Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Hình Tượng Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái


CHƯƠNG 2. YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI


Thế giới hình tượng là thành tố quan trọng của thế giới nghệ thuật – một “sản phẩm sáng tạo đặc thù, vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm” [68, tr.30]. Với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật chủ đạo, yếu tố kì ảo đã tác động đến mọi phương diện của tiểu thuyết Hồ Anh Thái, mang đến cho nó những đặc trưng riêng làm nên phong cách văn chương độc đáo của nhà văn. Ở chương này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu sự xuất hiện và tác động của nó đến thế giới hình tượng tác phẩm qua ba phương diện: nhân vật – biểu tượng, không gian - thời gian.

2.1. Yếu tố kì ảo trong hệ thống nhân vật – biểu tượng

2.1.1. Yếu tố kì ảo trong hệ thống nhân vật

“Con người là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cùng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố lịch sử” [60, tr.195]. Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung, của một tác giả nói riêng, đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người, trong tư duy nghệ thuật, từ đó, xây dựng nên thế giới hình tượng đặc sắc, tiêu biểu là hình tượng nhân vật.

Trong tác phẩm, hình tượng nhân vật là những đối tượng được miêu tả cụ thể nhằm khái quát tính cách của con người nhưng vẫn tuân thủ những ước lệ nhất định, là trọng tâm cho những kết nối về tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm.Với tư cách là hình tượng nổi bật nhất, nhân vật thể hiện suy nghĩ, tình cảm của tác giả vì thế sẽ gắn chặt với chủ đề tác phẩm. I.Êrêmin từng viết: “Con người trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những trung tâm điểm


từ đấy toả ra các sợi dây chi phối cơ chế nghệ thuật của tác giả. Là một tiêu điểm mà qua đó phong cách nhà văn được thể hiện sáng rõ hơn bao giờ hết (…). Và cũng chính những nguyên tắc miêu tả con người ấy đã cung cấp chìa khoá để giúp ta hiểu được phương pháp sáng tạo của nhà nghệ sĩ” [102, tr.14]. Hình tượng nhân vật là một chỉnh thể nghệ thuật vận động trong bản thân và thúc đẩy toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn. Văn học có tính hư cấu, điều đó dẫn đến một thực tế, tất cả các nhân vật qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ đều là sản phẩm của sự hư cấu không phải sao chụp nguyên xi đời thực, có sức điển hình hoá cao. Dù không tồn tại trong thực tế nhưng cái đích cuối cùng của nhà văn khi miêu tả các nhân vật đó vẫn là con người và những gì thuộc về con người. Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới bắt đầu đi vào khai thác thế giới nhân vật “đầy mảnh vỡ”, đa chiều. Yếu tố kì ảo xuất hiện với tần số cao trong văn học Việt Nam sau 1975, là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng, khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu. Thông qua yếu tố kì ảo, các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều.Đó là thế giới tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy niềm khắc khoải, âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được, thì giờ đây, con người nhận ra rằng thế giới vẫn mang trong mình nó nhiều điều bí ẩn, những điều con người có thể chưa biết và đầy bất trắc. Những điều đó thuộc về cái ngẫu nhiên. Nó là một khả năng có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi lại là nỗi đau, niềm bất hạnh và những tấn bi kịch. Rõ ràng là, bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều và con người đa diện, các nhà văn sau 1975 đã xây dựng kiểu mô hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


nhân vật gần gũi hơn, thực hơn trong văn học. Con người được đặt ra ngoài bầu không khí vô trùng vốn có, bước dè dặt, vừa đi vừa vấp ngã trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo. Con người phải đối diện với chính mình, với số phận của mình với tư cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 5

Nhân vật của Hồ Anh Thái không tĩnh tại, đứng im, chết cứng mà luôn có sự vận động theo cả hai hướng: hướng nội và hướng ngoại. Thế giới không còn là thế giới phẳng, hiện thực được mở rộng theo các phương, các tuyến vừa góc cạnh vừa đa chiều kích. Nhân vật trở thành sợi dây nối liền các chiều kích ấy trong một quỹ đạo chung. Trong những sáng tác của Hồ Anh Thái, hình tượng nhân vật mang đậm nét yếu tố kì ảo, phản ánh quan niệm mới mẻ về con người và văn học của nhà văn. Có thể thấy điều này khá rõ thông qua hệ thống nhân vật: sự phục sinh các nhân vật truyền thuyết, nhân vật thần linh trong tín ngưỡng dân gian, nhân vật siêu thực, nhân vật có khả năng kì lạ.

2.1.1.1. Nhân vật có nguồn gốc từ truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian

Sau 1975 văn học Việt Nam có xu hướng trở về với cội nguồn, khai thác kho tàng văn học dân gian giàu có. Sự phục sinh các nhân vật truyền thuyết hay cổ tích, ngụ ngôn được vận dụng sáng tạo. Hiện tượng “bình cũ rượu mới”, “dĩ cổ vi kim” ấy đã chứng tỏ được sức mạnh trên ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Hoà Vang. Thực ra Hồ Anh Thái không phải là người duy nhất sử dụng yếu tố lịch sử, truyền thuyết.Một trong những cây bút mà tác phẩm của ông đã thực sự thành công trong lĩnh vực này là Nguyễn Huy Thiệp. Truyện “lịch sử giả” của Nguyễn Huy Thiệp (Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết) là sự nhìn lại lịch sử, xem xét dưới nhiều hệ giá trị để định giá lịch sử, Quang Trung, Gia Long được nhìn từ góc độ con người đời thường, bình thường và thậm chí tầm thường. Thực chất Nguyễn Huy Thiệp đã mượn lịch sử nhân đó đặt ra những vấn đề mang tính triết lý sâu sắc.


Khác với Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm Hồ Anh Thái không thuộc kiểu “lịch sử giả” mà chỉ mang màu sắc truyền thuyết. Mặt khác Hồ Anh Thái không có ý tưởng “hạ bệ thần tượng” hay phá vỡ ý niệm thần tượng mà tôn vinh nhân vật lịch sử và từ lịch sử phản chiếu thực tại đương thời.Trở về với cội nguồn trong khát vọng kế thừa và phát huy, Hồ Anh Thái không phải là người viết truyền thuyết, cổ tích hiện đại mà nói đúng hơn phảng phất trong tác phẩm của ông là màu sắc của những thể loại văn học cổ xưa đó. Điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra là, chính từ những màu sắc ấy phát quang yếu tố kì ảo cho văn chương ông, đặc biệt là thông qua sự phục sinh các nhân vật truyền thuyết. Chính độ lùi thời gian và những khoảng trống giữa các sự kiện lịch sử là tiền đề cho phép nhà văn phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình để phục sinh các nhân vật, sự kiện theo những sắc diện khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy sự phục sinh các nhân vật truyền thuyết trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái không chỉ trong tiểu thuyết mà còn ở trong cả truyện ngắn. Truyền thuyết về nghĩa quân Tần Đắc (Người đàn bà trên đảo), về cuộc đời đức Phật (Chuyện cuộc đời đức Phật) và tướng cướp Ăngulimala (Kiếp người đi qua)… Những nhân vật lịch sử có thật dựa trên các lõi hiện thực cụ thể, tác giả đã nhào nặn, hư cấu, bao phủ lên những yếu tố kì ảo, hoang đường.

Nhân vật Đức Phật là nhân vật tiêu biểu cho sự phục sinh truyền thuyết của Hồ Anh Thái. Có thể thấy sự hiện diện của loại nhân vật này qua rất nhiều truyện ngắn trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước như Đến muộn, Chuyện cuộc đời Đức Phật, Kiếp người đi qua, Thi nhân mà thực chất đã được lồng vào thành những câu chuyện nhỏ xoay quanh Đức Phật trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đức Phật là một nhân vật có thực, hoàng tử Siddhattha con trai vua Shuddodana và hoàng hậu Maya tại kinh thành Kapilavastu ở phía Bắc Ấn. Tuy nhiên Đức Phật cũng là một nhân vật huyền thoại, được nhào nặn từ những điều bí ẩn, khác thường. Cái kì diệu toát lên ở


vẻ đẹp thánh thiện từ bi có sức mạnh tuyệt đối thu phục nhân tâm và quyến rũ được cả muôn loài muông thú. Thực và ảo hoà quyện tạo nên một kiểu nhân vật đặc biệt của Hồ Anh Thái.

Đức Phật là một biểu tượng sáng lấp lánh kì ảo về lòng bao dung, độ lượng, tinh thần nhân ái của con người, hết lòng đi tìm chân lý giải thoát đầy tình thương và nhân bản, đặng cứu giúp chúng sinh nhận chân bể khổ là cuộc đời, giải thoát họ khỏi sự trầm luân, khổ ải, hướng con người sống với những điều thiện. Nhân vật Đức Phật hiện lên dưới ba góc nhìn: nàng Savitri, Tôi và người kể chuyện biết tất cả, luân phiên nhau dọi chiếu vào lịch sử Đức Phật. Đức Phật là nhân vật có thật của lịch sử nhân loại nhưng cái mới là Hồ Anh Thái đã không thần thánh hóa như trong kinh sách cổ mà còn bình dị hóa Ngài qua những chi tiết đời thường. Tôn trọng sự thật về cuộc đời Đức Phật từ khi Người sinh ra, tìm đường cứu khổ cứu độ chúng sinh cho tới khi viên tịch, Hồ Anh Thái đã bố trí thành hai tuyến chính: hành trình tìm đường chấm dứt mọi khổ đau cho chúng sinh và nhân cách tuyệt vời của Ngài. Trên hai mạch này, tác giả đã tập hợp vào đó khá nhiều sự tích vốn rời rạc trong kinh sách nhà Phật hay ở dân gian, giai thoại thành cốt truyện hoàn chỉnh, sinh động về 80 năm tại thế của Phật: Đức Phật, con người có thật đã từ bỏ đời sống trần tục, lạc thú để phát hiện ra chân lý. Không có quá nhiều bí ẩn cho cuộc đời ấy và những yếu tố thần thoại. Khi Phật chào đời: “Hoàng hậu chửa trâu, người ta bảo nhau, có mang mười tháng rồi mà vẫn chưa lâm bồn…Hoàng tử mới ra đời thì hoàn toàn tỉnh táo. Trắng hồng bụ bẫm. Xứ Ấn da trắng như vậy thì cũng coi tỏa hào quang” [85, tr.32]. Khi Phật giác ngộ: “Thế là chàng đã phát hiện ra rằng toàn bộ cuộc sống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ hạt bụi nhỏ nhất đến vì sao lớn nhất đều có mối liên quan. Tất cả đều không ngừng tay đổi: phát triển, tan rã, rồi lại phát triển. Chẳng có điều gì không có nguyên nhân của nó, nhân nào thì quả ấy. Rồi chàng nhìn thấy hết


thảy khổ đau nơi trần thế….Nếu như con người thấy cái tự ngã của mình và của mọi hiện hữu là rỗng không, không có chủ hữu, không có sở hữu thì trong đầu óc họ không còn chỗ cho lòng tham, hận thù, ghen ghét, đố kị… Người ta sẽ không còn cảm thấy đau khổ, bất hạnh. Trái tim chỉ còn chứa đầy lòng yêu thương. Chính lòng từ bi này sẽ đem đến bình yên và hạnh phúc” [85, tr.178].

Viết về Đức Phật, Hồ Anh Thái không có ý định “giải thiêng” mà theo cách hiểu của ông, đó là từ “demythologize”, tức là xóa bỏ màu sắc huyền thoại bao quanh nhân vật, không phải chữ “desectare” có nghĩa là xóa bỏ tính thiêng liêng. Viết về một nhân vật vĩ đại từng được phong kín huyền thoại hơn 2500 năm, Hồ Anh Thái không dễ dãi tựa lưng vào lịch sử để viết nhưng cũng không vô độ hư cấu, ông chọn một điểm nhìn trung hòa và ông đã thành công. Tất cả các sự kiện cơ bản có tính chất biên niên trong cuộc đời Đức Phật cùng với những giáo lý cơ bản của triết học Phật giáo đều được tái hiện một cách trung thành bằng bút pháp vừa hiện thực vừa kì ảo, nhà văn hình như không bịa đặt, hư cấu gì thêm nhưng Đức Phật vẫn hiện lên trong vầng hư ảo, thiêng liêng mà rất đỗi gần gũi với mọi người. Phục sinh nhân vật truyền thuyết đã khiến cho nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái mang màu sắc kì ảo rõ nét.

Trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái, đặc biệt là những tác phẩm viết về Ấn Độ, có sự tồn tại của một hệ thống các nhân vật thần linh trong tín ngưỡng, tôn giáo. Các nhân vật này thuộc kiểu nhân vật vô hình, không trực tiếp xuất hiện, hành động, nói năng mà chỉ tồn tại trong suy nghĩ và tâm thức con người. Đây là những nhân vật thần thoại mang sức mạnh thần bí trong niềm tin tuyệt đối của nhân dân. Đó là thần Tình yêu Kama, đấng tối cao Brahma, thần Hủy diệt Shiva, thần Bảo vệ Visnu, thần Lửa Agni, nữ thần Thi ca và Học vấn Parvati, thần Của cải và trí tuệ Ganesha, thần chết Yama, nữ thần sông Hằng – Ganga…Chính niềm tin vào sự tồn tại của thánh thần và


sức mạnh của lực lượng siêu nhiên trong thế giới tâm linh của con người Ấn đã tạo nên một vẻ đẹp bí ẩn, kì ảo cho những trang viết của Hồ Anh Thái.

Nếu như cô gái trong truyện Nàng tiên xanh xao của Võ Thị Hảo tìm đến thần Núi, chàng trai trong Tiệc xoè vui nhất của Nguyễn Huy Thiệp cầu Trời hay ám ảnh về nỗi sợ Then tràn ngập trong bản Hua Tát thì Hồ Anh Thái lại đi vào khai thác đời sống tâm linh, tôn giáo Ấn Độ. Thế giới thần linh luôn hiện diện, ám ảnh đời sống con người. Hồ Anh Thái không tái hiện những cuộc đối thoại trực tiếp giữa người và thần nhưng gián tiếp bộc lộ sự giao lưu bí ẩn ấy thông qua hồi ức của nhân vật. Đối thoại với thần linh cho thấy sự sùng kính thiêng liêng của người Ấn Độ và vai trò của thần linh trong đời sống tinh thần của họ. Điều này thể hiện khá rõ trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

Trong khao khát được du hành trong không gian để đến với hoàng tử Siddhattha bên kinh thành Kapilavastu, công chúa Savitri mường tượng lại cuộc gặp gỡ lương duyên kỳ diệu giữa nữ thần Parvati và Shiva: “Có lần nữ thần Parvati hóa thành một người con gái tên Kali, thực hiện tu hành xác để quyến rũ Shiva” [85, tr.76]. Và nhờ lòng thành kính mà cuộc thiền định hành xác của Kali đã thành công. “Ta cũng đang học cách của Kali mà ngồi thiền đây. Rồi sẽ có một du sĩ già nua đi qua. Rồi du sĩ sẽ nói những lời báng bổ. Rồi du sĩ sẽ hóa thành hoàng tử Siddhattha mà ta thương thầm nhớ vụng từ khi ta mới lên bốn” [85, tr.78]. Phương thức của thánh thần đã được con người ghi nhớ và mong muốn vận dụng trong cuộc sống của mình để tạo ra điều kỳ diệu.

Thần linh được viện dẫn để minh giám cho sự sám hối của con người (trong lễ thanh tẩy của Savitri và Kumar), giúp con người tẩy trần và trong sạch trở lại. Thần Tình yêu Kuma, thần Lửa Agni, thần Của cải và Trí tuệ Ganesha được cầu khẩn để che chở và mang hạnh phúc cho đôi lứa (trong


đám cưới của công chúa Savitri). Trong tâm thức của con người, thánh thần không chỉ là lực lượng quyền uy tối cao à còn rất bao dung và độ lượng, là chỗ dựa vững chắc và niềm an ủi tinh thần to lớn. Khi hoàng hậu Maya lâm bồn, trong thời khắc đan xen giữa sự đau đớn và hồi hộp, trong đầu bà vang lên những giai điệu không lời: “Ngọc hoàng Indra hỡi. Thần Mặt trời Surya, thần Mặt trăng Soma hỡi. Con cầu thần Gió, con cầu thần Mưa, con cầu nữ thần Sông Hằng linh thiêng cùng bao nhiêu chư vị trên trời, hãy ban cho con sức mạnh, hãy cho con được mẹ tròn con vuông” [85, tr.32]. Công chúa Savitri đã khuất phục được thần Chết Yama bằng chính sự chung thủy, trí thông minh và lòng dũng cảm của mình. Và hạnh phúc đã đến với nàng như một món quà của thánh thần: “Ta chịu nàng rồi đó. Một người đàn bà khôn ngoan và đức hạnh như nàng không thể nào phải chịu cảnh góa bụa” [85, tr.386].

Và có khi đơn giản chỉ là lời giải thích về vị thần đó. Vì sao thần Của cải và Trí tuệ Ganesha có thân hình tuấn tú nhưng lại mang khuôn mặt của một con voi. Và sự cả ghen của thần Shiva. Nghi ngờ vợ mình là thần Pavitri không chung thủy nên khi đi xa về, nhìn thấy người vợ của mình đang cười nói với một chàng trai trẻ khôi ngô, Shiva không hỏi han rồi tuốt gươm chém bay đầu chàng trai. Chém xong mới biết mình nhầm.Shiva chỉ còn cách sửa sai là thề lấy đầu bất cứ ai là ngườ đầu tiên đi qua cửa nhà mình để lắp đầu cho con. Vửa nói xong thì một con voi xuất hiện. Kể lại sự tích về thần thực chất là để con người tự rút ra bài học cho bản thân mình, lòng ghen tuông và sự hồ đồ nhiều khi làm cho con người mù quáng không nhìn rõ sự thật và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trong tâm thức của người dân Ấn, sông Hằng là biểu tượng của sự linh thiêng và trong sạch “không một con dân nào của xứ này lại không biết thần thoại về nữ thần sông Hằng” [85, tr.75]. Đó là một người con gái có nước da trắng, trang phục màu trắng, cưỡi trên một con cá sấu. Nàng có bốn tay. Tay

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí