Đối với các làng nghề khi khai thác hiệu quả sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho ngành du lịch. Phát triển đa dạng các sản phẩm từ làng nghề góp phần tạo sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho vùng. Đồng thời du khách có thể tăng mức tiêu xài lên, thời gian lưu trú cũng sẽ được kéo dài.
Riêng đối với điểm du lịch Mũi Cà Mau. Ngoài việc du khách đến tham quan nó còn có một ý nghĩa thiêng liêng khác. Đây là điểm nhấn quan trọng trong các điểm du lịch của Cà Mau. Vì vậy, ngành du lịch cần có kế hoạch làm tốt công tác tổ chức thiết kế tour du lịch, trang bị đầy đủ hơn về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tránh để lượng khách giảm do không có đường giao thông bộ, đến Đất Mũi phải đi bằng phương tiện thủy, quãng đường dài 50km, nên rất tốn kém kinh phí cho chuyến đi. Hạ tầng du lịch Đất Mũi được đánh giá là còn thô sơ nên khó thu hút khách du lịch; trong điều kiện kinh tế khó khăn nên người dân cũng thắt chặt chi tiêu. Các hoạt động vẫn chưa kích thích tiêu xài trong du khách đặc biệt là khách nước ngoài.
Điểm đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ và vườn Quốc gia Đất Mũi có ý nghĩa quốc tế kể từ khi được công nhân là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Chính vì vậy, điểm du lịch này trong tương lai hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu cho ngành du lịch Cà Mau nếu chúng được khai thác đúng tiềm năng. Lượng khách quốc tế sẽ tăng ở các điểm này vì ngày nay con người luôn muốn hòa mình vào thiên nhiên để được tìm hiểu và khám phá.
Trong tương lai, loại hình du lịch được khai thác chủ yếu tại các điểm du lịch trên chủ yếu là tham quan. Bên cạnh một số hoạt động bổ trợ khác như: tham gia sinh hoạt trong rừng về đêm tại vườn Quốc gia Đất Mũi, U Minh Hạ. Cùng chung sống trong nhà dân để được học hỏi nghề gác kèo ong, đục hào,….
Phần lớn các điểm du lịch ở Cà Mau hiện chưa được đầu tư khai thác xứng với tiềm năng thực có do cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách còn hạn chế. Vì vậy việc xác định đầu tư cho phát triển cụm, điểm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự hợp lý về tổ chức không gian lãnh thổ du lịch.
Định hướng khai thác phát triển các cụm du lịch
+ Cụm du lịch nội ô thành phố Cà Mau và phụ cận: Cụm du lịch trung tâm gắn với thành phố Cà Mau là trung tâm của tỉnh đồng thời cũng là một đầu mối giao thông quan trọng. Đây cũng là trung tâm điều hành hoạt động du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc thù của cụm bao gồm: tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của người dân; tham quan các di tích lịch sử, miệt vườn; vui chơi, giải trí; du lịch điền dã, hội nghị, hội thảo, mua sắm,…. Tuy không
nhiều điểm du lịch đặc sắc nhưng cụm này sẽ giúp du khách có cái nhìn tổng thể về cùng đất cũng như con người Cà Mau. Vì vậy ngành du lịch không nên xem nhẹ vai trò của của cụm này mà cần khai thác một cách đầy đủ nhất, tạo nên nét riêng không trùng lấp để du khách có thể có một cái nhìn riêng và luôn có ấn tượng tốt đẹp về vùng đất Cà Mau.
+ Cụm du lịch Năm Căn – Đất Mũi – Hòn Khoai: Đây là cụm du lịch quan trọng nhất của Cà Mau với khả năng thu hút khách du lịch rất cao nếu hình thành được các điểm đón khách tại Mũi Cà Mau, hay có sân bay đón khách từ TP. Hồ Chí Minh xuống hay từ Phú Quốc lên hoặc từ Côn Đảo sang. Cụm này nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ là một hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn cho ngành du lịch Cà Mau.
Các sản phẩm du lịch đặc thù của cụm du lịch này là: nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn; nghiên cứu tìm hiểu đời sống các loài chim; nghiên cứu tìm hiểu các bãi bồi và vị trí địa lý Mũi Cà Mau; tắm biển; câu cá, câu mực ở đảo Hòn Khoai; tham quan các sân chim, vườn chim,…
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đạt Được Của Ngành Du Lịch Cà Mau
- Những Dấu Hiệu Phát Triển Không Bền Vững Của Du Lịch Tỉnh Cà Mau
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cà Mau Theo Hướng Bền Vững
- Hoàn Thiện Cơ Sở Hạ Tầng - Vật Chất Kỹ Thuật
- Tăng Cường Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên - Môi Trường
- Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
+ Cụm du lịch Vồ Dơi – hòn Đá Bạc – Sông Đốc: Cụm du lịch với hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng ở khu rừng đặc dụng Vồ Dơi. Các sản phẩm du lịch đặc thù: nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng tràm: cắm trại; nghỉ cuối tuần; du lịch nhân văn và du lịch sự kiện lịch sử cách mạng,… Cụm này chủ yếu phục vụ cho các chuyến dã ngoại với thời gian ngắn. Cụm thu hút chủ yếu du khách trong tỉnh, các đoàn tham quan, dã ngoại, các chuyến du khảo về nguồn của các em học sinh ở các trường. Tuy thị trường khách đến không lớn nhưng ổn định.
+ Cụm du lịch Cà Mau – Sông Trẹm – Khánh Hội: Cụm du lịch này chưa thật sự thu hút khách với các sản phẩm du lịch hỗn hợp, trùng lắp với các cụm khác nên tính hấp dẫn không cao. Vai trò cụm du lịch này đối với ngành còn mờ nhạt.
+ Cụm du lịch Cà Mau – VQG U Minh Hạ - Khánh Hội: Cụm du lịch này nổi trội với VQG U Minh Hạ với sản phẩm du lịch: tham quan công trình Khí – Điện – Đạm Cà Mau, du ngoạn trong rừng với vẻ đẹp hoang sơ; tìm hiểu nghề nuôi ong; cắm trại picnic trong rừng. Nhìn chung hoạt động du lịch Cà Mau đã hình thành được các cụm điểm du lịch trong nội đô thành phố Cà Mau với các công viên, sân chim. Cụm này đã thu hút một lượng lớn du khách thông qua loại hình du lịch tham quan và du lịch nghiên cứu – học tập tại khu Khí – Điện – Đạm Cà Mau. Đây có thể là cụm thu hút lượng khách quốc tế nhiều nhất trong các cụm.
Định hướng khai thác, phát triển các tuyến du lịch
Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến du lịch Cà Mau – Đất Mũi: Đây là một trong những tuyến du lịch nội tỉnh rất quan trọng của Cà Mau. Tuyến đường thủy nối giữa trung tâm thành phố Cà Mau với điểm cực Nam của tổ quốc Mũi Cà Mau nơi có cột mốc tọa đọ GPS001, gắn với đường thủy như sông Gành Hào, Tam Giang và một hệ thống kênh rạch chằn chị hấp dẫn, phương tiện chủ yếu là Ca nô, Cao tốc, tàu đò. Tuyến có độ dài hơn 120km. Ở tuyến này khả năng thu hút khách du lịch lớn với nhiều dạng tài nguyên và sản phẩm du lịch đa dạng , phong phú. Tuyến này tập trung ở hai điểm du lịch quan trọng là Mũi Cà Mau và Hòn Khoai. Tuyến này có thể phát triển được rất nhiều loại hình du lịch như DLST, du lịch thể thao, du lịch tham quan, du lịch văn hoá, nghỉ tuần trăng mật.
Du khách có thể tham quan: Cảnh quan Đất Mũi; Vườn Quốc gia Đất Mũi; Lâm Ngư trường 184; Bãi biển Khai Long; Phủ thờ Bác; Thi trấn Năm Căn; Điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển; Đảo Hòn Khoai; Thời gian tham quan của du khách có thể kéo dài 1 đến 4 ngày.
Khoai.
Địa điểm khách có thể lưu trú: TP. Cà Mau, Năm Căn, bãi biển Khai Long, Hòn
Tuyến du lịch này đã và đang thu hút một lượng khách khá lớn, mang đến doanh thu
đáng kể cho ngành du lịch Cà Mau. Tuyến đã khai thác được những tiềm năng, phát huy những lợi thế về tài nguyên du lịch cả tự nhiên lẫn nhân văn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở một số điểm du lịch còn bất cập đặc biệt là giao thông thủy vẫn còn thiếu tính an toàn. Đường bộ chưa được mở thông thoáng tới các điểm du lịch làm hạn chế phần nào tính linh hoạt về thời gian trong chuyến đi của du khách. Trong tương lai tuyến sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu được ngành du lịch đầu tư đúng mức và có những kế hoạch phát triển phù hợp. Nguồn khách trong tương lai được dự báo sẽ đông hơn với lượng khách ngoại vùng đến từ thành phố Hồ Chí Minh và khách quốc tế sẽ đến từ khu vực Đông Nam Á là chủ yếu, khi vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là khu Ramsar thế giới.
+ Tuyến du lịch TP Cà Mau – Thới Bình – vườn quốc gia U Minh Hạ - hòn Đá Bạc: Trong tuyến này du khách có thể khám phá hệ sinh thái đặc trưng rừng U Minh Hạ đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tuyến du lịch đã mang đến cho du khách nhiều loại hình vừa du lịch tham quan, giải trí, thể thao.… Loại hình câu cá, câu mực giải trí ở Hòn Đá Bạc đã thu hút một lượng lớn du khách đến đây. Một số loại hình hấp dẫn khách du lịch như du lịch
văn hóa: thăm nhà bác ba Phi, Đền Hùng để tìm hiểu thêm về lịch sử và cuộc sống của người dân vùng sông nước. Tuyến du lịch cũng đã thu hút một lượng lớn khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, những dịch vụ kèm theo còn khá nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch còn mờ nhạt, chưa để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Vì vậy trong tương lai ngành du lịch Cà Mau cần có nhiều đột phá hơn trong thiết kế tour, mở rộng đầu tư thêm các dịch vụ đi kèm, hệ thống nhà hàng, khách sạn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách đặc biệt khách nước ngoài. Dòng khách quốc tế trong tương lai theo dự báo sẽ tăng lên cùng với mức tăng chi tiêu sẽ mang lại những khởi sắc đáng kể cho du lịch Cà Mau.
Trong tương lai gần, cơ cấu thị trường khách của tuyến này không có biến động lớn. Khách nội vùng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Hà Nội, Đà Nẵng….
+ Tuyến du lịch TP Cà Mau – Sông Đốc – Đầm Thị Tường: Đối với tuyến du lịch này phải đi bằng đường thủy, các đối tượng được tham quan như Thị trấn sông Đốc; Đầm Thị Tường; Khu căn cứ Xẻo Đước; Chùa Ngọc Tỉnh, Nguyệt Cảnh; Chợ Cái Đôi Vàm.
Thời gian tham quan cho tuyến này có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Địa điểm du khách có thể lựa chọn để lưu trú là TP Cà Mau hay Đầm Thị Tường. Tuyến này chủ yếu di chuyển bằng đường thủy nên thời gian trung chuyển giữa các điểm mất khá nhiều thời gian làm cho một số lượng du khách ngần ngại về tính cơ động của phương tiện. Tuy nhiên, ngày nay các phương tiện tàu thuyền chạy bằng động cơ thô sơ với tốc độ chậm đã được thay thế bằng tàu cao tốc, canô đã phần nào cải thiện được về khoảng cách địa lý. Tuyến này trong tương lai với điểm nhấn là trị trấn Sông Đốc với lễ hội Nghinh Ông và đầu tư phát triển ngành chế biến và kinh doanh thủy hải sản phục vụ du lịch với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Thị trường khách du lịch chủ yếu là khách nội vùng và dòng khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì việc đón dòng khách du lịch kết hợp với công vụ đến Cà Mau sẽ rất lớn.
+ Tuyến du lịch kết hợp:
- Tuyến du lịch phía Bắc tỉnh: TP Cà Mau – Thới Bình U Minh Hạ - Sông Đốc – Đầm Thị Tường.
- Tuyến du lịch phía Nam tỉnh: TP Cà Mau – Đầm Dơi – Ngọc Hiển – Năm Căn.
Tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh
- TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau.
- Cần Thơ – Cà Mau – Kiên Giang – An Giang.
Tuyến du lịch đường thủy liên tỉnh
- Sông Hậu qua địa phận tỉnh Hậu Giang – Quản Lộ Phụng Hiệp – Đất Mũi.
- Cà Mau – Sông Trẹm – Rạch Giá.
Do các tuyến đường bộ ở Cà Mau có mặt cắt hẹp, mật độ giao thông lớn. Vì vậy, thuận lợi cho việc đi xe đạp dã ngoại dọc quốc lộ 63 hoặc các tỉnh lộ. Lọai hình du lịch này phù hợp với các đối tượng học sinh, sinh viên trong hoạt động du khảo về nguồn.
Tuyến du lịch đường hàng không
Hiện nay chỉ có kết nối tuyến đường không Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, một số đường bay khác có thể trong tương lai gần sẽ phát triển mạnh như Cà Mau – Phú Quốc và Cà Mau – Hà Nội. Với sự phát triển và dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của sân bay Trà Nóc; sân bay mới Phú Quốc tại Dương Tơ sẽ làm thay đổi về cơ cấu thị trường khách du lịch đến Cà Mau phân theo hướng tiếp cận. Đặc biệt với việc tăng cường các chuyến bay trực tiếp từ Hà Nội cũng như các địa phương khác ở miền Bắc và miền Trung hoặc quốc tế, cơ cấu thị trường khách đến Cà Mau sẽ có nhiều biến động tích cực cùng với việc phát triển các tuyến du lịch nội vùng thuộc bán đảo Cà Mau cũng như vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy việc kết nối Cà Mau với thị trường phía Bắc cũng như việc liên kết các tour du lịch, sản phẩm du lịch sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong tương lai sân bay Cà Mau cần được đầu tư, nâng cấp và kiện toàn cơ sở hạ tầng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu không chỉ riêng cho ngành du lịch mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành kinh tế khác của Cà Mau.
3.2.3. Định hướng phát triển các loại hình du lịch
Nếu dựa theo các tiêu chí là môi trường tài nguyên thì có du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Hiện loại hình du lịch được Cà Mau quan tâm nhiều đó là du lịch sinh thái bởi Cà Mau có một tiềm năng rất lớn để phục vụ cho loại hình này. Đồng thời với xu hướng hiện nay du khách không còn thích thú với các hoạt động tham quan các công trình, kiến trúc hay cảnh quan nhân tạo mà họ muốn hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu các di tích lịch sử gắng liền với hoạt động sống của cư dân để họ có cơ hội trải nghiệm những gì trước đây chỉ được nhìn thấy qua tranh ảnh, sách báo, mạng internet,…
Việc xây dựng thương hiệu tạo sản phẩm du dịch đặc trưng, đa dạng để có Cà Mau hôm nay không còn là vùng đầm lầy hoang du “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”;
“Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh” thuở nào mà trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Công tác này đang được đẩy mạnh đặc biệt trong xu thế hội nhập. Trong tương lai Cà Mau còn làm đa dạng, phong phú hơn cho loại hình du lịch kết hợp với mục đích thương mại thông qua việc đăng ký tổ chức nhiều sự kiện mang tính chất địa phương, vùng, quốc gia như tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đất Mũi, các hội thảo khoa học chủ đề: “Bảo tồn giá trị Khu dự trữ sinh quyển và bảo vệ văn hóa, cư dân Mũi Cà Mau trước biến đổi khí hậu”; kỷ niệm chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là; các sự kiện của diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long,… Loại hình du lịch kết hợp thương mại, công vụ đang nổi lên bên cạnh loại hình du lịch tham quan thuần túy. Minh chứng cho thấy hiện nay khách quốc tế đến Cà Mau ngày càng nghiều do tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển rất sôi động tại Cà Mau.
Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản với diện tích nuôi thủy sản trên 270.000 ha trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha. Hơn thế nữa, Cà Mau còn có thế mạnh về tài nguyên rừng. Đây chính là cơ hội lớn giúp ngành du lịch tỉnh nhà tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, làm nên “thương hiệu” mà không “giẫm chân” lên những lối mòn cũ. Xu hướng hiện nay của khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ đơn thuần là đến tham quan mà còn thích được khám phá với những tiếp xúc thực tế. Chính vì vậy, họ chuyển sang ưa chuộng hình thức du lịch cộng đồng hay du lịch “bụi”. Và Cà Mau là điểm đến hấp dẫn, thú vị với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.
Một thực tế khi phát triển thêm loại hình du lịch “bụi” sẽ làm cho chuyến tham quan của du khách lý thú hơn. Tiêu biểu ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có thể trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái nhân văn ĐBSCL, với quan niệm “điểm nhấn” là sự khác biệt, độc đáo cần có để nuôi dưỡng hoạt động du lịch, hiện ngành du lịch đã xin đề xuất một số mô hình du lịch “không giống ai”. Tiêu biểu nhất là “Đêm Đất Mũi” để du khách thưởng thức được cảnh mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống lòng biển phía Tây vào buổi chiều. Phải là đêm để cảm thụ được những lò hầm than đước biểu tượng của trí khôn dân gian thời đi mở cõi. Thao thức cùng ánh đèn xa khơi mùa câu mực. Là đêm thực sự hòa mình cùng thiên nhiên bên mẻ un khói xua muỗi, nướng sản vật, để tiếng đàn ca tài tử Nam Bộ mới ru hồn lữ khách. Khi ấy, những hướng dẫn viên bản xứ có dịp kể chuyện cùng du khách rằng nơi đây từng có con đường gốm sứ trên biển đi qua, có những thuyền buôn hàng hải quốc tế đã phát hỏa và chìm đắm ngoài khơi. Ngư dân làng chài nghèo của
93
những lưu dân người Việt cùng đường neo đậu vùng “sơn cùng - thủy tận” này đã dùng ghe xuồng rách nát của mình ra khơi cứu vớt các thương nhân. Những cổ vật có niên đại 1723- 1735 nằm yên trong lòng biển sâu suốt 300 năm mới được khai quật.
Nhìn chung lại, ở Cà Mau loại hình du lịch sinh thái (du lịch thiên nhiên) đã và đang là một thế mạnh không chỉ riêng cho Cà Mau mà còn cho tất cả các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên cho phát triển DLST ở Cà Mau còn một vài hạn chế. Một số điểm tài nguyên hấp dẫn được đưa vào khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao.
3.2.4. Định hướng quy hoạch kiến trúc cho du lịch
Mục tiêu của quy hoạch kiến trúc cho du lịch là góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị tiềm năng du lịch của tỉnh. Việc xây dựng các công trình du lịch cần hài hoà với cảnh quan, không phá vỡ các giá trị tự nhiên, không vi phạm vào các điểm sử dụng cho mục đích quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia, hạn chế tối đa việc di chuyển dân cư, tuân thủ các định hướng quy hoạch tổng thể về kinh tế – xã hội của tỉnh. Khai thác tối đa các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hoá ở khu vực, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Việc thiết kế xây dựng cơ sở lưu trú tránh lặp lại những kiến trúc đã có ở từng khu du lịch nhằm tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn đối với hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh.
Dãy rừng ngập mặn ven biển cần được bảo tồn và trồng mới để đảm bảo cho vấn đề môi sinh, giữ đất. Phòng chống được phần nào tác động biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Vì vậy tránh xây dựng các công trình du lịch lấn chiếm làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển này. Các lều, quán dịch vụ hỗ trợ du lịch không nên quá lạm dụng vị trí địa lý thuận lợi để du khách có thể ngắm cảnh mà chặt phá các cây rừng xây dựng thành các khu ăn uống.
Những công trình kiến trúc xây dựng phải quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của nó đến các tài nguyên du lịch. Tránh phá vỡ kiến trúc thuần túy xưa nay ở một số điểm du lịch như các sân chim vì có thể kiến trúc thay đổi quá nhiều làm mất đi tính tự nhiên, hoang dã; tính nhân tạo tăng lên làm phá vỡ thói quen của các bầy chim có thể sẽ làm gảm số lượng và tính đa dạng loài.
Các công trình xây dựng ở các khu vui chơi giải trí ngoài tính hiện đại, đảm bảo an toàn cho du khách cần có không gian rộng rãi và có hệ thống cây xanh tạo bóng mát. Lối kiến trúc và số tầng khác nhau phải phù hợp với sức chịu lún của từng khu vực. Cà Mau là
94
vùng đất thấp và có nhiều vùng trũng, địa chất yếu nên mặt nền hoặc cầu dẫn các công trình phải được thiết kế thật kiên cố và cao để tránh hiện tượng ngập lụt ở những vùng gần các cửa sông lớn.
Các tuyến đường sá được mở ngày càng nhiều để đáp ứng sự nhanh chóng, tiện lợi cho du khách khi thực hiện chuyến tham quan. Tuy nhiên, cần quan tâm đến sự sinh tồn của giới sinh vật đặc biệt là các tuyến được mở để phục vụ du khách trong rừng U Minh Hạ. Nếu các cấp quản lý còn bỏ ngõ thì có thể trong tương lai gần sẽ mất đi các loài sinh vật đã từng sinh sống trong rừng bởi tiếng ồn của các phương tiện và sự náo nhiệt từ phía du khách.
Các khu nhà nghỉ tại tỉnh Cà Mau với số lượng tương đối đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách. Tuy vậy, các công trình nhà hàng, khách sạn với lối kiến trúc sang trọng, không gian thoáng đãng để du khách có cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên thì còn rất ít. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao chưa nhiều và đa số là thấp tầng. Trong tương lai để thu hút sự quan tâm của du khách Cà Mau cần đầu tư hơn nữa các công trình này theo lối kiến trúc sang trọng, hiện đại, cao tầng. Tuy nhiên, ở gần các khu, điểm du lịch thì các nhà hàng, khách sạn không nên xây quá cao tầng, hoặc có hướng che khuất tầm nhìn của du khách.
3.3. Những giải pháp phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững
3.3.1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững đó là sự phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Cà Mau. Phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
Cần phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, để đảm bảo cho môi trường tự nhiên của các khu danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hươn nữa nhằm phục vụ tốt cho cả thế hệ sau.
Chúng ta muốn phát triển du lịch bền vững một điều quan trọng cần quan tâm đó là phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một trong nhũng yếu tố mang lại sự bền vững cho phát triển du lịch. Yếu tố quan trọng để thu hút
95