Những Bài Ca Có Cốt Truyện Đơn Giản


Có thể nói bài lượn đã thể hiện được rò nét sắc tinh tế sắc điệu của ngòi bút tự sự dưới hình thức bài ca năm tháng. Tả theo thời gian, nói thẳng sự việc, bài lượn đã ghi chép toàn diện cuộc sống khẩn trương gian khổ của người nông dân Tày trong suốt một năm qua. Bài lượn kể nhiều sự kiện, bao quát thời gian dài, không gian rộng mà vẫn có dòng mạch, chương pháp. Cố nhiên, ở đây tuy chưa cấu thành câu chuyện có tình tiết sinh động, hoàn chỉnh như yêu cầu của một tác phẩm tự sự chính thống, nhưng trong cảnh ong bay bướm lượn, màu cỏ xanh cây mướt, tiếng chim hót trùng kêu… được kết hợp nhuần nhuyễn khéo léo đan dệt với hoạt động nông trang. Toàn bài thơ điểm xuyết cảnh mùa vụ, phối hợp với tả việc, từ đó làm cho bài thơ có kết cấu chặt chẽ hồn nhiên vừa không hề có cảm giác rối loạn, thể hiện đầy đủ phong phú cảnh lao động của người nông dân nơi đây.

Song song tồn tại với yếu tố tự sự là những dòng thơ tràn đầy cảm xúc trữ tình. Đó là những phiến đoạn nói về tâm trạng nỗi lòng của nhân vật trữ tình đan xen trong những chi tiết kể lể công việc đồng áng của nhà nông. Nội dung của các câu thơ đó có thể là nỗi buồn thương da diết vì cảnh cô đơn lẻ bạn:

Bên bạn có đôi làm được chóng Độc thân lẻ thiếu ruộng bỏ không.

Là nỗi khắc khoải, ngẩn ngơ của sự chia lìa xa cách: Nhớ bạn xa nhau ngày ngày buồn

Giá được ở gần nhau, bạn nhỉ Là nỗi nhớ triền miên không sao dứt được:

Nhớ nhung nhân ngãi mỗi ngày buồn

Chính nhờ những dòng thơ này mà bài ca có âm hưởng trữ tình đằm thắm thiết tha. Người nghe, người đọc chợt nhận ra các dòng mạch cảm xúc vẫn là âm hưởng chủ đạo trong những bài ca dạng này. Và như thế trên cái nền tự sự, bài ca vẫn đứng vững ở ranh giới loại hình trữ tình.


Những bài ca về chủ đề nông sự là nơi thể hiện sắc nét nghệ thuật tự sự. Thay cho lời kể, ở đây công việc nhà nông được hợp thành một bộ phận của nội dung thơ ca. Những bài ca này hoặc kể về việc lo tìm giống má, làm vườn, đánh cá, buôn trâu hay dệt vải, ươm tơ... đều đã phản ánh được sinh động bức tranh sinh hoạt của người Tày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hợp thành tiểu loại này, ngoài những bài ca thuộc về chủ đề nông sự như bài lượn mười hai tháng trên còn phải kể đến những bài lượn séc.

Lượn séc có nghĩa là lượn theo sách. Những bài lượn này có hai kiểu. Kiểu thứ nhất là lượn tự sự lịch sử. Đây là những bài lượn diễn ca lịch sử một cách chính thức theo sách chứ không thêm bớt. Những bài lượn này mặc dù được trình bày trong các cuộc lượn nhưng lại mang chất tự sự đậm đà hơn tính trữ tình. Mặt khác, những bài lượn này khi cất lên không nhất thiết phải bộc lộ cảm xúc yêu thương, trạng thái tình cảm. Mục đích của chúng có khi chỉ dừng lại ở việc thi thố tài năng giữa các chàng trai cô gái có dịp gặp nhau. Cho nên, chúng tôi không chú ý phân tích rò bài lượn tự sự lịch sử trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 5

Kiểu thứ hai là những bài lượn tóm tắt cốt truyện hoặc chỉ tóm lấy một vài chi tiết của cốt truyện, rồi thông qua những chi tiết đó, bài lượn có thể bộ lộ trực tiếp hay gián tiếp gửi gắm vào trong đó những cảm xúc yêu thương. Những bài lượn này tuy mang đậm dấu ấn của loại hình tự sự nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để bộc lộ cảm xúc trữ tình. Cho nên chúng tôi xếp chúng vào những bài lượn tự sự - trữ tình và đặt chúng ở dạng thức biểu hiện cao nhất của yếu tố tự sự trong loại hình trữ tình dân gian - dạng thức những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh. Dạng thức này khá phổ biến trong những bài lượn tóm tắt một cốt truyện cổ. Bài lượn Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài là một ví dụ cụ thể.


Bài lượn được phỏng theo truyện cổ dân gian cùng tên của Trung Quốc. Trai gái Tày yêu thích câu chuyện tình thuỷ chung mà bi thảm này nên đã đem lên sân khấu nhà sàn, dùng tiếng hát lời ca mà cất lên thành câu chuyện. Bài ca vì thế có cái mạch lạc rò nét của yếu tố tự sự lại có cái da diết của những cảm xúc trữ tình. Nội dung của câu chuyện này có thể tóm tắt như sau: Anh Đài là một cô gái thông minh, ham học có chí lớn. Để thoả mãn khát vọng, nàng đã cải trang thành một phong lưu công tử sắm sửa hành lý, lên đường đi du học. Trên đường đi nàng gặp Sơn Bá, một nho sinh cũng đang trên đường đi học. Hai người kết nghĩa anh em, cùng học một trường, cùng ăn chung một mâm, ngủ cùng một chiếc giường mà Sơn Bá không hề biết Anh Đài là nữ nhi cải trang. Một thời gian sau, Anh Đài bị cha gọi về nhà. Sơn Bá tiễn Anh Đài đi mấy chục dặm đường trở về, bắt được thư Anh Đài nói thật mình là con gái, lúc này chàng mới biết sự thật. Khi Sơn Bá trở về nhà, Anh Đài đã bị bố mẹ ép gả cho anh chàng họ Mã, lễ cưới sắp sửa tiến hành. Quá đau khổ Sơn Bá đã chết, Anh Đài để tang khóc lóc thảm thiết. Đám cưới Anh Đài được tổ chức long trọng. Khi kiệu cưới đi qua mộ Sơn Bá, Anh Đài xuống kiệu kêu khóc, mộ tự nhiên mở ra, Anh Đài chui vào. Linh hồn hai người hoá thành bươm bướm để đời đời kiếp kiếp bay lượn trên hoa thơm cỏ lạ, hưởng mãi tình yêu trong trắng.

Toàn bộ cốt truyện đó đã được cô đọng lại trong tám mươi câu thơ. Một dung lượng không phải là ngắn so với phạm vi một bài lượn nhưng lại chưa đủ dài để trở thành một truyện thơ cùng tên. Nhưng trong từng đấy câu cũng có đủ cả cốt truyện, nhân vật, những chi tiết sinh động, những phiến đoạn miêu tả… Tất cả đã liên hệ với nhau một cách thống nhất tạo thành một bài ca có dáng dấp một câu chuyện hoàn chỉnh.

Mạch tự sự được bắt đầu bằng việc giới thiệu sự xuất hiện của hai nhân vật chính: Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài.


Sơn Bá đời xưa con nhà văn Neo đơn đi học chỉ một mình Một mình đi học đi qua bản Rồi gặp Anh Đài kết bạn thân Anh Đài ngày ấy thật khôn Phận gái đóng giả thành trai tân Kết cùng Sơn Bá làm bạn hữu

Rủ nhau đi học học trường quan.

Bằng ngôn ngữ súc tích và cô đọng, bốn khổ đã làm đầy đủ các mục của phần mở đầu. Từ việc giới thiệu tên nhân vật, gia cảnh của từng người đến hoàn cảnh hai người gặp gỡ đều gói gọn trong số lượng câu chữ ngắn ngủi ấy.

Sau mở đầu như vậy, truyện đã đi vào tóm tắt diễn biến câu chuyện. Cách kể ở đây theo từng đoạn. Mỗi đoạn là một chi tiết chắt lọc đã được thơ hoá. Chín đoạn thơ đã kể lại tuần tự từ lúc Sơn Bá - Anh Đài học cùng trường cho đến lúc Anh Đài bị gả bán.

Ở đây ngoài việc kể và tả, bài ca bắt đầu xuất hiện những đối thoại. Đó là lời dặn dò của Anh Đài:

Anh hỡi ở lại chăm học giỏi Em về thăm cha mẹ mấy ngày

Và lời nhắn nhủ của Sơn Bá:

Anh về còn học học thi bù Thi thư phải học học cho hết

Thi đỗ trạng nguyên đệ nhất tài

Lời thoại tuy dung lượng ngắn, số lượng ít nhưng cũng đủ phả vào trong đó cái hơi thở sinh động của tự sự. Bài lượn vì thế bớt đi cái nặng nề của tính chất kể và tả.


Bài lượn cứ diễn biến theo cái mạch truyện truyền thống, cho đến cái mâu thuẫn giữa tình yêu thuỷ chung với quyết định ép gả của cha mẹ thì dừng lại. Đến đây câu chuyện rẽ sang một hướng khác theo cái tư duy sáng tạo của người Tày. Sơn Bá trong suy nghĩ của người hát lên khúc ca này không phải là một chàng trai bi lụy, đau khổ đến nỗi phải ôm mối hận mà giã biệt cuộc đời. Chủ động hơn, chàng quyết tâm học hành để có thể đường hoàng xin cưới Anh Đài:

Sơn Bá nhắn lại với Anh Đài: Anh về còn học học thi tài Thi thư phải học, học cho hết

Thi đỗ trạng nguyên đệ nhất tài

Sơn Bá đi, Anh Đài ở lại bị cha mẹ ép duyên gả bán. Đau khổ và tuyệt vọng, nàng tìm đến cái chết. Mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm trong các hành động:

Năm canh sầu não đi ra đường

Anh Đài nhớ bạn lòng buồn thương Mới giả vào rừng để chờ đợi

Khăn đào vắt cổ vấn thân nàng.

Bỏ lại hết những chi tiết về lễ cưới, gạt ra ngoài sự việc Anh Đài chui vào mộ, đôi uyên ương hoá thành bươm bướm, câu chuyện kết thúc bất ngờ trong những dòng trữ tình ngoại đề da diết một nỗi buồn thương:

Anh Đài thời xưa thuộc giống hoa Sinh về dương thế chẳng thành gia Sinh xuống dương gian tâm lạc số Thành chim khảm khắc vọng rừng xa.

Ở đó không chỉ có một trường đoạn miêu tả tỉ mỉ như trong truyện cổ tích, cũng không có những đoạn biến thiên có hậu như trong truyện thơ


Sanpec_Anh Tài. Nó chốt tại trong cái biến ảo. Một cái kết mang đậm hơi thở, đặc trưng của những bài lượn. Có lẽ vì thế mà đây chỉ là tiền thân, là bước đi chập chững, là những thử nghiệm ban đầu của truyện thơ.

Câu chuyện kết thúc không có cảnh đôi uyên ương hồ điệp mà mãi bên nhau. Chỉ có cảnh Anh Đài biến thành chim khảm khắc cô đơn lẻ bạn. Khảm khắc là một giống chim kêu đêm hè, được dung để ví với người yêu sầu thảm vì xa nhau mà than thở. Phải chăng khi hư tạo ra kết thúc này, người hát muốn kín đáo bày tỏ những xúc cảm nỗi lòng của mình với bạn tình?

Nhìn lại toàn bộ, có thể kết luận rằng bài lượn theo dòng tự sự là chính nhưng những bài ca dạng này vẫn được xếp vào loại những bài ca trữ tình có sự tham gia tích cực của yếu tố tự sự bởi lẽ chen vào giữa thanh âm tự sự vẫn là những dòng cảm xúc trữ tình sôi nổi. Đó là những phản ứng, những sắc thái tình cảm khác nhau mà người hát kín đáo gửi gắm qua việc miêu tả tâm trạng nhân vật:


và:

Sơn Bá đến nơi liền lên nhà Nhưng chẳng thấy bạn lòng xót xa


Năm canh sầu não đi ra đường

Anh Đài nhớ bạn lòng buồn thương

Mặt khác ngay trong việc lựa chọn, hay việc thay đổi chi tiết để kể lại cũng đã gián tiếp bộc lộ tình cảm. Đó là còn chưa đề cập tới sắc thái tình cảm trực tiếp của người diễn xướng. Bài ca vì thế vừa có các mạch tự sự sắc nét vừa có tính trữ tình sâu lắng.

Nói một cách khách quan, so với những truyện thơ cùng lấy cốt truyện từ những câu chuyện cổ, thì nghệ thuật tự sự trong những bài ca dạng này chưa thật thành thục, nhưng bù lại nó lại có cái trong sáng giản dị có xen kẽ được dòng mạch trữ tình tràn đầy cảm xúc yêu thương.


Dân ca là nghệ thuật trữ tình và nếu một sáng tác văn học nghệ thuật không sáng tác theo phương thức trữ tình, không mang tính trữ tình thì không phải là dân ca. Khác với truyện thơ, anh hùng ca, thần thoại ca... lấy kể chuyện về số phận một hay nhiều nhân vật làm mục đích, dân ca lấy tỏ bày tâm tình tác giả, lấy phô diễn nhiều tâm tư tình cảm làm mục đích. Do vậy việc xuất hiện yếu tố tự sự dưới hình thức một cốt truyện hoàn chỉnh như trên không thể là điều phổ biến trong dân ca Tày. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 19 bài trong tổng số 463 bài có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Một con số không nhiều nhưng từng đấy cũng đủ thấy sắc điệu tự sự độc đáo tồn tại trong một loại hình tưởng như có phần đối lập.

2.1.2. Những bài ca có cốt truyện đơn giản

Một đặc điểm rất quan trọng khi quan sát kết cấu dân ca Tày là các bài dân ca này đa số dài hơn dân ca Việt. Tính chất trần thuật, kể lể, phô diễn đậm nét hơn. Điều đó đã tạo ra một nhóm bài ca mà chúng tôi gọi là những bài ca có cốt truyện đơn giản.

Thật ra ranh giới một bài ca có cốt truyện đơn giản với một bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh cũng chỉ mang tính tương đối. Đường biên ranh giớ i không phải lúc nào cũng rò nét. Chỉ có thể căn cứ vào dung lượng tự sự trong từng bài ca cụ thể mà xếp chúng vào dạng này hay dạng khác.

Xuất hiện dưới dạng này, yếu tố tự sự thường được hình thức hoá bằng một kết cấu năng động và ngắn gọn. Đó là những mẩu chuyện, những tình tiết được sắp xếp theo hệ thống ít nhiều khác nhau hoặc có khi là một bản tóm tắt cô đọng của những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh. Do không có một dung lượng dài để phản ánh một trường diện của cuộc sống, những bài ca dạng này thường chỉ đi vào miêu tả một phiến đoạn của cuộc sống thường nhật.

X.G.Laduchin nhận xét “Đối với các bài hát trữ tình dân gian không nên nói đến cốt truyện mà tốt hơn là nói đến các yếu tố của cốt truyện”. Như đã nói ở trên, với tác phẩm thuộc loại hình trữ tình, khó có thể tồn tại cốt


truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này. Nhưng với các bài ca ở dạng thức này có thể nói rằng dù không có cốt truyện theo đúng nghĩa của thuật ngữ này, song thực ra tự chúng đã mang tính cốt truyện làm cho các sự kiện phát triển và liên hệ một cách thống nhất.

Do vậy yếu tố nổi bật của cốt truyện tồn tại trong những bài ca này vẫn là mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa các chi tiết hoạt động, sự việc… được nói đến trong bài ca.

So với những bài ca có cốt truyện rò nét, những bài ca có cốt truyện mờ nhạt đông đảo hơn về mặt số lượng. Xuất hiện trong dân ca sinh hoạt Tày có 45 bài ở dạng này, chiếm khoảng 9,7% số lượng bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Một con số không phải quá lớn những cũng đủ thấy hiện tượng thâm nhập chuyển hoá lẫn nhau giữa các loại hình văn học dân gian.

Xuất hiện ở dạng này, có lúc yếu tố tự sự xuất hiện trong một bài ca có đủ các nhân vật, chi tiết, hoạt động và đối thoại. Chẳng hạn bài ca sau:

Chiều rồi đi chợ em về

Lời chưa nhắn hết đã thì chia tay Lên nhà phờ phạc tỉnh say

Nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn Dậy múc nước lã về chan

Bát ăn chưa hết đặt bàn ngẩn ngơ Dối cha: thiếu thịt cơm thừa

Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và Thực thì nhớ nghĩa hai ta

Một bài ca không dài, tất cả chỉ có chín câu nhưng đã chín câu đó kịp tạo thành một câu chuyện khá trọn vẹn và hấp dẫn.

Câu chuyện đơn giản những có khá đầy đủ yếu tố cơ bản của một cốt truyện: có nhân vật, thời gian, đặc điểm, có sự việc, hành động, có cả lời dẫn truyện của người kể lẫn ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của nhân vật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022