Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 2

Lan Viên về phương diện phong cách học. Tiêu biểu trong số đó là các bài nghiên cứu của GS. Hà Minh Đức trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 1), bài của Vũ Tuấn Anh in trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra còn có nhiều bài báo viết về thơ Chế Lan Viên ra đời. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho rằng: với ¸nh sáng và phù sa rồi đến Hoa ngày thường, chim báo bão, Chế Lan Viên đã khẳng định một phong cách thơ độc

đáo và thống nhất trong sự đối lập với Điêu tàn về nhiều mặt. Một đằng quay về quá khứ, đau khổ và chết chóc, cô đơn và hư ảo, một đằng lại đứng vững chân trên mảnh đất hiện tại để nhìn về tương lai, tin tưởng và hòa hợp với người. [29,30] Tác giả cũng phát hiện ra trong những bài thơ của Chế Lan Viên khó mà tách chân thành với xót xa...Mâu thuẫn gần như không tránh khỏi. Phong cách và giá trị ở ngay trong mâu thuẫn ấy. Có lẽ chính từ những mâu thuẫn ấy mà trong sáng tác của Chế Lan Viên luôn có sự giằng co, trăn trở, nhà thơ tự vấn mình rồi lại tự vấn cả xã hội về những vấn đề liên quan đến sáng tác, đến cuộc đời. Nguyễn Xuân Nam với lời giới thiệu trong Tuyển tập Chế Lan Viên lại hướng bạn đọc đến với sức hấp dẫn của thơ ông khi điểm qua các tập thơ. Theo ông, đọc thơ Chế Lan Viên, ấn tượng nổi bật của chúng ta là sự thông minh và tài hoa. Thông minh vì ý thơ phong phú bất ngờ, tài hoa vì hình ảnh khác lạ, kỳ thú. [29,73] Nguyễn Xuân Nam cũng

đồng tình với Nguyễn Văn Hạnh rằng: Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên chính là sự đối lập. Qua đối lập, nhà thơ nói lên một quy luật phát triển cơ bản của sự vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, khêu gợi củng cố hứng thú thẩm mĩ của họ, bằng cách cho họ tiếp xúc với những bất ngờ và tương phản trong ý thơ, trong hình ảnh, trong kết cấu, trong nhạc điệu từ cuộc sống lớn đến niềm riêng, từ xã hội đến thiên nhiên, từ hiện tại đến quá khứ, từ yêu thương đến giận dữ, từ yên tĩnh đến bàng hoàng, từ trang nghiêm đến trào lộng. [29,86]

Di cảo thơ tập 1,2,3 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình thơ Chế Lan Viên. Ông càng được dư luận chú ý. Hàng loạt những bài viết ra đời, chủ yếu đánh giá tổng quát đời thơ của ông từ Điêu tàn đến Di cảo thơ. Các tác giả đều chỉ ra những đặc sắc của phong cách thơ Chế Lan Viên trong suốt hành trình sáng tác: từ truyền thống đến cách tân, từ thể loại

đến đề tài...Nguyễn Thái Sơn có Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Nguyễn Bá Thành với Đọc hai tập Di cảo thơ, Phạm Xuân Nguyên có Chế Lan Viên - người đi tìm mặt, Đoàn Trọng Huy có Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, Trần Mạnh Hảo với Người làm vườn vĩnh cửu. Nhiều bài viết được tập hợp trong cuốn Chế Lan Viên Người làm vườn vĩnh cửu. Cuèn Thơ Chế Lan Viên-Những lời bình do Mai Hương-Thanh Việt tuyển chọn đã tập hợp được những bài nghiên cứu về con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên cũng như điểm qua những tập thơ, những chặng đường thơ của ông. Hai tác giả cũng đã giới thiệu với người đọc những bài đặc sắc nhất trong đời thơ của ông. Các tác giả đều nhận ra có những tình cảm, có những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật chỉ đến khi đọc thơ di cảo của ông ta mới nhận ra. Ta càng hiểu ông. Càng kính trọng ông, và càng thương Chế Lan Viên hơn. [29,423] Nguyễn Thái Sơn đã nhìn ra cái phức tạp trong con người, trong thơ Chế Lan Viên qua Di cảo thơ: Diện mạo thơ, chân dung thơ của Chế Lan Viên trước đây, sắc sảo đến mấy, thần sắc đến mấy cũng chỉ mới ở trên một mặt phẳng, còn thơ chưa in và thơ sau khi nhà thơ từ trần, đã tạo nên một diện mạo có chiều kích khác. Đó là phù điêu. Đó là tượng tròn.

Đó là tượng đài. Phạm Quang Trung lại có bài Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ” ph°n hồi lại bài của Nguyễn Thái Sơn. Phạm Quang Trung nhận định: không nên quá đề cao Di cảo thơ Chế Lan Viên tới mức đối lập Di cảo với những sáng tác trước đây của nhà thơ. Có một Chế Lan Viên khác mà không lạ hiện lên trong Di cảo. Song chủ yếu vẫn là một Chế Lan Viên quen thuộc mà ta đã bắt gặp trong suốt nửa thế kỉ qua. [29,431] Nguyễn Bá Thành trong bài Đọc hai tập Di cảo thơ, đã chỉ ra vấn đề sống-chết được Chế Lan

Viên đề cập nhiều trong những sáng tác cuối đời. Nhà thơ đã chủ động đổi giọng thơ. Giờ đây là một giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát. Tác giả cũng chỉ ra có sự mâu thuẫn trong tư tưởng Chế Lan Viên những năm cuối đời. [29,441] Tác giả Hồ Thế Hà với bài viết Hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên cũng đã chỉ rõ Chế Lan Viên từng vật vã, trăn trở và tự vấn trước mình và ngọn đèn, trang giấy chỉ vì một sứ mệnh thơ cao cả:

Nghệ thuật à? Anh hãy thử xem sao?

Số ngày còn lại cho anh trên Trái đất đếm rồi Như thóc giống đếm từng hạt một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chỉ còn từng ấy thôi, anh phải tạo ra mùa

Cứ thế, người làm vườn vĩnh cửuChế Lan Viên (chữ dùng của Trần Mạnh Hảo) không ngừng đi tìm cái mới cho thơ, vì dừng lại đâu còn anh nữa, cả những lúc anh phải đặt ra Hai câu hỏivà phải Tập qua hàng(tên hai bài thơ của Chế Lan Viên); bởi vì, ông chưa bao giờ xem nhẹ sứ mệnh của thi nhân.(29,213)

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 2

Từ đó có thể thấy, bàn về Di cảo thơ có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng không phải để hạ thấp Chế Lan Viên mà để hiểu thêm tính đa dạng trong thơ ông. Các nhà phê bình cho rằng, vào những năm cuối đời, nhà thơ họ Chế thay đổi khá nhiều về hình ảnh, giọng thơ, âm điệu thơ và cả phương pháp tư duy nhưng đó không phải là sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm, cách nghĩ của chính ông từ thời trước cách mạng.

Điểm qua những công trình nghiên cứu về Chế Lan Viên và về ba tập Di cảo thơ, chúng ta thấy Chế Lan Viên quả là một thi tài hiếm có. Song không phải như vậy có nghĩa là ông không có một hạn chế nào. Nhà phê bình Hà Minh Đức đã thấy rõ: trong thơ Chế Lan Viên thiếu sự gắn bó trực tiếp với nhiều phạm vi của đời sống nên trong thơ anh sự chuyển hóa giữa hiện thực và lí tưởng, giữa cái trừu tượng và cụ thể thường gặp khó khăn. Màu xám của ý niệm không trở về được với cây đời xanh tươi, lý trí vẫn dừng lại trong quỹ

đạo luận bàn của lý trí xa vời với cuộc đời đang vỗ sóng ở ngoài kia. (15,69) Nguyễn Bá Thành, viết về hai tập đầu của Di cảo thơ, đã có nhận xét nhẹ nhàng nhưng rất đúng đắn rằng: Dẫu sao, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cũng

đã phản ánh cố gắng cuối cùng của một thi sĩ góp nhặt những câu thơ để lại cho đời. Có thể ngày hôm nay ta chưa hiểu hết tác giả Di cảo thơ, hoặc chưa bằng lòng với một số bài thơ, câu thơ ở đây, nhưng hai cuốn sách đã làm phong phú thêm đa dạng thêm thơ Chế Lan Viên, một nhà thơ có nhiều đóng góp cho thơ Việt Nam hiện đại.

Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên một cách tương đối toàn diện và có hệ thống còn phải kể đến một số luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của các tác giả như Ngô Bích Thu, Hồ Thế Hà, Tạ Thị Kim Toàn... Các tác giả đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ, quan điểm nghệ thuật của Chế Lan Viên trước và sau cách mạng.

Tác giả Vũ Tuấn Anh đã tuyển chọn và giới thiệu những bài viết về Chế Lan Viên trong cuốn sách Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm. Cuốn sách

được tuyển chọn và biên soạn khá công phu đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về sự nghiệp Chế Lan Viên thông qua việc tuyển chọn và giới thiệu những bài nghiên cứu , phê bình, tư liệu, hồi ức

... về Chế Lan Viên. Đây thực sự là công trình tham khảo hệ thống nhất về tác giả Chế Lan Viên.

Phải thừa nhận việc nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên khá tập trung và có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ nhìn nhận Chế Lan Viên chủ yếu trong tư cách nhà thơ lớn. Cũng có một số nhà phê bình đã đề cập đến yếu tố tự vấn trong thơ Chế Lan Viên nhưng vấn đề này chưa được thực sự quan tâm một cách thỏa đáng. Và những người đề cập

đến yếu tố tự vấn trongsáng tác của Chế Lan Viên cũng chưa nhìn nhận đây là một vấn đề mấu chốt trong nội dung thơ Chế Lan Viên, đã được thể hiện rõ trong Di cảo thơ: yếu tố tự vấn đã giúp cho nhà thơ ngày một trưởng thành hơn trên chặng đường sáng tác đầy chông gai và thử thách...

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu


3.1. Mục đích của đề tài


Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên. Vì vậy, ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên gồm 558 bài thơ là

đối tượng chính để khảo sát. Phần lớn những bài trong Di cảo thơ được viết vào những ngày trước khi nhà thơ qua đời. Nó như một bản tổng kết của Chế Lan Viên về cuộc đời, về nghệ thuật. Đề tài này chủ yếu đi sâu những sáng tác của ông trong Di cảo thơ ở giai đoạn cuối đời.

Di cảo thơ có nghĩa là những sáng tác còn ở dạng phác thảo, chưa qua gọt giũa, nên nó là những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ ở dạng thô mộc nhất, do đó là chân thực nhất.

Những tập thơ trước đó của ông được xem là tài liệu tham khảo quan trọng để từ đó chúng tôi so sánh, đối chiếu để rút ra những kêt luận cần thiết.

3.2.Luận văn tập trung nghiên cứu những phương diện nổi trội của yếu tố tự vấn, một vấn đề xuyên suốt trong các sáng tác của Di cảo thơ, cái đã làm nên giá trị riêng của Chế Lan Viên- đặc biệt trong giai đoạn cuối đời.

3.3. Luận văn cũng khảo sát toàn bộ các tập thơ Chế Lan Viên để từ đó có thể so sánh, đối chiếu và tìm ra những đóng góp riêng của Chế Lan Viên

đối với nền văn học dân tộc.


4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Phương pháp phân tích


Luận văn tập trung phân tích yếu tố tự vấn thể hiện qua các sáng tác của Chế Lan Viên, chủ yếu là trong Di cảo thơ.

4.2. Phương pháp tổng hợp


Luận văn tiến hành tổng hợp, khái quát hóa các kết quả phân tích để rút ra các kết luận cần thiết.

4.3 Phương pháp so sánh

Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các sáng tác của Chế Lan Viên qua các thời kì, sáng tác của Chế Lan Viên với các nhà thơ khác để thấy rõ nét độc đáo, đặc sắc và đóng góp của Chế Lan Viên trong thơ ca dân tộc.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những chặng đường thơ Chế Lan Viên

Chương 2: Yếu tố tự vấn - nguồn cảm hứng chính trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

Chương 2: Một số đặc điểm nghệ thuật trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

Phần NộI DUNG

Chương 1: Những chặng đường thơ Chế Lan Viên


Chế Lan Viên là nhà thơ có vị trí riêng trong nền thơ ca Việt Nam hiện

đại. Với một khối lượng đồ sộ tác phẩm trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, lại sáng tác trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn lao, từ trường hợp Chế Lan Viên, người đọc có thể thấy được một hành trình thơ ca không phải chỉ của riêng ông mà còn là của cả một thế hệ các nhà thơ Việt Nam, của cả một thời đại cam go trong lịch sử dân tộc. Trước hay sau cách mạng Tháng Tám, trong thời chiến hay thời bình ông đều cho ra đời những tác phẩm

được coi là đỉnh cao của thời đại, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Những tác phẩm ấy đã có ảnh hưởng tích cực và rộng rãi trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại.

1.1. Thơ Chế Lan Viên từ trước cách mạng Tháng Tám 1945

Từ khi còn là một cậu bé mới 12,13 tuổi, Chế Lan Viên đã có thơ và truyện ngắn đăng trên các báo Tiếng trẻ, Khuyến học, Phong hóa. Cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn lập nên nhóm thơ Bình Định nổi tiếng và tạo một dấu ấn độc đáo cho Thơ mới đương thời. [63,11].

Năm 1937, Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện như một niềm kinh dị (54,

199) bởi tuy được đặt chung vào bối cảnh chung của Thơ mới, nhưng tập thơ vẫn đầy những nét khác lạ. Điểm gặp gỡ giữa chàng trai trẻ mới 17 tuổi xuân ấy với những nhà thơ mới khác là ở chỗ, Chế Lan Viên đã cùng họ dấy lên

được cả một thời đại mới trong thi ca Việt Nam, đã đưa cái tôi trực tiếp vào trong thơ.

Cái tôi trong Điêu tàn được biểu hiện ở mọi khía cạnh, mọi góc độ cảm xúc. Đó là cái tôi đắm say trong tình yêu, là khát vọng được lên tiên, là mong

ước được giao hòa với những hồn ma nơi nghĩa địa. Một cái tôi buồn, chán,

đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng của con người:

Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của trần gian

[Tạo lập, 71]

Cũng như bao nhà thơ lãng mạn khác, chán cõi trần thế, ông hướng những vần thơ của mình vào cõi địa ngục tối tăm, không thể chịu đựng nổi thực tại, ông lẩn trốn vào quá khứ để thể hiện nỗi bi phẫn của mình:

Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng Với của hoa tươi muôn cánh rã Về đây đem chắn nẻo xuân sang.

[Xuân, 71]

Nhưng nếu chỉ có vậy thì Điêu tàn cũng không thể trở thành niềm kinh dị như nhà phê bình Hoài Thanh đã nói. Cái làm nên điểm khác biệt của

Điêu tàn chính là ở chỗ, đối tượng mà cái tôi trong Điêu tàn hướng tới là hoàn toàn khác hẳn các nhà Thơ mới khác. Huy Cận với nỗi buồn bâng khuâng trời rộng, sông dài; Xuân Diệu thì buồn vô cớ: Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn; Chế Lan Viên là người duy nhất hướng nỗi buồn thương của mình tới một dân tộc đã bị diệt vong từ lâu: dân tộc Chàm. Ngay cả khi xuân đến, cảnh vật tươi mới như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá, nhà thơ cũng không thể không bị ám ảnh bởi những hình ảnh như máu chảy, đầu rơi của những chiến sĩ Chàm thuở nào:

Hãy bảo ta: cánh hoa đào mơn mởn Không phải là khối máu của dân Chàm

...Quả dừa xanh không phải đầu chiến sĩ Xác pháo rơi không phải thịt muôn người.

[Xuân về, 71]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023