vốn từ bên ngoài, tuy nhiên thông qua bảng cân đối kế toán cho biết các khoản vay ở Công ty hầu như giảm đều qua các năm. Trong năm 2006, Công ty giảm đòn cân nợ bằng cách giảm tỷ lệ giữa nợ phải trả với vốn CSH để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (tỷ lệ như sau: 115.04% cho năm 2005 và 109.72% cho năm 2006). Điều này khiến Công ty chưa tận dụng hết cơ hội vay vốn của bên ngoài, vì vậy tuy rủi ro kinh doanh ít nhưng hiệu quả thì không cao.


Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn CSH trên TTS:


ROE = 1 1 * 0.0124 * 7.2827 0.0048.

0.0467 0.4650


Chính sự sụt giảm của cả ba nhân tố tính chỉ số ROE theo phương pháp Dupont, trong đó giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ là nguyên nhân chủ yếu đã làm cho ROE của năm 2006 bị giảm đi 3.06% so với năm 2005.


Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:


ROE = 0.0064 0.0194 0.0048 0.0306 .

*Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của Công ty giảm 3.06% so với năm 2005. Điều này là do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:


-Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0.04% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 0.64%.


-Do số vòng quay TTS giảm 0.7302 vòng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 1.94%.


-Do tỷ lệ vốn CSH trên TTS tăng 1.18% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 0.48%.


Tóm lại: Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, chỉ tiêu ROE giảm đi 3.06% là do cả 3 nhân tố hệ số lãi ròng, số vòng quay TTS (trong đó hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005) và đòn cân tài chính đều giảm. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn năm 2006 có phần giảm sút so với năm 2005. Tuy nhiên cần lưu ý cách đánh giá này đã bị ảnh hưởng bởi một nhân tố là khoản thu nhập khác


mà Công ty có được vào năm 2005. Chính khoản thu nhập khác này đã làm gia tăng lợi nhuận sau thuế năm 2005 và điều này đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu việc tính ROE năm 2005 có vẻ cao hơn so với kết quả kinh doanh thu được.


Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

2005/2004

2006/2005

Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng

0.0502

(0.0064)

Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS

0.1332

(0.0194)

Ảnh hưởng của nhân tố vốn CSH trên TTS

(0.1738)

(0.0048)

Tổng các nhân tố ảnh hưởng

0.0096

(0.0306)

Như đã nói ở trên, ta cần lưu ý rằng sự giảm sút chỉ tiêu ROE và cả ROA trong năm 2006 là do trong năm 2005, lợi nhuận sau thuế ở Công ty có sự đóng góp của khoản thu nhập khác (trong đó có tiền thưởng do vượt kim ngạch xuất khẩu) và do DN phải đóng thêm thuế (ngoài thuế TNDN phải nộp, Công ty còn phải đóng thêm thuế chuyển quyền sử dụng đất do Công ty nhượng bán phân xưởng sản xuất ở Cần Thơ và thuế phải nộp bổ sung năm 2004) dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm ở năm 2006. Do vậy, phần dưới đây ta sẽ xem xét khả năng sinh lời của Công ty sau khi đã loại trừ đi yếu tố thuế và thu nhập khác.


Bảng 4.19: Khả năng sinh lợi căn bản của Công ty


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

EBIT

21,165

28,486

33,481

Tổng tài sản

214,210

182,111

178,973

Khả năng sinh lợi căn bản

9.88%

15.64%

18.71%

Bảng 4.19 cho thấy sau khi loại trừ yếu tố thu nhập khác và thuế thì khả năng sinh lợi căn bản của Công ty tăng cao qua hàng năm, từ 9.88% ở năm 2004 tăng lên 15.64% vào năm 2005 và đạt mức 18.71% vào năm 2006. Điều này cho biết, từ một đồng tài sản bỏ ra Công ty thu được 0.0988 đồng lợi nhuận ở năm 2004, 0.1564 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 0.1871 đồng lợi nhuận ở năm 2006, lợi nhuận thu được chính là lợi nhuận trước thuế và có tính thêm lãi vay.


Mặt khác, thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sau khi loại trừ đi phần thu nhập bất thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng qua các năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ 15,019 triệu đồng ở năm 2004 lên 16,469 triệu đồng ở năm 2005 và đạt 17,780 triệu đồng vào năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm không thay đổi nhiều (tỷ suất khoảng 0.01 cho mỗi năm). Điều này chứng tỏ DN vẫn khai thác một cách hiệu quả về năng lực vốn, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật…


Bảng 4.20: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với của TTS


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Khả năng sinh lời của vốn CSH

20.97%

21.93%

18.87%

Khả năng sinh lời của tổng tài sản

5.44%

10.20%

9.00%

*Vào năm 2004 DN sử dụng 158,639 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 5.44% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (20.97%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.0544 đồng lợi nhuận.


*Vào năm 2005 DN sử dụng 97,425 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 10.20% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (21.93%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.1020 đồng lợi nhuận.


*Vào năm 2006 DN sử dụng 93,636 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 09.00% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (18.87%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.0900 đồng lợi nhuận.


Tóm lại: Trong năm 2004, Công ty đã gia tăng đòn cân nợ để tăng khả năng sinh lời của vốn CSH, việc sử dụng vốn vay này cho thấy Công ty đã tận dụng tốt được cơ hội trên thị trường. Trong năm 2005, để giảm rủi ro tài chính, Công ty đã giảm các khoản vay bên ngoài. Trong năm 2005 với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Công ty có thể vay vốn bên ngoài để gia tăng thêm tỷ suất sinh lời trên vốn CSH nhưng Công ty lại tiếp tục giảm các khoản nợ phải trả. Sự gia tăng đòn cân nợ trong lúc tình hình kinh doanh của Công ty đang thuận lợi là động lực thúc đẩy Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên Công ty đã không tận dụng được điều này, các khoản vay tiếp tục giảm đã khiến Công ty không tận dụng được cơ hội gia tăng thêm ROE cao hơn so với ROE đạt được của năm 2005 và cả trong năm 2006.


4.4. Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.


Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại ANGIMEX cho thấy việc quản lý và sử dụng nguồn vốn là tương đối tốt. Ngoài các giải pháp mà Công ty đã đề ra, Công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn với các giải pháp đề xuất thêm sau đây:


- Công ty cần tăng vòng quay toàn bộ vốn, đặc biệt là tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh hơn nữa để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích cho thấy muốn thực hiện điều đó biện pháp cần làm trước tiên là Công ty phải tăng nhanh vòng quay của HTK, bởi vì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSLĐ.


- Công ty cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH sẽ tăng đáng kể khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên vốn kinh doanh có thể thấp. Việc tận dụng vốn vay bên ngoài sẽ tận dụng được các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2022