Tiền Đề Xuất Hiện Yếu Tố Kì Ảo Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái


thể loại này thành fantasy cấp cao và fantasy cấp thấp. Fantasy cấp thấp là sự cùng tồn tại của cái lý tính và phi lý tính; fantasy cấp cao bao gồm kiểu huyền thoại và truyện thần tiênHóa thân (Kafka) và Kinh thánh. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Thực ra những hình thức mà Marshall B. Tymm gọi là fantasy cao cấp đó chỉ có tư cách như là cội nguồn và tiêu đề cho một sự thay đổi về chất dẫn đến sự ra đời của cái kì ảo thực thụ trong kỷ nguyên hiện đại khi có sự vươn lên thống trị của lý tính và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép con người thôi tin vào các phép màu huyền diệu, còn các nhà văn thì sáng tạo nên những chuyện thần kì quái đản chỉ vì những mục tiêu thuần túy nghệ thuật của mình” [49,tr.44].

Xung quanh khái niệm kì ảo của các học giả trong nước, khái niệm cái kì ảo được các học giả nước ngoài thảo luận nhiều, nhưng tập trung nhất vẫn là thông qua ý kiến của Todorov từ những năm 1970 trong công trình Dẫn luận về văn chương kì ảo. Theo ông, cái kì ảo là “sự kiện không thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới quen thuộc này (…) người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc đây chỉ là ảo ảnh của giác quan, một sản phẩm của trí tưởng tượng và những quy luật của thế giới vẫn vậy; hoặc quả thật sự kiện đã diễn ra, nó là một bộ phận củ toàn bộ thực tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi những quy luật mà chúng ta không biết...Cái kì ảo chiếm lĩnh thời gian của sự mơ hồ ấy: tới khi chọn lấy một trong hai giải đáp, ta đã rời bỏ cái kì ảo để đi vào một thể loại cận kề, cái lạ hoặc cái thần tiên. Cái kì ảo đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên” [95, tr.34].

Todorov xác định sự lưỡng lự của độc giả là điều kiện thứ nhất của cái kì ảo, sau đó thứ hai là độc giả hóa thân và đồng nhất với nhân vật lưỡng lự, cuối cùng là phải tồn tại một lối đọc không theo lối thơ hoặc ngụ ngôn. Như


vậy, văn học kì ảo hay cái kì ảo muốn đạt chân giá trị của nó thì phải được duy trì để không thoái hóa thành chuyện đời thường hay thần thoại, ngụ ngôn. Điều đó có nghĩa là cái kì ảo nằm trong một độ căng nhất định mà vị thế của nó không phải không bấp bênh, nhưng Todorov chấp nhận điều đó. Có thể thấy ý kiến của Todorov khá hẹp, chủ yếu trong văn học cận đại, chính xác hơn là khi ý thức về cái kì ảo đã được định hình và người ta buộc phải chấp nhận yêu cầu khá kiêu kì của cái kì ảo đặt ra cho sự tồn tại của mình. Bởi lẽ, cái kì ảo sẽ mất đi nếu được giải thích, có nghĩa là trong khi bản thân đòi hỏi một quyết định luận tự thân thì nó lại chối từ một quyết định dù là khiêm tốn nhất từ phía người đọc.

Dù diễn đạt bằng cách này hay cách khác, khái quát hay cụ thể các định nghĩa trên đều tìm đến một điểm đồng quy: cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế vì vậy mà nó mang tính kì lạ, khác thường.Trên cơ sở những quan điểm đã nêu trên, chúng tôi xin được tổng kết lại cách hiểu của mình về cái kì ảo: Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng và kỳ diệu của nhà văn. Nó có mầm mống, cơ sở từ hiện thực nhưng tồn tại dưới dạng các yếu tố phi thực mang màu sắc hoang đường, kì bí tạo cho người đọc cảm giác về một thế giới khác thế giới hiện thực, hoặc gần gũi nhưng không hoàn toàn là hiện thực thuần túy.Cái kì ảo tồn tại với tư cách là một kiểu tư duy, hoặc một thủ pháp nghệ thuật thể hiện tài năng và sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình phản ánh, chiếm lĩnh hiện thực. Cái kì ảo gắn liền với nỗi sợ hãi của con người trước những sự việc khó lý giải của cuộc sống: khát vọng của con người nhằm phản ứng lại những trật tự gò bó và mặt trái của xã hội, niềm tin, mơ ước của con người về cuộc sống, đồng thời cắt nghĩa, lý giải và bộc lộ quan điểm về những vấn đề đời thường.

Gần với kì ảo, có thể thấy khái niệm liên quan như huyền thoại.Giữa cái kì ảo và cái huyền thoại (myth) có mối quan hệ gắn bó nhưng không trùng khít.


Khái niệm huyền thoại có nội hàm rộng hơn kì ảo, huyền thoại được sáng tạo trên cơ sở những yếu tố nghệ thuật có tính công cụ là cái kỳ và cái ảo. Khi đạt đến tầm khái quát rộng lớn, lung linh, đa nghĩa thì kì ảo cũng sẽ trở thành huyền thoại. Nếu huyền thoại là một kiểu tư duy nghệ thuật đặc thù thì kì ảo thiên về thủ pháp, phương tiện thể hiện gắn với nhiều kiểu tư duy khác nhau: tư duy huyền thoại, tư duy hiện thực. Kì ảo được sử dụng nhằm khám phá thực tại ở bề sâu, trong tính khái quát rộng lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Một khái niệm khác cũng rất gần với yếu tố kì ảo đó là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học.“Magic” thường được dịch là huyền ảo, vốn là một tính từ tiếng Latin: magicus, về sau phát triển ở dạng danh từ là magica; bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là magike` (tekhne`) nghĩa là nghệ thuật của thầy phù thủy. Đó là một sức mạnh bí ẩn có khả năng làm những điều không thực thành có thực (thường gắn với nét nghĩa tiêu cực – black magic – phép thuật ma quỷ). Tuy nhiên, từ huyền ảo hay chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được sử dụng rộng rãi trong nền văn học hiện đại để chỉ những điều kì lạ, huyền diệu xảy ra trong cuộc đời thực. Đó là việc con người biến thành bọ trong Hóa thân của Kafka; là mê cung cuộc đời mà Borges đề cập theo kiểu xác xuất trong Những công viên có lối đi rẽ hai ngã, là những con người ăn đất, mất ngủ vì tiếng các vì sao chuyển động, người hóa nhện của Marquez...Yếu tố kì ảo có vai trò xác lập một khuynh hướng cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Cái kì ảo đóng vai trò định ngữ cho hiện thực (magic realism) nên quy định cả tính chất của hiện thực. Một hiện thực phát triển theo hường kì ảo đến một cấp độ nào đó thì mới thành hiện thực huyền ảo. Yếu tố kì ảo phải mang một nồng độ nhất định thì mới khu biệt được hiện thực huyền ảo với những dạng hiện thực đời sống và văn học khác. Yếu tố kì ảo trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã góp phần đổi mới quan niệm về thế giới quan, nhân


Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 3

sinh quan. Đây là sự kế thừa và phát triển từ mô hình quan niệm đã được hình thành từ gai đoạn cổ đại theo kiểu giữ lại khung cơ cấu và đẩy yếu tố kì ảo lên một cấp độ mới về chất, nhờ đó hiện thực hiện lên không còn như nó đã là đang là, sẽ là. Nói cách khác, đó là một thứ hiện thực cao hơn hiện thực cuộc sống đang có, được soi chiếu bằng một hệ thống quan niệm mới. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng cũng không thể tách rời khỏi hiện thực. Thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI đã cung cấp một hiện thực ngoại cỡ tác động sâu sắc đến tâm tư và nhận thức của nhân loại. Đến giai đoạn này, tự hiện thực bộc lộ hết mọi khả năng kì ảo của nó, đó là những cuộc đại chiến thế giới khủng khiếp hơn cả cuộc chiến giữa các vị thần, có là những thảm họa không do Thượng đế gửi đến mà do con người đang hàng ngày hủy diệt thế giới; đó là song đề tư duy về bản chất sóng hay hạt của vật chất mà con người phải chấp nhận thế xác suất...Những nhân tố này được hút vào mô hình quan niệm sẵn có bằng một lực bất khả kháng như độ lún của lưới không – thời gian mà Einstein đã nói. Hiện tượng chạy xung quanh mô hình, hòa nhập với mô hình cổ xưa; ngược lại, bản thân mô hình lần lượt phản chiếu ánh sáng của mình lên từng mặt của hiện tượng, từng phút mở ra những khía cánh của một thứ hiện thực mới. Thứ hiện thực này thể hiện một cách cực độ ở khu vực Mỹ La Tinh – nơi phát triển rầm rộ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học. Như vậy, có thể thấy, yếu tố kì ảo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Định danh các khái niệm này, chính là cơ sở lý luận vững chắc để chúng tôi đi vào nhận diện yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.

Tìm hiểu khái niệm, bản chất cái kì ảo, phân biệt cái kì ảo với các khái niệm liên quan, chúng tôi muốn tạo một cơ sở lý luận vững chắc để đi vào nhận diện cái kì ảo trong văn chương Hồ Anh Thái.


1.2. Tiền đề xuất hiện yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

1.2.1. Tiền đề khách quan

1.2.1.1.Yếu tố kì ảo trong văn học thế giới

Như chúng tôi đã khẳng định, cái kì ảo có một lịch sử phát triển lâu dài và trở thành hiện tượng khá phổ biến của văn học thế giới. Nó làm nên một dòng chảy lung linh, mê hoặc từ những câu chuyện cổ thần tiên, những truyện thơ và những trang văn xuôi đã trở thành cổ điển đến những tác phẩm văn học chất chứa huyền thoại và kinh dị đầy ma quái.

Cái kì ảo trong văn học thế giới thực sự phong phú và hấp dẫn với dòng truyện cổ thần kì. Đó là kho tàng của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thời Hi Lạp và La Mã cổ đại, các huyền tích thiên Chúa giáo và Hồi giáo, các tập truyện dân gian kì ảo của các nước Trung Á như Ấn Độ, Ả Rập (Nghìn lẻmột đêm, Truyện cổ Grim, Truyện cổ Nauy).

Khảo sát quá trình phát triển của văn học thế giới, chúng tôi thấy cái kì ảo xuất hiện khá đậm ở tiểu thuyết chí quái, truyền kì ,chí dị Trung Quốc mà đỉnh cao là Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu),Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh). Ngoài ra còn có những truyện thơ và những trang văn xuôi đã trở thành cổ điển, trong đó có dấu vết của các mô típ thần kỳ như Thần khúc (A.Đante),Faust (Goeth). Ở những tác phẩm này, xuất hiện một thế giới khác, ở đó sự ngọt ngào, đẹp đẽ, lý tưởng của cổ tích trở nên hiếm hoi, thế giới của địa ngục, ma quỷ, linh hồn ngự trị trong các trang viết. Cái kì ảo ở đây đã nằm trong thế đối lập hay nói đúng hơn là sự phản ứng lại đối với xã hội có lý tính. Dòng truyện kì ảo hiện đại chính thức ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở phương Tây, với những đại diện ưu tú như Hoffman, Edgar Poe...gắn liền với sự phát triển như vũ bão của xã hội hiện đại trong gian đoạn chủ nghĩa tư bản mới trưởng thành và sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý trong đời sống xã hội. Cái kì ảo có cơ sở của sự khủng hoảng tâm lý, lo sợ


trước những con sóng của thời kĩ trị có khả năng dẫn đến tình trạng tha hóa, đồ vật hóa, máy móc hóa con người.

Mở đầu là những tập truyện ma quái của nhà văn Đức E.T.W.H Hoffmann (Rượu ngon của quỷ, Những buổi tối của anhem Serapion) và phát triển đến đỉnh cao với Edgar Allan Poe – cha đẻ của dòng truyện kinh dị. Những truyện: Con mèo đen, Lời của trái tim… là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người đọc về một thế giới đầy ma quái, bí ẩn, tiềm tàng những điều mà con người không thể giải thích nổi. Cái kì ảo ở đây biểu hiện nỗi lo sợ và sự bất lực của con người trước những điều không thể nhận biết.

Ngoài những tác phẩm được liệt vào truyện kì ảo, chúng ta còn bắt gặp cái kì ảo, màu sắc huyền thoại trong tác phẩm của Honore De Balzac-bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực với Miếng da lừa…Tấm da lừa có thể cầm, nắm, nén như một vật thể nhưng lại mang đặc tính thần kì. Tấm da lừa thể hiện cuộc đấu tranh vật lộn của con người giữa dục vọng và nhân tính, giữa cái xấu xa và tốt đẹp, thấp hèn và cao thượng; nó là cuộc đời sẽ không nhân nhượng bất kì ai. Hạt nhân hiện thực càng thể hiện rõ ngay trong những hiệu quả kì ảo của miếng da lừa.Tất cả những ước muốn như giàu có, dự buổi tiệc bá vương, được yêu Pauline đều xuất phát và có thể lý giải bằng hiện thực. Raphael giàu có nhờ của thừa kế của người bà con ở Ấn Độ, anh ta được dự tiệc do ông chủ ngân hàng muốn ăn mừng…còn tình yêu của Pailine thì đã dành cho anh ta từ lâu. Nếu loại bỏ iếng da lừa thì có vẻ như những sự kiện trên đều không sớm thì muộn sẽ xảy ra với Rafael, yếu tố kì ảo được giải thiêng và vận dụng như một chất xúc tác thúc đẩy phản ứng cuộc đời. Rõ ràng, với chủ nghĩa hiện thực, Balzac luôn có ý thức vận dụng công thức: “nguyên lý – nguyên nhân – kết quả” một cách nghiêm ngặt – đó là mục tiêu của người “thư ký thời đại”. Bên cạnh đó, yếu tố kì ảo cũng xuất hiện trong những tác phẩm củaKafka với dòng văn học phi lí. Biến dạng, Lâu đài, Vụ án là những tác phẩm chứa đựng


yếu tố huyền thoại. Grêgôsamsa sau một đêm tỉnh dậy thấy mình hoá bọ, anh Jojep K một ngày nọ bị khoác cho một cái án vô hình mà không hiểu do đâu. Ở tác phẩm Kafka không gian, thời gian rất mơ hồ, trừu tượng tạo nên những đường viền lung linh hư ảo cho câu chuyện. Trong xã hội kĩ trị, khi “cái chết của chúa” được thay bằng “cái chết của con người”, sự xuất hiện của huyền thoại, kì ảo biểu hiện nỗi lo âu, sợ hãi và sự hoài nghi của con người trước hiện thực.

Như vậy, yếu tố kì ảo đã xuất hiện từ rất sớm trong nền văn học thế giới, bản chất của cái kì ảo thống nhất trong diễn trình lịch sử. Trong hệ thống này, tồn tại những yếu tố bất biến và khả biến, tất cả cùng thống nhất trong mô hình chung và được quy kết, truyền lưu tiếp nối qua nhiều thế hệ và giai đoạn văn học. Chính điều này đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong nền văn học Việt Nam.

1.2.1.2. Yếu tố kì ảo trong diễn trình văn họcViệt Nam

Nếu đặt trong tương quan so sánh với một số nền văn học khác thì thực tế cái kì ảo trong văn học Việt Nam không phát triển bằng. Tuy nhiên nó cũng có một lịch sử phát triển nương theo dòng chảy của văn học dân tộc. Hồ Anh Thái trong bài tựa: “Hiện thực kì ảo sẵn có từ cổ xưa” giới thiệu cho cuốn: “Truyện ngắn kì ảo Việt Nam” đã khẳng định: “Hiện thực kì ảo là một cái nhìn hiện thực sâu sắc hơn, nhiều chiều hơn, li kì hơn. Và hiện thực kì ảo cũng là cái sẵn có trong nhà, từ thời tổ tiên của người Việt” [73, tr.10]. Trong nhận định trên Hồ Anh Thái muốn khẳng định cái kì ảo tiềm tàng trong văn học dân gian. Đây là nơi khai sinh, nuôi dưỡng cái kì ảo. Và cũng chính ở thể loại folklore ngôn từ này, cái kì ảo được thể hiện một cách hồn nhiên, khoẻ mạnh, đáng yêu trong tư duy mộc mạc giản dị của người lao động. Ngay từ thần thoại – thể loại văn học chưa ý thức, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo. Truyện Thần trụ trời, Sự tích mặt trời mặt trăng… là sự thần thánh hoá


sức mạnh của con người và tự nhiên.Thần thoại là thế giới của các vị thần với những sức mạnh siêu nhiên kì bí. Mác đã nói rất đúng rằng: với thần thoại, nhân dân đã mượn tưởng tượng để giải thích thế giới tự nhiên, chinh phục và chiếm lĩnh tự nhiên.

Giai đoạn truyền thuyết đánh dấu sự phát triển trong tư duy người Việt. Con người đã có thể cắt nghĩa được những hiện tượng của tự nhiên. Cái kì ảo giờ đây không còn phù hợp với chức năng giải thích những điều mà trước đây con người cho là bí ẩn. Với sự ra đời của truyền thuyết anh hùng, cái kì ảo trở thành công cụ đắc lực để tôn vinh nhân vật. Cái kì ảo đã tạo nên màu sắc thần kì cho sự ra đời cũng như sức mạnh kì diệu của nhân vật và bất tử hoá nhân vật bằng sự hiển linh, báo ứng.Truyền thuyết về Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Mị Châu Trọng Thuỷ…là những tác phẩm lấp lánh sắc màu kì ảo.

Nhưng có lẽ đến cổ tích, đặc biệt với thể loại cổ tích thần kì, cái kì ảo trong văn học dân gian mới phát triển một cách viên mãn đến như vậy. Hiện thực trong cổ tích là hiện thực nghiệt ngã, khổ đau của đời thực, nhân vật của cổ tích chủ yếu là những người lao động lam lũ, nghèo nàn nhưng trong cổ tích không hề có dấu vết của tư tưởng bi quan, chán chường mà khúc vĩ thanh của cổ tích bao giờ cũng ngọt ngào, hạnh phúc. Nhờ đâu có sự kì diệu ấy? Nhờ cái kì ảo, nhân dân đã gửi gắm những ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng, xây nên những lâu đài trên mặt đất.Cô Tấm trở thành hoàng hậu (Tấm Cám), người em trở nên giàu có (Cây khế)… là nhờ sức mạnh của những lực lượng thần kì. Với cổ tích, cái kì ảo trở thành vị cứu tinh của nhân dân lao động nhằm hoá giải những ước mơ, khát vọng của mình.Cái kì ảo trong văn học dân gian thể hiện rõ nhất một kiểu tư duy hồn nhiên, thơ ngây của người lao động. Họ sử dụng cái kì ảo một cách vô thức như nêm một thứ gia vị vào tác phẩm.

Truyện truyền kỳ, chí quái trong văn học trung đại là một sự tiếp nối rất xứng đáng cái kì ảo của văn học dân gian mà nhân dân lao động đã có công

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí