Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 4

vỡ lẽ “Chính phủ đã bị lừa về tính cách của việc thôn tính Nam Kỳ (…) Người ta nói với chính phủ về những tài nguyên không hề có, sự sẵn sàng nơi người dân nhưng kỳ thực quân chính qui lại rất đông và quân tự vệ thì gồm tất cả mọi người khỏe mạnh trong dân chúng” [dẫn theo 115, tr.94]. Mặt khác, đoàn quân viễn chinh lại phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết miền Trung. Thức tỉnh trước tình thế, Đô đốc Rigaul de Geouilly chuyển sang hướng mới: cảng Sài Gòn ở phía Nam, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các nhà truyền giáo.

Đến Cap Saint-Jacques ngày 10/2/1859, đoàn tàu tiến chậm trên sông Sài Gòn do phải vượt qua nhiều chướng ngại vật và đồn lũy dọc hai bên bờ. Ngày 17/2, quân Pháp tấn công và chiếm thành Gia Định. Cũng như ở Đà Nẵng mấy tháng trước, người Pháp bị cô lập, phải nhận từ dân chúng thái độ bất hợp tác và không tìm đâu ra sự nồng nhiệt đón tiếp của các làng Gia Tô giáo như lời hứa hẹn của các giáo sỹ. Những đám cháy lớn liên tục bùng lên, những đạo quân “ứng nghĩa” nhanh chóng thành lập. Nhưng, điều đáng sợ hơn cả là nguy cơ về sự tấn công bất ngờ của quân đội triều đình phát xuất từ phòng tuyến Chí Hòa vừa được xây dựng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Trong khi đó, tình hình ở Đà Nẵng ngày càng trầm trọng: Thương vong tiếp tục, thiếu thốn đạn dược, lương thực, nhiên liệu vận hành tàu chiến ... Không còn khả năng mở cuộc tấn công thẳng vào Kinh đô Huế, Bộ trưởng Hải quân ra chỉ thị: “Hoàng thượng trông cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của ông để quyết định xem, với lực lượng mà ông chỉ huy, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay là tốt hơn chỉ nên làm áp lực trên Chính phủ đó, bằng cách chiếm đóng Đà Nẵng và các cứ điểm khác mà ông đã hoặc sẽ có thể chiếm được và bằng việc phong tỏa một hay nhiều hải cảng ở Nam kỳ, để đi đến một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch đã vạch ra ngày 25 tháng 11 năm 1857; hay đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mưu tính rõ ràng nằm ngoài tầm các phương tiện mà ông có” [dẫn theo 115, tr.107]. Không thể chấp nhận ý tưởng từ bỏ cuộc viễn chinh, trong hoàn cảnh hiện tại, Rigault de Genouilly nghĩ đến giải pháp thương thuyết với triều đình Huế. Yêu sách về tự do truyền giáo trở thành chướng ngại khiến cho mọi thương thuyết của đại diện hai phía không đi đến kết quả chung cuộc. Chiến tranh tái diễn, nhưng trước yêu cầu của tình hình mới ở Peiho, đầu năm 1860, Đô đốc Page lên đường sang Trung Quốc. Cũng nên lưu ý là, cho đến thời điểm năm 1860, quan điểm về một chế độ thuộc địa ở Annam vẫn còn lập lờ trong tư tưởng của Napoléon III, nếu không muốn nói việc chiếm đóng chỉ là phương tiện để đạt được hiệp ước và lợi ích thương mại vẫn chưa phải là mối bận tận tâm hàng đầu.

Nhậm chức Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa ngày 24/11/1860, Chasseloup-Laubat đã thay thế những do dự, bất nhất trong chính sách của Pháp ở Việt Nam bằng một quan điểm rõ ràng và thực tế: một thuộc địa vĩnh viễn ở Nam Kỳ. Cũng từ đây, vấn đề tôn giáo đã phải lùi xuống hàng thứ yếu để nhường chỗ cho quyền lợi thương mại và thuộc địa.

Giải quyết xong chiến sự ở Trung Quốc bằng Hòa ước ngày 25/10/1860, Phó Đô đốc Charner thẳng tiến về Sài Gòn. Có thể xem cách lập luận dưới đây của Charner là định hướng cho những hành động quân sự sẽ diễn ra ở Nam Kỳ trong thời gian tới: “Nếu chúng ta muốn đứng vững ở Nam Kỳ, và tạo ra ở đây một trung tâm buôn bán quan trọng, chúng ta không nên chỉ giới hạn ở việc chiếm Sài Gòn; quyền lợi của chúng ta đòi chúng ta mở rộng giao dịch trên toàn Nam bộ là xứ có các tỉnh phì nhiêu nhất và giàu có nhất của toàn Vương quốc” [dẫn theo 115, tr.122]. Để thực hiện ý định vừa nêu, Đại đồn Chí Hòa là đối tượng cần phải xử lý đầu tiên. Giao tranh ác liệt đã diễn ra liên tiếp trong các ngày 25-27/2/1861, cuối cùng, quân Pháp đã công phá được Đại đồn. Giải quyết xong Sài Gòn, đến lượt các tỉnh còn lại của Nam Kỳ: ngày 12/4, Pháp cắm cờ trên nóc thành Mỹ Tho; ngày 14/12, thành Biên Hòa bỏ ngỏ; ngày 23/2/1862, Pháp chiếm thành Vĩnh Long; chỉ còn An Giang và Hà Tiên là vô sự.

Trong khi quân dân Nam Kỳ kháng chiến khắp nơi thì ở miền Bắc, Lê Duy Phụng, một tín đồ Thiên Chúa giáo, tự xưng dòng dõi nhà Lê, phất cờ tuyên cáo: “Vì cảnh lầm than của dân ta và vì hoàn cảnh gia đình, ta quyết định phải trả thù cho chính đáng để rửa cái nhục phải chịu biết bao đau khổ, để cho đạo Thiên Chúa được truyền bá khắp nơi ở Bắc Kỳ và để cho dân chúng sống trở lại thái bình và hạnh phúc” [dẫn theo 139, tr.285].

Giải quyết cùng lúc hai vấn đề: xâm lược và nổi loạn là một việc làm quá sức, triều đình Huế buộc phải chấp nhận đề nghị hòa bình với Pháp để tập trung lực lượng đánh tan cuộc nổi loạn ở phía Bắc. Phái đoàn Việt Nam do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu, khởi hành vào Sài Gòn kèm theo lời dặn của vua Tự Đức: “Hãy hành động rất cẩn thận hầu có ngưng chiến càng sớm càng tốt, để làm đủ sứ mệnh Trẫm giao phó”, “Hãy dò lường tình ý, tùy nghi biện bác sao cho họ bình tâm nghĩ lại, giảm được phần nào thì tốt phần ấy, nếu không được thì mới từ ít đến nhiều” [dẫn theo 85, tr.282-283].

Nếu như lần thương thuyết năm 1861, Nguyễn Bá Nghi cứ tranh luận mãi với Charner những điều khoản tôn giáo và bác bỏ tất cả mọi giao nhượng lãnh thổ thì đến lúc này mọi chuyện có vẻ được quyết định nhanh hơn. Chỉ sau một tuần thảo luận, ngày 5/6/1862, tại Trường Thi ở Sài Gòn đã diễn ra sự trao đổi chữ ký sơ bộ cho Hiệp ước. Gồm

12 điều khoản, nội dung chủ yếu của Hiệp ước là: Chính phủ Việt Nam nhượng cho Pháp 3 tỉnh phía Đông Nam bộ (Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa) và Côn Đảo; thừa nhận quyền tự do truyền giáo cho các phái bộ thừa sai Gia Tô; mở một số cảng và sông Cửu Long đến tận Cam Bốt cho thương mại Pháp; bồi thường 4 triệu đô la, trả trong 10 năm; Chính phủ Việt Nam phải được sự đồng ý của Pháp khi nhượng đất đai của mình cho nước khác [115, tr.131-132].

Hiệp ước Nhâm Tuất đã gây phẫn uất trong dân chúng Nam Kỳ, cờ nghĩa của Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực … tiếp tục giương cao, khắp nơi truyền đi lời hịch kêu gọi một tinh thần kiên định chiến đấu:

“Bớ các quan ơi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Chớ thấy chín trùng hòa nghị mà tấm lòng địch khái nỡ phôi pha, Đừng rằng ba tỉnh giao hòa mà cái việc cừu thù đành bỏ dở”

Tại Huế, vua Tự Đức đã trách phái bộ “Hai người [Phan, Lâm] không chỉ là tội nhân của bản triều mà còn là tội nhân của muôn đời nữa” [dẫn theo 85, tr.285]. Nhiều năm sau, nhà vua vẫn còn nặng lòng về các điều khoản nhượng đất: “Bất đắc dĩ cầu hòa với giặc, sai sứ đi định ước, bậc kỳ nho thạc phụ khẳng khái xin đi, không biết vì cớ gì mà lập thành hòa ước dễ dàng, đem tất cả thổ địa nhân dân của các triều trước mở mang khó nhọc bỗng chốc bỏ cho giặc hết” [dẫn theo 85, tr.285].

Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 4

Mọi chuyện đã lỡ làng, chỉ còn cách cứu vãn tình thế. Không đặt niềm tin vào phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ ở miền Nam, nhà vua nghĩ đến khả năng ngoại giao để khôi phục chủ quyền trên 3 tỉnh vừa bị mất. Một phái bộ gồm 12 người, do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, được cử sang Pháp để gửi đến triều đình Paris đề nghị: xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, đổi lại, Việt Nam xin nộp cống vĩnh viễn từ 2-3 triệu mỗi năm, cùng với tự do buôn bán khắp nước và nhượng đứt Sài Gòn. Trong hoàn cảnh các cuộc viễn chinh xa xôi làm hao tổn ngân sách đang bị chỉ trích, sự cần thiết duy trì “Liên minh thân ái” (giữa Pháp và Anh) và nhất là Hoàng Đế không có một chính sách thuộc địa rõ rệt đối với Nam Kỳ, Napoléon III đã có ý chấp thuận đề nghị của sứ đoàn. Nhưng trước sự chống đối kịch liệt của “đảng thuộc địa” mà đại diện là Chasseloup-Laubat (Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa), De La Grandière (thay Bonard làm Tổng chỉ huy quân sự ở Nam Kỳ), Hoàng Đế Pháp lại ngả theo chủ trương bành trướng thuộc địa. Mọi hy vọng tiêu tan khi, trong phiên họp ngày 15/10/1862, Hội Đồng Bộ trưởng không phê chuẩn Hiệp ước

Aubaret. Quyết định này có nghĩa là không có thay đổi gì về tôn giáo, đất đai, thương mại, tất cả đều tuân theo các điều khoản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Ngày 10/6/1867, De La Grandière nhận được từ Rigault de Genouilly, người vừa thay Chasseloup-Laubat làm Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa, khuyến cáo: “Mặc dù tình trạng [chính trị châu Âu] bớt căng thẳng hơn, nhưng cho tới khi có lệnh mới ông đừng nghĩ tới chuyện biểu dương lực lượng đối với ba tỉnh” [dẫn theo 8, tr.54]. Chỉ thị đã đến quá muộn màng và dường như không được chú ý. Trước đó, De La Grangdière đã hai lần cử đại diện ra Huế nêu yêu sách nhượng luôn cho Pháp 3 tỉnh miền Tây và tại Nam Kỳ, ông đã phác họa một kế hoạch tỉ mỉ cho các chiến dịch, thậm chí, ranh giới hành chính của các tỉnh cũng được xác định trước [8, tr.52].

Khởi sự ngày 19/6, quân Pháp bao vây thành Vĩnh Long. Nhận thấy mọi sự kháng cự lúc này là vô ích, chỉ kéo dài thêm bất hạnh cho dân chúng, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản chấp nhận nộp thành (20/6), đồng thời gửi thư khuyên hàng đến Tổng đốc An Giang và Tổng đốc Hà Tiên. Hai tỉnh này lần lượt bị Pháp chiếm vào các ngày 21 và 24/6. Trở về trong nỗi ray rứt, ngậm ngùi, Phan Thanh Giản đã tuyệt thực một thời gian và tự vẫn vào ngày 5/7, sau khi bày tỏ cùng vua Tự Đức: “Sớ rằng: Đất đai ở Nam Kỳ một khi đến như thế, mau chóng quá, tình thế không thể ngăn nổi. Thần nghĩa đáng chết, không dám cầu sống, để cái hổ cho vua (…) Thần đến lúc tuyệt mệnh, nghẹn lời không biết nói sao nữa; chỉ rỏ nước mắt trông nhớ, khôn xiết nguyện vọng mà thôi ” [89, tr.45-46].

Vua Tự Đức đón nhận tin Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây với thái độ giận dữ, còn Bộ trưởng Rigault de Genouilly tỏ vẻ bất mãn trước hành động của Đô đốc De La Grandière. Đến đây, Lục tỉnh Nam kỳ, trên thực tế, đã thuộc về thực dân Pháp, chỉ còn chờ sự thừa nhận chính thức bằng văn bản của triều đình Huế. Bất chấp tất cả, dân chúng Nam Kỳ tiếp tục kháng chiến.

Từ lâu, các thừa sai đã dựng lên một huyền thoại về thuyết “Bắc Kỳ ly khai” mà ở đó người Bắc Kỳ, cư dân của một vương quốc độc lập trước đây, đau khổ dưới sự “đô hộ của người An Nam” đang nóng lòng chờ đợi người Pháp đến giải phóng cho họ và chấp nhận sự đô hộ của người Pháp, miễn là xứ này được tách khỏi Nam Kỳ và có một vua Lê đứng đầu [xem 115, tr.225]. Rigault de Genouilly, Chasseloup-Laubat, De La Grandière … đều bị quyến rũ bởi một tương lai “nước Pháp trở nên người bảo hộ của Vương quốc và sẽ làm ra mọi hiệp ước tự do thương mại, dân sự và tôn giáo mà mình muốn …” [dẫn theo 115, tr.228-229] nhưng đành phải gác lại vì không có điều kiện. Tình hình Nam Kỳ dần đi vào ổn

định, Dupré hướng tầm nhìn ra Bắc, ấp ủ một dự định tiến quân mà các chỉ huy quân sự tiền nhiệm đã bỏ lỡ.

3

Cơ hội đã đến khi triều đình Huế, do không thể tự giải quyết hành động gây hấn của Jean Dupuis ở lưu vực sông Hồng, đã cử phái bộ vào Sài Gòn “xin giúp đỡ”2F. Lập tức, Dupré cử Thiếu tá Hải quân Francis Garnier, cùng với 100 lính và 1 hạm đội nhỏ gồm 2 tàu chiến trang bị 11 đại bác [85, tr.321], ra Bắc để “mời ông Dupuis tạm thời từ bỏ công việc kinh doanh của ông ta, để tiếp tục thực hiện lại sau này trong những điều kiện hợp pháp hơn, và trong trường hợp ông ta từ chối thì sẽ phải cưỡng chế ông ta, và tức khắc đuổi ông ta đi. Lệnh cũng sẽ là mở cửa sông Hồng cho thuyền bè của người Annam, người Pháp, người Trung Hoa đi lại, với một mức thuế vừa phải khi đi xuôi đi ngược, làm cho tôn trọng những điều khoản bảo vệ người Thiên chúa giáo và sẽ đóng lại ở Tonkin cho đến khi ký kết được hiệp định” [dẫn theo 82, tr.197].

Trái ngược với mong muốn của triều đình Huế, tại Hà Nội, Francis Garnier đã bênh vực Dupuis, đòi mở cửa sông Hồng cho thương mại Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc, phá cửa thành Hà Nội để dời quân đồn trú về đóng tại Trường Thi. Tình hình càng căng thẳng khi Nguyễn Tri Phương dứt khoát từ chối mọi nội dung thương thuyết có nội dung nằm ngoài vấn đề Dupuis và tăng cường phòng thủ. Sau khi gửi cho Nguyễn Tri Phương những lời đe dọa “Tôi tôn vinh tuổi tác cao và lòng yêu nước của ngài. Tôi không hài lòng về tính chất căm thù mù quáng chống lại người Pháp trong các hành động của ngài. Trách nhiệm về những hậu quả này sẽ rơi trên đầu ngài” [dẫn theo 82, tr.207] và một tối hậu thư, ngày 20/11/1873, Francis Garnier tấn công và chiếm thành Hà Nội. Bị thương trong khi chỉ huy chiến đấu, Nguyễn Tri Phương khước từ mọi sự cứu chữa của người Pháp và qua đời ngày 20/12, để lại cho hậu thế tấm gương kiên trung của vị tướng giữ thành - “Phương nằm gan lì ở dinh, tuyệt không ăn uống gì. Bọn quân Pháp coi giữ ở thành ấy thường đem cháo và thuốc đổ cho Phương ăn uống, nhưng Phương nhất thiết đều phun mửa ra. Thong dong nói rằng: Nghĩa đáng phải chết” [88, tr.461]. Trong men chiến thắng, Francis Garnier đã hành động theo bản tính quyết liệt và phiêu lưu của mình: tiến đánh các tỉnh ở Đồng bằng Bắc Kỳ, như Hưng Yên (24/11), Hải Dương (4/12), Ninh Bình (5/12), Nam Định (10/12).

Thất bại của quân đội triều đình không làm giảm sút nhuệ khí chiến đấu ở Bắc Kỳ. Phong trào kháng chiến nhanh chóng quy tụ nhiều lực lượng: các đạo quân triều đình còn lại do Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản cho huy, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, gần như


3 Từ dùng của Francis Garnier, chỉ huy trưởng quân Pháp tại Hà Nội, trong Cáo thị ngày 7/11/1873 [xem 82, tr.203].

toàn bộ dân chúng, trừ những con chiên, và giành chiến công vang dội tại Cầu Giấy (21/12): Francis Garnier tử trận. Sau sự kiện này, quân Pháp ở vào tình trạng: không được viện binh, không có tiền bạc, không còn lương thực và đạn dược. Khoảng 300 lính Pháp mệt mỏi và bị cô lập ở cách xa bờ biển khoảng 300 cây số, giữa một xứ đắm chìm trong tình trạng vô chính phủ, lại bị bao vây bởi các băng đảng Cờ Đen thiện chiến và sẵn sàng tấn công [115, tr.288].

Mệnh lệnh được ban hành từ Paris: “Tôi yêu cầu ông trong mọi hoàn cảnh phải hành động trong sự hòa hợp hoàn toàn với các đại diện của triều đình Huế. Bằng mọi cách, ông phải gấp rút ký kết một hiệp ước mà kết quả sẽ đưa đến sự rút quân ra khỏi thành Hà Nội bởi vì, tôi nhắc lại với ông là Chính phủ tuyệt đối đòi không được có vấn đề chiếm đóng kéo dài, càng không được chiếm đóng vĩnh viễn, một phần lãnh thổ nào của Bắc Kỳ” [dẫn theo 115, tr.289]. Không còn lý do để chống lại hay thoái thác, Dupré đành trao cho Philastre nhiệm vụ: vãn hồi hòa bình ở Bắc Kỳ.

Đến Bắc Kỳ cùng với Nguyễn Văn Tường ngày 26/12, Philastre tiến hành các hoạt động trao trả cho chính quyền Việt Nam các thành lũy mà quân Pháp đóng giữ, sau đó trở về Sài Gòn, hai phía tiến hành thương thuyết và nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Hiệp ước Giáp Tuất được ký ngày 15/4/1874, có nội dung: Chủ quyền của Pháp được thừa nhận trên ba tỉnh miền Tây Nam bộ; một hải cảng ở miền Trung (Quy Nhơn) và hai cảng ở miền Bắc (Hải Phòng và Hà Nội) cũng như sông Hồng được mở ra cho buôn bán. Tại mỗi cảng, có một viên Lãnh sự Pháp được một toán quân nhỏ bảo vệ; Một Công sứ Pháp đóng ở Huế; Về ngoại giao, biểu trưng của một nước có chủ quyền, Triều đình Huế cam kết theo đúng chính sách đối ngoại của Pháp [115, tr.315]. Dù các đại biểu cánh tả phản ứng quyết liệt, Quốc hội Pháp đã phê chuẩn Hiệp ước trong phiên họp ngày 5/8/1874; Đức Giáo hoàng rất tán đồng các điều khoản thuộc lĩnh vực tôn giáo trong khi các thừa sai, vì vẫn giữ tham vọng về sự thay thế quyền lực ở Bắc Kỳ, chống đối [xem 115, tr.326].

Như vậy, cuộc phiêu lưu của Francis Garnier dẫu cho phải kết thúc bằng lệnh rút quân, nhưng cũng không phải là hành động vô giá trị. Theo Hiệp ước mới, người Pháp vừa chính thức có được trọn xứ Nam Kỳ, lại có thêm các quyền lợi về thương mại, tôn giáo.

Các Thống sứ kế nhiệm Dupré như Krantz (5/1874-12/1874), Duperré (1874-1876), Lafont (1877-1879) cương quyết giữ vững lập trường không can dự vào những chuyện nội bộ Bắc Kỳ, bất chấp những khuyến dụ liên tục của các Giám mục. Đến năm 1879, hoàn cảnh thay đổi, chủ trương của Paris đã không còn như trước. Trước hết, vị thế của Pháp ở

Bắc Kỳ có nguy cơ bị xâm phạm. Sau gần 5 năm, người Pháp ở Nam Kỳ chờ mãi mà không nhận được lời cầu cứu nào từ vua Tự Đức để giải quyết tình trạng loạn lạc ở Bắc Kỳ, nhà vua muốn giữ khoảng cách với Pháp và tỏ ý hướng về Trung Hoa. Thêm vào đó, các cường quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha đang tìm cách nối kết các quan hệ trực tiếp với triều đình Huế, mà không cần thông qua vai trò trung gian của Pháp theo như quy định của Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Thứ hai, sự phát triển của kỹ nghệ Pháp đặt ra đòi hỏi gắt gao về thị trường tiêu thụ - “chiếm thuộc địa là vấn đề sống chết đối với nước Pháp” [115, tr.378-379, 385-386]. Đã đến lúc từ “bảo trợ” cần được thay bằng một từ mới có hàm nghĩa rõ ràng để tiện bề thực hiện: bảo hộ. Chính giới Pháp đã tìm được tiếng nói chung trong vấn đề can thiệp vào Bắc Kỳ nhưng “tránh lao mình vào các phiêu lưu của một cuộc xâm lược quân sự” [dẫn theo 115, tr.388], chỉ cần một cuộc biểu dương lực lượng đủ lớn để tạo dựng một uy thế. “Chính bằng cách chính trị, bằng cách hòa bình, bằng cách hành chánh mà chúng ta mở rộng và củng cố ảnh hưởng của chúng ta ở Bắc Kỳ và ở An Nam” [dẫn theo 115, tr.388]. Thống sứ Lemyre de Viler đã chỉ thị Henri Rivière như vậy khi cử vị Thiếu tá này chỉ huy 2 hạm đội ra Hà Nội để tăng cường lực lượng trú phòng ở Bắc Kỳ.

Mười năm không phải là thời gian quá lâu để người ta quên đi tất cả, nhất là những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia. Do đó, Hoàng Diệu đã không tin nước Pháp phái quân đội đến Hà Nội chỉ đơn thuần là để bảo vệ những kiều dân và những người du hành chống bọn Cờ Đen. Quan Tổng đốc Hà Nội đã tăng cường phòng thủ và lặng thinh trước tối hậu thư yêu cầu nộp thành. Sáng ngày 25/4, cho rằng “bị đe dọa bởi các chuẩn bị hiếu chiến” [dẫn theo 115, tr.389] của phía Việt Nam, Henri Rivière tấn công thành Hà Nội. Quân triều đình kháng cự quyết liệt, nhưng chỉ sau hơn 2 giờ chiến đấu, hàng ngũ trở nên rối loạn, quân Pháp đã làm chủ được các dãy tường thành phía Bắc, Tây Bắc và phía Đông. Không thể cứu vãn được tình thế, Hoàng Diệu tiến đến Hành cung, hướng về phía Nam lạy tạ rồi treo cổ tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu, để lại những lời đầy trách nhiệm trong tờ biểu gửi về Kinh đô: “Lòng thần như cắt, một tay khôn cầm. Tướng lược không tài, tự nghĩ sống là vô ích, thành mất chẳng cứu, ví bằng chết cũng chưa đền. Đem thân định quyên sinh không thể học Tào Mạt hay dọa địch, treo cổ đền trách nhiệm chỉ mong theo Thương Tuần chết giữ thành.

Dám đâu trung nghĩa gọi là, chỉ vì sự thế bắt buộc. Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng phường nhân sĩ Bắc Hà, lòng cô trung thề với Long thành, chết xin theo Nguyễn Tri Phương dưới đất” [dẫn theo 135, tr.49].

“Muốn thành công bằng chính sách ngoại giao chậm chạp với triều đình Huế”, như nhận xét của Henri Riviève, Thống sứ Nam Kỳ đã không hài lòng về những diễn biến vừa xảy ra ở Hà Nội. Trung Hoa can thiệp vì lo ngại “sự lân cận với một cường quốc Âu châu” [dẫn theo 115, tr.392] nhưng rồi cũng đồng ý rút quân, phớt lờ lời cầu xin giúp đỡ của vua Tự Đức, sau khi nhận được từ Bourée, Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh, những hứa hẹn cùng sẻ chia quyền lợi ở Bắc Kỳ.

4

Tại Paris, chủ trương một cuộc viễn chinh thật sự ở Bắc Kỳ nhưng trước sức kháng cự của Hội Đồng Bộ trưởng và của Hạ Nghị viện, Jauréguiberry, Bộ trưởng Hải quân, phải tán thành đường lối “hòa bình” của Lemyre de Viler và chấp nhận gửi đến Bắc Kỳ 700 lính tăng viện3F thay vì 6000 quân nhưng dự kiến [115, tr.395]. Với số quân này, Henri Riviève đã chiếm mỏ than Hòn Gai (12/3/1883), Nam Định (27/3/1883). Dân chúng Bắc Kỳ, cũng như lần trước, đã kiên quyết cùng các đạo quân của triều đình và quân Cờ Đen kháng chiến. Và một lần nữa, chiến thắng vang dội lại diễn ra tại Cầu Giấy, ngày 19/5: Henri Riviève tử trận. Không còn những lo âu, vướng bận của năm 1873, ngày 27/5, Chính phủ Pháp gửi cho đoàn quân viễn chinh một điện tín: “Nước Pháp sẽ trả thù cho những đứa con oanh liệt” [dẫn theo 115, tr.394].

Sau 36 năm trị vì đầy mỏi mệt trong cơn biến loạn của đất nước, ngày 17/7/1883, vua Tự Đức băng hà. Cấm Thành rơi vào tình trạng không ổn định: Kế vị theo Di chiếu của Tiên vương nhưng Hoàng tử Ưng Chân chỉ ở ngôi được 3 ngày rồi bị phế, triều thần tôn Lãng Quốc công Hồng Dật lên thay, lập triều Hiệp Hòa; các đại thần chia rẽ: Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chủ trương kháng chiến, còn Nguyễn Trọng Hiệp có xu hướng hợp tác với Pháp. Ý đồ thiết lập nền bảo hộ tại An Nam đã có một thời cơ thuận lợi. Ngày 18/8, Đô đốc Courbet tấn công các thành lũy bảo vệ Kinh đô. Ngày 25/8, Nguyễn Trọng Hiệp, thay lời vua Hiệp Hòa, chấp nhận Thỏa ước do Harmand áp đặt. Theo đó, Việt Nam chấp nhận nền bảo hộ của Pháp, triều Nguyễn được cai trị phần đất từ Đèo Ngang đến Bình Thuận dưới quyền điều khiển của một Khâm sứ Pháp đóng tại Huế; Pháp kiểm soát các nguồn lợi kinh tế trong cả nước (thuế quan, tài nguyên …); Vua Nguyễn phải triệt hồi binh lính ở Bắc Kỳ, quân Pháp sẽ có mặt và đóng đồn “ở bất cứ nơi nào xét thấy cần thiết” để “bảo vệ vua An Nam chống lại hết thảy các cuộc ngoại xâm, nội loạn” [85, tr.331].

Khi soạn thảo Hiệp ước, Harmand đã vượt quá những chỉ thị của Paris và ông sẽ không chờ lâu để thấy hệ quả của sự quá đà này: Trong cung cấm, vua Hiệp Hòa bị bức tử,


4 Theo Philippe Devillers, số lính tăng viện được gửi đến Bắc Kỳ từ Paris là 750 [xem 82, tr.325].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2023