tỷ lệ lạm phát và tốc độc tăng trưởng GDP. Bằng cách dùng dữ liệu bảng và dùng phương pháp GMM để kiểm định các giả thuyết của bài nghiên cứu, tác giả đã cho ra kết luận rằng tỷ lệ nợ quá hạn có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
3.4.2. Các công trình nghiên cứu cho rủi ro tín dụng tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi:
Naceur và cộng sự (2008) nghiên cứu các tác động của các đặc điểm ngân hàng, cấu trúc tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô đối với các ngân hàng ở Tunsia trong giai đoạn 1980-2000 đã phát hiện rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
Sufian và Habibullah (2009) tìm cách kiểm tra các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn hậu cải cách 2000-2005. Từ kết quả thực nghiệm, nhóm tác giả thấy rằng thanh khoản, rủi ro tín dụng và vốn hóa có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, nhóm tác giả còn nhận định rằng các ngân hàng TMCP có rủi ro tín dụng cao hơn thì có xu hướng sinh lãi cao hơn, lợi nhuận cao hơn.
Boahene và cộng sự (2012) nghiên cứu về các ngân hàng ở Ghana bằng cách phân tích để tìm ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận. Theo đó, ngân hàng cũng như các ngành khác đang chịu áp lực từ nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được thu thập từ 6 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2005-2009, nhóm tác giả đã phân tích và cho kết quả rằng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi có mối quan hệ cùng chiều.
Abiola và Olausi (2014) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria. Bằng phương pháp sử dụng dữ liệu bảng qua số liệu thống kê của 7 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2005-2011 áp dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên, nhóm tác giả cho ra kết quả rằng rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với ROA.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Kayode (2015) khi xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng qua chỉ số ROA ở Nigeria cũng cho ra kết quả rủi ro tín dụng được đại diện thông qua hai biến tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với ROA.
Kết luận chương 3
Trong chương này, bài nghiên cứu đã trình bày tổng quan các khái niệm, cơ sở về rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện lược khảo một số bài nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ này ở các bài nghiên cứu trước đây cũng như ở các nền kinh tế trên thế giới.
Tổng quan lý thuyết và lịch sử nghiên cứu trước đây này sẽ là cơ sở lý luận cho việc nhận định, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi cũng như làm cơ sở để tác giả xem xét mô hình nghiên cứu trong những chương tiếp theo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi
4.1. Xây dựng giả thuyết
4.1.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây của các nhóm tác giả như Awoke cùng cộng sự (2014) và Young Tan (2016), mô hình nghiên cứu được đề xuất sử dụng như sau:
Mô hình:
𝑹𝑶𝑭𝒊𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏𝑵𝑷𝑳𝒊𝒕 + 𝜷𝟐𝑳𝑳𝑷𝑹𝒊𝒕 + 𝜷𝟑𝑳𝑻𝑨𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝑪𝑻𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟓𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕
+ 𝜷𝟔𝑪𝑷𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟕𝑮𝑫𝑷𝒊𝒕 + 𝜺𝒊𝒕
Trong đó:
ROF là biến phụ thuộc, đại diện cho tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được đo bằng tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Do đó, mô hình nghiên cứu có thể được viết lại như sau: Mô hình 1: Biến đo lường ROE
𝑹𝑶𝑬𝒊𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏𝑵𝑷𝑳𝒊𝒕 + 𝜷𝟐𝑳𝑳𝑷𝑹𝒊𝒕 + 𝜷𝟑𝑳𝑻𝑨𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝑪𝑻𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟓𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕
+ 𝜷𝟔𝑪𝑷𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟕𝑮𝑫𝑷𝒊𝒕 + 𝜺𝒊𝒕
Mô hình 2: Biến đo lường ROA
𝑹𝑶𝑨𝒊𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏𝑵𝑷𝑳𝒊𝒕 + 𝜷𝟐𝑳𝑳𝑷𝑹𝒊𝒕 + 𝜷𝟑𝑳𝑻𝑨𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝑪𝑻𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟓𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕
+ 𝜷𝟔𝑪𝑷𝑰𝒊𝒕 + 𝜷𝟕𝑮𝑫𝑷𝒊𝒕 + 𝜺𝒊𝒕
4.1.2. Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu
Đo lường | |
Biến phụ thuộc | |
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) | Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu |
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) | Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản |
Biến độc lập |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Hiện Về Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam:
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng
- Tổng Quan Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Ngân Hàng
- Trình Tự Tiến Hành Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - 9
- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Tổng nợ xấu Tổng dư nợ | |
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) | Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ |
Tỷ lệ dư nợ/Tổng tài sản (LTA) | Tổng dư nợ Tổng tài sản |
Hiệu quả quản lý chi phí (CTI) | Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động |
Quy mô tổng tài sản (SIZE) | Ln(Tổng tài sản) |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) | Chỉ số giá tiêu dùng |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) | Tốc độ tăng trưởng kinh tế |
Bảng 4.1. Mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập
4.1.2.1. Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lợi có thể được tính bằng nhiều chỉ số nhưng trong bài nghiên cứu sử dụng 2 chỉ số chính đó là ROE và ROA, với:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản Tổng tài sản
ROE = ROA ×
Vốn chủ sở hữu
ROA được định nghĩa là tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đơn vị tài sản.
ROE được định nghĩa là tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng vốn sở hữu, đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu.
Sự khác biệt giữa ROE và ROA là ROE có xem xét đến yếu tố sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi xem xét đến đòn bẩy tài chính, nếu trong tình hình kinh doanh thuận lợi, lợi thế của đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng ROE còn ngược lại sẽ làm giảm ROE. Do đó, ROE trong một điều kiện nhất định đòn bẩy tài chính có tác động rất lớn đến rủi ro của ngân hàng.
Để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng, nhiều bài nghiên cứu trước đây đã sử dụng ROE, ROA làm tiêu chí đo lường như: Boahene cùng cộng sự (2012), Young Tan (2016) hay Alshatti (2015)…Trong các bài nghiên cứu đó, ROE đóng vai trò là biến phụ thuộc
4.1.2.2. Biến độc lập
i) Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Nợ xấu được xác định bằng tổng dư nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong thang bảng phân loại theo quy định Ngân hàng nhà nước, số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu được tính thông qua công thức như sau:
Tổng nợ xấu
NPL =
Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu được định nghĩa là khoản cho vay đang gặp khó khăn trong việc thanh toán gốc lãi cho ngân hàng, một số khoản được xác định là khó có thể thu hồi. Nợ xấu được xác định là tổng của 3 nhóm nợ bao gồm nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là chỉ tiêu xem xét mức độ rủi ro trong cho vay của ngân hàng đồng thời thể hiện chất lượng của tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu cao ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản, cơ cấu danh mục cho vay, khả năng cung cấp các khoản vay khác của ngân hàng. Nợ xấu càng cao gây mất lòng tin khách hàng, ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh ngân hàng trong mắt các nhà đầu tư.
Tỷ lệ nợ xấu cao gây ra rủi ro mất thanh khoản, giảm khả năng tiếp cận vốn của các khách hàng có nhu cầu hay giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng do khách hàng gửi tiền có nguy cơ bị mất làm mất lòng tin khách hàng, nghiêm trọng hơn nếu nợ xấu tăng cao quá mức kiểm soát có thể dẫn đến nguy cơ phá sản, đe dọa an ninh ổn định của hệ thống ngân hàng. Khi nợ xấu tăng cao dẫn đến ngân hàng gia tăng nhiều chi phí như chi phí vốn, chi phí thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan
hệ ngược chiều của tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất sinh lợi như nghiên cứu của Achou và Tenguh (2008), Alexiou và Sofoklis (2009), Angela M. Kithnji (2010), Hamisu Suleiman Kargi (2011), Kolapo (2012), Engdawork Tadesse Awoke (2014), Olawale Luqman Samuel (2015) nhưng cũng có một số nghiên cứu khác chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của 2 biến này.
Từ đó, bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ suất sinh lợi (ROE/ROA) có mối quan hệ ngược chiều nhau
ii) Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR)
Để xác định biến rủi ro tín dụng, ngoài biến tỷ lệ nợ xấu bài nghiên cứu còn sử dụng biến tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để đo lường mức độ rủi ro tín dụng tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi. Cũng như các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Kolapo cùng cộng sự (2012), Young Tan (2016) bài nghiên cứu xem xét đến LLPR như một biến độc lập.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
LLPR =
Tổng dư nợ cho vay
LLPR được tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay, số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, đối với từng nhóm nợ vay được phân loại ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhất định. Khi chi phí trích lập dự phòng gia tăng cho thấy khoản vay có khả năng không thu hồi được càng lớn. Do đó, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đo lường mức độ chi phí mà ngân hàng phải trả cho các khoản nợ mà ngân hàng cho khách hàng cho vay, nếu khoản nợ xấu gia tăng thì tỷ lệ này gia tăng, chi phí tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng ảnh hưởng đáng kể.
Giả thuyết H2: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) và tỷ suất sinh lợi (ROE/ROA) có mối quan hệ ngược chiều nhau
iii) Tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA)
LTA =
Tổng dư nợ cho vay Tổng tài sản
LTA phản ánh cấu trúc cơ cấu tài sản của ngân hàng - chỉ số thể hiện tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) nếu mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng trong việc kiểm soát chất lượng khoản vay dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu phát sinh, làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm. Alper và Anbar (2011) đã sử dụng biến LTA làm biến độc lập và tìm thấy mối tương quan của LTA so với biến phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng.
Trong thời gian qua, tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay một cách rất nhanh kèm với đó là cơ chế kiểm soát tín dụng chưa đầy đủ, đúng mực dẫn đến nợ xấu phát sinh.
iv) Hiệu quả quản lý chi phí (CTI)
Chi phí hoạt động
CTI =
Thu nhập hoạt động
Hiệu quả quản lý chi phí là tiêu chí đo lường mức độ chi phí mà ngân hàng phải chi trả cho hoạt động nhằm tạo ra một mức độ thu nhập hoạt động. Nếu chi phí được quản trị hiệu quả sẽ làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại nếu quản lý chi phí kém hiệu quả sẽ làm lợi nhuận sụt giảm. Từ đó đặt ra cho nhiều ngân hàng bài học trong việc quản lý chi phí một cách có hiệu quả
Số liệu chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động được thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng.
Có nhiều tác giả đã áp dụng biến hiệu quả quản lý chi phí vào trong mô hình để xem xét tác động của nó với biến phụ thuộc tỷ suất sinh lợi như nghiên cứu của Awoke (2014), Young Tan (2016)…
v) Quy mô tổng tài sản (SIZE)
Một số bài nghiên cứu như của Kosmidou (2008), Awoke (2014) khi nghiên cứu về tác động của biến quy mô tổng tài sản đối với khả năng sinh lời đã tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa hai biến này. Cụ thể, đối với các ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn sẽ có được lợi thế về vốn, lợi thế về quy mô, về thương hiệu qua
đó thu hút nhiều khách hàng bằng hình ảnh của thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường do đó mang được nhiều thu nhập và tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, lợi thế vế quy mô giúp tối đa hóa được chi phí qua đó tối đa hóa doanh thu.
Bên cạnh các lợi thế của quy mô, thì nếu ngân hàng tăng trưởng tổng tài sản ở một mức cao nhưng chưa có đủ tầm, đủ nhân sự cũng như không có phương pháp quản lý kiểm soát rủi ro, quản lý chi phí đúng sẽ làm ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Khi đó, ưu thế về quy mô không những không còn mà nó còn là gánh nặng lên tổng thu nhập, làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị tác động tiêu cực. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả như Young Tan (2016) hay Kosmidou (2007) đã cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa hai biến này.
vi) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường và là kênh trung gian trong quá trình lưu thông vốn của nền kinh tế do đó các biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Trong các vấn đề kinh tế trước đây cũng như hiện tại mà nhà nước đặc biệt quan tâm đó là vấn đề kiểm soát lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính toán trên cơ sở xác định danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân. Đồng thời xác định quyền số (nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng hóa chung tính CPI) cố định tương ứng với các nhóm hàng hóa và dịch vụ đại diện. Vì vậy, đây là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động về giá cả bán lẻ theo thời gian của các loại hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ sinh hoạt hàng ngày trong đời sống dân cư và các hộ gia đình. Khi chỉ số CPI tăng, tình trạng lạm phát tăng cao sẽ làm tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do phải trả chi phí huy động cao, mặt khác chủ thể vay vốn phải chịu áp lực tăng lãi suất vay dẫn đến rủi ro không thể thanh toán gốc/lãi cho ngân hàng. Chi phí gia tăng, thu nhập từ tín dụng suy giảm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng, làm cho tỷ suất sinh lợi không tránh khỏi xu hướng giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là biến vĩ mô, được xác định bằng tỷ lệ lạm phát.
vii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)