Nội Dung 1: Sử Dụng Trâu Đực Ngố Khối Lượng Lớn Nâng Cao Tầm Vóc Và Khả Năng Sinh Trưởng Của Đời Con


Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mà đã có đề tài trọng điểm cấp ngành về tuyển chọn lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Đề tài đã tập trung tuyển chọn đàn trâu nội tầm vóc nhỏ, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho biết: Khối lượng sơ sinh của trâu tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; 12 tháng tuổi tăng từ 130-135 lên 151-155 kg; 24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-254 kg (Mai Văn

Sánh, 2005).


Những nghiên cứu bước đầu về sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương dùng để nuôi vỗ béo trâu lấy thịt đã cho kết quả khả quan: Trâu được vỗ béo bằng cỏ tự nhiên có bổ sung sắn và cám cho tăng khối lượng 500-600 g/ngày. Trong 3 tháng vỗ béo trâu tăng khối lượng trên 50 kg, người chăn nuôi có thể thu nhập 280-300 nghìn đồng/đầu trâu, lãi suất tính trên 100 nghìn đồng vốn là 14-15 nghìn đồng. Tại các tỉnh miền núi nơi mà có nguồn lá sắn dồi dào, có thể bổ sung hỗn hợp 50 % bột sắn và 50 % bột lá sắn với mức 2 kg/con/ngày đã đem lại hiệu quả vỗ béo trâu cao (Đào Lan Nhi, 2002). Phương thức vỗ béo qua chăn thả có bổ sung thức ăn phù hợp với kỹ thuật chăn nuôi trâu lâu nay, có thể áp dụng dễ dàng trong điều kiện sản xuất nhỏ của nông hộ.

Vũ Duy Giảng và cs. (1999) đã khảo sát các tỷ lệ thịt của trâu cho thấy nhìn chung các tỷ lệ thịt trâu là thấp: trâu trưởng thành với khối lượng mổ thịt 327, 6 kg thì có tỷ lệ thịt xẻ 39%, tỷ lệ thịt lọc 28,6% còn ở trâu tơ 28-30 tháng tuổi có khối lượng mổ thịt 194, 5 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 44,3%, tỷ lệ thịt lọc 35%. Thành phần hoá học của thịt trâu cũng được các tác giả phân tích và cho biết tỷ lệ nước là 76,81%, protein 19,84%, mỡ 0,37% và khoáng 1,14%. Đào Lan Nhi (2002) vỗ béo trâu tơ 2 năm tuổi có khối lượng mổ thịt 298 kg và 329 kg thì tỷ lệ thịt xẻ tăng lên tới 46,05-46,22% và thịt lọc là 35,09-37,22%. Như vậy sử dụng trâu tơ mổ thịt thay vì mổ trâu già là một trong những biện pháp tăng năng suất và chất lượng thịt. Biện pháp vỗ béo trâu tơ trước khi mổ thịt lại làm tăng thêm khối lượng mổ thịt và tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt lọc lên 1-2% so với trâu tơ không


được vỗ béo, đây là những cơ sở để định hướng công tác phát triển chăn nuôi trâu lấy thịt.

Nguyen Van Thu và cs. (1993) đã đi sâu nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn thô có sẵn tại đồng bằng sông Cửu Long gồm rơm lúa, bã mía và cỏ tự nhiên làm khẩu phần cơ sở để vỗ béo trâu tơ giống đầm lầy. Kết quả cho thấy sự tăng khối lượng cơ thể của nhóm trâu có bổ sung bánh urê rỉ mật là 25,6 kg cao hơn có ý nghĩa (p <0,01) so với nhóm không bổ sung (13,9 kg).

Duong Nguyen Khang (2004), nghiên cứu bổ sung lá sắn tươi, lá sắn ủ chua và lá sắn khô ép viên cho gia súc ăn khẩu phần rơm tươi có xử lý urê đã đưa ta kết luận: tăng khối lượng của gia súc bị ảnh hưởng bởi các mức và các loại lá sắn khác nhau trong khẩu phần. Bổ sung lá sắn tươi trong khẩu phần không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của gia súc. Bổ sung lá sắn ủ chua hay bột lá sắn vào khẩu phần, tăng khối lượng của gia súc tăng 50% ở mức bổ sung thấp (50g protein thô từ lá sắn ủ chua hay bột lá sắn trên 100 kg khối lượng cơ thể) và 100% ở mức bổ sung cao (100g protein thô từ lá sắn ủ chua hay bột lá sắn/100 kg khối lượng cơ thể) so với không bổ sung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0,5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0; 25; 50; 75% thì trâu cho tăng trọng từ 488 đến 544 g/ngày.

Đinh Văn Cải (2002) cho biết: Khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê, nghé tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp. Rơm rạ được ủ với 4-5% urê sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6 kg so với 1,6kg DM/100 kg khối lượng).

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 7

Nguyễn Công Định và cs (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật để vỗ béo trâu đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào của trâu so với nuôi


trâu theo phương pháp truyền thống không vỗ béo, tăng khả năng tăng khối lượng hàng ngày, tăng tỷ lệ thịt, tăng số lượng thịt trên đầu trâu là lô TN I cho 98,9 kg, lô TN II cho 100,3 kg so với lô đối chứng là 88,5 kg và giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng từ 12,40 kg xuống còn 10,35 kg lô TN I và 10,52 kg lô TN II. Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh (45,6% và 37,8%) cao hơn khi sử dụng cám gạo (45,4% và 37,7%) tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê.

Mai Văn Sánh (2008) nghiên cứu sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ cho biết: Thay thế 25-75% cỏ xanh trong khẩu phân ăn hàng ngày của trâu tơ vỗ béo bằng rơm ủ 4% urê không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của trâu và trong mùa đông khi cỏ xanh khan hiếm, có thể sử dụng rơm ủ urê thay thế cỏ xanh trong khẩu phần 25% là tốt nhất nhưng có thể thay thế 50% cỏ xanh.

Trịnh Văn Trung (2008) nghiên cứu bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi) và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Nguyễn Kiêm Chiến (2010) nghiên cứu sử dụng khẩu phần có bổ sung bột sắn, bột lá sắn cho kết quả vỗ béo trâu cao hơn so với khẩu phần chỉ sử dụng cỏ voi và khẩu phần bổ sung cám gạo (tăng khối lượng đạt 527,8 g/ngày so với lô ĐC 344,4 g/ngày và 513,9 g/ngày; tiêu tốn thức ăn là 9,31 kg VCK so với 12,24 kg VCK lô ĐC và 9,91 kg VCK lô TN II; Chất lượng thịt trâu khi sử dụng khẩu phần có bổ sung bột sắn, bột lá sắn để vỗ béo cho kết quả tương đương với bổ sung bằng cám gạo và cao hơn so với thịt trâu không được vỗ béo (Tỷ lệ thịt xẻ 45,4% lô TN I; 45,6% TN II so với 43,6% lô ĐC và tỷ lệ thịt tinh là 37,7% lô TN I; 37,8% lô TN II so với 36% ở lô ĐC).


2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một trong những biện pháp quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng thịt trâu là công tác chọn lọc nhân thuần. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành thường xuyên công tác này và đã thu được nhiều thành công.

Ấn Độ là một trong những nước có chính sách về giống trâu tốt. Theo đề nghị của Hội đồng Nông nghiệp quốc gia thì muốn cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu phải chọn lọc những cá thể tốt trong các đàn có thể quản lý và phối với những trâu đực giống đặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ nâng lên. Những vùng mà Nhà nước quản lý được trong mạng lưới thì thực hiện việc kiểm tra cá thể qua đời sau (Yadav, 2004). Có một thực tế là do có quần thể trâu rất lớn, lại có nhiều giống khác nhau và trên một đất nước vừa rộng vừa đông dân, việc quản lý giống rất khó, vì vậy chỉ có khoảng 20-25% tổng số trâu là thuần chủng, số còn lại do không quản lý được nên bị pha tạp các giống không xác định được cụ thể (Sethi và Sikka, 2006).

Trung Quốc là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn nhất thế giới, và do đặc điểm sinh thái giữa các vùng trong nước khác nhau đã dẫn đến với cùng một giống trâu đầm lầy mà có tới 14 loại hình khác nhau thích hợp từng vùng. Chiến lược phát triển trâu của Trung Quốc là sử dụng các giống trâu sông như Murrah, Nili- Ravi lai với trâu đầm lầy địa phương tạo trâu lai kiêm dụng sữa thịt. Trước mắt họ làm tốt việc chọn lọc nhân thuần trâu địa phương để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng đàn cái nền để lai tạo với trâu đực ngoại. Họ đã rất thành công với con lai 3 máu giữa trâu Murrah và trâu địa phương với trâu Nili -Ravi đã cho sản lượng sữa và tỷ lệ thịt cao hơn nhiều so với trâu đầm lầy địa phương (Liang Xian-wei và cs., 2004).

Thái lan và Philippin là những nước có chương trình giống quốc gia về cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất trâu nội khá thành công, sau 10 năm thực hiện chương trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ 28,4 lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), ở 2 năm tuổi


tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg); tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản cũng được cải thiện, tăng từ 60,6% lên 69%, tuổi đẻ lứa đầu rút ngắn từ 4,5 năm xuống 3,37 năm và khoảng cách 2 lứa đẻ rút ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày (Chantalakhana và Skunmun, 2002). Phi-lip-pin đã nhập trâu Murrah Mỹ và nuôi giữ tại một Trung tâm, chọn lọc những cá thể có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt, khai thác tinh và phối với đàn trâu địa phương tạo con lai có khả năng cho thịt tốt hơn cả về năng suất và chất lượng. Trâu Murrah Bungari cũng được nhập khẩu với những cá thể có sản lượng sữa cao nhằm tạo con lai hướng sữa. Tất cả trâu ngoại nhập đều nuôi giữ riêng, chọn lọc nhân thuần và sản xuất những trâu đực giống tốt để kiểm tra năng suất. Sau khi kiểm tra qua đời sau, những trâu đực giống này được khai thác tinh để làm thụ tinh nhân tạo. Con lai đã thể hiện ưu thế rõ về tầm vóc, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và sữa đã cao hơn nhiều so với trâu địa phương. Hiện nay Philippin đã thành lập Ngân hàng gen với các dạng tinh đông lạnh, phôi được tạo ra từ những cá thể đặc biệt hoặc ở các nhóm giống tốt khác nhau phục vụ cho công tác cải tiến di truyền nâng cao chất lượng đàn giống và khả năng sản xuất của đàn trâu địa phương (Cruz, 2006).

Indonexia là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn ngay sau Việt nam. Đặc điểm của một đất nước có tới 13 nghìn hòn đảo và trải dài qua nhiều kinh tuyến đã hình thành nên nhiều loại hình khác nhau về màu sắc lông da, tầm vóc và cả về tập tính như: trâu Aceh, trâu Java, trâu Binanga, trâu Moa, trâu Kalang, trâu lang trắng đen.v.v. Họ đang tiến hành công tác chọn lọc nhân thuần trong từng loại hình để giữ sự đa dạng (Triwulanningsih và cs., 2005).

Nghiên cứu nuôi trâu thịt cũng đã một số nước tiến hành tuy nhiên chưa nhiều. Trước đây thịt trâu chưa được ưa chuộng vì trâu được giết mổ lấy thịt chủ yếu là từ trâu già, loại thải và định kiến về thịt trâu như mùi vị, màu sắc, độ mịn của thớ thịt v.v. Về phương thức nuôi có thể là nuôi vỗ béo trong một thời gian với thức ăn có hàm lượng protein và năng lượng cao để tăng năng suất và phẩm chất thịt (Ranjhan, 2004). Trong lĩnh vực nghiên cứu trâu thịt, đặc biệt ở Trinidad sau nhiều thập kỷ lai tạo ngẫu nhiên 6-7 giống trâu sông khác nhau, người ta đã tạo ra giống trâu thịt nổi tiếng gọi là Bufalypso (Alexiev, 1998).


Pasha và cs. (1990) đã sử dụng 30% rơm lúa, trấu hoặc lõi ngô trong từng khẩu phần vỗ béo trâu tại chuồng. Kết quả cho thấy lõi ngô là nguồn năng lượng khá lớn so với trấu và rơm lúa điều đó đã phản ánh qua tăng trọng và sử dụng thức ăn của trâu tốt hơn.

Wanapat và cs. (1995) cho biết: Sắn lát khô làm thức ăn tinh cải thiện tốt hơn rỉ mật và bột ngô khi bổ sung trong khẩu phần cơ sở là rơm để nuôi vỗ béo trâu. Wanapat và cs. (1991) quan sát thấy: Trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ ruzy 7 giờ/ngày được chia làm 3 nhóm: Không bổ sung thức ăn (1), bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể (2) và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối lượng cơ thể (3). Trâu thí nghiệm cho tăng khối lượng tương ứng là 483; 594 và 515 g/con/ngày giữa các nhóm 1, 2 và 3. Hosmani và Srivastava (1988), khi cho trâu ăn khẩu phần có đậu tương tăng khối lượng từ 404 g/con/ngày lên 470 g/con/ngày. Wanapat (2003) cũng cho rằng bổ sung lá sắn cho các khẩu phần có hàm lượng xơ cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp đã làm tăng tỷ lệ protein và năng lượng trong khẩu phần do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của vật nuôi, giảm chi phí trong chăn nuôi.

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.


Xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2007 đến năm 2012


Kế thừa số liệu thí nghiệm giống từ năm 2003


3.2. Vật liệu nghiên cứu

3.2.1. Gia súc thí nghiệm

Trâu đực Ngố khối lượng lớn Trâu đực, trâu cái địa phương

Trâu tơ 7 – 26 tháng tuổi đã được cải tạo.

3.2.2. Thức ăn thí nghiệm

Cỏ tự nhiên


Thức ăn tinh hỗn hợp

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2.

3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi.

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu 22-26 tháng tuổi.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp sử dụng cho nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1.


* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tổ chức theo các nghiệm thức (NT):


+ Nghiệm thức 1 (NT1): trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đã tuyển chọn.


+ Nghiệm thức 2 (NT2): trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đại trà.


+ Nghiệm thức 3 (NT3): trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái đã tuyển chọn.


+ Nghiệm thức đối chứng (NTĐC): trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái đại trà.

Thí nghiệm có 8 trâu đực giống Ngố khối lượng lớn và 8 trâu đực giống đại trà được ghép phối với 240 trâu cái đã tuyển chọn và 240 trâu cái đại trà.

Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Mỗi trâu đực giống (trâu Ngố khối lượng lớn và trâu đại trà) ghép phối với 15 trâu cái đã tuyển chọn và 15 trâu cái đại trà.

* Phương pháp theo dõi


- Khảo sát, đánh giá đàn trâu cái sinh sản hiện có:


Cân khối lượng trâu bằng cân điện tử Rudd weight - 1200, đo một số chiều đo chính của trâu (VN, DTC, CV) bằng thước dây, thước gậy.

+ Vòng ngực (VN): Là chu vi của vòng ngực được đo sau xương bả vai, đo bằng thước dây.

+ Dài thân chéo (DTC): Là khoảng cách giao điểm trước của khớp xương bả vai và điểm cuối của u ngồi xương chậu đo theo đường chéo, đo bằng thước gậy.

+ Cao vây (CV): là khoảng cách từ mỏm cao nhất trên giữa 2 xương bả vai đến mặt đất, đo bằng thước gậy.

Phỏng vấn nông dân về tình hình sinh sản, nuôi dưỡng đàn trâu bằng các câu hỏi đã chuẩn bị trước theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn.

Đánh giá ngoại hình: quan sát bằng mắt thường

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí