Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM THỊ THANH TUYỀN


CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM THỊ THANH TUYỀN


CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 01 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

MỤC LỤC


Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 3

1.1. Tôn chỉ, mục đích và vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới. 3

1.1.1. Tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc 3

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động 4

1.1.3. Vai trò của Liên Hợp Quốc 4

1.2. Các biện pháp trừng phạt của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới 7

1.2.1 Biện pháp trừng phạt phi vũ trang 7

1.2.2 Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực9

1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

.................................................................................................................... 15

1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 19

1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt 19

1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 22

1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an 23

CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN 27

2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn 27

2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh 27

2.1.2. Giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay 32

2.2. Đánh giá về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc 57

2.2.1. Tính hợp pháp của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 57

2.2.2. Ưu điểm của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 62

2.2.3. Hạn chế của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực 63

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC

............................................................................................................................................74

3.1. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc 74

3.1.1. Liên quan đến Nghị quyết về trừng phạt vũ lực 74

3.1.2. Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực .. 76

3.1.3 Cải tổ liên hợp quốc tăng cường giữ gìn hoà bình an ninh thế giới 77

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình gìn giữ hoàn bình an ninh quốc gia 83

3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trước các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói chung 83

3.2.2. Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông 84

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



ĐHĐ

:

Đại hội đồng Liên hiệp quốc;

HĐBA

:

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ;

ECOSOC

:

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc;

ASEAN

:

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á;

PLO

:

Tổ chức Giải phóng Palestine;

HENSINKI

:

Định ước an ninh và hợp tác châu Âu được ký tại

Helsinki ngày 01/8/1975;

La Haye

:

Tòa án công lý quốc tế;

Chính phủ độc tài CS

:

Chính phủ Siad Barre;

UNITA

:

Cơ chế Gián sát về trừng phạt của liên minh quốc gia

vì sự độc lập, toàn vẹn của Angola;

Al-Qaeda

:

Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: ةدعاق لا, "El-Qā'idah" hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin

Laden thành lập;

USD

:

Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United

States dollar), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ;

Pol Pot

:

Chế độ diệt chủng Pol Pot;

PICC

:

Chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia;

SNC

:

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao của Campuchia;

NGOs

:

Tổ chức quốc tế phi chính phủ về nhân đạo;

NATO

:

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương;

UNCLOS


Công ước liên hiệp quốc về Luật biển;

DOC


Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi

là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi ra đời cho đến nay, Liên hợp quốc luôn đóng vai trò là tổ chức quốc tế có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới. Bằng thẩm quyền được các quốc gia thành viên trao cho, Liên hợp quốc nói chung & Hội đồng Bảo an nói riêng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đảm bảo giữ vững hòa bình, an ninh thế giới cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược. Trong số rất nhiều biện pháp được Hội đồng Bảo an sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh của mình, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và với tình hình an ninh quốc tế phức tạp như hiện nay thì đây là biện pháp mà Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp này được Hội đồng Bảo an sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt được. Hơn thế nữa, trong một thế giới mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực với tâm điểm là việc dùng lực lượng quân sự, vũ khí tối tân đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ quốc gia là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các quốc gia khác. Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu những vấn đề xung quanh các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực trở nên vô cùng hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do tại sao em chọn đề tài “các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này.

3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ.

- Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài như: cơ sở pháp lý; điều kiện áp dụng; cách thức tiến hành; thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của LHQ và đề xuất những kiến nghị để khắc phục những bất cập khi Liên hợp quốc sử dụng trừng phạt bằng vũ lực các quốc gia vi phạm luật quốc tế.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

5. Nội dung nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, kết luận & tài liệu tham khảo, luận văn được kế cấu thành 3 chương như sau:

- Chương I: Nguyên tắc, điều kiện, cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.

- Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.

- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023