Kết Quả Của Nền Giáo Dục Pháp Ở Nam Kỳ (1862-1886)

nhằm đào tạo những thông dịch viên đáp ứng nhu cầu giao tiếp của quân Pháp ở Nam Kỳ, về sau gọi là trường Thông ngôn, được mở tại Sài Gòn; Loại thứ hai là một số trường được mở ở các tỉnh để dạy chữ Quốc ngữ và dạy toán cho người lớn và trẻ em, về sau được xếp vào loại trường tiểu học [106, tr.32-33]. Tuy nhiên, theo Vial, “Tình hình bước đầu của những trường học quả là vất vả. Dân chúng mới bị chinh phục và chưa thích nghi với sự quan tâm của các quan cai trị, không hiểu và không thể hiểu nổi tư tưởng rất đỗi quảng đại của chúng ta. Do đó, những lời kêu gọi đối với những người chủ gia đình cho con em đi học đều được coi như là một cách bắt lính, chủ làng đi bắt trẻ con như người ta bắt thuế” [dẫn theo 9, tr.38]. Sự chống đối của dân chúng cùng với những hạn chế nội tại trong cách thức tổ chức nền giáo dục đã dẫn đến, theo đánh giá của Luro, “Sự thực kết quả các trường học của chúng ta gần như không có gì” [dẫn theo 9, tr.45]. Nếu muốn tiếp tục sự nghiệp “chinh phục tinh thần”, người Pháp cần phải tổ chức lại nền giáo dục mà điều trước hết là phải giải quyết vấn đề: mức độ tồn tại của nội dung Nho học trong chương trình học mới.

Ngày 17/11/1874, Chuẩn Đô đốc - Thống đốc Krant ký Nghị định tổ chức lại nền học chính với 4 khoản và 23 điều, trong đó, những nội dung cần lưu ý là [xem 32, tr.697- 701]:

Điều 1. Nền học chính được hoàn toàn miễn phí và tự do cho người châu Á trong các trường thuộc địa.

Điều 3. Không một tư thục nào được mở nếu không có phép của chính quyền (…). Điều 9. Trường dạy chữ quốc ngữ la tinh do chính quyền thuộc địa lập tại xã thôn,

nay bãi bỏ. Học sinh các trường đó, nếu yêu cầu, sẽ được gửi tới học tại các trường tiểu học mà chương trình học sẽ được ấn định.

Điều 10. Trường Tiểu học sẽ được thiết lập tại mỗi lỵ sở địa hạt (sau là tỉnh), nhưng nay tạm thời mới đặt ở những nơi: Sài Gòn, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng. Tại các quận khác, trường dạy quốc ngữ la tinh ở xã thôn sẽ tập hợp chung vào một trường ở lỵ sở và tiếp tục sinh hoạt theo lối cũ cho tới khi có lệnh mới.

Điều 15. Nay bãi bỏ trường Sư phạm tại Sài Gòn, để thiết lập một trường lấy tên là trung học bản xứ (Collège indigène) dạy ban trung học mà chương trình sẽ ấn định sau.

Thời gian học là 3 năm … trường này do một quan chức người Pháp điều khiển, có dưới quyền là giáo sư người Âu hoặc Annam.

Nghị định ngày 17/11/1874 quy định Chương trình học chính

Học trình cấp Tiểu học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tập đọc và tập viết chữ quốc ngữ la tinh, chữ nho - Học tiếng Pháp, Mẹo hay pháp ngữ sơ đẳng - Toán pháp sơ đẳng - Hình học sơ đẳng - Khái niệm đo đạc sơ đẳng - Khái niệm tổng quát về lịch sử và địa lý.

Học trình cấp Trung học

Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 8

Học kỹ tiếng Pháp - Sơ yếu về văn học Pháp - Làm luận bằng tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho - Khái niệm về lịch sử cổ đại và hiện đại căn cứ chính yếu trên vai trò của nước Pháp - Địa lý đại cương - Sơ yếu về vũ trụ học - Toán học (theo chương trình định sau) - Đại số học chính yếu - Hình học - Đo diện tích và khối tích - Đo đạc ruộng đất và vẽ bình đồ - Vật lý học và hóa học sơ đẳng - Sơ yếu về vạn vật học - Giữ sổ sách kế toán - Hội họa.

Sau 13 năm, nếu tính từ khi trường học đầu tiên được thành lập, nền giáo dục Nam Kỳ mới được tổ chức theo một bản quy chế có những quy định cụ thể về hệ thống cấp học và chương trình học. Theo đó, tổng thời gian học là 6 năm, qua 2 cấp: Tiểu học (3 năm), Trung học (3 năm). Chương trình học không chỉ có toán, chữ quốc ngữ như Nghị định ngày 16/7/1864 mà đã bao gồm hệ thống phân môn được quy định rõ ràng. Chữ Hán, từ chỗ bị giáo sỹ và một bộ phận sỹ quan phản đối dưới thời Bonard, bị loại bỏ dưới thời De La Grandière, đã có được vị trí nhất định trong chương trình ở cả 2 cấp học. Tuy nhiên, chữ Hán và chữ Quốc ngữ chỉ được dạy ở cấp Tiểu học, làm luận ở cấp Trung học, ưu thế trong lĩnh vực ngôn ngữ thuộc về chữ Pháp mà học sinh được học kỹ lưỡng trong suốt thời gian học, ngoài đọc - viết, làm luận, chương trình trung học còn có: Sơ yếu về văn học Pháp.

Chương trình học này mang đến cho học sinh dung lượng kiến thức tuy lớn nhưng toàn diện, thống nhất về nội dung: những hiểu biết về ngữ pháp, toán pháp, hình học, đo đạc, lịch sử và địa lý thuộc trình độ sơ đẳng, tổng quát ở cấp tiểu học trở thành nền tảng để tiếp nhận lượng kiến thức được mở rộng, số môn học được thêm vào ở cấp trung học; và trong một chừng mực nhất định, những điều đã học có thể ứng dụng vào thực tiễn. Một nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tổ chức cần được lưu ý là: Trường tư thục trong quy định “Không một tư thục nào được mở nếu không có phép của chính quyền” (Điều 3) không bao gồm các trường học của thầy đồ vì ngay sau khi liệt kê các cơ sở giáo dục không thuộc phạm vi áp dụng của điều khoản kể trên, quy chế nêu rõ: “các trường tiểu học tự do đang hoạt động tại xã thôn thường gọi là trường dạy chữ nho, đều được miễn xin phép. Tham biện sẽ kiểm soát các trường đó” (Điều 4). Nhà cầm quyền Pháp đã thừa nhận sự tồn tại của nho học bằng văn bản pháp quy với thái độ ưu ái: “Thầy dạy chữ nho nếu dạy thêm quốc ngữ la tinh sẽ được thưởng thêm 200 francs mỗi năm” (Điều 4). Như vậy, cho đến thời điểm

hiện đang xem xét, ở Nam Kỳ, tồn tại song hành hai hệ thống giáo dục theo hai chương trình học khác nhau do nhà cầm quyền tổ chức tại lỵ sở địa hạt (sau là tỉnh) và các thầy đồ lập ra theo mô hình truyền thống ở các xã thôn.

Được áp dụng ở Nam Kỳ trong những năm 1874-1879, chương trình học mới tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại mô phỏng hầu như hoàn toàn theo chương trình và sách giáo khoa của Pháp nên không phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh đồng thời cũng chưa giải quyết thỏa đáng điều sai lầm nhất mà Luro đã chỉ ra: “đòi thay thế triệt để, toàn bộ nền giáo dục của xứ này bằng việc học chữ La-tinh” [dẫn theo 9, tr.41]. Do vậy, tình trạng học sinh theo học tại các trường cho người Pháp tổ chức, như nhận xét của Piquet, vẫn là: “Tôi đoan chắc rằng trong hầu hết trường của chúng ta, nhiều học sinh hiện là những đứa trẻ nghèo khổ mà xã thôn phải thuê mướn cho đi học” [dẫn theo 32, tr.701]. Nền giáo dục Nam Kỳ lại đặt ra yêu cầu cải cách.

Ngày 17/3/1879, Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký Nghị định cải tổ giáo dục. Được dùng để thay thế cho bản Nghị định do Chuẩn Đô đốc Krant ban hành trước đó 5 năm, Quy chế 1879 xác định lại hệ thống tổ chức nền giáo dục và xây dựng chương trình học mới, thể hiện qua một số điều khoản sau [xem 32, tr.702-707]:

Điều 4. Theo nguyên tắc, các trường tiểu học, trung học đã được thành lập theo nghị định ngày 17/11/1874, đều được bãi bỏ và thay thế bởi các trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3. (…)

Điều 5. Mỗi trung tâm dưới đây sẽ thành lập một trường cấp 1:

Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Biên Hòa, Long Xuyên, Gò Công, Trảng Bàng, Cần Thơ, Trà Vinh, Sa Đéc, Tân An, Châu Đốc, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Rạch Giá, Hà Tiên và Cái Bè.

Mỗi trung tâm dưới đây sẽ lập một trường cấp 2:

Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre.

Các trường này sẽ được mở dần và theo thứ tự như trên tùy theo ngân sách cho

phép.


Điều 6. Trường Chasseloup-Laubat trở thành trường cấp 3.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, cho đến khi có lệnh mới, trường dạy theo chương trình

cấp 2 …

Điều 20. Chương trình giáo dục tại Nam Kỳ và thời gian học được quy định như

sau:

Trường cấp 1 - Thời gian: 3 năm

Lớp Pháp ngữ

1.Các yếu tố về Pháp ngữ

2.Số học: bốn phép tính và hệ thống đo đạc so sánh; tương quan giữa đong đo Pháp và Việt Nam (không chứng minh)

Lớp chữ nho và quốc ngữ

- Sách Tứ thư, chú giải, tập viết chữ nho

- Tập kể chuyện bằng quốc ngữ

- Tập đọc chữ quốc ngữ

Trong năm thứ ba, giáo viên sẽ nhấn mạnh đến Pháp ngữ nói và nếu có thể, bắt đầu đưa dần Pháp ngữ nói vào các buổi học tiếng Pháp.

Các lớp dạy đủ môn học chia ra như sau: ba lớp dành cho các môn dạy bằng Pháp văn, một lớp quốc ngữ và một lớp Hán văn.

Trường cấp 2 - Thời gian: 3 năm

Lớp Pháp ngữ

1.Pháp ngữ: Văn phạm Pháp, tập đọc, tập viết (nhấn mạnh việc học ngôn ngữ nói); kể chuyện và luận văn; tập dịch từ tiếng Việt sang Pháp ngữ và từ Pháp ngữ sang tiếng Việt (nhấn mạnh việc dịch Việt sang Pháp ngữ).

2.Số học: Bốn phép tính; hệ thống đo lường; phân số; tam suất; chiết khấu; lãi suất và hội buôn.

3.Hình học cơ bản và thực hành; đo diện tích và khối lượng (không chứng minh) 4.Địa lý: Ý niệm tổng quát về năm châu thế giới (nhấn mạnh về nước Pháp và các

thuộc địa Pháp)

5.Tập vẽ: đường thẳng và vẽ nghệ thuật (các yếu tố)

Lớp chữ nho và quốc ngữ

Tứ thư: Quảng diễn, chú giải, bình luận, kể chuyện, hoặc bằng chữ nho hoặc bằng quốc ngữ; lịch sử và địa lý nước Nam

Mỗi tuần sẽ có 2 giờ chữ nho và chữ quốc ngữ, các giờ khác dành hết cho lớp tiếng

Pháp.


Trường cấp 3 - Thời gian: 4 năm

Lớp Pháp ngữ

1.Pháp ngữ: Văn phạm đầy đủ; luận văn theo đề tài

2.Số học: Học trọn, trừ căn lập phương, tính gần đúng các số thập phân và các phép tính liên hệ (sai số tỷ đối)

3.Hình học phẳng, trừ những gì đòi hỏi kiến thức về phương trình bậc 2; diện tích và thể tích

4.Đại số học: Tới phương trình bậc 2 5.Lượng giác: Cách giải các tam giác phẳng

6.Trắc lượng: Đo mặt phẳng với dụng cụ thông thường, đo thăng bằng; ý niệm về hình học họa hình

7.Vẽ: Áp dụng vào cách vẽ mặt phẳng; vẽ thủy mặc 8.Giữ sổ sách (kế toán đơn và kế toán kép)

9.Địa lý: Năm châu thế giới; sông và dãy núi đáng kể; phân chia chính trị; khí hậu; sản phẩm chính (chi tiết hơn về nước Pháp và các thuộc địa Pháp)

10.Vũ trụ học: Ý niệm đại cương

11.Hóa học: Các nguyên tố; ý niệm tổng quát về những chất thể thường dùng và được biết nhiều nhất

12.Vật lý: Ý niệm đại cương, ứng dụng vào các ngành kỹ nghệ (viễn thông) 13.Vạn vật học: Động vật; thực vật; địa chất (ý niệm đại cương)

Lớp chữ nho và quốc ngữ

- Tứ thư: Bình giảng; bình chú bằng chữ nho và chữ quốc ngữ

- Học các loại văn tự thông thường của Việt (khế ước …)

- Lịch sử và địa lý Việt Nam

Mỗi tuần sẽ có một giờ học chữ nho và quốc ngữ. Các giờ khác dành cho các lớp Pháp ngữ.

Đặt trong sự so sánh với Quy chế 1874, có thể nhận thấy sự khác biệt trong quy định về hệ thống giáo dục và nội dung chương trình học. Theo quy chế mới, tổng thời gian học là 10 năm (tăng 4 năm), gồm 3 cấp học: cấp 1 (3 năm), cấp 2 (3 năm), cấp 3 (4 năm). Nếu lưu ý rằng, mãi đến khi De La Grandière thay Bonard làm tổng chỉ huy thì ở Nam Kỳ, ngoài các trường Thông ngôn, nhà cầm quyền chỉ lập ra một số trường tiểu học và Quy chế 1874 cũng chỉ thiết lập được 2 cấp học với thời lượng khiêm tốn là 6 năm thì đến thời điểm này, có thể xem nền giáo dục công ở Nam Kỳ do người Pháp đảm trách đã có được sự hoàn chỉnh về khâu tổ chức và hợp lý trong cách phân định cấp học, thời gian học cho từng cấp. Chương trình học được thiết lập lại theo hướng giản lược số môn học nhưng vẫn đảm bảo

được tính toàn diện và thống nhất về nội dung qua các cấp học. Ở cấp 1, học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản về Pháp ngữ, Số học, chữ Nho và chữ quốc ngữ. Những môn học này sẽ tiếp tục được dạy ở cấp 2 nhưng được mở rộng và nâng cao, có bổ sung thêm vài môn học mới như: Hình học, Địa lý, Tập vẽ. Tương xứng với thời lượng 4 năm, có đến 13 môn mà học sinh phải học ở cấp 3. Gần giống với học trình cấp trung học của Quy chế 1874, những môn học này sẽ cung cấp lượng kiến thức bao quát trên nhiều lĩnh vực đủ để sau khi tốt nghiệp, người học được nhận vào trong các cơ quan hành chính thuộc địa để làm các công việc như thư lại (lettrés), thông ngôn, thư ký thực thụ, thậm chí nếu bằng Brevet supérieu (bằng Cao đẳng) đạt hạng ưu, học sinh có thể được chính quyền hỗ trợ kinh phí để du học ở Pháp (Điều 15). Chương trình học đã thể hiện sự chú ý đến “tâm lý của một dân tộc vốn có nền văn minh lâu đời” [dẫn theo 9, tr.49] khi chữ Hán vẫn được dạy xuyên suốt trong 10 năm học và học sinh đã được, dù thời lượng không nhiều, tìm hiểu về lịch sử và địa lý Việt Nam ngay từ cấp 2, tiếp tục ở cấp 3. Tuy nhiên, cũng như Quy chế 1874, chữ Pháp vẫn giữ ưu thế tuyệt đối so với chữ Nho và chữ Quốc ngữ và một điều nghịch lý là: trong khi việc học Tứ thư, một nội dung rất quan trọng của Nho học, theo trình độ ngày càng nâng cao (được nhắc đến ở cấp 1, “chú giải, bình luận, kể chuyện” ở cấp 2, “bình giải, bình chú” ở cấp 3) thì thời lượng học chữ Nho và chữ Quốc ngữ, vốn đã rất ít, lại bị giảm từ 2 giờ/ tuần ở cấp 2 còn 1 giờ/tuần ở cấp 3. Do vậy, việc học tập chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả. Một điều đáng lưu ý nữa là, Quy chế 1879 tái xác định quyền tự do thành lập các trường học của thầy đồ trong điều 3: “(…) Cũng được miễn xin phép, các trường tiểu học đã hoặc sẽ được thành lập trong các làng và thường gọi là trường dạy chữ nho. Các tham biện sẽ khuyến khích và tạo dễ dàng trong việc thành lập các trường đó tại mỗi làng. Các tham biện, thanh tra bản xứ sự vụ và giám đốc học chính có nhiệm vụ thanh sát các trường này” đồng thời khuyến khích dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp: “Các giáo viên dạy chữ nho và tập cho học sinh các trường đó làm quen với chữ quốc ngữ la tinh và một chút tiếng Pháp, có thể được thưởng, tiền thưởng tùy theo số lượng và lực học của học trò do họ đào tạo” [xem 32, tr.702].

Trong hoàn cảnh Nam Kỳ đã là thuộc địa của Pháp thì một chương trình học theo Quy chế 1879, chắc chắn chưa làm vừa ý người dân bản xứ, nhưng vẫn có thể chấp nhận. Nếu có khó khăn trong quá trình áp dụng thì đó lại thuộc về sự thiếu chặt chẽ trong cách tổ chức. Tuy nhiên, khi ban hành Quy chế, Lafont chưa lường hết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên chất lượng kém, thiếu sách giáo khoa, giáo cụ phục vụ cho việc học tập và chưa

xác định rõ loại văn tự mà học sinh sẽ được học tại các trường tổng và trường xã [9, tr.49- 50;106, tr.61-62]. Quy chế 1879 được thực hiện ở Nam Kỳ cho đến năm 1917, dù Lemyre de Viler, người kế nhiệm Lafont, đã dự định áp dụng một nền giáo dục với nội dung như ở Pháp nhưng dạy bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán gần như hoàn toàn bị xóa bỏ [9, tr.50].

2.2.4. Kết quả của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886)‌


Cần nhắc lại ở đây rằng, khi thiết lập nền giáo dục mới ở Nam Kỳ, người Pháp muốn có được những nhân viên hành chính, truyền bá văn minh phương Tây, loại bỏ sự tồn tại của chữ Hán và ảnh hưởng tầng lớp Nho sỹ trong dân chúng. Đối chiếu với mục đích vừa nêu, nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ đã đáp ứng được gần như tất cả, tuy ở mức độ có khác nhau đối với từng vấn đề. Các trường dạy theo chương trình của Quy chế 1874, và sau đó là Quy chế 1879, đã đào tạo được những người đủ khả năng làm việc trong bộ máy công quyền. Thông qua nội dung học tập, học sinh đã bắt đầu tiếp cận được các tri thức khoa học của nền văn minh phương Tây. Được chính thức thừa nhận trong văn bản pháp quy, các trường học của thầy đồ vẫn có đông đảo học sinh theo học. Tuy nhiên, chữ Hán dần mất đi những cơ sở để tồn tại. Chế độ khoa cử Nho học bị bãi bỏ ở miền Đông Nam Kỳ sau khoa thi Tân Dậu (1861) và ở miền Tây Nam Kỳ sau khoa thi Giáp Tý (1864). Có ý nghĩa quyết định hơn cả là Nghị định 6/4/1878 mà nội dung của nó là lời thông báo, sau 4 năm nữa, chút uy thế còn lại của chữ Hán trong lĩnh vực hành chính sẽ bị phế bỏ:

“Điều 1. Kể từ ngày 1-1-1882 tất cả những văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị … sẽ được viết, ký và công bố bằng chữ An Nam mẫu tự Latinh.

Điều 2. Kể từ ngày trên, không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép trong ngạch phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai không viết được chữ quốc ngữ” [xem 106, tr.39-40].

Tuy nhiên, nếu tiêu chí đánh giá là số lượng học sinh theo học tại cơ sở giáo dục thì ở thời điểm 1886, tỷ lệ học sinh theo học tại các trường của Pháp chưa đến 1% (dân số Nam Kỳ lúc đó khoảng 2 triệu người) trong khi các trường Nho học vẫn tồn tại với gần 8496 học sinh và 426 thầy đồ. Kết quả việc mở trường trên toàn Nam Kỳ đến năm 1886 được Paullus và Boinais thống kê như sau:

“Có 17 trường do người Âu giảng dạy và quản lý gồm 10 trường cho nam sinh, 7 trường cho nữ sinh. Trong 10 trường nam sinh có 48 giáo viên người Pháp, 78 giáo viên

người Việt dạy cho 1829 học sinh. Trong 7 trường nữ sinh có 25 giáo viên Pháp và 13 giáo viên Việt dạy cho 992 học sinh.

Có 16 trường hàng quận với 24 giáo viên Pháp và 51 giáo viên Việt dạy cho 1553 học sinh.

Có 219 trường hàng tổng với 270 giáo viên Việt dạy cho 10.441 học sinh. Có 91 trường hàng xã với 91 giáo viên dạy cho 3416 học sinh.

Tổng cộng 27.473 học sinh” [dẫn theo 106, tr.62-63; xem 9, tr.53].

Xét về quy mô trường học theo cấp hành chính, nếu chỉ tính các trường từ quận đến xã trên toàn Nam Kỳ năm 1886, số liệu được Paullus và Boinais đưa ra là:

- Số trường các cấp: 343 trường

- Số trường hàng tổng và hàng xã: 300 trường

- Số giáo viên người Việt: 503 giáo viên

- Số học sinh các cấp: 18.231 học sinh

Tính trung bình: Mỗi trường hàng quận có gần 100 học sinh, có khoảng 3-4 giáo viên. Mỗi trường hàng tổng có gần 50 học sinh, có khoảng 1-2 giáo viên. Mỗi trường hàng xã có gần 40 học sinh, do 1 giáo viên giảng dạy [106, tr.63].

Sự thành bại của một nền giáo dục được quyết định bởi chương trình học, đồng thời giáo viên và các điều kiện dạy học cũng là những yếu tố quan trọng. Cho đến khi Quy chế 1879 được ban hành với một chương trình học có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh thuộc địa thì những khó khăn về giáo viên và phương tiện học tập vẫn chưa được giải quyết. Giáo viên người Việt, hoặc là những người kiêm nhiệm công việc thư ký của sở Nội vụ hoặc là những người không đủ trình độ, do không được đào tạo về sư phạm nên mọi chế độ của trường, bao gồm cả chương trình, thời khóa biểu, đều được họ định ra một cách tùy tiện [9, tr.50-51]. Chương trình học theo Quy chế 1874 và Quy chế 1879 đều đặt ra yêu cầu phải cung cấp cho học sinh một lượng lớn sách giáo khoa để làm tài liệu học tập. Tuy nhiên, thiếu sách giáo khoa vẫn là một vấn đề nan giải. Tình trạng này đã dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng đào tạo mà, theo nhận xét của Cultru, bước ra từ cổng trường của Pháp chỉ là “vài trăm người An Nam nói tiếng Pháp, vài ngàn người nói sai tiếng Pháp đó là những bồi bếp, kéo xe …”, còn “những người An Nam thì vẫn nói tiếng của họ, nhưng lại không biết đọc biết viết” [dẫn theo 9, tr.54].

Vùng đất Nam Kỳ, do hoàn cảnh lịch sử, là nơi đầu tiên của nước Đại Nam đón nhận nền học vấn mới, được thiết lập bởi kẻ xâm lược, với nhiều mới lạ. Cách tổ chức của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2023