Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI TÀY, VĂN HỌC DÂN GIAN TÀY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về tộc người Tày và văn học dân gian Tày
1.1.1. Khái quát về tộc người Tày
Tày là tên gọi từ lâu đời dùng để chỉ chung người dân tộc ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Theo các nhà dân tộc học thì tên gọi này đã có từ nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên. Ngoài tên gọi này, người Tày còn được biết đến bởi các tên Thổ, Cần Shín, Khay, Táy...
Cùng với người Việt, người Mường... ở Việt Nam, người Tày đã có mặt từ xa xưa gắn liền với tiến trình dựng nước và giữ nước. Tính đến năm 1995, dân số Tày ở nước ta vào khoảng 1,2 triệu người, đứng vị trí thứ nhất trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Tày có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Việt bắc,trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn... đặc biệt là Cao Bằng (75% dân số tỉnh Cao Bằng).
Tìm về cội nguồn lịch sử, người Tày còn thuộc nhóm Âu Việt trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc. Vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt - Mường) thành lập nên vương quốc Âu Lạc. Người thủ lĩnh đứng đầu là An Dương Vương Thục Phán. Địa bàn quốc gia Âu Lạc là Bắc Bộ và Trung Bộ. Âu Lạc là quốc gia đầu tiên xuất hiện trên vũ đài lịch sử Việt Nam. Trong quá trình cùng chung sống, đấu tranh để xây dựng và giữ gìn đất nước người Âu Việt và người Lạc Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, cùng giao lưu tiếp thu ảnh hưởng
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 1
- Loại Hình Tự Sự Và Yếu Tố Tự Sự Trong Văn Học Dân Gian
- Những Bài Ca Có Cốt Truyện Hoàn Chỉnh
- Những Bài Ca Có Cốt Truyện Đơn Giản
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
văn hoá của nhau. Người Lạc Việt đông hơn và phát triển xuống vùng đồng bằng phía Nam, theo hạ lưu các con sông và ven biển. Có thể những bộ phận người Âu Việt đã hoà nhập vào nhóm Lạc Việt để hình thành dân tộc Việt hiện đại. Còn lại là những bộ phận người Âu Việt ở miền núi và trung du chịu ảnh hưởng văn hoá của người Việt. Tức người Tày ngày nay.
Sau người Việt sống ở vùng đồng bằng phì nhiêu, người Tày sinh cơ lập nghiệp ở những vùng được thiên nhiên ưu đãi nhất. Đó là những cánh đồng miền núi, những thung lũng ruộng bậc thang xung quanh có cây rừng, suối nước, đồi cỏ, khí hậu trong lành, rất thuận tiện cho việc trồng trọt chăn nuôi, đặc biệt là việc trồng các loại hoa màu, các cây công nghiệp, cây ăn quả.
Trước cách mạng tháng Tám, nền kinh tế của đồng bào Tày căn bản là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Nguồn sống chính là trồng trọt, thứ đến là chăn nuôi. Thủ công nghiệp là nghề phụ trong gia đình. Việc thu thập khai thác lâm thổ sản là nguồn thu nhập quan trọng. Việc săn bắn bổ sung nguồn thu nhập cho gia đình. Việc buôn bán chủ yếu nằm trong tay người Hoa kiều và người Việt ở thị xã, thị trấn.
Vùng sinh sống trước đây của người Tày là địa bàn chính chống xâm lăng dưới nhiều triều đại. Từ thời Lý Trần, nhất là từ thời Lê, nhà nước phong kiến đặt chế độ “thế tập, phiên thần” tức chế độ thổ ti, phái một số công thần hay con cháu của họ, chọn trong những phần tử trung kiên nhất, đem theo gia đình, thuộc tộc, lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới sau mỗi trận chiến thắng, quét sạch xâm lược ra khỏi bờ còi. Các vị lưu quan này đời đời kế tục cai trị các địa phương, rất mực trung thành với triều đình trung ương.
Chế độ thổ ti dần tan rã dưới thời Pháp thuộc. Con cháu các dòng họ thổ ti sống hòa vào nhân dân các địa phương, trở thành người Tày, mang theo nhiều yếu tố văn hóa Việt. Một sự hòa hợp dân tộc trong lịch sử đáng chú ý xảy ra vào thế kỉ 16, 17. Triều đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê Trịnh đánh
đuổi, chạy lên trấn giữ vùng Cao Bằng trong non một thế kỷ. Sau khi họ Mạc diệt vong, con cháu và quan quân dư đảng thay tên đổi họ, sống hòa vào nhân dân địa phương, đồng hóa với người Tày.
Xã hội Tày trước cách mạng tháng Tám đã chuyển sang chế độ phong kiến địa chủ nhưng phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền xuôi nên quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là quan hệ đoàn kết, tương thân tương trợ giữa những người trong họ hàng làng xóm.
Trên đây là một vài nét chấm phá về lịch sử tộc người và điều kiện xã hội của cư dân nói tiếng Tày trước cách mạng tháng Tám. Những điều này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới văn học dân gian nói riêng cũng như văn hóa của người Tày nói chung.
Có thể nói, địa hình miền núi ưu ái mà bất thuận, thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp mà dữ dằn, cửa ngò biên giới giao du rộng mở mà k hông kém phần phức tạp... tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, sinh hoạt, văn hoá, tính cách của những người Tày. Người Tày không những đã tạo ra được một nền văn hoá với những giá trị vật chất bền vững mà còn sáng tạo nên một nền văn hoá tinh thần với những phong tục tập quá lâu đời và phong phú.
Trước hết, đó là những nét đẹp trong văn hoá sắc tộc của người Tày. Trong quan hệ gia đình, người Tày vốn có lòng kính già yêu trẻ. Dưới chế độ cũ, người phụ nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng gia tài, không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng, vì họ giữ vai trò quan trọng trong lao động sản xuất và trong quản lý kinh tế gia đình.
Trong quan hệ với các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết nghĩa anh em gọi là “lạo tồng”, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt.
Người Tày sống hồn hậu, chân thành và đặc biệt có lòng mến khách. Bản làng là đơn vị hành chính đồng thời là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tinh
thần. Ở đó họ sống với nhau thân thiện, đàm ấm và hoà hảo. Mỗi khi khách vào bản, cả bản vui mừng đón tiếp. Họ đón tiếp nhau không chỉ bằng tình cảm chân thành đằm thắm mà còn bằng cả tiếng hát lời ca ngọt ngào thiết tha:
Xin dâng lời đẹp cho người Xin dâng lời thơm cho bạn
Nét phong tục độc đáo này trở thành một môi trường lý tưởng nuôi dưỡng những tiếng hát lời ca của người Tày.
Nói đến văn hoá người Tày không thể không nói đến ngôn ngữ của người Tày. Người Tày đã sớm có một thứ ngôn ngữ của riêng mình. Qua thời gian sàng lọc tiếng Tày rất gần với tiếng Việt về hệ thống âm thanh và ngữ pháp. Trong từ vựng tiếng Tày và tiếng Việt đều có những từ vay mượn của nhau, nhất là có rất nhiều tiếng từ Hán Việt. Lý do rất đơn giản bởi giống như người Việt, trước đây, người Tày đã từng học chữ Hán, sau đó, trên cơ sở chữ Hán, người Tày đã tạo ra chữ Nôm Tày. Sự ra đời chữ Nôm Tày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình văn hoá lịch sử phát triển dân tộc Tày. Ngay từ khi ra đời, chữ Nôm Tày trở thành một phương tiện đắc dụng ghi lại tiếng nói Tày, thơ ca, truyện khuyết danh... của dân tộc Tày. Như vậy, qua thời gian sàng lọc đến nay, người Tày đã tương đối ổn định phát triển và đáp ứng nhu cầu giao tiếp của đồng bào. Tiếng nói ấy sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ, phong phú về sắc thái biểu cảm. Điều này thể hiện rò trong lời ăn tiếng nói, nhưng đặc biệt là qua kho tàng văn hoá dân gian của họ.
Tín ngưỡng, lễ hội cũng là một mảng quan trọng trong đời sống tinh thần đồng bào Tày. Đó là nơi bộc lộ rò nhất đời sống tâm linh của họ.
Thật khó mà xác định người Tày thuộc tôn giáo nào. Phật giáo rất phổ biến ở Việt Nam. Nhưng người Tày hầu như không có chùa thờ Phật mà chỉ đình thờ thần, không có các nhà tu hành mà chỉ có những người làm nghề cúng bái như “mo”, “then”, “tào”, “pụt”...
Thờ tổ tiên là tục lệ lâu đời của người Tày. Bàn thờ thường đặt ở gian chính, hướng ra cửa. Những ngày lễ tết trong năm, những việc đại sự gia đình như xây nhà mới, cưới xin, tang lễ... bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là nơi họ thỉnh cầu, giao cảm tâm linh.
Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ một số vị Phật, Thần thường thấy trong Phật giáo như Phật bà Quan âm, trong đạo giáo như Hắc Hồ Huyền Đàn, Hoa Vương, Thánh Mẫu... Trong khi làm ma chay cúng bái, đồng bào dùng một số nghi thức trong “thọ mai gia lễ”. Tín ngưỡng của đồng bào Tày bắt nguồn từ thuyết vạn vật có linh hồn, chủ nghĩa đa thần trong nguyên thủy, tục thờ thần dòng họ, tục tin ở rất nhiều thứ ma, gọi là “phi”, kết hợp với một số yếu tố Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo do những người làm nghề cúng bái đem truyền bá trong dân gian.
Những ngày hội, ngày Tết truyền thống trong đồng bào Tày cũng như trong người dân Việt Nam nói chung đều là những ngày Tết nông nghiệp. Mỗi ngày Tết trong năm đều có ý nghĩa riêng, có những nghi lễ và đồ cúng riêng, thường là sản phẩm tiêu b iểu của từng mùa. Tết đầu năm âm lịch là Tết lớn nhất trong năm. Đồng bào ăn mừng kết thúc một năm thu hoạch thắng lợi, đồng thời chuẩn bị cho một năm lao động sản xuất. Mỗi Tết đến đều mang lại cho người ta những hy vọng mới. Trong tháng Tết này người ta mở những ngày hội Lồng Tồng để cầu mùa màng, để cho trai gái vui chơi, ca hát với nhau, tổ chức những trò chơi dân gian để thưởng xuân. Đây còn là dịp để bạn bè, bà con đến hỏi thăm nhau, con cái ở xa về thăm cha mẹ, nhất là con rể đến lễ tết bố mẹ vợ. Ngoài ngày Tết đầu năm, trong năm, người Tày còn rất nhiều ngày Tết khác như: Tết mùng 3 tháng 3 âm lịch, Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, Tết rằm tháng bảy, Tết trung thu... Những ngày hội, ngày Tết truyền thống nói chung có những ý nghĩa lành mạnh, nó nói lên ước mong của người dân lao động muốn làm sao cho mùa
màng của mình thu hoạch tốt, của cải được dồi dào, ấm no, hạnh phúc. Thực tế hơn, nó nhằm cải thiện phần nào đời sống của người lao động sau những ngày làm ăn mệt mỏi trên những nương rẫy.
1.1.2. Vài nét về văn học dân gian Tày
1.1.2.1. Một số thể loại văn học dân gian Tày
Với những khao khát chinh phục thiên nhiên cải tạo cuộc sống mà dân tộc Tày sớm thoát khỏi thời kì mông muội, tiến tới văn minh loài người. Mặt khác, trải qua những cuộc thiên di vĩ đại, người Tày đã có một nền văn hoá phát triển lâu đời. Người Tày lại sớm có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên họ đã xây dựng được một nền văn nghệ nói chung và văn học dân gian khá đồ sộ.
* Loại hình tự sự dân gian
Người Việt có thần thoại là cơ sở giải thích các hiện tượng tự nhiên và sự ra đời của vạn vật thì người Tày cũng đánh dấu trong kho tàng văn hoá dân gian của mình bằng thần thoại Pú Lương Quân. Truyện đã thâu tóm giới thiệu cả ba thời kì sinh hoạt của quá trình phát triển xã hội loài người: săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi. Những hệ thống thần thoại người Tày mang đậm màu sắc hoang đường nhưng trong ý niệm tuyệt đối, những câu chuyện này đã phản ánh được sâu sắc thế giới quan, nhân sinh quan của người Tày cổ xưa.
Truyền thuyết Tày đặc biệt phong phú ở bộ phận có mẫu đề người anh hùng chống xâm lăng, giữ vững địa bàn cư trú. Trong đó nổi bật là nhóm truyện kể về các thủ lĩnh quân sự, các vị anh hùng. Trong đó, có thể kể đến truyền thuyết Nùng Trí Cao, Hoàng Lục, Tôn Đản, Dương Tự Minh... Ngoài ra, ở mảng thể loại này còn phải kể đến vô số truyền thuyết địa phương, kể về những vị có công khai sơn phá thạch, lập bản dựng mường mà tên tuổi được coi như là thật, được chép lại trong các thần tích, thần phả gắn liền với cả đền thờ thần, miếu thờ thành hoàng... ở những bản làng Tày.
Truyện cổ tích ra đời đã đánh dấu bước trưởng thành trong tiến trình văn học dân gian Tày. Phần lớn các truyện đều nói lên đạo đức tài năng của những người bình dân, những người cùng khổ nhất, người có công đánh giặc cứu nước, đả kích bọn hôn quân bạo chúa, cường hào ác bá. Có truyện đề cao lòng chung thuỷ vợ chồng, tình bạn bè giàu nghèo sống chết có nhau. Có truyện giáo dục con cái về quan điểm lao động như truyện phú ông bắt con trai đi học nghề trước khi được hưởng gia tài của ông cha để lại. Có thể thấy kho tàng truyện của người Tày vô cùng phong phú. Qua những câu chuyện truyền miệng đó, ít nhiều chúng ta cũng cảm thấy bóng dáng của sự phát triển của loài người từ nguyên thuỷ xa xưa tới khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng.
Truyện cười của người Tày không nhiều, ý nghĩa đấu tranh giai cấp cũng chưa sâu sắc thâm thuý. Nội dung chủ yếu của truyện cười là phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ người dân lao động.
Truyện ngụ ngôn của người Tày cũng không nhiều. Nói chung, đó là những truyện về cơ bản có hình thức là mượn truyện loài vật để nói về các mối quan hệ nhân sinh. Ý nghĩa chủ yếu của truyện là rút ra các bài học sâu sắc về thế sự, mục đích chủ yếu là đề cao trí thông minh của người lao động.
Đối với thể loại truyện thơ dân gian, người Tày đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc những kiệt tác mà cho đến nay những giá trị nội dung và nghệ thuật của nó còn khiến các thế hệ sau phải ngỡ ngàng: Khảm Hải, Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân, Trần Chu - Quyển Vương... Kết cấu truyện thơ thường diễn ra theo ba bước: gặp gỡ, yêu thương tha thiết - tình yêu tạm thời bị chia cắt hoặc tan vỡ - đôi bạn tìm cách thoát khỏi trói buộc để đoàn tụ. Truyện thơ dân gian Tày thể hiện khát vọng dân chủ, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt cũng như ý thức chống lại lề thói tập tục khắc nghiệt, bóp nghẹt quyền tự do yêu đương của con người.
* Loại hình trữ tình dân gian.
Gần gũi hơn cả và phản ánh sắc nét nhất đời sống vật chất và tinh thần của người Tày phải kể đến loại hình trữ tình dân gian Tày. Đó là những lời ca tiếng hát cất lên từ nhà sàn yêu dấu, từ mảnh rừng xanh bao la, từ dòng suối hiền hoà mát thương... Trai gái Tày đem những tiếng hát lời ca cất lên như một cái cầu nhỏ gửi tâm tình tới người thương yêu, tới quê hương làng bản.
Loại hình này được hợp thành từ hai tiểu loại: Dân ca nghi lễ và dân ca sinh hoạt. Mỗi mảng lại có những đặc sắc riêng trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
* Các thể loại trung gian
Tục ngữ Tày rất phong phú. Về hình thức, đó là những câu ngắn gọn văn vẻ, giàu hình ảnh gần gũi với đời sống ngàn năm. Về nội dung, đó là những câu đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ của cộng đồng Tày trên cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu tục ngữ của đồng bào Tày, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn hoàn cảnh làm ăn sinh sống và những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội và gia đình của đồng bào xưa.
Câu đố là một thể loại khá phổ biến ở mọi vùng cư trú của người Tày. Bất kỳ ở đâu những lúc bên bếp lửa, đi làm nương rẫy, trò chuyện, vui đùa người ta đều dùng câu đố như một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần. Nội dung của câu đố rất phong phú biểu hiện những nhận xét sắc sảo, tinh tế và hóm hỉnh. Các câu đố về sự vật, con người, về hiện tượng tự nhiên rất gắn bó với đời sống hàng ngày của người Tày. Đây cũng là một hình thức giải trí tuơi mát, đầy chất thông minh và có tác dụng giáo dục cộng đồng một cách sâu sắc.
Câu đố có thể cấu tạo từ hai đến hàng chục câu. Trai gái Tày có lúc sử dụng câu đố dưới hình thức hát Lượn giao duyên. Bên trai hay bên gái không đối đáp được thì coi như thua cuộc. Do vậy trai gái Tày rất chú ý học hỏi kinh nghiệm của người già để có vốn đối đáp phong phú.