Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 1


đại học quốc gia hà nội

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


Dương thị kim dư


Luận văn thạc sĩ


Yếu tố tự vấn trong di cảo thơ chế lan viên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: văn học việt nam


Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 1

Mã số: 60.22.34


Giáo viên hướng dẫn: pgs.ts lưu khánh thơ


đại học quốc gia hà nội

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


Dương thị kim dư


Luận văn thạc sĩ


Yếu tố tự vấn trong di cảo thơ chế lan viên


Chuyên ngành: văn học việt nam

Môc lôc


Trang

Phần mở đầu


1. Lí do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 11

4. Phương pháp nghiên cứu 11

5. Bố cục của luận văn 12

Phần NộI DUNG

Chương 1: Những chặng đường thơ Chế Lan Viên

1.1. Thơ Chế Lan Viờn từ trước cách mạng Tháng Tám 1945 13

1.2. Thơ Chế Lan Viờn từ 1945 đến 1975 17

1.3. Thơ Chế Lan Viờn từ 1975 đến 1986 32

1.4. Thơ Chế Lan Viờn từ 1986 đến 1996 37

Chương 2. Yếu tố tự vấn - nguồn cảm hứng chính trong Di cảo thơ

Chế Lan Viên

2.1. Khái niệm 39

2.2. Sự thể hiện của yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên 40

2.2.1. Tự vấn là sản phẩm của quá trình nhận thức về cuộc sống 40

2.2.1.1. Nhận thức về tính phức tạp của con người 40

2.2.1.2. Từ nhận thức về quá khứ, hiện tại đến nhận thức về xã hội, cuộc sống 43

2.2.2. Nhu cầu được sống trung thực với bản thân mình 57

2.2.3. Những suy nghĩ về nhà thơ và nghề thơ 60

2.2.3.1. Suy nghĩ nhà thơ 60

2.2.3.2. Suy nghĩ về nghề thơ 69

2.2.3.3. Suy nghĩ về nhà thơ 80

Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật Trong Di cảo thơ

Chế Lan Viên

3.1. Thể thơ 89

3.2. Hình ảnh 92

3.3. Ngôn ngữ 97

3.4. Giọng điệu 99

Phần kết luận 105

tài liệu tham khảo 107

Phần mở đầu


1. Lí do chọn đề tài


Chế Lan Viên là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc

đời hoạt động nghệ thuật của ông bao trùm lên thế kỉ XX và để lại dấu ấn

đậm nét trong lịch sử văn học nước ta. Chế Lan Viên đã để lại một di sản khá

đồ sộ: làm thơ, viết văn, viết tiểu luận phê bình. Ông đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghệ thuật ở những giai đoạn khác nhau: giai đoạn Thơ Mới với Điêu tàn; hòa bình với ¸nh sáng và phù sa; thời chống Mỹ cứu nước với Hoa ngày thường, chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc; giai đoạn đổi mới với Di cảo thơ. Hiện ông để lại 15 tập thơ (kể cả Di cảo thơ Chế Lan Viên3 tập), 7 tác phẩm văn xuôi, 8 tập tiểu luận phê bình... Nghiên cứu sâu về Chế Lan Viên là một cách giúp ta hiểu thêm về nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chế Lan Viên là nhà thơ song hành cùng thời đại. Ông đã cùng dân tộc

đi qua những bước thăng trầm của lịch sử. Tình cảm yêu ghét trong thơ ông cũng là chuẩn mực yêu ghét của đất nước. Lẽ sống chết trong thơ ông cũng tiêu biểu cho lẽ sống chết của những con người biết sống chết cho những

điều thiêng liêng cao cả nhưng cũng thật đáng tự hào: sống chết vì tổ quốc thân yêu. Nói cách khác, thơ ông đã đi vào mạch chính của đời sống tinh thần dân tộc và thời đại.

Tác phẩm của Chế Lan Viên, đặc biệt là thơ ông được giảng dạy, học tập ở nhiều cấp học khác nhau. Bản thân người viết, với cương vị là một giáo viên, đi sâu nghiên cứu thơ Chế Lan Viên sẽ giúp cho việc học tập- giảng dạy tác phẩm của ông có hiệu quả hơn.

Trong các bài thơ, đặc biệt là trong phần Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã thể hiện tài năng thơ ca của mình trong việc bàn luận về văn chương, về thế sự, về bản thân. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đúng khi tiên đoán rằng cái tháp Chàm Chế Lan Viên đứng sừng sững giữa đồng bằng thơ chắc chắn, lẻ

loi, bí mật. Năm mươi năm sau nó vẫn còn đầy bí ẩn. Đi từ tháp Chàm đến tháp Bay-on là một chặng đường dài, nhưng suốt chặng đường ấy, Chế Lan Viên vẫn không ngừng tìm tòi đổi mới. Vì thế mà khi đã thành người thiên cổ rồi, ông vẫn còn làm cho người ta phải bàng hoàng kinh ngạc về những tâm sự còn giấu kín của mình. Nghiên cứu Di cảo thơ cũng là một cách để chúng ta hoàn thiện bức chân dung về một nhà thơ lớn, một nhà phê bình văn học tài năng, từ đó thấy rõ quan điểm nghệ thuật và những đóng góp to lớn của

ông cho nền văn học dân tộc.

Chúng tôi đặc biệt yêu thích thơ Chế Lan Viên vì nó rất độc đáo, mới lạ cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đặc biệt, thơ ông có tính chất trí tuệ, triết lí sâu sắc. Cuối đời, những sáng tác của ông lại càng làm cho bạn đọc bàng hoàng, ngỡ ngàng trước một hồn thơ luôn trăn trở về lẽ sống chết, về thơ, về cuộc đời và về chính bản thân mình. Đọc xong những vần thơ ấy, trong lòng ta bỗng nảy sinh biết bao ngẫm suy về lẽ đời, về con người... để thêm trân trọng và nâng niu những giờ phút mà ta còn được tồn tại trên cõi trần thế kì diệu mà cũng rất mực gần gũi, quen thuộc.

2. Lịch sử vấn đề


Chế Lan Viên là một gương mặt độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Từ quyển Điêu tàn đột ngột xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị năm 1937 đến Di cảo thơ Chế Lan Viên, tập 3 năm 1996, ông

đã để lại một di sản văn học đồ sộ. Thơ Chế Lan Viên cũng đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cây bút, nhiều nhà lí luận phê bình.

2.1: Trước năm 1945

Thời kì này, những bài viết đầu tiên về Chế Lan Viên là của tác giả Nguyễn Vỹ. Ông đã có bài giới thiệu về Chế Lan Viên năm 1936, giới thiệu về tập Điêu tàn năm 1937. Như chính Nguyễn Vỹ đã viết: Từ buổi đó (1936)

đến nay, tôi không có dịp nào gặp lại Chế Lan Viên. Về Hà Nội, tôi có viết

một bài dài giới thiệu Chế Lan Viên, có lẽ là bài đầu tiên nói đến Chế Lan Viên trong văn học sử. Sau đó là Khái Hưng ca ngợi tập Điêu tàn trên tạp chí Ngày nay. Đặc biệt là bài viết của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã sớm khẳng định tầm vóc của nhà thi sĩ thành danh từ khi mới 16, 17 tuổi : Con người này quả là con người của Trời Đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được. [54,202] Nguyễn Vỹ cũng cho rằng: Thơ Chế Lan Viên độc đáo, nhiều bài cảm động. Tập

Điêu tàn của anh còn để lại một chiếc bóng trong văn học sử Việt Nam, giống như những tháp Chàm trên đất nước Đồ Bàn, còn văng vẳng tiếng nức nở nghìn thu chiêm nữ hận. [29,27]

Có thể thấy, trước cách mạng tháng Tám, bế tắc về tư tưởng và nghệ thuật, Chế Lan Viên chịu nhiều ảnh hưởng của triết học duy tâm siêu hình và các tôn giáo. Như ông nói trong một bài trả lời phỏng vấn của một người bạn

Đức: Trước giải phóng 1945, quan trọng nhất với tôi là các vấn đề siêu hình. Lần lượt yêu Kinh Thánh, rồi Phật. Nhưng không tìm ra lối thoát. [3,17]

Điêu tàn chính là sự cụ thể hóa cái ảnh hưởng của duy tâm siêu hình vào trong thơ Chế Lan Viên. Ngoài ra, giai đoạn này còn phải kể đến tập văn xuôi Vàng sao cùng một số bài viết chưa in thành tập.

Nhìn chung, ngay từ tập thơ đầu tay, Chế Lan Viên đẵ chứng tỏ mình có sức thu hút lớn với bạn đọc và giới phê bình. Tất cả đều công nhận Điêu tàn là một tác phẩm kì lạ. Bởi nó viết về một thế giới lạ kì: thế giới của cõi âm, một cõi rùng rợn với đầu lâu, ma quỷ, thế giới của máu xương, của một nghĩa

địa hoang tàn, của bóng tối, hầm mộ, máu huyết...

2.2. Từ sau năm 1945 đến nay


Sau cách mạng, vẫn còn có những bài phê bình về tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên. Các công trình nghiên cứu của các tác giả phía Nam đều thống nhất đề cao Điêu tàn, coi đây là thành tựu đáng kể. Uyên Thao ca ngợi Chế Lan Viên là một thần đồng thơ kì dị. Nguyễn Tấn Long cũng đã chỉ ra

Chế Lan Viên là thi sĩ có chiều hướng thơ khác lạ nhất trên thi đàn Việt Nam. Có lẽ mãi mãi xa lắm về sau này cũng không có ai tạo được phong cách khác lạ như ông.

Thậm chí, có một số người đề cao hết lời tập Điêu tàn để chê bai thơ Chế Lan Viên giai đoạn sau này là kém cỏi. Thực chất ở đây, họ nhằm vào chính trị, nhằm xuyên tạc, phê phán đường lối của Đảng. Họ cho rằng, chỉ có mỗi tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên là có giá trị, còn lại những tập thơ sau, dưới “sự kìm hãmcủa Đảng, những thi nhân đầy tài năng như Chế Lan Viên chỉ như những bông hoa đã nhạt phai hương sắc. Có lẽ vì vậy nên những sáng tác sau này của nhà thơ ít được các tác giả phía Nam quan tâm để ý đến.

ë miền Bắc, các công trình nghiên cứu của các tác giả đều thống nhất khẳng định Chế Lan Viên là nhà thơ tài năng về mọi phương diện. Họ hầu hết đều nhận thấy có sự chuyển biến của thơ Chế Lan Viên qua từng thời kì và khẳng định sự đóng góp đáng kể của ông vào tiến trình hình thành, phát triển của thơ ca cách mạng. Giai đoạn này có các công trình nghiên cứu chủ yếu sau:

Sách Lịch sử văn học Việt Nam của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Cuèn: Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, các bộ lí luận văn học của nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu thơ đề cập đến Chế Lan Viên như: Phong trào Thơ Mới (Phan Cự Đệ), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Một thời đại mới trong thi ca (Hà Minh Đức), Tìm hiểu thơ (Mã Giang Lân), Thơ Mới - những bước thăng trầm ( Lê Đình Kỵ), Thơ Mới- bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Quốc Tuý), Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Lí luận và phê bình văn học (Trần Đình Sử), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Bá Thành)... Có công trình đi sâu nghiên cứu chân dung tác giả, có công trình nghiên cứu tính đặc sắc của thi pháp thơ Chế Lan Viên, có những bài khái quát được bản chất thơ Chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023