Ảnh Hưởng Của Nồng Độ Naa Đến Tốc Độ Ra Rễ Của Cattleya Giai Đoạn 10 – 80 Nsc (Rễ/cây/10 Ngày)

Đến giai đoạn 40 NSC, nồng độ 5 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (0,68 rễ/cây), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nồng độ 0 mg NAA trên lít (0,00 rễ/cây) nhưng không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Ở giai đoạn 50 NSC, nồng độ 5 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (1,65 rễ/cây), tuy không khác biệt so với nồng độ 3 mg và 4 mg NAA trên lít (1,34 rễ/cây và 1,57 rễ/cây) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Đối với nghiệm thức không bổ sung NAA, hầu như rễ chậm hình thành và bắt đầu hình thành ở 50 NSC (0,31 rễ/cây).

Giai đoạn 60 NSC, nồng độ 4 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (2,26 rễ/cây tuy không khác biệt so với nồng độ 3 mg và 5 mg NAA trên lít (2,14 rễ/cây và 2,23 rễ/cây) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại.

Đến giai đoạn 70 NSC, nồng độ 5 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (2,81 rễ/cây), tuy không khác biệt so với nồng độ 3 mg và 4 mg NAA trên lít (2,38 rễ/cây và 2,56 rễ/cây) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại.

Số rễ tiếp tục gia tăng số lượng. Ở giai đoạn 80 NSC, nồng độ 5 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (3,27 rễ/cây), rất có ý nghĩa thống kê so với nồng độ 0 mg và 2 mg NAA trên lít (1,62 rễ/cây và 1,53 rễ/cây) nhưng không có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại.

Qua đó cho thấy, nồng độ 5 mg NAA trên lít thích hợp cho sự tạo rễ lan Cattleya nhất. Tốc độ ra rễ được trình bày trong bảng 3.8 cho thấy:

Giai đoạn 10 – 40 NSC, tốc độ ra rễ tăng giảm không đều. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Đến giai đoạn 30 – 40 NSC, tốc độ ra rễ dao động từ 0,00 – 0,70 rễ/cây/10 ngày.

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến tốc độ ra rễ của Cattleya giai đoạn 10 – 80 NSC (rễ/cây/10 ngày)

NAA

(mg/l)




Ngày sau cấy



10 – 20

20 – 30

30 – 40

40 – 50

50 – 60

60 – 70

70 – 80

0

0,00

0,00

0,00

0,31c

0,61ab

0,34ab

0,40a

1

0,22

0,03

0,46

0,39c

0,42bc

0,16b

0,38a

2

0,08

0,00

0,13

0,42bc

0,28c

0,53a

0,16b

3

0,05

0,03

0,70

0,56b

0,80a

0,24b

0,60a

4

0,10

0,07

0,47

0,87a

0,68ab

0,30ab

0,51a

5

0,22

0,15

0,32

0,96a

0,57ab

0,50a

0,45a

CV

Ftính

10,49%

1,27ns

6,89%

1,34ns

12,43%

4,48ns

10,67%

56,92**

19,87%

8,51**

26,83%

7,26**

19,61%

9,92**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của BA, NAA và dịch chiết đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya Cattleya sp. in vitro - 8

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)

Ở giai đoạn 10 – 20 NSC, 20 – 30 NSC và 30 – 40 NSC, số liệu được chuyển đổi theo công thức (x+0,5)1/2


Qua kết quả trắc nghiệm phân hạng ở giai đoạn 40 – 50 NSC, nồng độ 5 mg NAA trên lít cho kết quả tốc độ ra rễ cao nhất (0,96 rễ/cây/10 ngày), tuy không khác biệt nồng độ 4 mg NAA trên lít (0,87 rễ/cây/10 ngày) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa so với các nồng độ còn lại.

Giai đoạn 50 – 60 NSC, nồng độ 3 mg NAA trên lít cho kết quả tốc độ ra rễ cao nhất (0,80 rễ/cây/10 ngày) rất có ý nghĩa so với nồng độ 1 mg và 2 mg NAA trên lít (0,42 rễ/cây/10 ngày và 0,28 rễ/cây/10 ngày) nhưng không khác biệt so với các nồng độ còn lại.

Ở giai đoạn 60 – 70 NSC, nồng độ 2 mg NAA trên lít cho kết quả tốc độ ra rễ cao nhất (0,53 rễ/cây/10 ngày) rất có ý nghĩa so với nghiệm thức 1 mg và 3 mg NAA trên lít (0,16 rễ/cây/10 ngày và 0,24 rễ/cây/10 ngày) nhưng không khác biệt so với các nồng độ còn lại.

Qua kết quả phân tích thống kê ở giai đoạn 70 – 80 NSC, nồng độ 3 mg NAA trên lít cho kết quả tốc độ ra rễ cao nhất (0,60 rễ/cây/10 ngày) rất có ý nghĩa so với nồng độ 2 mg NAA trên lít (0,16 rễ/cây/10 ngày) nhưng không khác biệt so với các nồng độ còn lại.

Kết quả cho thấy, nồng độ 3 mg NAA tác động mạnh mẽ nhất đến tốc độ ra rễ của lan Cattleya.

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài rễ của Cattleya giai đoạn 80 NSC (cm)


NAA (mg/l)

0

1

2

3

4

5

Chiều dài rễ

1,67a

1,48ab

1,44ab

1,30bc

1,25bc

1,08c


CV = 7,21% Ftính = 13,06**



Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa)


Chiều dài rễ dài nhất ở nồng độ 0 mg NAA trên lít (1,67 cm) tuy không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung 1 mg và 2 mg NAA trên lít (1,48 cm và 1,44 cm) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại. Chiều dài rễ tuy dài nhất trong các nghiệm thức nhưng số lượng rễ tạo thành ở nghiệm thức lại ít nhất (1,62 rễ/cây). Hệ rễ chưa phát triển mạnh, không có khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

Đối với mức nồng độ 5 mg/l cho chiều dài rễ ngắn nhất (1,08 cm) nhưng số lượng rễ đạt nhiều nhất (3,27 rễ/cây). Hệ rễ phát triển đầy đủ, có khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

Qua đó cho thấy, nồng độ NAA tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành rễ lan Cattleya, khi càng tăng nồng độ thì chiều dài rễ lan Cattleya càng giảm nhưng số lượng rễ lại càng tăng, tạo nên hệ rễ phát triển đầy đủ. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển khi đem cây ra ngoài vườn ươm sau này.

Kết quả từ thí nghiệm cho thấy, nồng độ 5 mg NAA trên lít thích hợp nhất cho sự tạo rễ của lan Cattleya.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Kết luận


Từ kết quả nghiên cứu đạt được, có thể rút ra một số kết luận:

Về tác động của BA kết hợp NAA đến khả năng nhân chồi của lan Cattleya Nồng độ (0,1 mg NAA + 4 mg BA)/lít cho số chồi cao nhất (19,03 chồi ở giai đoạn

90 NSC), rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó, nồng độ (0,3 mg NAA + 2 mg BA)/lít cho kết quả đường kính cao nhất (1,57 cm ở giai đoạn 90 NSC), rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, sự kết hợp (0,3 mg NAA + 1 mg BA)/lít cho kết quả khối lượng cao nhất (1,51 g ở giai đoạn 90 NSC), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về ảnh hưởng của dịch chiết đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya


Nồng độ nước dừa 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (14,06 chồi ở giai đoạn 90 NSC) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Đồng thời, nồng độ nước dừa 20% cho khối lượng lớn nhất (0,77 g ở giai đoạn 90 NSC), rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Về ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ lan Cattleya


Nồng độ 5 mg NAA trên lít cho số rễ cao nhất (3,27 rễ/cây ở giai đoạn 80 NSC). Trong khi đó, nồng độ 3 mg NAA trên lít cho kết quả tốt nhất về tốc độ ra rễ (0,60 rễ/cây/10 ngày ở giai đoạn 70 – 80 NSC). Mặt khác, chiều dài rễ dài nhất ở nồng độ 0 mg NAA trên lít (1,67 cm ở giai đoạn 80 NSC).

Đề nghị


Sử dụng môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung (0,1 mg NAA + 4 mg BA)/lít cho việc nhân chồi lan Cattleya.

Sử dụng môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung nước dừa với nồng độ 20% cho quá trình sinh trưởng lan Cattleya.

Sử dụng môi trường MS + agar 8,5 g/l + than hoạt tính 0,5 g/l + đường 30 g/l có bổ sung 5 mg NAA trên lít cho sự tạo rễ lan Cattleya.

Tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm môi trường thích hợp hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya.

Nghiên cứu các loại giá thể thích hợp như xơ dừa, dương xỉ, rễ lục bình cho cây để đem ra vườn ươm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bích Diệp, 2014. Thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật của Viện Sinh học nhiệt đới. Truy cập từ <http://sukien.vast.vn/40nam/index.php/thanh-tuu/thanh-tuu-noi- bat/1743-thanh-tuu-nghien-cuu-khoa-hoc-noi-bat-cua-vien-sinh-hoc-nhiet-doi

> ngày 05.10.2015.


2. Bùi Bá Bổng, 1995. Nhân giống cây bằng nuôi cấy mô. Sở khoa học công nghệ và môi trường An Giang, 86 trang.

3. Daneshwar Puchooa, 2004. Comparison of Different Culture Media for the In Vitro Culture of Dendrobium (Orchidaceae). International Journal of Agriculture and Biology, trang 884 – 888.

4. Dương Công Kiên, 2002. Nuôi cấy mô thực vật. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, 199 trang.

5. Guilherme Corigliano, 2012. Cattleya labiata var. rubra. Truy cập từ < http://www.fli ckriver.com/photos/guilhermecorigliano/6662581137/> ngày 01.10.2015.

6. H. Khatun, M. M. Khatun, M. S. Biswas, M. R. Kabir và M. Al-amin, 2010. In vitro growth and development of dendrobium hybrid orchid, trang 507 – 514.

7. Hà Thị Tuyết Phượng, 2005. Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây lan Cattleya

(Cattleya sp). Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.


8. Hoa Phạm, 2015. Lợi ích tuyệt vời của nước dừa. Truy cập từ <http://vtc.vn/loi-ich- tuyet-voi-cua-nuoc-dua-tuoi.321.525702.htm> ngày 28.09.2015.


9. Huỳnh Văn Thới, 1996. Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan. Nhà xuất bảntrẻ 1996, 218 trang.

10. Kỹ thuật nhân giống lan căn bản và nâng cao, 2012. Truy cập từ <http://kythuat nuoitrong.com/ky-thuat-nhan-giong-lan-can-ban-va-nang-cao/> ngày 01.10.2015.

11. Lê Văn Tri, 1997. Các chế phẩm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 84.

12. Lê Vân, 2015. Những lợi ích bất ngờ của nước ép cà rốt. Truy cập từ < http://khoef.com

/kien-thuc/nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-nuoc-ep-ca-rot.html> ngày 02.10.2015.


13. Lê Xuân Thám, n.d. Một số đóng góp của các nhà khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại Lâm Đồng. Truy cập từ <http://www.lamdong.gov.vn

/viVN/a/book/Pages/books/kyyeu30nam/MOTSODONGGOP.htm> ngày 04.10.2015.


14. Lưu Thị Vân Thư, 2006. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật và phụ gia đến lan Cattleya nuôi cấy mô (in vitro). Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Đức Lượng, 2006. Công nghệ tế bào. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 378 trang.


16. Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Văn Kết, Dương Tấn Nhật và Nguyễn Thị Kim Lý, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ lên quá trình sinh trưởng và phát triển cây lan hài hồng (paphiopedilum delenatii) in vitro. Tạp chí sinh học 2014, trang 250 – 256.

17. Nguyễn Thị Sơn, Từ Bích Thủy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng Thị Nga và Nguyễn Quang Thạch, 2014. Nhân giống in vitro lan Dendrobium officinale kimura et migo (thạch hộc thiết bè). Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, trang 1274 – 1282.

18. Nguyễn Văn Uyển, 1989. Các chất sinh trưởng trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, trang 50 – 60.

19. Nguyễn Văn Uyển, Đoàn Thị Ái Thuyền, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Văn Minh, Nguyễn Đức Minh Hùng, 1993. Nhân giống chuối bằng phương pháp cấy mô,

Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 90 trang.

20. Những bức ảnh Đẹp Nhất Thế Giới về Lan Cattleya – The World’s Best Photos Of Cattleya, 2012. Truy cập từ <http://runglan.com/?s=nh%E1%BB%AFng+h%C 3%ACnh+%E1%BA%A3nh+cattleya> ngày 08.10.2015.

21. Phạm Hữu Nguyên, 2007. Bài giảng Môn học cây rau. Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, 124 trang.

22. Ricardo Tadeu de Faria, Débora Cristina Santiago, Dennis Panayotes Saridakis, Ulisses Brigatto Albino Ricardo Araújo, 2002. Preservation of the brazilian orchid Cattleya walkeriana Gardner using in vitro propagation. Crop Breeding and Applied Biotechnology, trang 489 – 492.

23. Rogério Mamoru Suzuki, Vanessa de Almeida, Rosete Pescador Wagner de Melo Ferreira, 2010. Germinação e crescimento in vitro de Cattleya bicolor Lindley (Orchidaceae), trang 731 – 742.

24. Trần Văn Minh, 2005. Giáo trình công nghệ sinh học thực vật. Viện sinh học nhiệt đới, trang 1 – 172.

25. Trịnh Xuân Vũ, Lê Doãn Diên và Nguyễn Đình Huyên, 1976. Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản nông thôn, trang 287 – 292.

26. Vũ Ngọc Lan và Nguyễn Thị Lý Anh, 2013. Nhân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile lindl. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, trang 917 - 925.

27. Vũ Văn Vụ, 1999. Sinh lý thực vật ứng dụng. Nhà xuất bản Giáo Dục, 148 trang.


28. Yaser Hassan Dewir và ctv, 2014. Micropropagation of Cattleya: Improved in vitro rooting and acclimatization. Research Report Tissue Culture/Biotechnology, trang 89 – 93.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023