Những Bài Ca Có Cốt Truyện Hoàn Chỉnh


dân gian lại trình bày ý tưởng, tình cảm của mình dưới hình thức đời sống đã được cải tạo lại. Xét về bản chất, đó là một hình thức chủ quan nhưng xét về mặt ngoại hình ít nhiều mang tính khách quan gián tiếp.

Ở những bài dân ca đó, tác giả thường miêu tả rộng rãi các hiện tượng của đời sống cho một hình thức lý tưởng nhất định. Nói theo Gulaixep “xét về đối tượng và cách thể hiện là tự sự nhưng cái giọng cơ bản thì lại hoàn toàn trữ tình”. Bài ca sau là một ví dụ:

Màn đêm sắp phủ bản mường Chim ngàn xao xác về rừng tổ xa Thấy đôi phượng hạc bay qua Đậu ngay cửa sổ cành hoa nở đầy Lại sang cây nhãn nhẹ bay

Hai ta khác chốn lúc này gặp nhau Hỏi ai xui khiến trước sau

Hay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?

Bài ca rò ràng là lời kết bạn đầy tình tứ và duyên dáng của nhân vật trữ tình nhưng mở đầu lại là lời kể. Dụng ý kể chuyện bắt đầu bằng hình ảnh hết sức gợi cảm “Màn đêm sáp phủ bản mường”, càng vế sau cái dụng ý đó càng trở lên rò nét. Chỉ đến hai câu cuối khi cái dòng tự sự ở đầu tạm thời khép lại thì cái mạch trữ tình mới mở ra:

Hỏi ai xui khiến trước sau

Hay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?

Rò ràng nếu gọi đây là một câu chuyện thì không phải nhưng trong đó dứt khoát là có yếu tố kể và tả, chứ không thuần túy chỉ là trữ tình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Những bài dân ca kiểu vậy trong kho tàng dân ca Tày không phải hiếm. Mỗi bài thường ghi lại một sự việc một sự kiện triển khai thành một bức tranh cụ thể qua lời trần thuật trữ tình của tác giả hay nhân vật. Trong lượng thông


Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 4

tin mà người đọc tiếp nhận được trong các bài ca đó không thể không thừa nhận có cả lượng thông tin sự việc. Về thực chất, lượng thông tin sự việc đã được nhận thức thẩm mỹ điều chỉnh lại theo quy luật riêng của loại hình trữ tình. Yếu tố tự sự như trần thuật, sự kiện, nhân vật... ở đây một mặt tác động và chừng nào đó đã thay đổi kết cấu trữ tình, nhưng mặt khác lại chịu sự qui định của kết cấu mang bản chất của chỉnh thể trữ tình. Chúng tôi gọi đó là sự xâm nhập của yếu tố tự sự vào loại hình trữ tình. Sự xâm nhập này đem đến các bài ca trữ tình khả năng tái hiện lại những hiện tượng đời sống như trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục. Nhưng khác với phương thức tự sự, sự tái hiện này không mang mục đích tự thân mà chỉ nhằm tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng.

Yếu tố tự sự xuất hiện trong bài ca không chỉ với số lượng phong phú mà còn dưới nhiều biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này có lúc đậm sắc thái kể chuyện nhưng cũng có lúc mờ nhạt đi bởi cảm xúc trữ tình, trong quá trình khảo sát phân loại, chúng tôi nhận thấy có thể chia yếu tố tự sự trong dân ca Tày ra làm hai tiểu loại:

- Những bài ca có cốt truyện

- Những bài ca không có cốt truyện

Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại sâu hơn, cụ thể hơn trong các chương tiếp theo.

Tóm lại cần phải khẳng định một lần nữa sự có mặt của yếu tố tự sự trong dân ca Tày, sự xuất hiện này có lúc biểu hiện ra bằng lời trần thuật, miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật trực tiếp xuất hiện trong bài ca, cũng có khi nó chỉ dừng lại ở một duyên cớ, một lời đưa đẩy. Nhưng dù xuất hiện dưới hình thức nào thì mục đích cuối cùng của nó cũng là làm nền tảng ngọn nguồn cho cảm xúc trữ tình bắt mạnh vào để bộc lộ giãi bày.


* Tiểu kết:

Tóm lại qua các công trình nghiên cứu, qua quá trình khảo sát và phân tích dân ca sinh hoạt của người Tày, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong mảng dân ca này. Yếu tố ấy có các cung bậc đậm nhạt, mầu sắc khác nhau, đã biểu hiện ra trong sự phong phú, đa dạng của các lời c a. Yếu tố ấy xuất hiện đã đem đến cho cảm xúc trữ tình những sắc thái mới lạ, hấp dẫn.

Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm cho khái niệm này một nội hàm chung nhất, đầy đủ nhất và toàn diện nhất. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về yếu tố tự sự trong dân ca Tày. Song ở chương có tính chất tiền đề lý luận này, chúng tôi cũng cố gắng xác định một số khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc tìm hiểu vấn đề này ở các chương tiếp theo. Chương này chỉ có tính chất giới thiệu khái quát. Những biểu hiện cụ thể cũng như vai trò của yếu tố tự sự sẽ được chúng tôi trình bày rò hơn ở các chương tiếp theo.


Chương 2

CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG DÂN CA TÀY


Dân ca Tày thường dài hơn dân ca Việt. Đa số một bài thường từ năm đến sáu câu, có bài trên dưới chục câu, thỉnh thoảng có bài trên trăm câu. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong dân ca Tày là chất trữ tình kết hợp hài hòa với lối tự sự, phô diễn, giãi bày khiến dân ca Tày vừa giản dị hồn nhiên vừa lãng mạn thơ mộng.

Xuất hiện ở loại hình tưởng như đối lập này, yếu tố tự sự khẳng định vị trí của mình bằng những cung bậc khác nhau, với biểu hiện vô cùng phong phú. Tập hợp lại có thể chia làm hai dạng cơ bản:

- Những bài ca có cốt truyện

- Những bài ca không có cốt truyện

2.1. Những bài ca có cốt truyện

Với đặc trưng thuộc về loại hình trữ tình dân gian, dân ca Tày xuất hiện với chức năng chính là để biểu hiện diễn biến tâm trạng. Trong các bài ca này, nổi lên bình diện thứ nhất và tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình chứ không phải sự kiện khách quan. Hệ quả có thể suy ra từ điều này là sự xuất hiện của yếu tố trong một bài ca không phải là điều bắt buộc và lại càng không phải là yếu tố quyết định có thể chi phối. Nhưng khi tìm hiểu về dân ca Tày chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài ca chất tự sự kết hợp chặt chẽ với mạch trữ tình dàn trải. Điều đó đã đem đến một loại bài ca mà các âm hưởng chủ đạo hoàn toàn là trữ tình nhưng lại được bao bọc bởi cái vỏ bề ngoài đậm tính tự sự. Chúng tôi gọi đây là những bài ca có cốt truyện

Đó là những bài ca ghi chép sự việc tương đối hoàn chỉnh, hợp thành một thể thống nhất, có những chỗ bước đầu cấu thành tình tiết câu chuyện sinh động thú vị, thể hiện tương đối xuất sắc nghệ thuật tự sự.


Ở những bài ca này dù dài hay ngắn, ghi một phiến đoạn hay một trường diện của cuộc sống thì những sự kiện trong đó vẫn được kể lại tương đối hoàn chỉnh. Cho dù một người đứng ngoài khách quan kể lại hay chính người trong cuộc tự giãi bày tâm sự thì những bài ca này đều khắc hoạ nhân vật tương đối tinh tế, miêu tả cụ thể những sự kiện quan trọng bước đầu có dáng dấp câu chuyện, hé lộ sức sống của nghệ thuật tự sự trong loại hình trữ tình dân gian.

Yếu tố tự sự biểu hiện trong những bài ca có cốt truyện còn có thể chia nhỏ làm hai cấp độ biểu hiện: những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh và những bài ca có cốt truyện đơn giản.

Trước khi đi vào từng tiểu loại cụ thể, ở đây xin nói rò về thêm về quan niệm cốt truyện trong thơ ca dân gian Tày.

Khi tìm hiểu thơ ca dân gian Nga, nhà nghiên cứu T.M Akimova cho rằng: “Trong bài hát trữ tình dân gian bao giờ cũng có cốt truyện cho dù cốt truyện có nhỏ kém phát triển tới đâu đi chăng nữa”.

Thực ra chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớn các bài ca trữ tình dân gian không có một chút tính tự sự nào và dù một số bài có yếu tố tự sự đi chăng nữa thì cũng không thể gọi là cốt truyện được. Xuất phát từ hai phương thức phản ánh cuộc sống khác nhau, cốt truyện trong dân ca khác xa so với cốt truyện trong các thể loại tự sự như: truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ... Nếu như trong các thể loại tự sự khác, cốt truyện là phương tiện chính để tạo ra các hiện tượng nghệ thuật, qua đó mở ra nội dung cơ bản của thể loại này thì trong các bài hát trữ tình dân gian, các tình huống cốt truyện lại là nguyên cớ để biểu đạt những tư tưởng tình cảm nhất định. Các tình huống cốt truyện, nếu có, trong các bài hát dân gian không phải là yếu tố chủ đạo xác định kết cấu. Ngược lại chính nó phụ thuộc vào yếu tố khác của kết cấu, đóng vai trò phụ thuộc. Mặt khác, theo đúng nghĩa của “Từ


điển thuật ngữ văn học”: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch” [88, 11].

Nếu đối chiếu vào dân ca Tày thì với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này sẽ không thể tồn tại một cốt truyện nào trong một bài ca cụ thể.

Như vậy, chỉ có thể hiểu một cách hết sức quy ước về yếu tố cốt truyện của thơ ca dân gian truyền thống. Về mặt nguyên tắc chúng không có cốt truyện đúng theo quan điểm và ý nghĩa của thuật ngữ này khi ta dùng cho tác phẩm tự sự. Tuy nhiên chúng ta cũng vẫn cần và có thể nói về tính cốt truyện mang màu sắc riêng có thể thấy trong một số bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự.

2.1.1. Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh

Do việc quan niệm cốt truyện trong cả các bài hát trữ tình dân gian hoàn toàn mang tính quy ước nên sự hoàn chỉnh của cốt truyện cũng chỉ là khái niệm mang tính tương đối. Đó chỉ là kết quả của việc so sánh cấp độ này, đặt cấp độ này trong mối tương quan với các cấp độ biểu hiện còn lại của yếu tố tự sự trong dân ca Tày.

Qua việc so sánh, có thể rút ra một nhận xét, cấp độ có cốt truyện hoàn chỉnh là biểu hiện rò nét nhất của yếu tố tự sự trong dân ca. Cấp độ này thường được biểu hiện ra bằng những bài ca có dung lượng, quy mô lớn, số lượng nhiều. Đó là những bài ca đi vào mô tả trường diện của cuộc sống với nhiều chi tiết sinh động, sự kiện phong phú… nhưng thống nhất trong một kết cấu tương đối chặt chẽ. Nhiều khi những bài đó đã đạt đến mức gần như một câu chuyện có tình tiết hoàn chỉnh được diễn đạt dưới dạng thơ ca.

Dù chỉ chiếm một số lượng khá khiêm tốn nhưng với độ đậm nét nhất của hình thức biểu hiện, dễ nhận ra dạng thức này trong một bài ca cụ thể. Bài


lượn “mười hai tháng” là một trong những bài ca thể hiện tương đối xuất sắc nghệ thuật tự sự ở cấp độ đầu tiên này.

Toàn bài gồm mười ba đoạn, đã kể lại một cách tường tận công việc của nhà nông. Qua lời kể của một nhân vật dường như khách quan, đứng ngoài câu chuyện, các chi tiết sự việc cứ lần lượt hiện lên theo dòng mạch thời gian.

Bài lượn được bắt đầu từ tháng một và chất tự sự được khởi nguồn từ hành động:

Tháng giêng mùng một đốt hương liền Đốt đèn hai ngọn lên chầu tiên

Đốt đèn hai ngọn lên chầu bụt

Diễn biến của câu chuyện là diễn biến của sự việc trong suốt mười hai tháng. Gắn với tháng hai là:

Tháng hai xuân tới trăm hoa nở Liệu mà xuất giá chị em ơi

Tháng ba lại mở đầu bằng công việc phát rẫy bông dưới chân núi: Tháng ba phát rẫy bông chân núi.

Cũng trong tháng này, với cái nắng dịu dịu của tiết mùa xuân: Trai ở thư phòng, thư ngại viết

Gái mắt lim dim ở góc nhà

…………................................

Trai ở học đường thư ngại viết Gái ở phòng hương tính ngại đàn

Bước sang tháng tư, công việc lúc này trở nên bận rộn hơn bởi: Tháng tư đám mạ mọc xanh xanh

Dồn dập mùa công thêm hát đình Dồn dập mùa công thêm hát hội


Cấu tứ của bài ca tiếp tục được xây dựng theo trình tự của t hời gian và công việc trong năm. Theo dòng mạch đó, nhân vật trữ tình đã liệt kê và kể lại một cách chi tiết tỉ mỉ công việc và kinh nghiệm làm ruộng suốt từ tháng năm cho đến tháng mười. Cái nền tự sự đã đem đến logic chặt chẽ cho toàn bài. Bài ca vì thế mà giống một bản tường trình dài tổng kết kinh nghiệm làm việc hữu hiệu và quen thuộc của nhà nông:

Tháng sáu làm cỏ bận trăm đường Cúi mặt làm cỏ đầu đượm sương.

Là những thành quả lao động đang lớn lên từng ngày như một sự bù đắp xứng đáng công sức người chăm bón:

- Tháng tám ngoài đồng bông trắng lúa

- Tháng chín ca mùa lúa chín vàng

- Tháng mười là mùa ta gặt hái Cho chàng cái hái, cái đòn dây Chàng đi gặt, cho chàng đòn, hái Chàng xem liệu gặt hái ra tay

- Tháng một ngoài đồng những rạ rơm Cắt én một đôi đi dạo mường

Cắt én một đôi đi dạo xứ Lúa gặt vào bồ bỏ rơm vàng

Trải dài suốt mười hai khổ thơ là công việc của mười hai tháng trong năm, cho đến khổ mười ba, bài ca đã kết lại trong nỗi nhớ bạn tình da diết, trong cái xoay vần của tạo hoá và gợi mở những niềm lạc quan tươi sáng:

Một năm mười hai tháng xoay vần Nhớ bạn lòng mơ ngày gặp mặt Nhớ bàn lòng mong biết mặt thân Năm tháng trôi đi vẫn còn xuân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022