Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------------


TRẦN MINH PHƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của GS.TS Trần Ngọc Thơ. Số liệu trong bài được thu thập trung thực và từ các nguồn đáng tin cậy. Bài nghiên cứu có tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước được trích dẫn đầy đủ trong bài và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tp.HCM, ngày 06 tháng 04 năm 2018


Tác giả


Trần Minh Phương



MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT

Chương 1. Giới thiệu 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 3

1.4. Ý nghĩa công trình nghiên cứu: 3

1.5. Cấu trúc đề tài 3

Chương 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây 5

2.1. Các lý thuyết 5

2.1.1. Mô hình định giá tài sản vốn liên thời gian (ICAPM) 5

2.1.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) 5

2.1.2.1. Mô hình APT một nhân tố 6

2.1.2.2. Mô hình APT hai nhân tố 6

2.1.2.3. Mô hình APT đa nhân tố 7

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 7

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 15

3.1. Dữ liệu 15

3.1.1. Dữ liệu về biến phụ thuộc 15

3.1.2. Dữ liệu về biến độc lập 17

3.1.2.1. Tỷ suất sinh lợi của chỉ số giá thị trường 17

3.1.2.2. Sự biến động của lãi suất. 18

1

3.1.2.3. Sự biến động của tỷ giá 19

3.1.3. Giai đoạn nghiên cứu và tần suất dữ liệu 20

3.2. Quy trình nghiên cứu 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1. Phân tích thống kê mô tả 22

3.3.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian 23

3.3.3. Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) 25

3.3.4. Mô hình phương sai có điều kiện thay đổi 26

3.3.4.1. Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy (ARCH).

.......................................................................................................................26

3.3.4.2. Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát (GARCH) 28

3.4. Mô hình nghiên cứu 29

3.4.1. Ước lượng tỷ suất sinh lợi với mô hình OLS 29

3.4.2. Ước lượng tỷ suất sinh lợi với mô hình GARCH (1,1) 30

3.4.3. Ước lượng biến động của tỷ suất sinh lợi với mô hình GARCH (1,1) 32

Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu 33

4.1. Thống kê mô tả và Kiểm định ADF 33

4.2. Kết quả ước lượng tỷ suất sinh lợi theo mô hình hồi quy OLS 39

4.3. Kết quả hồi quy tỷ suất sinh lợi theo mô hình GARCH (1,1) 42

4.4. Kết quả ước lượng mức độ biến động tỷ suất sinh lợi với GARCH (1,1)..49 Chương 5. Kết luận và kiến nghị giải pháp 54

5.1. Kết luận 54

5.2. Kiến nghị chính sách 55

5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu trong tương lai 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY



Từ

Ý Nghĩa

ADF

Kiểm định Dickey và Fuller mở rộng

APT

Mô hình Arbitrage Pricing

ARCH

Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy

CAPM

Capital Asset Pricing Model

FX

Biến động tỷ giá hối đoái

GARCH

Generalised Autoregressive Conditional Heteroskedasticity

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

ICAPM

Intertemporal Capital Asset Pricing Model

INT

Biến động lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm

MRK

Tỷ suất sinh lợi thị trường

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

OLS

Ordinary Least Squares.

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSSL

Tỷ suất sinh lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


Bảng 3.1. Danh mục các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu 16

Bảng 3.2. Tóm tắt về dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong mô hình 21

Bảng 4.1: Thống kê mô tả và kết quả kiểm định tính dừng 38

Bảng 4.2: Kết quả ước lượng hồi quy mô hình OLS của từng cổ phiếu ngân hàng

........................................................................................................................................39

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng tỷ suất sinh lợi theo mô hình GARCH (1,1) 43

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng biến động tỷ suất sinh lợi theo mô hình GARCH (1,1) 50

Bài nghiên cứu này kiểm định ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng Thương mại Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình ước lượng OLS và GARCH. Kết quả cho thấy biến động lãi suất có tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các ngân hàng. Ngoài ra, mức độ tác động của tỷ suất sinh lợi thị trường lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng là mạnh mẽ hơn với so với lãi suất và tỷ giá hối đoái, điều này ngụ ý rằng tỷ suất sinh lợi thị trường là một yếu tố quan trọng tác động đến mức độ biến động tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến biến động tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, sự thay đổi tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngành ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi các cú sốc trong quá khứ.


Chương 1. Giới thiệu


1.1. Lý do chọn đề tài


Trong những năm gần đây, việc tự do hóa thị trường tài chính là một xu thế tất yếu đối các quốc gia trên thế giới. Điều này thực sự cần thiết đối với các quốc gia trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc tự do hóa tài chính tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro. Sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và lãi suất đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng là mối quan tâm lớn đối với các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư, đặc biệt kể từ khi sự thất bại của nhiều ngân hàng do tác động của sự bất ổn của lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Độ nhạy cảm của lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng đối với sự thay đổi lãi suất và tỷ giá được giải thích bằng một số mô hình và lý thuyết. Đầu tiên là mô hình ICAPM của Merton về định giá tài sản vốn liên thời gian, rủi ro lãi suất trong mô hình ICAPM như là một yếu tố thị trường, mô hình này cho rằng sự thay đổi của lãi suất dẫn đến sự thay đổi của một cơ hội đầu tư. Do đó các nhà đầu tư yêu cầu có một sự bồi thường cho nguy cơ thay đổi đó. Ngoài ra, lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) có thể cung cấp bằng chứng về việc rủi ro lãi suất và tỷ giá ảnh hưởng đến giá cân bằng của cổ phiếu ngân hàng (Sweeney và Warga, 1986). Trong trạng thái cân bằng, lãi suất và tỷ giá có sự ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cổ phiếu phổ thông của các định chế tài chính nói riêng và các ngân hàng nói riêng (Yourougou, 1990).

Ngân hàng có thể giảm rủi ro tỷ giá và lãi suất bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoại bảng khác nhau và thực hiện các kỹ thuật hạn chế rủi ro một cách hiệu quả. Mặc dù vậy các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển dễ bị tổn thương hơn do thiếu các công cụ và kỹ thuật như vậy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước này thường xuyên đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022