Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 13

Thôi không còn chờ mùa hoa phía trước Mà ngoái đầu lại các mùa hoa phía sau

...Nhớ từ mùa hoa trong vườn của mẹ

...Lại nhớ mùa hoa xoan xứ Huế

...Không phải hoa khuất mà ta khuất Ta đi vào xứ không màu.

(Các mùa hoa)

Hình ảnh thiên đường, địa ngục, vạc dầu, tro bụi...xuất hiện nhiều trong Di cảo thơ. Vì thế mà nhiều bài mang tâm trạng buồn thảm. So với thời

Điêu tàn thì nỗi buồn đau trong Di cảo thơcó cơ sở hiện thực hơn. Nhưng dầu sao suy tư ở Di Cảo nó sáng sủa hơn, chói chang hi vọng hơn, dẫu rằng Chế Lan Viên không tránh khỏi âu lo , tiếc nuối nhưng ông vẫn chấp nhận quy luật:

Sau anh còn mênh mông nhân loại

Đừng nghĩ mình là người đi cuối

Phải để lại dấu chân, nhành cây, viên sỏi Cho người theo sau không cô đơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khi gặp dấu chân anh, người đi trước

Họ lại để một cành hoa tiếp tục bên đường

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 13

(Sau anh)

Nhưng dù trước hay sau cách mạng, ta cũng thấy rõ hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên thiên về cái ảo và giàu nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng. Chẳng hạn, hoa trong thơ ông không phải là sự miêu tả chân hiện thực mà là những liên tưởng bay bổng và độc đáo trước hiện thực, là những sắc hương chắt lọc từ vườn hoa cuộc đời. Hoa là miền nội tâm của nhà thơ, là tư tưởng nhà thơ gửi gắm trong đó. Hoa trong thơ Chế Lan Viên vừa trữ tình đằm thắm vừa

đậm sâu ý vị chiêm nghiệm và đầy tính biểu tượng.

Về cuối đời, Chế Lan Viên mơ hồ nhìn thấy cõi hư vô hiện ra trước mắt.

Ông sợ mình sẽ chìm sâu vào cõi ấy, ông ví mình như ngàn lau bạc trắng: Miền nội tâm anh, dặm tinh thần anh là ngàn lau xao xác ấy Bạc trắng mùa lau cũng là tuổi thơ anh thường nhắn gọi anh về Cả những hạnh phúc mất đi, bẵng đi rồi héo thành lau lách Người đến tìm anh sau này chỉ thấy trắng lau le

(Lau II)

Cái màu trắng hoa lau sẽ nối liền tâm hồn nhà thơ với lớp người mai sau. .. Èn đằng sau những vần thơ là một nỗi lo sợ mình sẽ rời bỏ cuộc sống này, chỉ còn lại nỗi niềm đã hóa thành lau lách, bạc trắng và câm lặng!

Cũng có khi, nhà thơ muốn mình như một nhành hoa lặng lẽ nở, lặng lẽ

ôm lấy mặt người:

Cho lòng tôi, lòng tôi về đất cũ

Làm một nhành hoa ôm lấy mặt người.

Hoa trong thơ Chế Lan Viên là sự đơm nở của tâm hồn và tư duy. Nó

đẹp đến siêu thực! Nó cũng như những hình ảnh thơ khác, đều thể hiện trí tưởng tượng phong phú, những liên tưởng độc đáo, những suy ngẫm sâu sắc của một tâm hồn đa cảm, tinh tế.

Những hình ảnh mà nhà thơ sử dụng bao giờ cũng được cân nhắc, chọn lọc rất kĩ. Đặc biệt, nhà thơ có tài đặt hai sự vật tưởng như không có mối liên hệ gì với nhau, rồi nhà thơ tạo ra mối liên hệ bất ngờ giữa chúng mà ai cũng thấy sự hợp lí. Chẳng hạn, trong Tiếng hát con tàu, ông viết:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Dù là trước hay sau cách mạng, dù đặt bút sáng tác khi còn là một chàng thanh niên hay khi mái tóc đã ngả màu, trong những sáng tác của Chế Lan Viên, hình ảnh, hình tượng trong thơ ông không thiên về tả mà là gợi, gợi suy ngẫm về một vấn đề nào đó. Chất suy tưởng trong thơ ông là ở đó.

3.3. Ngôn ngữ

Chế Lan Viên cũng rất coi trọng ngôn ngữ thơ. Bởi cái kì diệu, cái hay, cái đẹp của thơ bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ thơ tinh xảo, cầu kì:

Ngôn ngữ như hài hoa cô Tấm trong ngày hội lớn

Mái tóc thơm hương cung cấm chứ chả phải hương đồng

¸o thêu hoa cũng đẹp thôi, chứ đâu phải nâu sồng


Độc giả có lúc cần làm hoàng tử để xem hài hoa và để chọn.

Người nghệ sĩ làm thơ chính là tạo hồn cho bài thơ thông qua lời thơ, ý thơ. Vì thế, chữ nghĩa trong thơ cũng rất quan trọng. Chế Lan Viên quan niệm, dùng chữ cũng như một trò chơi. Dùng đúng lúc, đúng nơi thì thật là khoái chí, thú vị còn nếu dùng chữ không đắt không hay thì đã làm giảm giá trị của bài thơ xuống rất nhiều rồi:

ë đây chơi chữ


Chữ trá hình-đang là ta, mà nó hoá ra hình Chữ đa nghĩa- ở bên bờ vô nghĩa

Để chơi trò chơi ấy

Những kẻ đã sống thật, đem đời mình thật Ra mà chơi trong chữ

Đầu chơi, sau thật.

Là một trò chơi nhưng lại phải sống thật, đem đời mình thật ra mà chơi chữ. Nghĩa là phải khóc thật, đau thật, cười thật, sung sướng, hạnh phúc thật trên từng trang viết. Thực sự Chế Lan Viên không coi việc sáng tác thơ, việc lựa chọn ngôn ngữ để làm nên những bài thơ có giá trị là một trò chơi như

ông từng viết. Cho nên, một câu thơ hay là thể hiện sự công phu lựa chọn,

đào sâu vào bể ngôn từ của nhà thơ. Để làm sao mỗi khi đặt bút là đã viết nên chữ thần, mỗi lần viết câu là đã nên câu đẹp.

Anh xe dần, xe dần cho câu thơ săn lại

Cho con chỉ bện xe xong, xa cách sợi ban đầu Sợi chỉ lòng anh nghèo có một màu

Xe bào cái đa sắc của cuộc đời nên chói lọi Anh chửa vội dệt đâu, hãy cần cù xe sợi

Cho quấn chặt vào nhau trăm hình ảnh rạc rời. Xe ý với hương, xe sắc với lời

Xe vầng trăng góc bể anh với mày em ở cuối chân trời Ngỡ ai muốn gỡ mày ấy với trăng kia, không gỡ nổi.

(59,289)

Ngôn ngữ thơ cần sự hài hoà, nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh vi đến mức nếu ai muốn gỡ ra khỏi bài thơ dù chỉ một chữ cũng không thể nào gỡ nổi. Nhưng thơ cũng phải thật giản dị, chân thành. Nhà thơ phê phán những câu thơ khoác lên mình nó bộ áo cầu kì, diêm dúa:

Anh dựng những câu thơ cầu vồng ngũ sắc Ra khỏi đó, người ta rơi tõm vào đống rác

Anh dựng những câu thơ hoa Quỳnh hoa Huệ đẫm hương Ra khỏi đó, chạm vào điều thối hoắc

Của những điều chó chết bên đường.


(84,219)

Dọc theo hành trình thơ Chế Lan Viên, chúng ta thấy ngôn ngữ thơ ông cũng có nhiều biến đổi. Thời cách mạng, thơ Chế Lan Viên là những lời ca. Giờ đây, ông hầu như chỉ nói- cái cách nói như đang chuyện trò, lập luận, bình dị, bình dân. Mà ông cũng ít nói hơn, ông để cho cuộc sống nói, để cho

thơ nói, Xưa tôi làm thơ, giờ thử để thơ làm. Vì thế mà ngôn ngữ trong Di cảo còn mang theo cả bụi bặm phố phường, tươi rói màu sắc thật của đời, phập phồng hơi thở cuộc sống.

Ngôn ngữ trong Di cảo thơ không còn sự trau truốt, mượt mà, tỉ mỉ như trước kia. Có lẽ bởi nó là những bản nháp vội vàng chưa dành nhiều thời gian

để gọt giũa. Đôi khi có những câu thơ, ý thơ lặp lại và đôi lúc còn khó hiểu.

3.4. Giọng điệu

Giọng điệu thơ cũng là một dấu hiệu riêng của sự sáng tạo ở mỗi cá nhân người nghệ sĩ. Có thể hiểu giọng điệu là âm hưởng chung, là cái hiện hữu, xuyên suốt trong các tác phẩm thơ để tạo nên sức ngân vang đặc biệt. Giọng điệu cũng là một biểu hiện của phong cách nhà thơ.

Trong suốt nửa thế kỉ cầm bút, giọng điệu thơ Chế Lan Viên có hai lần biến đổi giọng thơ. Lần thứ nhất là từ than thành hái, tõ hát thành nãi:

Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời

Nhà thơ chợt hiểu ra rằng nếu cứ hát mãi thì không thể nói hết được đời bởi thơ có đến ba phần cho nhiệm vụ. Từ giọng nói ấy, ông nêu lên những quan điểm của mình về những vấn đề trọng đại của dân tộc thời chống Mĩ cứu nước.

Lần thứ hai đổi giọng là khi nhà thơ đã đi gần hết con đường của mình trên trần thế. Giọng thơ có phần đơn lẻ, não nùng và chua chát bởi nhà thơ

đứng ở tâm thế một người sắp từ giã cõi đời. Nhà thơ tự nhủ lòng mình phải xuống giọng, từ giọng cao đổi thành giọng trầm

Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất

Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân.

(Giọng trầm)

Tiếng hát, nhưng đó là tiếng hát trầm- tiếng hát thầm- tiếng hát lẫn với cái im lìm- tiếng hát vô thanh. Phải chăng đã đến lúc nhà thơ thu quân về nên tiếng hát không còn vang ngân như trước? Vẫn là tiếng hát, nhưng giờ đây là tiếng hát thầm, tiếng hát lẫn với cái im lìm, mà phải chăm chú lắm, yên lặng lắm, tinh tế lắm người ta mới nhận ra. Trước đây, dù là hát hay nói, thơ Chế Lan Viên vẫn là thơ hướng ngoại, hướng đến cuộc đời đang vẫy gọi ngoài kia. Còn giờ đây, khi nhận ra đời mình sắp kết thúc, thơ ông bỗng chuyển sang giọng trầm, phản ánh cái cô đơn, buồn bã, ảm đạm của chính bản thân mình. Lại thêm cuộc đời ngoài kia cũng có nhiều biến đổi, cuộc sống theo thời thượng vật chất dần lấn át cuộc sống về tinh thần nên ta thấy, trong các tập Di cảo, giọng thơ Chế Lan Viên có nhiều thanh sắc khác lạ, đôi khi còn trái ngược so với giọng điệu của chính nhà thơ ở những giai đoạn trước.

Vậy, sự đổi giọng trong Di cảo có phải là sự phủ định những sáng tác thời kì cách mạng? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ : Nhiều bài trong Di cảo có sự dằn vặt, nuối tiếc, tưởng như tự mâu thuẫn với mình: Anh đóng giỏi trăm vai nhưng lại đánh mất mình. Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm- Tiếng hát lẫn với im lìm của đất. Nhưng thực chất đó chỉ là lời tự vấn chân thành, pha chút chua xót, chứ không phải là sự sám hối”, “phđ

định”... ở đây nếu có sự phủ định thì đó là sự phủ định biện chứng để tìm một hướng đi mới cho thơ trong một hoàn cảnh đã đổi khác. Con người khi đã có

đủ ý thức về mình thì cảm giác buồn, cô đơn bao giờ cũng là trạng thái thường trực, luôn có nhu cầu xác định chỗ đứng của mình trước thế giới và trong các mối quan hệ xã hội cá nhân. Câu hỏi nổi tiếng từ thuở Điêu tàn Ta là ai?đã tìm thấy hướng giải quyết ở thời ánh sáng và phù sa. Và đến lúc cuối đời, nhà thơ vẫn còn day dứt mãi với câu hỏi: Hoa Lư ở đâu-Hoa lau ở đâu-Hồn ta ở đâu?(63,22)

Hình tượng Thánh Gióng được Chế Lan Viên coi như là một hình tượng tượng trưng cho dân tộc Việt. Đã có thời Thánh Gióng tượng trưng

cho sức mạnh của dân tộc, cho khí thế xung phong hừng hực tiến lên đánh

đuổi giặc thù:


Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng

Thì sau này, khi suy tưởng trầm tĩnh hơn về đất nước, Chế Lan Viên có cái nhìn khác hẳn:

Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép

đi đánh giặc.

Đang cưỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc...

(Đất nước ta)


Hóa, hóa chứ sao?

Không thể chỉ có một bề một mặt Hôm qua là chú bé Gióng

Hôm nay roi, ngựa sắt

(Định nghĩa dân tộc) đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc...

(Sư)

Qua hình tượng Thánh Gióng mới ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt, Chế Lan Viên muốn chất vấn lịch sử: Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc. Cả đất nước lớn lên trong gian khổ, đau thương. Chúng ta không đi xâm lăng nhưng suốt hành trình bốn nghìn năm lịch sử, liệu có bao nhiêu năm chúng ta thoát khỏi thảm họa chiến tranh. Giở lại trang lịch sử dân tộc, thử thống kê xem có bao nhiêu cuộc chiến? Và hậu quả là gì? Câu trả lời đã quá rõ ràng: con trẻ cũng chịu ảnh hưởng của ấn tượng chiến tranh trong những trò chơi đánh giặc. Thật đáng buồn biết bao!

Viết về đất nước, thay vì giọng ca đầy tự hào về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Sao chiến thắng)...

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn

(59,256)

thì giờ đây là một chất giọng trầm buồn pha lẫn xót thương, hờn tủi: Chúng ta là con của mây cha ta và sóng bể mẹ ta từng li biệt Xoắn lòng ta như Loa thành tự buổi An Dương Vương

Mẹ Ââu Cơ nghe lòng trong bể động và bể im không tiếng sóng Trăm trứng hồng của mẹ kia, trứng nào sẽ thoát khỏi đau thương? đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt

Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc

Kiếm làm cho con rùa không thể yên thân trong cuộc sống thường

Thơ chỉ sống một phần cho mình còn ba phần cho nhiệm vụ Nghĩ mà thương.

Những trang sử ông dẫn ra đều nhắc đến chuyện buồn của dân tộc. Từ chuyện tổ tiên của chúng ta là Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia li, người lên rừng người xuống biển; từ bài học mất nước đắng cay của An Dương Vương; từ chuyện Thánh Gióng mới ba tuổi đã lên ngựa đánh giặc; từ chuyện

đứa trẻ chơi trò đánh giặc,... Chế Lan Viên đã giúp ta hiểu ra một điều: những trang sử hào hùng của dân tộc đều phải trả một cái giá rất đau thương.

Đến trẻ em, ngay từ khi chưa chào đời đã mang số phận chiến tranh đau thương rồi:

Trăm trứng hồng của mẹ kia, trứng nào sẽ thoát khỏi đau thương?

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí