Thể Hiện Khách Du Lịch Trong Nước Và Quốc Tế Đến Tiền Giang, Giai Đoạn 2000 – 2010.


bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430ha. Cù lao Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền, nổi tiếng các vườn chôm chôm và to và ngọt, với loại ốc gạo đặc biệt chỉ có ở cù lao Tân Phong. Đây còn là hình ảnh thu nhỏ của vùng châu thổ, hấp dẫn du khách bởi những đặc trưng của văn minh miệt vườn.

Biển Tân Thành: thuộc huyện Gò Công Đông, với bờ biển dài 7km với bãi biển sạch, đẹp. Ngoài khơi là khu du lịch Cồn Ngang có hình vòng cung với hai bãi tắm lớn ở hai đầu cồn đang được đầu tư xây dựng. Tham quan biển Tân Thành du khách còn được thưởng thức những món ngon mang đậm nét dân dã của vùng quê biển nơi đây, cảm nhận sự thanh bình của thiên nhiên và tình cảm chân chất của con người xứ biển Gò Công.

Vùng ngập nước Đồng Tháp Mười: khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, với diện tích 100ha khu trung tâm và khu đệm 1.800ha của tỉnh Tiền Giang, đã tái tạo thực vật đặc hữu vùng ngập phèn, với hơn 70 loài thực vật và 83 loài động vật, là kho tàng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như nơi tham quan học tập của nhiều đối tượng. Phong cảnh Đồng Tháp Mười mênh mông, thanh bình, có không khí trong lành và những người dân chân chất, mộc mạc. Với cuộc sống thiên nhiên dân dã, các món ăn đồng quê như cá lóc nướng trui, mắm kho bông súng,...sẽ là nơi tham quan lý tưởng cho du khách. Đến đây du khách còn tham quan vùng trồng khóm Tân Lập phát triển vùng đất phèn có vị ngọt đậm đà khác hẳn với các loại khóm vùng khác. Với những cánh từng tràm bạc ngàn heo hút trong gió, xa xa có nhiều loài chim, cò bay lượng tạo nên một vẽ đẹp như trong tranh.

Cầu Rạch Miễu: cầu được đưa vào sử dụng và ngày 19 tháng 1 năm 2009, nối hai bờ tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Đây là cây cầu chính thức được kỹ sư Việt Nam thiết kế và làm chủ công nghệ. Cầu Rạch Miễu có tổng chiều dài toàn tuyến là 8.331m, trong đó cầu số 1 (cầu dây văng dài 504m, khẩu độ nhịp chính 270m), cầu số hai phía Bến Tre dài 381,8m, bề rộng mặt cầu 15m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.400 tỉ đồng.


Cầu Mỹ Thuận: Cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Đây là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á. Cầu được khởi dựng ngày 06tháng 7 năm 1997, khánh thành ngày 21 tháng 5 năm 2000. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu quan trọng trong trục quốc lộ 1A về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trước khi cầu được khánh thành, từ những năm 1935, người dân hai miền Vĩnh Long và Tiền Giang phải qua lại bằng phà.

Chợ nổi Cái Bè: trên khúc sông của Vàm Cái Bè, du khách chứng kiến cảnh ghe xuồng như mắc cửi cùng tiếng nói cười rộn rã huyên náo của người mua, người bán. Hàng ngày trên khúc sông này có khoảng trên 400 ghe thuyền đầy ắp các loại trái cây neo đậu dọc hai bên bờ sông chowg thương lái đến mua. Chợ nổi Cái Bè có sức quyến rũ đặc biệt không thể lẫn với một chợ nổi nào ở vùng Nam Bộ.

2.2.2.5. Ẩm thực‌

Hủ tiếu Mỹ Tho: Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng. Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Ðây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng ở Mỹ Tho hơn 40 năm nay. Hủ tiếu Mỹ Tho có chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng, cùng một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng, được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị khách hàng của mình. Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đạm đà tính dân tộc, đây là món ăn làm theo cách thức của người dân Nam Bộ, du khcahs muốn thưởng thức hủ tiếu thường ghé ngã ba Trung Lương hay giao nhau giữa đường cao tốc với quốc lộ 1A.

Đọt rau choại (dân địa phương gọi là đọt trại): rau choại có lá kép hình lông chim dài gần cả mét. Lá non màu nâu pha lẫn xanh dợt, trên đầu lá non uốn cong, thoạt nhìn ta liên tưởng đến hình con cuốn chiếu cuộn mình. Rau choại mọc men theo những cánh rừng tràm. Rau choại ngon là loại vừa mới nhú, chột bung lá ít thôi, ngó (đọt) rau là phần non nhất của dây, thường ăn nhớt nhớt. Mùa mưa là


mùa rau choại non mơn mởn, chột hay ngó đều ngon, không có vị chát như khi trời nắng nóng. Khi bàn về các món ăn chế biến từ rau choại, người ta nghĩ ngay đến món luộc. Rau mới hái về thì đọt tươi, giòn. Chỉ cần rửa sạch, luộc sơ chấm mắm nêm hay nước tương pha thêm tỏi ớt băm. Mâm cơm có thêm vài con cá rô chiên hoặc cá lóc nướng trui thì rất ngon. Đây là một loại rau sạch, có vị thơm, ngọt nhẹ đặc trưng. Rau choại dân dã, bình dị, mang đậm nét quê, được các bà nội trợ miệt vườn chọn để chế biến thành những món ăn ngon khác như: đọt choại nấu canh chua cá rô đồng, canh chua lươn bông điên điển, nhúng lẩu, xào tép ăn cũng thật ngon.

Gỏi da cá đuối khô: Những con cá đuối lớn, phần da lưng nhám và dày cần phải lóc ra, đem phơi khô có thể làm được món gỏi ăn khá lạ miệng. Du khách muốn ăn loại món ăn này phải đến vùng Gò Công, da cá đuối được chộn chung với gỏi bắp chuối cộng thêm các gia vị trở thành món ăn ngon lạ miệng cho du khách.

Cá mao ếch: Theo các ngư phủ ở Vàm Láng, cá mao ếch đem đi "chưng tương" là món "đúng gu" nhất với loại cá này. Ngoài ra, cá mao ếch đem đi nướng ăn với muối tiêu chanh hoặc nấu lẩu chua với trái bần chín hoặc lá me non cũng là món khoái khẩu của nhiều người sành ăn. Cá mao ếch thuộc loại hiếm nên giá bán khá đắc.

Đi ăn đặc sản rừng ngập mặn Gò Công: đến với vùng biển Gò Công du khách còn thưởng thức các món ăn tươi sống hải sản rất nhiều loài khác nhau như: mực, tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, ốc,...cùng với người dân sứ biển thật thà, hiền hòa sẽ đem lại cho du khách sự thân thiện trong từng món ăn và hiểu được thành quả lao động mà người dân có được.

Đi ăn trái cây ở các nhà vườn: trái cây cũng là loại đặc sản của người dân Tiền Giang, có rất nhiều loại trái cây được các nhà vườn trồng như: chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, nhãn, cam, quýt, nho, măn cụt, lê, mận, ổi, xoài,...Trong đó, nổi tiếng nhất là vú sữa Vĩnh Kim (Châu Thành), xoài cát Hòa Lộc, quýt (Cái Bè), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy). Đây là những loại trái cây được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng khi đi ngang qua địa phận tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, các


nhà vườn còn kinh doanh theo hình thức trọn gói là bán vé vào các nhà vườn có đầy đủ các loại trái cây, du khách vào ăn thỏ thích mà không phải trả tiền.

2.3. THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG‌

2.3.1. Khách du lịch‌

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng đi vào ổn định và phát triển, có nhịp độ tăng trưởng khả quan và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Trong sự phát triển của các ngành kinh tế thì ngành dịch vụ cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực. Một trong những ngành nổi bật là ngành du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh khá lớn. Cụ thể là số khách du lịch ngày một tăng theo từng năm, điều đó ta thấy có sự cố gắn rất lớn từ ngành du lịch của tỉnh nhà. Năm 2005 ngành du lịch tỉnh đóng góp ngân sách nhà nước là 7.184 triệu đồng, đến năm 2010 đóng góp vào ngân sách tăng vượt bậc đạt

15.089 triệu đồng, trong 5 năm thì ngành du lịch đóng góp vào ngân sách tăng hơn gấp đôi. Điều này cho thấy ngành du lịch của tỉnh Tiền Giang ngày một phát triển.

Biểu đồ 2.1. Thể hiện khách du lịch trong nước và quốc tế đến Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010.

Nguồn Niên giám thống kê 2010 Cục thống kê Tiền Giang Trong giai đoạn 2000 – 1

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.


Trong giai đoạn 2000 – 2010 khách du lịch không ngừng tăng, trong giai đoạn 2001 – 2005 số khách từ 372.030 người tăng lên 532.575 người trong 5 năm số khách tăng thêm 160.545 người, tốc độ tăng bình quân 20% năm. Giai đoạn 2006

– 2010 số khách từ 654.275 người tăng lên 993.359 người trong 5 năm tăng lên thêm 339.084 người. Quan số liệu cho thấy, khách du lịch của tỉnh tăng rất nhanh, trong đó khách nội địa tăng nhanh nhất. Giai đoạn đầu, khách quốc tế và khách nội địa có số lượng tương đối bằng nhau, nhưng về giai đoạn sau thì khách nội địa tăng gấp gần 2 lần so với khách quốc tế. Điều này dễ thấy là ngành du lịch đang phát huy tốt thị trường trong nước, đặc biệt là du khách các tỉnh bạn như các tỉnh miền Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên. Bởi lẽ, nhiều sản phẩm du lịch, các tour có đặc điểm khác so với các vùng này, từ cảnh quan, cách phục vụ, nhiều đặc sản mà có thể nói ở Tiền Giang mới có. Ngoài ra, tỉnh còn dựa vào các lợi thế tiềm năng sẵn có, cũng như các lợi thế khác nhằm phát huy tốt các lợi thế để từng bước kinh doanh du lịch có hiệu quả.

Dù lượng khách du lịch đến Tiền Giang có tăng nhưng du khách chủ yếu là khách lữ hành qua các tour du lịch tỉnh bạn, việc tổ chức tour trọn gói ở tỉnh rất ít. Tổng số khách quốc tế đến Tiền Giang thông qua tiếp nhận từ các doanh nghiệp khác chiếm đến 97%, số khách lưu trú lại chỉ chiếm 2,1%. Để phát triển du lịch cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi sự đầu tư nâng cấp các khu du lịch, nhà nghỉ khách sản, song song đó là các hoạt động vui chơi giải trí đáp ứng được yêu cầu của du khách.

Bảng 2.3. Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ở Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: người


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

41.028

51.850

127.654

300.907

513.700

529.296

Khách trong nước

36.546

47.239

118.456

290.153

498.777

517.953

Khách quốc tế

4.482

4.611

9.198

10.754

14.923

11.343

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.


Trong lượng khách đến Tiền Giang, thì khách mà do các cở sở lưu trú tiếp nhận phần nào chiếm số lượng lớn, nổi bật nhất là khách nội địa. Cụ thể giai đoạn 2001 – 2005 từ 51.850 người tăng lên 127.654 người tăng thêm 75.804 người; đến

giai đoạn 2006 – 2010 từ 300.907 người tăng lên 529.296 người tăng thêm 228.389 người. Trong khi đó, khách quốc tế chiếm số lượng nhỏ năm 2001 tiếp nhận là 4.611 người đến năm 2010 tăng lên 11.343 người trong 10 năm tăng thêm 6.732 người. Ngoài việc tiếp nhận khách du lịch các cơ sở lưu trú không ngừng cải thiện các khâu như lễ tân, phục vụ, các dịch vụ bổ trợ khách, hướng dẫn du khách một cách chu đáo, tạo một không khí dễ chịu làm hài lòng khách từ mọi nơi trên đất nước kể cả khách quốc tế. Từ đó, để lại những ấn tượng sâu sắc cho khách, hẹn gặp lại khách sẽ đến lần sau rất cao, tạo thế phát triển bền vững trong tương lai.

Bảng 2.4. Số khách do các cở sở lữ hành phục vụ du lịch ở Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: người


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

275.537

320.180

288.741

353.368

387.823

464.063

Khách trong nước

140.189

148.619

50.355

67.274

92.243

94.416

Khách quốc tế

135.348

171.561

238.386

286.094

295.580

369.647

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Các cơ sở lữ hành phục vụ du lịch cũng đóng vai trò quan trọng. Giai đoạn 2000 – 2010 khách du lịch do cơ sở lữ hành tiếp nhận không ngừng tăng, trong đó chiếm phần lớn là khách quốc tế. Năm 2000 đến năm 2005 số lượng khách tăng thêm 13.204 người, năm 2006 đến năm 2010 số khách tăng thêm là 110.695 người. Khách quốc tế có xu hướng tăng rất mạnh, và chiếm tỷ trọng cao năm 2000 khách quốc tế chiếm tỷ trọng 49,1%, nhưng đến năm 2005 chiếm 82,6% và chiếm 79,6% năm 2010. Qua đó ta thấy, các cơ sở lữ hành ngày càng phục vụ, kinh doanh có hiệu quả và có số lượng khách đăng ký tham quan rất lớn. Mặt khác, các cơ sở này từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời từng bước đổi mới các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính. Khả năng thu hút khách du lịch của các


cơ sở lữ hành còn rất nhiều, dựa vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực thì trong tương lai hứa hẹn sẽ đạt những kết quả tích cực.

Chín tháng đầu năm 2011, lượng khách đến tỉnh tăng mạnh, tăng 26,4% so cùng kỳ, số khách tham quan du lịch 718,9 ngàn lượt, trong đó khách quốc tế là 382,4 ngàn lượt, đạt 75,5% kế hoạch và tăng 47,4% do tỉnh có nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, giao thông đến tỉnh thuận lợi hơn nhất là khi có đường cao tốc, cơ sở hạ tầng du lịch cũng được đầu tư. Hiện trong tỉnh có 3 khu du lịch đang hoạt động khai thác và đưa vào chương trình tham quan là khu du lịch Thới Sơn, khu du lịch biển Tân Thành và khu du lịch Cái Bè. Ngoài ra, còn có khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười mới đưa vào hoạt động - một địa điểm mới hứa hẹn sẽ thu hút khách trong thời gian tới.

Lượng khách du lịch đến Tiền Giang tăng trong thời gian qua là do tỉnh có nhiều chương trình hoạt động đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; đồng thời giao thông đến Tiền Giang cũng đã thuận tiện hơn, nhất là khi có đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Cơ sở hạ tầng du lịch cũng đã được đầu tư như: Chợ đêm ẩm thực Mỹ Tho; Bến tàu du lịch thành phố Mỹ Tho gồm có các hạng mục trung tâm điều hành du lịch, sảnh đón khách, nhà trưng bày, nhà thông tin, khu bán hàng lưu niệm, cầu tàu, bãi đậu xe, đường nội bộ, cây xanh... đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch cũng được khai thác một cách đa dạng hơn. Hiện có 3 khu du lịch đang được các đơn vị du lịch khai thác và đưa vào chương trình tham quan như: Khu du lịch cù lao Thới Sơn; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch Cái Bè. Ngoài ra, còn có khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười đã được tỉnh đầu tư giai đoạn 1 bao gồm bãi đậu xe, cầu tàu, trạm dừng chân để đón khách du lịch. Hiện tại, khu du lịch này cũng đang mở cửa đón khách. Việc khai thác du lịch sinh thái đã có bước gắn với các di tích lịch sử như: Chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng, di tích chiến thắng Ấp Bắc, Rạch Gầm - Xoài Mút, lăng Thủ Khoa Huân, Lăng Hoàng Gia, lăng Trương Định, nhà Đốc Phủ Hải, di chỉ khảo cổ ốc eo Gò Thành, Bảo tàng Tiền Giang... trong thời gian qua đã được phục


dựng, trùng tu, tôn tạo và phát triển mang sắc thái văn hóa lịch sử đặc trưng riêng của từng nhân vật, sự kiện, rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa - nghệ thuật, khoa học và đã thu hút khá nhiều khách du lịch.

Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch, ngành Du lịch Tiền Giang đang khai thác kết hợp các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch vui chơi, giải trí, thể thao. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như: Liên kết, nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở Tân Thạch, An Khánh, cù lao Phụng và cù lao Qui thuộc tỉnh Bến Tre; khu du lịch Cái Bè đã nối tuyến Chợ nổi, làng nghề truyền thống, nhà cổ tại Cái Bè với các điểm tham quan du lịch ở cù lao Bình Hòa Phước và du lịch Trường An thuộc tỉnh Vĩnh Long. Mở chương trình tour du lịch đến các khu du lịch sinh thái sông nước thì ngoài các tuyến đã khai thác ở cù lao Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân Thành,... đã thiết kế chương trình đưa du khách đến tham quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Ngũ Hiệp, Tân Phong, chương trình tham gia tát đìa bắt cá ở cù lao Thới Sơn...

Đặc biệt, ở Cái Bè, loại hình du lịch nghỉ dưỡng đang được đầu tư và phát triển mạnh. Mặc dù đây là loại hình du lịch mới đi vào khai thác của tỉnh nhưng hiện thu hút khá nhiều du khách, nhất khách du lịch quốc tế. Đi đầu trong việc khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng phải kể đến là Mekong Lodge Resort ở ấp An Hòa, xã Đông Hòa Hiệp (Cái Bè). "Resort nghỉ dưỡng Mekong Lodge đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2010, với diện tích rộng khoảng 7.200m2 gồm có 29 phòng, nhà hàng... chủ yếu phục vụ khách du lịch quốc tế lưu trú qua đêm, ăn trưa cùng với các hoạt động du lịch như câu cá, đạp xe đạp thăm làng nghề, nhà cổ, vườn trái cây... Lượng khách lưu trú qua đêm ở đây khá đông, trung bình mỗi đêm có khoảng 40 khách nước ngoài ở lại đêm..." Mặc dù đi sau nhưng khu nghỉ dưỡng Mekong Village Resort (ở cồn Hòa Khánh thuộc xã Hòa Khánh, Cái Bè) do Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Cái Bè đầu tư có qui mô khá lớn. Mekong Village Resort sẽ được đầu tư xây dựng trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 3

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí