Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 3

Chìm vào thế giới của Điêu tàn là chìm vào thế giới của cõi âm rùng rợn với những sọ người, xương trắng, hầm mộ, máu huyết... Có thể nói, cả hiện tại và tương lai trong Điêu tàn là sự chết chóc và hủy diệt:

Cả Dĩ Vãng là nấm mồ vô tận

Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành Và hiện tại biết cùng ta hỡi bạn

Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh

[Những nấm mồ, 71]

Ông đã dựng lên trong thơ một nước Chàm trong quá khứ nhờ sự tưởng tượng, hư cấu. Ông đã nhập quá vãng với hiện tại để nói lên khát vọng cháy lòng trước hiện thực cuộc sống đang lưu chuyển.

Và ngay trong những vần thơ đầu tay ấy, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ mình luôn có những băn khoăn, trăn trở với những mối quan hệ đang vận

động trong đời sống hiện tại. Ông thấy tự đáy lòng mình không khỏi những xót xa, đau đớn; ông tự hỏi lòng:

Ta rơi xuống cõi đời

Từ cầu nào? Từ thời nào trong vũ trụ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Để làm gì? Nếu không là than thở Nhưng nước non dân tộc đã tan rồi.

Chàng thanh niên trẻ ấy đã thực sự tạo được tiếng nói riêng của thơ mình bởi ngay từ lời tựa cho tập thơ đầu tay, chàng đã đưa ra những quan

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 3

điểm về thơ, về người làm thơ hết sức mới lạ, thể hiện sự đối lập giữa người làm thơ với người bình thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. ( Lời tựa, 71) Từ đó, chúng ta thấy rõ quan điểm thơ thoát ly hiện thực của

Chế Lan Viên nói riêng và của các nhà thơ mới nói chung. Mỗi nhà thơ đều có hướng đi riêng của mình. Thế Lữ đi vào cõi Tiên; Lưu Trọng Lư đi vào cõi mộng; Hàn Mặc Tử về với Thánh thần, Thượng đế; Xuân Diệu say sưa nơi cõi Tình; Huy Cận buồn thương cùng vũ trụ;... thì Chế Lan Viên lại tìm đến cõi âm với đầy yêu tinh, quỷ quái, sọ người... sau đó trở về cõi ta và bay lên vũ trụ. Như vậy, con đường thoát ly hiện thực mà họ tìm kiếm cũng chính là thoát ly vào chính mình, tâm sự với cõi lòng mình. Bởi lẽ, dù là cõi âm, cõi mộng hay cõi tiên cũng chỉ là những ảo ảnh do trí tưởng tượng sáng tạo ra chứ chưa bao giờ là những thực thể có trong hiện thực.

Nhưng dù thoát ly bằng cách nào, Chế Lan Viên cũng không tìm ra một lối thoát thực sự. Để rồi, ông đã phải thốt lên: “Ai bảo giùm: Ta có có ta không?”, ông nghi ngờ ngay cả sự tồn tại của chính bản thân mình!!! Chỉ một câu thơ ấy đủ cho ta thấy những dằn vặt, băn khoăn của một con người khát khao thấu hiểu mọi lẽ, mà trước hết là thấu hiểu chính bản thân mình, sự tồn tại hay không tồn tại của mình. Nó còn chứng tỏ một Chế Lan Viên sắc sảo, lắng đọng và chất chứa tầng tầng ý nghĩa đằng sau ngôn từ. Ông sớm nhận thức và đặt ra những vấn đề , đòi hỏi được lý giải và phần nào đã tự mình lý giải các vấn đề về triết lý nhân sinh. Ông đã có sự bao quát chú ý đến các vấn

đề của cuộc sống...


Không để mặc con người mình bị cuốn theo những cảm xúc tự nảy sinh, Chế Lan Viên luôn khao khát hiểu thấu đến tận cùng bản chất mọi vấn đề. Khi lục tìm vào bể sâu của đáy lòng mình, không có một nhà thơ mới nào lại day dứt, trăn trở về sự hiện hữu của bản thân mình nhiều như Chế Lan Viên. Những câu hỏi tự vấn lòng mình xuất hiện nhiều trong thơ ông: Ta là ai? Vì sao lại có sự hiện diện của ta trong cõi đời này? Ta phải làm gì để sự hiện diện ấy trở thành bất tử?... Những câu hỏi ấy như xoáy vào tâm can ông, dày vò ông, nó khiến ông dằn vặt và đau đớn; nó chi phối suốt chặng đường sáng tác của Chế Lan Viên từ Điêu tàn cho đến những trang Di cảocuối đời.

1.2. Thơ Chế Lan Viên từ 1945 đến 1975


¸nh sáng của cuộc đời mới đã xua tan những u ám trong tâm hồn thi sĩ trẻ tuổi ấy. Song hành cùng thời đại mới, những tập thơ mới của Chế Lan Viên lần lượt ra đời đánh dấu những bước ngoặt lịch sử trong thơ Chế Lan Viên, cũng là những bước ngoặt kì diệu của lịch sử dân tộc.

Giai đoạn 1945-1975, giai đoạn sôi động, cam go nhất của lịch sử nước nhà. Thơ ca làm một cuộc chuyển mình không mấy dễ dàng cùng lịch sử dân tộc. Trong giai đoạn này, Chế Lan viên nhanh chóng khẳng định mình là thi sĩ tiên phong.

Cách mạng Tháng Tám thành công, lịch sử Việt Nam bắt đầu mở một trang mới. Sức sống một cuộc cách mạng lay động đến tận hố rễ đời sống tâm hồn lịch sử Việt Nam một cách sâu sắc và toàn diện. Nó như một cơn gió lớn thổi mát trên gương mặt đất nước, trên gương mặt con người để làm sống dậy một sinh khí mới mẻ, vui tươi. Không một ai sau một đêm của Tháng Tám lại không nhận ra mình đã hồi sinh, thở bầu không khí trong lành và ca hát. Cuộc hồi sinh vĩ đại ấy đã lay tỉnh Chế lan Viên ra khỏi sự bế tắc của những tư duy siêu hình về bản thể mang mầu sắc tôn giáo, đưa con người nhà thơ trở về với đời sống đất nước và dân tộc. Thơ Chế lan Viên giai đoạn này

đã có những bước đổi thay căn bản và quyết liệt cả về tư tưởng lẫn tình cảm,

đánh dấu một chặng đường sáng tác mới trong sự nghiệp của nhà thơ. Có lẽ nếu không có cách mạng, không có Đảng thì Thơ mới đã đi lạc vào những

đường ma lối quỷ, đã tụt sâu xuống những bờ sâu vực thẳm nào rồi. Và những nhà thơ ấy cũng chỉ là những kẻ xa lạ ngay trên chính quê hương, Tổ quốc mình; là những kẻ xa lạ đối với đồng loại của mình, với những người đã nuôi mình làm nên văn, nên thơ. Và nền thơ đó cũng chỉ là một nền thơ vô bổ, không đem lại gì cho dân tộc, đất nước ngoài những lời rên rỉ, khóc than. Chế lan Viên đã có lần luận về tội tình của những thi sĩ thơ mới. Tội thì cũng không phải là nhẹ, mà tình thì quả thật đáng thương.

Nói về vai trò của cách mạng đối với sự hồi sinh của mình, Chế lan Viên đã từng nói: Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi. ¸nh sáng cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến cách nhìn của giới trí thức tiểu tư sản, làm chuyển hướng suy nghĩ không chỉ riêng với Chế Lan Viên mà với cả các nhà thơ mới cùng thời. Quá trình nhận đường của các nhà thơ mới nói chung và Chế Lan Viên nói riêng gắn liền với từng bước, từng giai đoạn phát triển của hiện thực cách mạng. Chế Lan Viên đã lấy hiện thực cách mạng bồi đắp lên những trang thơ, lấy lí tưởng của Đảng soi đường cho hình tượng thơ của mình. Nhưng bước đầu của sự chuyển hướng, mỗi nhà thơ không tránh khỏi những nỗi lòng băn khoăn trăn trở. Cũng như phần đông các nhà thơ lãng mạn khác, Chế Lan Viên đã lựa chọn con đường Cách mạng. Nhà thơ không còn chạy trốn vào cõi trăng sao hay cõi âm lạnh lẽo:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để ở đó tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền đau khổ với buồn lo

mà nhìn thẳng vào cuộc đời của mình, của đất nước, của nhân dân với thái độ dũng cảm. Từ một thi sĩ ẩn trong Đài thơ, Tháp nghĩ của riêng mình,

ông đã lột xác thành một thi sĩ- chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, góp sức mình vào việc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hòa mình vào cuộc sống kháng chiến, nhà thơ cũng hòa mình vào cuộc đời các chiến sĩ để sáng tác phục vụ kháng chiến. Đi theo các đoàn bộ đội, dân công ra tiền tuyến, Chế Lan Viên đã trở thành nhà thơ của nhân dân, nhà thơ của Đảng. Từ chỗ là một thi sĩ không phải là Người- là Người Mơ, Người Say, Người Điên, giờ đây ông đã có một quan niệm hoàn toàn ngược hẳn: Trước hết chúng ta làm văn nghệ là để tả sự thật. Vả chăng sau này muốn truyền cảm cho người đọc, cố nhiên không phải chỉ nói cái cảm xúc của ta mà phải nói cả sự việc. Nghe cảm xúc chưa hẳn

độc giả đã hình dung lại sự việc. Nhưng nghe sự việc nhất định độc giả sẽ nhờ đó mà cùng ta cảm xúc. Từ đây, con người ông và thơ ông thực sự gắn bó với cách mạng, với Đảng.

Đến ngày kháng chiến thắng lợi thì sự chuyển mình của ông cũng hoàn toàn thành công. Thơ ông đã đem đến cho đời những mùa quả ngọt đầu tiên sau ngày hòa bình. Gắn bó với sự nghiệp cách mạng, Chế lan Viên đã cho ra

đời tập thơ Gửi các anh. Tập thơ đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp thơ ca của ông giai đoạn này. Với 17 bài viết trong kháng chiến chống Pháp dù chưa mấy thành công nhưng cái đáng quý nhất là nhà thơ đã đi đúng hướng. Tập thơ thiên về những người kháng chiến và tình cảm quốc tế vô sản. Một sự chuyển hướng, chuyển đổi quan trọng trong quan niệm về thơ: Từ sự phi thường sang bình thường, từ cái tôi cá thể siêu hình thành cái tôi hòa nhập với người. Nhà thơ đã từ bỏ chân trời của sự bí ẩn hư vô, của siêu thực để đến với chân trời của nhiều người. Chế Lan Viên đã thoát khỏi sự bế tắc, dứt bỏ được những băn khoăn về siêu hình và cảm nhận

được những vẻ đẹp, những hi sinh to lớn, cũng như những tình cảm cao quý của quần chúng nhân dân. Tập thơ có ý nghĩa như sự nhận đường; đánh dấu một bước chuyển trong toàn bộ sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên đi theo cách mạng. Từ Điêu tàn đến Gửi các anh ta đã thấy có sự thay đổi rõ rệt về nội dung và hình thức về cả chất và lượng. Ở Gửi các anh , người đọc không còn thấy cái tôi- nhân vật trữ tình số một đâu cả- mà là cái ta đang dần dần mở rộng từ cái ta Việt Nam đến cái ta quốc tế, từ cái ta bạn bè đến cái ta đồng chí anh em.

Do sự thay thế từ cái tôi thành cái ta, quá trình phát triển hình tượng thơ trở nên có bề rộng mà thiếu chiều sâu. Do vậy, đặc điểm suy tưởng trong Gửi các anh chính là hướng vận động và phát triển theo bề rộng ấy. Hầu hết các bài thơ trong đó là những bài dài, có bài tới chÝn trang. Câu thơ cũng giãn ra quá lỏng, đến nỗi có những câu thơ mà người ta tưởng là một đoạn thơ , dài gần 60 chữ. Tuy nhiên do đây là thời kỳ làm quen với phương pháp sáng tác mới nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, vì thế tập thơ vẫn còn dò

dẫm, chưa thể nói đến một sự thuần thục về tư tưởng và nghệ thuật. Chế Lan Viên trước sau vẫn là nhà thơ băn khoăn về triết lý nhân sinh. Cho nên đứng trước bước ngoặt của lịch sử, nhà thơ ngơ ngác lâu hơn người khác, nhưng khi đã chuyển thì chuyển khá sâu, khá thấm thía:

Đừng đuổi thơ tôi, vì một chút chiều tµ ngả bóng Hãy kiên lòng, sẽ thấy nắng mai lên

Và với sự nỗ lực không mệt mỏi, nhà thơ đã không phụ lòng mong đợi của bạn yêu thơ khi cho ra mắt liên tiếp Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường chim báo bão (1967).

¸nh sáng và phù sa là một minh chứng chứng tỏ Chế Lan Viên có sự chín muồi về tư tưởng và phong cách . Nó cho thấy sự cách tân quan trọng của Chế Lan Viên nói riêng và của cả nền thơ ca Việt Nam nói chung. Có thể nói âm hưởng chủ đạo của Chế Lan Viên viết về đất nước trong giai đoạn này là âm hưởng trữ tình, ngợi ca. Đất nước sau những ngày tăm tối đau thương giờ đây đã thực sự bừng sáng. Miền Bắc được giải phóng sau chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lúc hồn thơ Chế Lan Viên hừng sáng. Hình ảnh đất nước vì thế mang vẻ tươi sáng, trong trẻo, diễm lệ vô ngần:

tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ Con ngọc trai đêm hè đáy bể

Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu


[Chim lượn trăm vòng, 67]


Những vạc dầu, địa ngục, bãi tha ma đã qua đi, nhường chỗ cho những bức họa tràn đầy màu sắc và thấm đượm tình người. Nhưng không phải Chế Lan Viên đã cắt đứt ngọn nguồn thơ mình với quá khứ. Những suy tư của ông vẫn mang dấu vết thuở Điêu tàn. Từ câu hỏi:

Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt

đến câu hỏi:


Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh

là một hành trình dài thể hiện sự chuyển biến trong thơ Chế Lan Viên. Nhưng nó cũng cho thấy nhà thơ luôn tự vấn, luôn khát khao hiểu chính bản thân mình.

Hoa ngày thường-chim báo bão (1967); Những bài thơ đánh giặc

(1972); Đối thoại mới (1973); Ngày vĩ đại(1975) đều thống nhất cảm hứng

đã hình thành từ ¸nh sáng và phù sa. Hồn thơ Chế Lan Viên giai đoạn này thay đổi căn bản so với thời viết Điêu tàn (1937), là một cuộc hành trình đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui.

Hoa ngày thường-chim báo bão ra đời giữa những ngày đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cũng là những năm

đầu đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra miền bắc. Chủ đề của tập thơ cũng không nằm ngoài hai nhiệm vụ trọng yếu của đất nước: xây dựng và đấu tranh. Nhưng dường như nhà thơ dành phần nhiều cho nhiệm vụ thứ hai: nhiệm vụ đánh giặc. Một loạt những bài thơ như Thóc mới Điện Biên, Sao chiến thắng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta... đã chỉ rõ sự phẫn nộ của nhà thơ cũng là của toàn thể dân tộc ta với đế quốc Mỹ- kẻ thù không đội trời chung. Các thế hệ người Việt vô cùng căm phẫn khi chứng kiến cảnh:

Bọn xé xác trẻ em: Bọn châm lửa đốt nhà; Bọn mưu giết ruộng đồng ta bằng hóa học, Bọn đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc

Bọn đâm lê vào những áo cà sa... Ghê sợ thay! Chúng vẫn có mặt người

Đúc như ta bằng chất vàng đẹp nhất Dệt như ta trong tấm lụa của đời

Mặt kẻ giết người lại giống mặt người bị giết Khi giặc bắn vào ta, khi chúng hô khẩu lệnh Tại làm sao vẫn là tiếng của người

Múc trong suối của dòng đời lóng lánh Chúng reo cười trong lúc máu ta rơi...

(Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta)

Cái điều đáng ghê tởm là bọn giết người vẫn có mặt người. Mang bộ mặt người ấy nhưng tâm hồn của quỷ dữ- tâm hồn vô cảm trước nỗi khổ đau của con người, của những đứa trẻ thơ đang máu chảy, đầu rơi... Liệu có thể coi đó là những con người?

Căm phẫn đấy, đau xót đấy nhưng nhà thơ vẫn chứng tỏ một niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai chiến thắng của dân tộc. Sao chiến thắng đã ánh lên sắc màu của chiến thắng và ngân vang âm hưởng hào hùng:

Đêm nay sao chín vàng như thóc giống Phải đêm nay trời cũng được mùa?

Trời sao cao như là chiến trận Sao sáng ngời vũ khí lòng ta!

Nghe rào rạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thức Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà tổ quốc!

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời Hứa một Mùa Gặt lớn ngày mai!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023