Yếu Tố Pháp - Việt Trong Lĩnh Vực Cải Cách Giáo Dục Ở Việt Nam Thời Kỳ 1862-1945

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1862-1945‌


Nền Nho học của thế kỷ XIX đã trở nên lỗi thời về nội dung và phương pháp, trở thành lực cản của sự phát triển xã hội. Phát xuất từ những động cơ khác nhau, triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã đề ra những ý tưởng, chủ trương cải cách nền giáo dục hiện đang tồn tại. Quá trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam từ Nho học sang Tây học (1862-1945), thông qua những lần cải cách, điều chỉnh giáo dục, đã phản ánh sự tương tác giữa yếu tố văn hóa Pháp và yếu tố văn hóa Việt để dẫn đến sự hiện diện của “yếu tố Pháp - Việt” trong chính sách giáo dục của nhà cầm quyền.

2.1. Vấn đề cải cách giáo dục trong thời Nguyễn (1802-1884)‌


Nhận thấy sự xa rời thực tế của lối học cử nghiệp, vua Minh Mệnh (1820-1840), vua Tự Đức (1848-1883), các sỹ phu Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ … đã có những chủ trương khác nhau để cải cách nền Nho học hiện đang tồn tại.

2.1.1. Nho học thời Nguyễn: “Phải lưu ý cải cách đi thì hơn”‌


Hệ tư tưởng Nho giáo với các nguyên lý Khổng - Mạnh đã trở thành nền tảng triết lý giáo dục của Việt Nam trong suốt hàng nghìn năm cho đến đầu thế kỷ XX. Nhận thức về thế giới và bản chất con người một cách toàn diện, triết lý này dẫn đến một nền giáo dục chính thức gọi là Nho học; có mục tiêu đào tạo học trò thành những người quân tử theo khuôn mẫu rất cụ thể để họ trở thành một tầng lớp sỹ phu đủ khả năng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” [94, tr.122]. Nền giáo dục này là cần thiết đối với một xã hội đang trong quá trình xác lập vị thế của chế độ quân chủ; những danh nhân của đất nước như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm … đều xuất thân từ môi trường đạo đức Nho giáo. Từ thời Lê sơ (1428-1527), Nho giáo thay thế Phật giáo trong quan niệm trị quốc và trở thành hệ tư tưởng của xã hội.

Nhà Nguyễn thành lập không phải trong ánh hào quang thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược mà là kết quả của cuộc chiến tranh quyền đoạt vị. Lãnh thổ đã được nhất thống nhưng “nhất thống” nhân tâm vẫn còn là nỗi niềm trăn trở của vua Gia Long “Ta nghe kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu …” [dẫn theo 104, tr.69]. Dư âm của thời Thái Tổ, Thái Tông vẫn ngự trị trong tư tưởng tình cảm của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

một bộ phận sỹ phu Bắc hà. Họ vẫn day dứt chữ “trung quân”, hoài vọng nhà Lê; còn tại triều đình, võ tướng không thể thay thế văn quan trong các công việc hành chính. Trong hoàn cảnh này, khôi phục vị thế Nho giáo dường như là con đường tất yếu để xác lập “chính danh” cho vương triều và cũng là tiếp nối hệ tư tưởng đã có từ trước. Theo đó, con đường khoa cử tiếp tục được mở ra để kén chọn hiền tài cho đất nước “Phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình, thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử” [17, tr.149].

Các vua nhà Nguyễn, từ Gia Long đến Tự Đức, đều đặt sự quan tâm đến giáo dục theo tinh thần: “Học hiệu là nơi chứa nhân tài, trẫm muốn bắt chước người xưa, đặt nhà học để nuôi học trò ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài đều nổi để cho Nhà nước dùng” [dẫn theo 9, tr.13-14]. Tiếp thu những chuyển biến tư tưởng từ Trung Hoa, Nho học thời Nguyễn không còn chịu nhiều ảnh hưởng của lý học Tống Nho mà đã nảy sinh những quan niệm mới, muốn thoát khỏi sự trói buộc của học thuyết Trình Chu, muốn tìm kiếm một lối học công dụng thiết thực hơn là tầm chương trích cú [69, tr.34]. Thay đổi quan niệm về mục đích của việc học nhưng vẫn giữ nguyên nội dung học tập, thể thức thi cử, lẽ tất nhiên, hiểu biết của các vị Tân khoa không thể vượt ra khỏi phạm vi của Tứ thư, Ngũ kinh. Vua Minh Mệnh (1820-1840) đã chỉ rõ những hạn chế của lối học cử nghiệp “Khoa cử lâu nay lầm lạc quá nhiều, văn chương không có quy củ nhất định, chỉ câu nệ vào những lời sáo hủ, khoe khoang lẫn cho nhau, mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay hay thấp tùy theo sự giáo huấn của mỗi ông thầy, rồi khoa tràng lấy hay bỏ dở cũng do tự đó. Cái học viển vông như vậy làm gì chẳng hỏng nhân tài, nhưng lề thói này đã quen rồi khó mà thay đổi ngay được, phải lưu ý cải cách đi thì hơn” [dẫn theo 99, tr.334]. Trong thời gian trị vì, nhà vua đã cố gắng cải thiện tình hình bằng cách “dựng thêm nhà học, tăng thêm học viên, cấp nhiều học bổng, mở rộng chương trình để học trò đều được thành tài” [dẫn theo 57, tr.140] và cung cấp thêm tài liệu học tập “Vì sách vở nước ta còn ít, dù có tài học uyên bác cũng không thể xem ở đâu. Nay phái người qua nước Thanh, phải mua nhiều sách, ban bố cho đám học trò, khiến kẻ học giả được học rộng thấy nghe, là phải vậy” [dẫn theo 57, tr.142].

Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 6

Kế nghiệp Thiệu Trị trong hoàn cảnh đất nước và khu vực có nhiều thay đổi, Tự Đức (1848-1883) mong muốn tìm người thực học để cùng nhà vua gánh vác trọng trách quốc gia. Quan niệm về người tài được nhà vua nêu lên một cách cụ thể “có hiếu liêm, công chính đức hạnh thuần thục, có thể vỗ yên được người phong nhã và kẻ thô tục, người tài trí sâu rộng kiến thức cao xa có thể làm được việc lớn, người giỏi trị dân vỗ yên phải phép,

đánh giữ tất thành hiệu có thể làm tướng soái được, người theo về giấy tờ có thể làm cho người xa phục theo có thể sung chức đi sứ được, người giỏi về lý tài có thể chấn chỉnh việc hộ, có thể làm bộ trưởng được; người học vấn sâu rộng, văn chương cổ kính tao nhã, có thể làm cố vấn được, cho đến các người công nghệ khéo, kỹ thuật giỏi, có thể chế tạo được đồ vật và làm thuốc, xem bói, xe số, xem ngày …” [dẫn theo 9, tr.24]. Nhưng chỉ 3 năm sau khi lên ngôi, vua Tự Đức đã phải thừa nhận “Khoa mục mở rộng trải lâu năm rồi. Nhiều sỹ phu bấy lâu nhờ ơn giáo dục dần được hun nung, nắn đúc. Đáng lẽ nhân tài càng thịnh hơn trước mới phải chứ? Thế mà cầu lấy hạng thực tài trong đám kẻ sỹ lựa được trong khoa gần đây lại thấy khác hẳn những bậc thực học ở khoảng năm Minh Mạng (1820-1840). Năm trước trẫm đã thân ngự nơi hiên, ra chế sách để lượm nhặt được rộng, hỏi han được nhiều. Song những bài vở đình đối bấy giờ chỉ là những văn phù phiếm sơ lược chứ không phải những văn thực dụng thiết yếu!...” [dẫn theo 11, tr.462]. “Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục” [dẫn theo 17, tr.149]. Nhưng khi khoa mục chỉ chọn được những người uyên thâm kinh sử mà lại nông cạn về thực tiễn xã hội thì sự canh cải học chế, theo nhà vua, phải là ở thi cử “Ôi, trong mười bước tất có cỏ thơm; thiên hạ rộng rãi há lại không có kỳ tài? Song khoa mục rộng hơn trước mà nhân tài lại dần dần không bằng xưa, phải chăng là do phép thi còn có chỗ không tinh mật, ngạch giải khôi có lẽ phần nhiều còn phiếm và lạm, nên mới đến nỗi thế? … Thi cử là một điển lệ long thịnh, có quan hệ đến việc chính trị lớn lao, cũng nên một phen sửa sang xếp đặt lại. Cốt phải bắt cân cho thật đúng, treo gương cho thật sáng, rồi sau mới được chân tài, chứ há lại nên chỉ chuốc tiếng rộng rãi mà bỏ mất điều cốt yếu là lựa lọc nhân tài? …” [dẫn theo 11, tr.462]. Do đó, vua Tự Đức đã ra lệnh cho bộ Lễ: “Tra lại điển lệ, châm chước bàn định phép thi thế nào để có thể lấy được nhiều người, không bỏ sót người tài” [dẫn theo 9, tr.23] và nhiều lần nhắc nhở phải rèn luyện cho học trò hiểu được thời vụ, văn sách, phải chú trọng sự trạng thực điển, lấy thực làm đầu, sau đến lời lẽ văn chương, chú ý đến những việc như “làm ruộng, thuế khóa, sai dịch, lễ nhạc, binh hình, cho đến những việc trị loạn xưa nay, việc thi thố chính trị hiện thời” [dẫn theo 9, tr.21-22].

Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho những yêu cầu cải cách đất nước ngày càng trở nên bức thiết. Khoảng từ năm 1860, các sỹ phu như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Bùi Viện … dựa trên những hiểu biết của mình về nền văn minh phương Tây (nhất là sau những lần xuất dương) đã liên tục gửi đến triều đình những điều trần kiến nghị canh tân trên các mặt kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại

giao … Trong lĩnh vực giáo dục, năm 1865, Phạm Phú Thứ đã có điều trần về việc chú trọng đào tạo người tài với những biện pháp như: học và thi sử Nam để “học trò biết được điển cố, hiểu được sự thực, rồi thi thố ra việc chính trị … mới thu được sự học có thực dụng”, lập nhà thủy học để tu tạo thuyền bè, đào tạo quan lại có tri thức khoa học về sông biển để quản lý ngành thủy; tổ chức phiên dịch sách nước ngoài của Anh, Pháp, Thái Lan, Trung Hoa … - chia thành môn để học tập, “để biết tình hình các nước láng giềng”, xin chọn người ít tuổi thông minh “cho đi học tập ở cả phương Đông và phương Tây để thu thập các sự lợi ích của mọi nước …” [57, tr.150-151; xem 45, tr.52-53]; năm 1866, Đào Trí xin đặt khoa thi thủy học; năm 1867, Đặng Huy Trứ đệ trình kế hoạch canh tân theo gương các nước châu Á, nêu rõ: “Lập cục dạy nghề, tuyển thiếu niên thông minh, rước mời người phương Tây đến dạy ngôn ngữ, văn tự, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí đóng tàu thuyền” [57, tr.151]. Cùng chung số phận với những bản điều trần, tuy cũng được triều đình quan tâm nhưng cuối cùng những kiến nghị về giáo dục đều đi vào quên lãng.

Thế kỷ XIX, khi thương thuyền phương Tây mang theo ý đồ xâm lược đang ngấp nghé ngoài cửa biển thì lối học cử nghiệp đã không còn đáp ứng được yêu cầu tự cường và phát triển của đất nước. Vua Minh Mệnh, vua Tự Đức và nhiều sỹ phu yêu nước muốn chấn chỉnh lại lối học hành thi cử, hướng nội dung giáo dục vào những vấn đề thực tiễn. Chủ nghĩa thực dân phương Tây trở thành một nhân tố gián tiếp tác động đến ý thức thay đổi nền học chính hiện đang tồn tại.

Chủ trương chú trọng thực học nhưng những cải cách của triều đình cũng chỉ quẩn quanh trong khuôn khổ của Tứ thư, Ngũ kinh và khoa cử vẫn là con đường tiến thân duy nhất của sĩ tử. Những kiến nghị thay đổi nền giáo dục của quan lại chỉ là những biện pháp đơn lẻ, thiếu tính hệ thống, phát xuất từ nhận thức cảm quan khi tiếp xúc trực tiếp với nền văn minh phương Tây trong những lần đi công cán ở nước ngoài, do đó không thể áp dụng vào thực tế. Trung thành với lời dạy của Thánh hiền, vua Tự Đức đã khước từ những kiến nghị canh tân theo mô hình phương Tây “Gần đây có người suy tôn phương pháp Thái Tây có phải là kiến thức chân xác vượt lên trên cổ nhân hay cũng chỉ là nói thuật, về hùa mà thôi? Mà theo cách lập thuyết của họ, thì không có ngũ hành tương sinh tương khắc, như thế đã trái lẽ và không hợp với cổ nhân rồi, còn lấy gì mà suy tôn họ nữa!” [dẫn theo 103, tr.44].

Những hạn chế vừa nêu từ phía triều đình nhà Nguyễn, cùng với những khó khăn của nội tình đất nước trước ý đồ và hành động xâm lược của thực dân Pháp, đã dẫn đến hệ quả là: nền Nho học vẫn lay lắt tồn tại với những luận thuyết lỗi thời.

2.1.2. Nguyễn Trường Tộ: “Sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng” [xem 14, tr.288]‌

Xuất thân từ gia đình Công giáo ở làng Bùi Chu (Nghệ An), Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây thông qua sự truyền đạt của giáo sỹ thừa sai trong Nhà chung Xã Đoài và những lần theo Giám mục Gauthier ra nước ngoài để tránh nạn “phân tháp”. Trăn trở về vận mệnh dân tộc trước âm mưu mở rộng xâm lược của thực dân Pháp, từ năm 1861-1871, Nguyễn Trường Tộ liên tục dâng lên triều đình vua Tự Đức những điều trần đề nghị canh tân đất nước. Cho rằng “Sự học có công dụng lớn cho quốc dân” [xem 14, tr.298], trong các bản điều trần “Về việc học thực dụng” [xem 14, tr.221-229], “Tám việc cần làm gấp” [xem 14, tr.259-328], ông đã đề xuất một nền giáo dục mới với mục tiêu và nội dung được xác định rõ ràng để thay thế cho lối học từ chương hiện đang tồn tại.

Trong các điều trần, Nguyễn Trường Tộ thường khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với tiền đồ của đất nước: “Việc học tập bồi dưỡng nhân tài tức con đường rộng lớn để đi đến giàu mạnh” [xem 14, tr.221]; “Không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm trống rỗng” [xem 14, tr.288]; “Sự học có công dụng lớn cho quốc dân. Khi sự học gặp phải những khó khăn, rắc rối thì cả nước phải chịu sự khó khăn ấy đời nọ đến đời kia chứ đâu phải chuyện nhỏ” [xem 14, tr.298] … Do đó, không thể tồn tại một nền học thuật xa rời thực tế theo kiểu “lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ học nào Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ học nào thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì lại dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học những lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử chiến đấu, doanh trại từ xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì phải dùng đến lễ nhạc, cách chiến đấu, phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay” [xem 14, tr.288-289]. Nguyễn Trường Tộ nêu rõ quan điểm về giáo dục: “Học là gì? Là học những gì chưa biết để biết mà ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn đem lại lợi ích

cho đời sau nữa” [xem 14, tr.288]. Như vậy, mục đích của việc học không phải chỉ để biết mà quan trọng hơn, những điều đã học phải được áp dụng vào thực tế để phát triển đất nước. Phát xuất từ nhận thức “tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân” [xem 14, tr.223], Nguyễn Trường Tộ cho rằng: đối tượng của việc học không phải là văn chương mà phải là sự vận động của các yếu tố trong tự nhiên, ông viết: “Phàm những việc làm của tạo vật đều là thực dụng, bốn mùa thay đổi muôn vật hóa sinh, khí bốc lên, nước rơi xuống, mặt trời, mặt trăng, sao ở trên trời, gió, mây, mưa, mù ở trong khoảng không, loài chim, loài cá, động vật, thực vật ở trên mặt đất, sự vận động, sự kinh doanh của loài người … tất cả mọi cái sinh sinh hóa hóa mà ta thấy đều là sự vật thực tế cả. Chúng ta là những người của tạo vật, mà lại không theo những hiện tượng tự nhiên đã dạy bày, không tập những hình dạng cụ thể đó, không học những quyền lực kỹ xảo đó, không nghiên cứu độ số vận động của hành tinh, không biết khai thác kho tàng quý báu trên núi, dưới biển, không dùng những đức tính quý báu dồi dào mà trời đã ban cho (…) Phàm những việc học tập đều là học những cái mà tạo hóa dạy cho, phàm những tri thức đều là sức hiểu biết những cái mà tạo hóa hình thành, phàm những công việc làm đều là nhân những cái mà tạo vật đã tạo ra, phàm những cái có được đều là hưởng những cái tạo hóa đã để lại. Thế mới gọi là con người hoàn thành công

việc của trời vậy” [xem 14, tr.223].

Điều cần làm trước tiên để thay đổi nền giáo dục hiện đang tồn tại là: thay đổi yêu cầu văn sách trong các kỳ thi Hương, thi Hội để kẻ sĩ được tự do trình bày cách nhìn nhận về tình hình thực tế - “Xin cho các trường quốc học, tỉnh học, các trường tư và các bài thi Hương thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại, như luật lịch, binh quyền, các chính sự về công hình lại lễ tất cả đều được nói thẳng, không giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân tích tỉ mỉ xác đúng hợp thời, thì được coi là trúng cách, còn những chuyện cũ thì chỉ là thứ yếu” [xem 14, tr.224].

Tiếp sau đó, nền giáo dục thực dụng phải được kiến lập dựa trên việc phân chia các khoa, các môn. Nguyễn Trường Tộ đề xuất thành lập các khoa hải lợi, khoa sơn lợi, khoa địa lợi, khoa thủy lợi (Điều trần: Về việc học thực dụng) [xem 14, tr.224-225] và khoa nông chính, khoa thiên văn và địa lý, khoa công kỹ nghệ, khoa luật học (Điều trần: Tám việc cần làm gấp) [xem 14, tr.291-295], chủ trương dùng quốc âm để thay thế Hán tự, đồng thời định hướng nội dung học tập cho học sinh: “xin đem sử ký, phong thổ ký nước Việt ta và các sách dạy nghề cùng với năm khoản tôi trình bày về học thuật trên đây cho học tập. Ngoài ra

xin đem các tập Ngự chế và sách vở của Hàn lâm sách nào hợp với thời vụ ra ban hành. Còn kinh sử tử truyện chỉ dùng để khảo nghiệm một vài việc mà thôi (…) cần phải ấn hành một tờ nhật báo đăng tải các chiếu, chỉ, sớ, dụ, những việc làm của các bậc tiếng tăm, những công vụ quốc gia hiện thời cho học sinh đọc để biết công việc trong nước” [xem 14, tr.299].

Tài liệu học tập cho các phân khoa vừa nêu, theo Nguyễn Trường Tộ, là “phải lấy cái hay của mình có sẵn, còn phải gồm cả những cái hay của thiên hạ mới sáng tạo ra” [xem 14, tr.224] để “những cái mới thiên hạ có mình cũng có và những cái mình sẵn có thì thiên hạ không có” [xem 14, tr.224]. Chẳng hạn, tài liệu của khoa thiên văn và địa lý thì “gấp rút duyệt lại các sách Thiên văn Địa lý từ trước đến nay, chọn lấy những gì hợp với thiên thời địa thế nước ta, chắc chắn có thật lý thật sự, có thể thấy như vật trong bàn tay mà không xem đến chuyện thuật số phong thủy, những chuyện phù phiếm quàng xiên, soạn thành sách ban hành. Lại phải tham khảo các sách thiên văn địa lý của phương Tây” [xem 14, tr.292]; còn đối với khoa Công kỹ nghệ: “Hãy tìm trong các sách Nho từ trước đến nay xem có chỗ nào nói đến cơ xảo dù một vài câu cũng nhặt hết ra, thu thập sửa lại cho đúng. Ngoài ra, lựa lấy trong các sách Tây, chỗ nào nói về những cần thiết hàng ngày” [xem 14, tr.293]. Một việc quan trọng nữa là hiệu đính sách học, giữ lại những nội dung cần thiết, loại bỏ những nội dung không còn phù hợp với thực tế, điển hình là khoa Nông chính: “Sức khắp trong nước từ trước đến nay ở đâu có phương pháp nông nghiệp gì thích hợp với đất đai, thời tiết sớm muộn ra sao, trồng loại lúa thóc gì, chăn nuôi giống gì, thu hoạch nhiều ít ra sao, báo cáo tất cả về tỉnh, tỉnh đệ về Bộ để phối hợp vào sách Nông chính. Nếu thấy những gì có thể phát minh được sẽ soạn thành sách học. Còn những sách nông nghiệp cũ không hợp khí hậu đất đai nước ta thì loại bỏ hết” [xem 14, tr.291].

Điều mà Khổng Tử lo lắng là tình trạng loạn lạc của thời Chiến Quốc đã làm cho người ta đức hạnh không trau dồi, học vấn không tinh tường, nghe được điều nghĩa mà không theo, có điều phải mà không sửa đổi, do đó, mục đích dạy học của Ngài là: “Bồi dưỡng những chí sĩ, thương người có tiết tháo cao thượng và những quân tử nho gia uyên bác” [dẫn theo 24, tr.209] để cứu dân giúp đời. Chữ “học” trong đạo Khổng là học đạo để sửa mình, còn “hành” là làm theo những điều đã học một cách nghiêm túc để “khắc kỉ phục lễ”. Như vậy, san định Ngũ kinh, biên soạn Tứ thư, Khổng Tử và các môn đồ đã để lại cho hậu thế những tư tưởng đạo đức, kiến thức rộng sâu “Tóm tắt sự biến đổi trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng kinh Dịch, nêu lên chế độ cho thiên hạ, bồi thực cội gốc cho thiên hạ, không sách nào rõ bằng kinh Thư; thu thập trí tuệ của thiên hạ, giúp đỡ việc trị an cho

thiên hạ, không sách nào rõ bằng kinh Thi; chẩn chính quyền bính trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng kinh Xuân Thu; châm chước điển tác trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng kinh Lễ” [dẫn theo 117, tr.150]. Trong khi đó, lúc Nguyễn Trường Tộ dâng những bản điều trần lên triều đình vua Tự Đức là thời điểm thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Kỳ Lục tỉnh, ấp ủ ý định đem quân ra Bắc. Một nền giáo dục hướng con người tưởng nhớ về thời thái bình thịnh trị trong quá khứ, trau chuốt văn từ đã không còn phù hợp, cần được thay bằng lối học thực dụng để phú quốc cường binh, đối mặt với ngoại xâm. Như vậy, hoàn cảnh và yêu cầu của xã hội đóng vai trò quyết định đến mục đích của việc học, một khi yêu cầu xã hội thay đổi thì nền giáo dục cũng phải theo đó mà có những điều chỉnh cho phù hợp. Điều này sẽ lý giải sự khác biệt trong quan niệm về “học” và “hành” giữa các sỹ phu Nho học và Nguyễn Trường Tộ.

Lối học thực dụng mà Nguyễn Trường Tộ chủ trương là lối học có nội dung khoa học và thiết thực, có phương pháp, phương tiện học tập và các loại trường thích hợp, khác về căn bản lối học từ chương đương thời. Trong các điều trần của Nguyễn Trường Tộ, khi đề cập đến những điều được cho là thiết thực để làm giàu đất nước, ông thường nhắc đến nhiều nghề, nhắc đến tài nghệ, kỹ năng, máy móc, phương pháp và kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, phương pháp chài lưới, đóng ghe thuyền, phương pháp dò tìm mỏ kim loại, kỹ thuật dệt, sử dụng súng đạn … thể hiện sự chú trọng tri thức nghề nghiệp trong giáo dục. Trong hoạt động dạy và học, ông đề nghị lập những môn học thiết thực như nông nghiệp, thiên văn, địa lý, công kỹ nghệ … đặc biệt đề xướng dùng quốc âm trong học tập và giảng dạy [106, tr.32]. Nhờ có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh phương Tây và ý thức học tập “từ 15 năm nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày nay, nên tôi ra sức tìm tòi học hỏi trí khôn của mọi người để thêm sự hiểu biết cho mình, chứ không phải chỉ mới một ngày” [dẫn theo 14, tr.31] nên ý tưởng về giáo dục được Nguyễn Trường Tộ trình bày rõ ràng và hệ thống hơn những đề nghị của Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ … Phân khoa, phân môn, chú trọng dạy nghề là những nội dung chỉ được tìm thấy trong nền giáo dục phương Tây, chưa từng được Kinh Thư đề cập hoặc nếu có, cũng đầy định kiến. Trong cách nhìn của Nguyễn Trường Tộ, nền giáo dục phương Tây như là hình mẫu hoàn chỉnh để theo đó, nền giáo dục trong nước tiến hành bổ sung, điều chỉnh những khoản còn hạn chế.

Ý tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong việc lập các khoa: hải - sơn - địa - thủy lợi dường như có tác dụng tập hợp các kinh nghiệm, khuyến khích tinh thần sáng tạo của dân chúng trong lao động sản xuất hơn là định ra một chương trình học dùng để thay thế cho

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí