Quan Niệm Mới Về Giáo Dục Của Các Sỹ Phu Nho Học (Đầu Thế Kỷ Xx)

phải dạy tiếng Pháp trong các trường Tiểu học” [dẫn theo 43, tr.144]. Tuy nhiên, buộc trẻ em học bằng tiếng Pháp ngay khi vừa bước chân vào trường học là điều không phù hợp với trình độ nhận thức, lại quá tốn kém vì cần phải có nhiều giáo viên dạy tiếng Pháp và nhiều sách giáo khoa bằng tiếng Pháp ngay một lúc của các cấp học. Hơn nữa, theo Trung Bắc Tân Văn, “người An Nam muốn học chữ Pháp cho đến nơi trước hết phải thông hiểu tiếng nước mình” [dẫn theo 9, tr.88]. Do đó, trong Thông tri đề ngày 20/3/1918, Albert Sarraut đã có sự điều chỉnh: tiếng Việt là ngôn ngữ chủ yếu ở lớp Đồng ấu và lớp Dự bị, tiếng Pháp sẽ bắt đầu dạy từ lớp Sơ đẳng. Những thay đổi vừa nêu phù hợp với đối tượng học sinh của trường Sơ đẳng Tiểu học. Đến lúc này, trong môi trường giáo dục, tiếng Việt đảm nhận chức năng là “cỗ xe dùng để chở tư tưởng Pháp, tất cả những khái niệm mà học sinh cần phải có về những bước tiến đã được thực hiện trên đất nước của họ từ khi người Pháp sang cai trị, nói lên đầy đủ về hòa bình, an ninh, về sự khai thác những tài nguyên thiên nhiên, về sự phát triển giáo dục, y tế, tóm lại là sự nghiệp người Pháp Đông Dương” [dẫn theo 9, tr.89]. Giống như Quy chế 1879 từng được áp dụng ở Nam Kỳ và chương trình Tiểu học Pháp - Việt, Trung học Pháp - Việt ở Bắc Kỳ của Toàn quyền Klobukowsky (ban hành năm 1910), Học chính Tổng quy cũng dành cho chữ Hán một thời lượng nhất định trong chương trình học của Đệ nhất cấp và Đệ nhị cấp nhưng kèm theo nhiều quy định chặt chẽ đối với các trường Tiểu học: “a) Tại các trường Sơ đẳng Tiểu học (không toàn cấp): Chữ Nho không là môn học bắt buộc. Do đó, trường nào muốn dạy chữ Nho phải có sự thỏa thuận giữa bộ ba: Phụ huynh học sinh - Hội đồng kỳ mục - Hiệu trưởng. Thầy đồ do nhà trường và Hội đồng kỳ mục xã lựa chọn. Thầy đồ phải đến trường để dạy. Mỗi tuần chỉ được dạy một tiếng rưỡi đồng hồ và ấn định vào sáng thứ năm hàng tuần. Hiệu trưởng không được phép vắng mặt tại trường vào các buổi sáng thứ năm đó và nhất là không được để thầy đồ đến lớp một mình, nhất thiết phải có người luôn luôn giám sát việc giảng dạy chữ Nho của thầy đồ sao cho đúng với “Phương pháp dạy chữ Nho” đã được Tổng Thanh tra học chính thông qua. Về phía học sinh, ai muốn học hay không tùy ý. b) Tại các trường Tiểu học Toàn cấp: Nơi nào phụ huynh cùng giới cầm quyền địa phương yêu cầu thì Thống đốc hoặc Thống sứ hay Khâm sứ, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng hàng tỉnh, mới ra quyết định đưa môn học chữ Nho thành môn học bắt buộc tại trường Tiểu học toàn cấp, song cũng chỉ là môn bắt buộc đối với hai lớp cuối cấp thôi. Hàng năm, Thống đốc (hoặc Thống sứ hay Khâm sứ) phải có một bản báo cáo riêng về việc dạy chữ Nho tại các trường này lên Toàn quyền Đông Dương” [dẫn theo 106, tr.72-73].

Hình ảnh của nền giáo dục Pháp đã rất rõ ràng trong các trường học Pháp - Việt nhưng để phù hợp với đối tượng tiếp nhận là người bản xứ, Albert Sarraut đã có những điều chỉnh về hệ thống tổ chức và chương trình học, vẫn không loại trừ chữ Hán khỏi nội dung giáo dục dù văn tự này đang bị chính các sỹ phu và học sinh người Việt từ bỏ cùng với sự chấm dứt của nền khoa cử Nho học. Dù rằng vẫn còn tồn tại tình trạng “chưa bậc nào được chỉnh bị cả, mà tính cách cũng không được phân minh, tiểu học chửa ra tiểu học, trung học chửa ra trung học, đại học chửa ra đại học, so sánh với học chế các nước còn khuyết điểm nhiều lắm” [dẫn theo 43, tr.153] nhưng Albert Sarraut đã làm được điều mà các vị Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền tiền nhiệm chưa có điều kiện thực hiện: xóa bỏ nền giáo dục Nho học, thiết lập ở Việt Nam một nền giáo dục thống nhất.

2.3.4. Một vài điều chỉnh của Merlin và Varenne‌


Tiếp sau những cải cách mạnh mẽ của Albert Sarraut, nền giáo dục Pháp - Việt đã diễn ra một vài điều chỉnh ở bậc Tiểu học và bậc Trung học trước khi đạt được sự hoàn chỉnh.

Mặc dù trong Thông tri đề ngày 20/3/1918, Albert Sarraut xác định :Tiếng Pháp sẽ bắt đầu dạy từ lớp Sơ đẳng nhưng ở nhiều nơi, nhà trường vẫn dạy ngôn ngữ này từ rất sớm dẫn đến “Học sinh Tiểu học không thâu lượm được kiến thức vững chắc; rút cục chúng sẽ không thạo cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Pháp” [dẫn theo 32, tr.727]. Phát xuất từ kết luận vừa nêu của bản điều tra về giáo dục Tiểu học năm 1923 và thực trạng 9/10 học sinh nông thôn Việt Nam không đủ khả năng theo học đến bậc Tiểu học [xem 106, tr.81], Toàn quyền Merlin ban hành Nghị định ngày 18/9/1924 chỉ thị: “Trong 3 lớp đầu của ngành tiểu học, từ nay sẽ lấy tiếng mẹ đẻ làm phương tiện chuyển tải giáo dục, còn tiếng Pháp, trái lại, sẽ là ngôn ngữ độc tôn và bắt buộc trong học hành ở các lớp nhì và nhất” [dẫn theo 32, tr.727] đồng thời lập ra bằng Sơ học yếu lược bản xứ (Certificat d’Études élémentaires indigèns). Chương trình và thể thức thi “Bản xứ Sơ học yếu lược” được quy định trong nghị định do Krautheimer, Thống sứ Bắc Kỳ, ký ngày 24/2/1925 như sau: Bài thi bắt buộc được thực hiện bằng tiếng Việt, có 2 phần: viết và vấn đáp. Bài thi viết gồm có: 1) Một bài chính tả dễ, từ 8 dòng đến 10 dòng, có câu hỏi (tối đa 5 câu gồm đại ý trong bài, nghĩa của từ có 1 tiếng, nghĩa của từ có 2-3 tiếng chắp với nhau, nghĩa 1 câu …). Khi đọc chính tả, giáo viên phải đọc dấu chấm câu; 2) Một bài luận dễ (tả cảnh, tự sự, viết thư …); 3) Hai bài tính đố. Bài thi vấn đáp gồm có: 1) Đọc 1 bài Quốc ngữ dễ, có kèm câu hỏi xem có hiểu và biết nghĩa từ

không; 2) Hỏi về Luân lý, Sử ký và Địa dư; 3) Hỏi về tính nhẩm và những điều thường thức. Bài thi tình nguyện được thực hiện bằng tiếng Pháp, cũng có 2 phần: viết và vấn đáp. Nếu được điểm trung bình (10 điểm cho 2 bài) thì trong bằng Sơ học yếu lược cấp cho học sinh sẽ có thêm dòng chữ “biết tiếng Pháp” - điều kiện cần để dự học lớp Trung đẳng (Moyen) [xem 43, tr.158-159]. Tuy nhiên, học sinh đã gặp rất hiều khó khăn khi phải theo học một chương trình hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Do đó, năm 1927, nhà cầm quyền Pháp ban hành Nghị định thành lập lớp Trung đẳng đệ nhất niên (cours moyen 1 ère année) làm năm chuyển tiếp (giữa lớp Sơ đẳng và Trung đẳng đệ nhị niên) nhằm tạo điều kiện cho học sinh học thêm tiếng Pháp để tiếp tục học lên.

20

Phát xuất từ quan điểm “thời tiểu học nên định cho các làng tự đặt lấy trường học và tự đặt lấy thầy dạy” [dẫn theo 43, tr.160], năm 1926, Toàn quyền Đông Dương Varenne thành lập trường Sơ học hương thôn (tên gọi khác: Sơ học bản xứ)19F , tương đương với trường Sơ học Pháp - Việt và các lớp Sơ học của trường Tiểu học Pháp - Việt toàn cấp. Nghị định ngày 2/12/1926 của Toàn quyền Đông Dương và Nghị định ngày 27/12/1926 của Thống sứ Bắc Kỳ quy định: trường Sơ học hương thôn được tổ chức tại các làng, có kinh phí hoạt động do dân đóng góp, đặt dưới sự quản lý của Nha Học chính. Chương trình học gồm các môn Luân lý, Thể dục, Đọc, Viết, Lịch sử, Địa lý, Làm tính, Vẽ, Thủ công được dạy bằng tiếng Việt (còn tiếng Pháp là ngôn ngữ không bắt buộc). Làng xã tự tuyển chọn giáo viên từ những người đã thi đỗ trong các kỳ thi Nho giáo hoặc có bằng Tiểu học Pháp - Việt [xem 43, tr.159-161].

Như vậy, đến thời điểm năm 1927, bậc Tiểu học của nền giáo dục Pháp - Việt có thời gian học là 6 năm với 3 loại trường: Sơ học bản xứ, Sơ đẳng Tiểu học, Tiểu học Toàn cấp và 2 kỳ thi Sơ học yếu lược (sau khi học xong 3 lớp: Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng), Tốt nghiệp Tiểu học (sau khi học xong 3 lớp kế tiếp: Trung đẳng đệ nhất niên, Trung đẳng đệ nhị niên, Cao đẳng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Theo Nghị định ngày 26/12/1924, sau 2 năm học ở bậc Trung học, học sinh sẽ đạt trình độ cao hơn Tú tài phần thứ Nhất nhưng lại thấp hơn Tú tài Toàn phần của Tú tài Pháp, do đó, không thể thiếp tục theo học các trường Cao đẳng, Đại học tại Pháp. Mọi tuyên


Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 11

20 Theo Phan Trọng Báu, danh xưng của loại trường này là: Trường Phổ cập Giáo dục và có sự khác biệt trong cách tổ chức của nhà cầm quyền ở từng địa phương:

- Bắc Kỳ: mỗi làng đều có một trường, gọi là trường “hương học”

- Trung Kỳ: nhiều làng gần nhau lập trường “liên hương” (do thưa dân cư )

- Nam Kỳ: chỉ tổ chức những lớp “bổ trợ dự bị” (cours auxiliaires préparatoires) cho những làng chưa có điều kiện mở trường [xem 9, tr.98-100]

truyền cho khuynh hướng liên hiệp (assocation) và cố gắng chinh phục trái tim của tầng lớp thượng lưu bản xứ sẽ trở nên hoài phí nếu sự phân biệt giữa chính quốc và Đông Dương lại diễn ra ngay trong lĩnh vực đang được xã hội quan tâm: giáo dục. Do vậy, trong Nghị định được ký ngày 23/12/1927, Toàn quyền Varenne quyết định thời gian học của bậc Trung học là 3 năm (thay vì 2 năm như quy định của Học chính Tổng quy) và sau khi hoàn tất việc học, học sinh sẽ thi lấy bằng Tú tài bản xứ phần thứ Hai. Tuy Pháp văn vẫn giữ vai trò chủ đạo và các môn Triết, Toán, Khoa học được dạy theo chương trình Tú tài Tây (bac métropolitain) nhưng chương trình trung học bản xứ cũng chú ý nhiều đến Việt văn và Hán văn, thể hiện qua những mục tiêu mà học sinh cần đạt: có một số vốn chữ Hán để có thể đọc và hiểu được những bài Hán văn thông thường hoặc cổ điển dễ; bước đầu tìm hiểu được những tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán; học cả văn học Việt Nam cổ điển (mà chương trình xếp vào loại “Văn học Hán - Việt”) và văn học cổ đại Trung Quốc. Ngày 12/10/1930, nhà cầm quyền Pháp ra Nghị định thừa nhận Tú tài bản xứ có cùng giá trị với Tú tài Pháp [xem 9, tr.104-110].

Như vậy, bậc Trung học có thời gian học là 7 năm, gồm: Cao đẳng Tiểu học có 4 năm là đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ niên. Sau khi học xong, học sinh được đi thi để lấy bằng Cao đẳng Tiểu học (còn có tên khác là Thành chung hay Diplôme); Trung học có 3 năm, chia thành 2 giai đoạn. Hai năm đầu kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng Tú tài phần thứ Nhất. Sau đó, học sinh được tuyển thẳng để học năm thứ 3 và thi Tú tài Toàn phần.

Từ Paul Bert qua Paul Beau, Klobukowsky đến Albert Sarraut rồi cuối cùng là Merlin và Varenne, nền giáo dục Pháp - Việt đã được thiết lập thống nhất ở Việt Nam, gồm 2 bậc: Tiểu học và Trung học với tổng thời gian học là 13 năm. Những cải cách, điều chỉnh về hệ thống tổ chức và chương trình học của nhà cầm quyền Pháp đối với nền giáo dục Pháp

- Việt chủ yếu phát xuất từ 2 nhân tố: yêu cầu của việc cai trị và đối tượng tiếp nhận. Mặc dù nền giáo dục Pháp - Việt sẽ còn có những điều chỉnh về chương trình học cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới nhưng kể từ khi Nghị định ngày 12/10/1930 được ban hành, học sinh có bằng Tú tài bản xứ đã có thể sánh cùng với học sinh có bằng Tú tài Tây tiến vào các trường Cao đẳng, Đại học đặt tại Đông Dương hay tại Pháp, tức là đã có sự tương xứng về bằng cấp giữa 2 hệ thống giáo dục: giáo dục Pháp và giáo dục Pháp - Việt.

2.4. Quan niệm mới về giáo dục của các sỹ phu Nho học (đầu thế kỷ XX)‌


Khi phong trào Cần Vương không còn nữa, một bộ phận sỹ phu đã ngậm ngùi thừa nhận “Đại sự khứ hỷ! Thời sự vô khả vi!” [dẫn theo 75, tr.226] (tạm dịch: Chuyện lớn đã qua! Chuyện hiện tại không thể làm!). Họ lui về ẩn dật chốn điền viên để giữ tiết tháo nhà Nho và gửi vào thơ văn nỗi ưu thời mẫn thế:

“Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn năm mơ?”

Nguyễn Khuyến - Cuốc kêu cảm hứng

Trong khi đó, cũng lớp người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nhưng do chứng kiến “sự thức tỉnh của châu Á”, do tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ từ Tân thư, Tân văn, đã tìm ra một con đường mới mà họ tin là sẽ cứu vãn được cơ đồ dân tộc. Tràn đầy hy vọng, các sỹ phu phát động phong trào Duy Tân, nêu cao quan điểm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đề ra quan niệm mới về giáo dục, tuy chưa hoàn toàn giống với nền giáo dục mà người Pháp đang thiết lập ở Việt Nam nhưng đã khác nhiều so với nền Nho học hiện đang lay lắt tồn tại.

Người Pháp và giáo sỹ đã từng hoài công với ý định loại bỏ chữ Hán khỏi nhà trường Pháp - Việt vì thái độ bất hợp tác của dân chúng. Điều mỉa mai là, khi nhà cầm quyền chấp nhận sự tồn tại của chữ Hán trong chương trình học (dù động cơ thật sự không phải là thái độ thành thật tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống bản xứ) thì đến lượt các nhà Nho lên án chữ Thánh hiền: “Chữ Hán quả là một cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng, vì nỗi dùi mài một đời, học điều cao xa quá. Chữ thảm chữ hại làm cho ai mó đến cũng phải quên cả việc thường đời nay, để học việc đời xưa, đời xưa thực chết rồi, thực xa rồi” [dẫn theo 111, tr.51]. Khoa cử cũng chịu chung số phận bị xem thường: “Anh còn muốn cái cử nhân ư? Này, tôi bán cho anh một xu thôi!” [dẫn theo 111, tr.52]. Không thể tiếp tục để thanh niên Việt Nam bị ràng buộc trong lối học từ chương đã quá lạc hậu, sự nghiệp cứu nước và hồi sinh ý thức tự cường dân tộc, theo các sỹ phu, cần có một nền giáo dục mới.

Trong Văn minh Tân học sách, các nhà nho đã chỉ ra các bước để kiến lập nền giáo

dục mới. Khởi đầu là lời khuyên “Dùng văn tự nước nhà”: “Phàm người trong nước đi học

nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con cũng đều biết chữ; và người ta có thể dùng quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay, và thư từ thì có thể chuốc lời và đạt ý”. Tiếp đến là “Hiệu đính sách vở”: “Tưởng nên đặt ra một tòa soạn sách: pho nào nên đọc, pho nào không nên, đặt thành cái chương trình học để theo từng cấp mà học cho biết. Tựu trung như Hiếu kinh, Trung kinh, Tiểu học toàn chú, Tạc phi am và những lời hay nét tốt của các hiền triết Đông, Tây xưa, phàm những điều có thể bổ ích cho nhân tâm thế đạo, đều nên trích lấy đại yếu, viết thành một tập, rồi dịch ra quốc ngữ để làm độc bản cho lớp sơ học. Kinh truyện thì chỉ chọn lấy chính văn. Sử thì chép lấy thế thứ hưng vong, những lý do các việc lớn thành hay bại và khuôn phép chế tác, sáng lập. Đại khái lấy Nam sử làm phần chính, rồi dịch nghĩa ra. Lại thêm vào đấy những bản đồ về làng nước, đường sá, dinh điền để bổ sung vào. Sử Tàu thì chỉ đọc qua cho biết đại lược. Sử Tây thì có các tập Ngũ đại châu địa đồ, Vạn quốc cương giám, Cận chính sử yếu, Tây học khảo … Cần phải bỏ bớt những chỗ rườm rà để cho người đọc dễ hiểu là được rồi”. Cho rằng không thể “xét nghiệm chân tài” bằng việc “đo sự ghi nhớ”, các nhà nho đề xuất “sửa đổi phép thi”: “Dẫu chưa thể theo lối Thái Tây mà đặt ra khoa chuyên môn, thì trong khi căn cứ vào văn chương để kén người, có thể tạm dùng luận và văn sách cũng còn có lý đôi chút. Ngay như nước Tàu từ khoa Canh Tý đến nay cũng đã bỏ lối bát cổ mà thi sách, luận rồi. Có lẽ ta cũng nên chỉ nên dùng hai lối văn ấy để mà khảo sát học sinh. Lấy kinh, truyện và ba sử (sử Nam, sử Tàu, sử Thái Tây), đặt đề mà hỏi, cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học sinh học và thi không trái ngược với công việc thực tế họ phải làm, như thế thì cũng đã tàm tạm đúng vậy” [xem 111, tr.123- 127].

Được Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và nhiều sỹ phu yêu nước khác thành lập vào tháng 3/1907 tại Hà Nội, Đông Kinh Nghĩa thục là nơi những ý tưởng mở mang dân trí nêu trên được chuyển hóa thành hiện thực. Giám học Nguyễn Quyền đã nói về mục đích của việc học tại trường là “Lớp trên lớp dưới cũng vậy, chỉ cốt học để làm người dân, chứ không học lối từ chương khoa cử là cái di độc ngày xưa còn lại” [dẫn theo 111, tr.62]. Phù hợp với mục đích vừa nêu, chương trình học của Đông Kinh Nghĩa thục gồm các môn học “ngôn ngữ, lịch sử, địa lý nước ta và các nước ngoài, cho đến thiên văn, toán học, vệ sinh học, động vật học, thực vật học, khoáng chất học, thổ nhưỡng học, cách trí, hóa học, tâm lý, luân lý, chính trị, kế học” [dẫn theo 116, tr.272] được chia thành nhiều cấp học gắn với từng loại

văn tự: “Duy có lớp trung học, đại học thì chữ Pháp, chữ Hán, còn từ trung tiểu học trở xuống, bất cứ nam nữ đều học quốc ngữ” [dẫn theo 111, tr.62]. Ban Tu thư của nhà trường đã tham khảo sách giáo khoa của trường Tiểu học Pháp để dạy các môn khoa học và biên soạn các sách như Quốc dân độc bản, Nam quốc giai sự, Nam quốc địa dư, Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư … để làm tài liệu dạy học các môn còn lại. Điều thực sự mới mẻ trong tư tưởng của các sỹ phu về giáo dục chính là lời kêu gọi học nghề: “Thiếu niên chúng ta phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá hỏng chí hướng của mình. Những người giàu có nên cho con em ra nước ngoài xin vào học các trường thực nghiệp để khuếch trương nghề nghiệp của mình, như thế vinh quang hơn cái học khoa cử vạn lần. Còn như bỏ văn sách thì nước nhà sẽ không đời nào hưng thịnh được” [dẫn theo 116, tr.275]. Do đó, sau khi “các thứ học phổ thông đã suốt”, người học cần:

“Học chuyên môn cốt một nghề cao Trong một nước nghề hay đã đủ, Từ đó mà tiến bộ văn minh,

Rồi mà cũng chế thủy tinh,

Cũng lò đúc sắt, cũng dinh đúc đồng. Cũng tàu máy qua sông vượt bể, Cũng điện cơ, điện khí, điện xa, Cũng buôn, cũng bán gần xa,

Khi vào Tây Cống khi ra Hải Phòng. Thế mới thực phụ công đi học,

Thế mới là cỗi gốc văn minh!...”

Nguyễn Phan Lãng - Thiết tiền ca [dẫn theo 111, tr.64]

Khi chủ quyền đất nước bị tước đoạt bởi kẻ xâm lược, giáo dục Nho học đảm nhận vai trò là một cơ sở tồn tại của những giá trị văn hóa truyền thống, trường học của thầy đồ là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước. Bàn về Khế ước xã hội, Vạn pháp tinh lý, Nhật Bản duy tân tam thập niên sử, Văn minh khái lược luận … đến Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, cùng với những đổi thay của thời cuộc, đã tạo nên bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức của các sỹ phu: chế độ phong kiến và tín điều Nho học là nguyên nhân mất nước, cản trở sự phát triển của đất nước. Do vậy, Nho học cần phải được thay thế bằng một nền giáo dục mới nhằm “làm một cuộc cách mạng để xây dựng nền móng dân chủ, dân quyền ở Việt Nam tạo cho đất nước có một mẫu người có ý thức mới, một tập thể quần chúng có ý thức về dân quyền,

21

quyền nước đang sống dưới một xã hội một cổ hai tròng” [dẫn theo 116, tr.278]. Theo gương Nhật Bản, những yếu tố của giáo dục phương Tây đã được chọn làm tiêu chí so sánh và hình mẫu hướng đến của nền giáo dục trong nước: kêu gọi quốc dân học chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, tổ chức các cấp học theo trình độ nâng cao dần, xây dựng chương trình học gồm nhiều môn tương tự với nhà trường Pháp – Việt (như Toán pháp, Cách trí …) và khuyến khích tự do tư tưởng trong học thuật. Từ bỏ quan niệm cố hữu “Điển phần vi quý thứ hà khinh”20F và địa vị trọng vọng trong hệ thống thang bậc xã hội, các sỹ phu thiết tha kêu gọi thanh niên đoạn tuyệt với con đường khoa cử để tìm đến lối học hữu dụng hơn: học nghề

“Hỡi những người chí cả thương quê, Mau mau đi học lấy nghề.

Học rồi ta sẽ đem về dạy nhau!”

Phan Châu Trinh - Tỉnh hồn quốc ca [dẫn theo 116, tr.240]

Tuy nhiên, tư tưởng của các sỹ phu về giáo dục vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi nền Nho học truyền thống: văn chương, mà cụ thể là luận và văn sách, vẫn được dùng để khảo sát trình độ của học sinh; nội dung thi cử vẫn là kinh, truyện và ba sử (sử Nam, sử Tàu, sử Thái Tây).

Phong trào Duy Tân đã mang đến dòng suy tư mới cho xã hội Việt Nam trong buổi giao thời dù đôi lúc, vì quá nhiệt thành đón nhận tư tưởng mới, các sỹ phu đã phủ nhận tất cả những giá trị của nền cựu học, môi trường đã hình thành nên nhân cách của họ, thậm chí hùng hồn tuyên bố: “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc” (Phan Châu Trinh).

Từng tâm niệm “Giang sơn tử hĩ sinh hà nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”

Phan Bội Châu - Xuất dương lưu biệt

(tạm dịch: Non sông đã chết, sống chỉ nhục

Thánh hiền đã vắng, đọc sách cũng là ngu/mê mẩn) nhưng khi phát động trào lưu giáo dục mới, lớp người Nho học đã gửi vào tương lai niềm hy vọng: “… Rồi đây khí thiêng non nước hun đúc nên người giữa thời buổi gió Âu mưa Mỹ này, biết đâu sẽ có kẻ vì Tổ quốc mà quét mù vén mây, khai thác hẳn cho nước nhà một bầu trời quang đãng lẫy lừng” [dẫn theo 111, tr.60].

*


21 Xem chú giải số (7) của luận văn này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2023