Đối Với Chính Quyền Ba Địa Phương


hàng. Cần có biện pháp để trấn an tâm lý du khách thông qua tăng cường các biện pháp y tế, cung cấp giấy chứng nhận y tế…

- Kiểm tra chấn chỉnh hoạt động đón và phục vụ khách quốc tế:

+ Đội kiểm tra thường xuyên đến các văn phòng và cá nhân người quốc tế hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực du lịch.

+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp đón khách nước ngoài, kịp thời chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, từng bước tạo mội trường kinh doanh lạnh mạnh cho thị trường này.

5.3. Kiến nghị

5.3.1. Đối với Nhà nước

Đề nghị Cơ quan Đại diện Văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch của 3 địa phương báo cáo lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ liên kết hợp tác du lịch ba địa phương về: đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch.

Xác định ba địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là trọng điểm du lịch quốc gia, trên cơ sở đó đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ ba địa phương triển khai nhanh quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển du lịch khu vực.

Để hỗ trợ tạo điều kiện cho ngành du lịch ba địa phương, kiến nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch hỗ trợ một số nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch cần xây dựng một cơ chế hợp lý cho hệ thống liên kết xúc tiến du lịch giữa các địa phương, đảm bảo sự kết hợp, hợp tác hiệu quả trong du lịch nói chung và trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng.

- Sớm hoàn thiện Đề án xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đột phá thí điểm, áp dụng cho Cụm du lịch trọng điểm miền Trung. Từ đó, các địa phương sẽ có cơ sở để xây dựng chiến lược liên kết thích hợp, tận dụng các chính sách ưu đãi cho phát triển du lịch cụm du lịch miền Trung, trong đó trước hết là cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 20

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm khuyến khích hoạt động xúc tiến du lịch của các tổ chức và doanh nghiệp lữ hành quốc tế trogn nhiều lĩnh vực. Trong


các chính sách tài chính, Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu dịch vụ du lịch như cắt giảm, bãi bỏ các công cụ quản lý thuế và phi thuế đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế nằm trong nhóm các công cụ xúc tiến, ví dụ như giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5% cho các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành tham gia vào các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá.

- Xây dựng và áp dụng chế độ hợp lý, ổn định về thuế, giảm thiểu các loại phí, lệ phí tham gia hội chợ, lễ hội ở nước ngoài cho các doanh nghiệp, đưa ra các chính sách tài chính và tín dụng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn tham gia vào các hoạt động quảng bá, xúc tiến tại thị trường nước ngoài.

- Tăng cường khuyến khích thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau trong hoạt động xúc tiến du lịch do nguồn vốn ngân sách từ Trung ương và địa phương dành cho xúc tiến và phát triển du lịch còn hạn chế. Nhà nước cần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, giảm thiểu các thủ tục hành chính gây khó khăn trong quá trình đầu tư và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư đối với những nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu dịch vụ du lịch. Các chính sách ưu đãi đầu tư có thể áp dụng như ưu đãi về lãi suất vốn cho vay đầu tư đối với những dự án xúc tiến ưu tiên và tại các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, hay bảo lãnh cho các hoạt động vay vốn vì mục đích xúc tiến xuất khẩu dịch vụ du lịch.

- Hiện nay trong quá trình phát triển du lịch ba địa phương đang gặp phải khó khăn trong việc thiếu hướng dẫn viên tiêng hiếm (VD: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha…), thiếu xe vận chuyển du lịch vào mùa cao điểm (loại 45 chỗ ngồi), kiến nghị Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch có cơ chế riêng trong việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, xe vận chuyển du lịch nhằm cung cấp lực lượng hướng dẫn viên, xe vận chuyển phục vụ nhu cầu của du khách quốc tế khi đến tham quan lưu trú tại ba địa phương nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

- Để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch đến thị trường nước ngoài, kiến nghị Tổng cục Du lịch gửi kế hoạch tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch của Tổng cục đến các địa phương vào Quý IV hằng năm để các địa phương có thể chủ động trong việc lên kế hoạch cùng tham gia của năm tiếp theo.

- Tổng cục Du lịch sẽ là đầu mối, nhạc trưởng trong vấn đề liên kết hợp tác phát triển du lịch để gắn kết các địa phương lại để định hướng, xử lý; đồng thời hỗ trợ kinh


phí hằng năm để các địa phương cùng tham gia trong hoạt động liên kết xúc tiến du lịch do Tổng cục Du lịch làm đầu mối.

Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương nhằm mục đích để vừa phát huy được thế mạnh riêng của từng nơi, vừa tạo sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau, và được xem là yêu cầu quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển du lịch của khu vực.

- Để hỗ trợ tạo điều kiện phát triển du lịch cụm 3 địa phương, kiến ghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch có hướng hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá và hỗ trợ kinh phí triển khai chương trình liên kết phát triển du lịch của cụm 3 địa phương hàng năm.

5.3.2. Đối với chính quyền ba địa phương

Có thể nói trong những năm qua ngành du lịch ba địa phương có những bước khởi sắc đáng kể. Tuy đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng sự phát triển du lịch của các địa phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của khu vực, cần có sự đột phá về liên kết phát triển du lịch khu vực như xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch trên quy mô lớn, có tác dụng sâu rộng và mang tính đột phá cho khu vực; đặt trọng tâm vào xây dựng thương hiệu du lịch khu vực, với chiến lược phát triển sản phẩm đặc biệt chú trọng phát triển các loại hình vui chơi giải trí phù hợp và cơ sở dịch vụ lưu trú nhằm làm cơ sở xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch khu vực, trong đó chiến lược xúc tiến quảng bá cần được tập trung có tiêu điểm và theo phân đoạn thị trường khách của địa phương, cụ thể:

- Đối với chính quyền địa phương, các Sở VHTTDL: Chỉ đạo xuyên suốt theo chương trình, kế hoạch, quy hoạch hàng năm của ngành du lịch địa phương về mục tiêu, phương hướng và các giải pháp trong từng giai đoạn; tạo điều kiện có các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, chủ động xây dựng chương trình liên kết, xây dựng sản phẩm du lịch theo thế mạnh của từng địa phương gắn kết với doanh nghiệp hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách. Tăng cường hợp tác trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác thanh kiểm tra, môi trường du lịch, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác xúc tiến quảng bá du lịch…


- Ngoài việc sử dụng ngân sách của Nhà nước được phân bổ hằng năm, địa phương cần huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thực hiện theo phương châm liên kết, hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

- Hợp tác xây dựng kinh tế du lịch khu vực như xây dựng kết nối các tour tuyến du lịch mới nhằm phát triển đa dạng loại hình du lịch khu vực và khai thác các phân khúc thị trường tùy thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương. Tạo chuỗi các thương hiệu du lịch khu vực.

- Hợp tác trên tinh thần tương hỗ, giúp nhau và cùng có lợi, đảm bảo hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, hợp tác giữ gìn các tài nguyên du lịch cho sự phát triển bền vững. Nâng cao vai trò của Hiệp hội du lịch trong công tác phát triển du lịch của địa phương nhằm huy động, kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối với cơ quan quản lý nhà nước tạo sức mạnh tổng hợp trong chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch.

- Chỉ đạo xuyên suốt theo chương trình, kế hoạch, quy hoạch hàng năm của ngành du lịch địa phương về mục tiêu, phương hướng và các giải pháp trong từng giai đoạn;

- Tạo điều kiện có các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, chủ động xây dựng chương trình liên kết, xây dựng sản phẩm du lịch theo thế mạnh của từng địa phương gắn kết với doanh nghiệp hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách.

- Tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác thanh kiểm tra, môi trường du lịch, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

5.3.3. Đối với doanh nghiệp

- Cần chủ động liên kết hình thành chuỗi sản phẩm du lịch với giá ưu đãi phù hợp với thị hiếu du khách;

- Hợp tác trên tinh thần hỗ trợ nhau và các bên cùng có lợi, đảm bảo hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, các doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, hợp tác giữ gìn các tài nguyên du lịch cho mục tiêu phát triển bền vững.

- Tăng cường nghiên cứu thị trường, làm cơ sở để bổ sung và rà soát các kế hoạch xúc tiến của cụm.


- Đầu tư chế tạo những sản phẩm lưu niệm phù hợp với các thị trường mục tiêu, ví dụ như đối với thị trường Nhật thì các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đồ gỗ, đồ đá, sơn mài, thổ cẩm... có sức hấp dẫn rất lớn, trên mỗi sản phẩm nên có thêm một số chữ tiếng Nhật nhằm tạo sự thích thú cho du khách.

- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm quảng bá về các sản phẩm ẩm thực của miền Trung đến với các du khách quốc tế. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho du khách quay trở lại với cụm du lịch, đảm bảo sự ổn định trong doanh thu du lịch của từng doanh nghiệp và đóng góp vào doanh thu du lịch của các địa phương trong cụm.

- Các doanh nghiệp du lịch cần liên kết chuỗi với các cơ sở sản xuât hàng thủ công mỹ nghệ, các sản vật của địa phương để một mặt gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm, mặt khác giữ chân khách du lịch quốc tế đến tiêu dùng nhiều hơn tại các địa phương trong cụm.


KẾT LUẬN


Sau hơn 10 năm triển khai hoạt động liên kết, phát triển du lịch, 3 địa phương Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từng bước định vị được thương hiệu du lịch “3 địa phương, 1 điểm đến”, tạo ra điểm đến với sản phẩm đa dạng, chất lượng, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.

Với mục tiêu phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các yếu tố về dịch bệnh bùng phát, làm suy giảm số lượt khách du lịch, cũng như giảm doanh thu du lịch, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của các địa phương trong cụm. Bối cảnh đó đã khiến cho việc liên kết xúc tiến theo cụm càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu như vào thời điểm năm 2006, khi các biên bản liên kết du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam bắt đầu được ký kết, nhu cầu về thành lập cụm du lịch là cần thiết, thì trong bối cảnh Đại dịch Covid – 19 đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại một số thị trường xúc tiến du lịch trọng điểm của cụm, vấn đề xúc tiến du lịch của cụm vẫn luôn có tính thời sự và cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” với mong muốn nhìn nhận, đánh giá hoạt động xúc tiến đang được thực hiện tại cụm, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường hoạt động này trong bối cảnh mới.

Để thực hiện việc phân tích và đánh giá hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, tác giả đã thực hiện đồng thời phương pháp khảo sát, điều tra khách du lịch quốc tế, đồng thời phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý đến từ các Sở Du lịch của các địa phương và một số doanh nghiệp lữ hành. Kết hợp với việc phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo kết quả hoạt động xúc tiến của cụm trong các năm, tác giả đã rút ra một số kết luận như sau:

1. Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được hình thành trên cơ sở các lợi thế và đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa và các điều kiện cơ sở hạ tầng, và xuất phát từ mong muốn của các nhà quản lý địa phương. Vì vậy , cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là cụm du lịch mang tính chất cụm ngành liên kết theo chiều ngang.


2. Kinh nghiệm từ các cụm du lịch khác trên thế giới cũng cho thấy, việc tồn tại một cụm có hạt nhân là doanh nghiệp trong ngành du lịch là tất yếu, giúp cho việc phát triển cụm có khả năng vững chắc hơn

3. Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cho thấy, hầu hết các nhóm du khách tập trung vào khu vực thị trường các nước Đông Bắc Á, Tây Âu và các thị trường tiềm năng như Đông Nam Á, Úc, Mỹ, Ấn Độ, số lượt khách du lịch đến cụm đã tăng qua các năm, nhưng nhận thức của du khách về thương hiệu của cụm còn hạn chế. Khách du lịch đến cụm thường thông qua các kênh quảng bá trên internet, thông qua các website hoặc các công cụ xã hội như facebook, twitter,.. và thông qua các công ty du lịch lữ hành. Bởi vậy, việc xúc tiến du lịch thông qua các công cụ này là vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược xúc tiến của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

4. Hoạt động xúc tiến của cụm du lịch cho thấy, do cụm được hình thành theo chiều ngang, liên kết dưới hình thức vĩ mô nên hầu hết các hoạt động xúc tiến xuất phát từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, bởi vậy sự liên kết này còn yếu do chưa có cơ chế hợp tác trong lâu dài, chủ yếu các kế hoạch được thực hiện theo từng năm, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến còn hạn hẹp, các hoạt động xúc tiến chưa đa dạng, quy mô nhỏ, chủ yếu chỉ tập trung vào các hình thức như hội chợ, hội thảo, famtrip, sử dụng một số công cụ tờ rơi, tờ gấp, bản đồ. Các doanh nghiệp chưa thực sự tham gia sâu vào hoạt động liên kết xúc tiến du lịch.

5. Nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam xuất phát từ cả phía Nhà nước, từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Trong đó, bản thân Nhà nước cũng chưa có quy hoạch cụ thể, làm tiền đề cho sự phát triển cụm du lịch này. Về phía chính quyền địa phương của ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, các nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch tại ba địa phương này chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng về xúc tiến du lịch, cũng chưa thực sự muốn kết nối do chịu tác động từ tâm lý lợi ích cục bộ địa phương, và do hạn chế về bộ máy tổ chức. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự mặn mà với các kế hoạch xúc tiến mà các địa phương đề xuất. Trong nhiều năm, việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa từ phía doanh nghiệp hầu


như gặp khó khăn. Tổng hòa các yếu tố trên đã khiến cho kết quả xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm vẫn còn ở mức khiêm tốn.

6. Các nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến nghị với các bên liên quan đã được đề xuất nhằm dựa trên phân tích thực trạng từ các chương 4 và bối cảnh trong chương 5. Các nhóm giải pháp trên hy vọng sẽ gợi ý cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch có thể có thể đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xúc tiến du lịch trong bối cảnh mới.

7. Hạn chế của Luận án là chưa lý phân tích được sự tham gia của các bên khác tham gia vào xúc tiến du lịch tại cụm du lịch, đó là các Hiệp hội du lịch, các tác nhân như doanh nghiệp và người dân trong quá trình xúc tiến tại cụm. Bên cạnh đó, Luận án cũng chưa phân tích định lượng được mối quan hệ giữa xúc tiến du lịch tại cụm và hiệu quả thu hút khách du lịch đến cụm. Trong tương lai, đây sẽ là những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả Luận án để phát triển đề tài mặc dù đã được nghiên cứu từ nhiều công trình trong và ngoài nước nhưng vẫn còn tính thời sự và cấp thiết hiện nay và trong thời gian tới.

Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Luận án chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả mong nhận được sự phản hồi từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, các nhà quản lý du lịch đóng góp để tác giả có thể hoàn thiện nội dung của Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023