Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 2


Đề tài được tiến hành trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009 và được sử dụng số liệu trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 để hoàn thành.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng tài liệu của Ngân hàng: bảng báo cáo kết quả thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ... qua 3 năm để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị thanh toán, phí thanh toán của các phương thức qua các năm.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu chủ yếu do Ngân Hàng cung cấp, ngoài ra còn sử dụng các số liệu có liên quan đến đề tài từ sách báo chuyên ngành, Internet…

- Tiếp thu tham khảo những ý kiến của cán bộ, nhân viên trong các phòng

ban.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Từ những số liệu thu thập được qua quá trình chọn lọc, thống kê và mô tả lại một cách khoa học thành những biểu bảng, đồ thị... để thể hiện thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và từ đó đưa ra những kết luận, giải pháp cho đề tài. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất dùng để xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 2

- Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ” của Ngô Thị Thanh Thơ. Luận văn đã phân tích quy trình và hiệu quả của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ.

- Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long” của Huỳnh Thị Hoàng Oanh. Nội dung của đề tài này là phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty xuất nhập khẩu


Vĩnh Long, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

- “Giáo trình thanh toán quốc tế” của Ts. Trầm Thị Xuân Hương. Nội dung chính của giáo trình này bao gồm những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, các phương tiện, phương thức thanh toán, các kỹ thuật giao dịch với ngân hàng trong thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái.


CHƯƠNG 2:


CƠ SỞ LÍ LUẬN


2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)

Thanh toán quốc tế (International setlement) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và các quan hệ trao đổi quốc tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nước với hệ thống Ngân hàng trên thế giới.

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của TTQT

2.1.2.1 Đặc điểm

Hoạt động thanh toán quốc tế thể hiện những đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận: thanh toán phục vụ cho các khoản giao dịch mang tính mậu dịch và phi mậu dịch.

- Hoạt động thanh toán quốc tế đa số được tiến hành bằng ngoại tệ. Vì vậy khi thực hiện cần phải lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền thanh toán hợp lý và tương đối ổn định, đồng thời cần phải tính toán thận trọng để lựa chọn kỹ thuật phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.

- Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời phải được vận dụng một cách khéo léo trên cơ sở kết hợp với pháp luật trong nước.

- Hoạt động thanh toán quốc tế phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nên đòi hỏi các ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ này phải có năng lực tài chính vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới rộng khắp trên thế giới nhằm thực hiện các khoản thanh toán nhanh chóng và an toàn.


- Hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và ngoại hối quốc gia.

- Kỹ thuật thanh toán của ngân hàng được thực hiện dựa trên chứng từ không dựa vào hàng hóa, nên bộ chứng từ đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, phục vụ toàn bộ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế...thông qua mạng lưới ngân hàng thương mại thế giới. Với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin trong vài thập niên gần đây là điều kiện thúc đẩy thanh toán quốc tế ngày càng được hoàn thiện, đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo cung cấp những sản phẩm tiện ích an toàn, nhanh chóng hiệu quả.

2.1.2.2 Vai trò

- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng nhằm tạo sự an tâm tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài.

Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng...

Như vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.

- Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt


kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra.

- Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.

- Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối.

- Thực hiện thanh toán quốc tế tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra.

2.1.3 Các phương tiện TTQT

2.1.3.1 Hối phiếu

a. Khái niệm

Là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

b. Đặc điểm

Hối phiếu có ba đặc điểm:

- Tính bắt buộc: Người trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không được từ chối vì bất cứ lý do gì.Tính bắt buộc của hối phiếu được pháp luật đảm bảo.

- Tính trừu tượng: Trên tờ hối phiếu ghi số tiền trả cho ai, thời gian địa điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức nội dung kinh tế của hối phiếu.

- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này sang tay người khác thông qua thủ tục ký hậu hoặc trao tay trong thời gian hiệu lực của hối phiếu.


c. Các loại hối phiếu

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền

+ Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill of exchange): là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người hưởng lợi hay người cầm hối phiếu.

+ Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill of exchange): là loại hối phiếu mà việc trả tiền được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hối phiếu có kỳ hạn có ba trường hợp: trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đường biển, hoặc ngày giao hàng.

- Căn cứ vào chứng từ kèm theo

+ Hối phiếu trơn (Clean bill of exchange): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo điều kiện nào có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa, được dùng trong phương thức nhờ thu trơn.

+ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill of exchange): Là hối phiếu mà việc trả tiền có kèm theo điều kiện về chứng từ. Trường hợp sử dụng trong nhờ thu kèm chứng từ thì người trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ. Còn trường hợp hối phiếu được sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng với tư cách là người trả tiền chỉ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất bộ chứng từ hợp lệ với các điều kiện và điều khoản quy định trên L/C.

- Căn cứ vào phương thức thanh toán

+ Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu

+ Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ.

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

+ Hối phiếu đích danh (Name bill of exchange): Là loại hối phiếu ghi rõ tên người được hưởng lợi, hối phiếu này không được chuyển nhượng.

+ Hối phiếu trả ngay cho người cầm hối phiếu (Bearer Bill): Là loại hối phiếu vô danh, trên hối phiếu không hgi tên người hưởng lợi mà chỉ trả cho người cầm hối phiếu, đối với loại hối phiếu này người nào giữ nó sẽ là người thụ hưởng. Hối phiếu này được chuyển nhượng bằng cách trao tay.


+ Hối phiếu theo lệnh (Order bill of exchange): Là hối phiếu có ghi “pay to the order of…” (trả theo lệnh của…). Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

- Căn cứ vào người ký phát

+ Hối phiếu thương mại (Commercial draft): do doanh nghiệp phát hành sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế.

+ Hối phiếu ngân hàng (Bank draft): do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng nhằm thanh toán hoặc chuyển tiền từ nước này sang nước khác

2.1.3.2 Lệnh phiếu

Là chứng từ do người mắc nợ lập để cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định vào một ngày cụ thể đã xác định trong tương lai cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm lệnh phiếu.

2.1.3.3 Séc

a. Khái niệm

Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng lập yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng được chỉ định trên séc, hoặc người cầm séc.

b. Các loại séc

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:

+ Séc đích danh: Là loại séc ghi rõ tên người thụ hưởng, không được chuyển nhượng.

+ Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên nguời thụ hưởng nên được chuyển nhượng bằng cách trao tay, người cầm séc chính là người hưởng lợi. Trên tờ séc có ghi: “Pay to the bearer/holder” (trả cho người cầm séc).

+ Séc theo lệnh: Là loại séc được trả theo lệnh người hưởng lợi được chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu. Trên tờ séc ghi: “Pay to order of…” (trả theo lệnh của…) loại này thường được sử dụng phổ biến trong thanh toán và tín dụng quốc tế.

- Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:

+ Séc tiền mặt: Là loại séc dùng để rút tiền mặt ở ngân hàng.


+ Séc chuyển khoản: Là loại séc mà ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người phát hành séc chuyển vào tài khoản của người hưởng séc.

+ Séc bảo chi hay còn gọi là séc xác nhận: Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo thanh toán số tiền ghi tên tờ séc. Việc xác nhận bảo chi của ngân hàng trên tờ séc, nhằm đảm bảo khả năng chi trả của séc góp phần nhăn chặn việc phát hành séc khống.

+ Séc du lịch: Là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất kỳ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong và ngoài nước, thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô hạn nên thuận tiện trong du lịch.

+ Ngoài ra trong thanh toán quốc tế còn có séc gạch chéo là loại séc mà mặt trước có hai gạch chéo song song từ góc này sang góc kia của tờ séc. Có hai loại gạch chéo:

Thứ nhất là gạch chéo thông thường: giữa hai gạch chéo song song, không ghi tên ngân hàng nên séc này nộp vào ngân hàng nào cũng được thanh toán.

Thứ hai là gạch chéo ghi tên hay còn gọi là gạch chéo đặc biệt, giữa hai gạch chéo song song có ghi tên ngân hàng và chỉ có ngân háng này mới được thanh toán thôi. Gạch chéo không tên có thể chuyển thành gạch chéo ghi tên bằng cách điền tên ngân hàng vào giữa hai gạch chéo, nhưng ngược lại việc tẩy xoá tên ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ làm cho tờ séc không sạch („unclear‟) sẽ không có giá trị thanh toán.

2.1.3.4 Giấy chuyển tiền

Là giấy uỷ nhiệm do khách hàng lập gửi ngân hàng phục vụ, yêu cấu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng tại một địa điểm nhất định.

2.1.3.5 Thẻ ngân hàng

a. Khái niệm

Là một phuơng tiện thanh toán do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng, được sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ch nhánh và các đại lý thanh toán thẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2022