Chính Sách Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch

Các điểm có ý nghĩa du lịch quốc gia đó là:

+ Điểm di tích Pác Bó tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng

+ Điểm thắng cảnh thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh Các điểm có ý nghĩa du lịch địa phương:

+ Điểm di tích chiến thắng Đông Khê (Thạch An)

+ Di tích rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình)

+ Điểm du lịch Phja Đén (Nguyên Bình)

+ Điểm du lịch Hồ Thang Hen (Trà Lĩnh)

+ Điểm du lịch xuyên quốc gia Khe Hổ nhảy

Hướng đầu tư chủ yếu tại các điểm du lịch là công tác tôn tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất, kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng và trung tâm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cho du khách. Với các điểm du lịch tự nhiên và sinh thái, du lịch mạo hiểm, nên giữ nguyên phong cảnh hoang sơ, tự nhiên, hoặc cải tạo xây dựng phù hợp với cảnh quan thiên nhiên như nhà sàn, thôn bản, ..

Về cụm du lịch, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng nên tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cụm du lịch sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

+ Cụm du lịch thị xã Cao Bằng và vùng phụ cận, xác định như cụm du lịch trung tâm, đầu mối điều hành mọi hoạt động du lịch của tỉnh. Trong đó tập trung chủ yếu là: tham quan di tích, danh thắng; du lịch văn hóa, lễ hội; du lịch đô thị mua sắm; du lịch quá cảnh sang Trung Quốc;

+ Cụm di tích Pác Bó: Là cụm di tích quan trọng và giá trị nhất, cần bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của khu di tích, việc xây dựng các công trình nghỉ dưỡng cũng cần quan tâm việc không phá vỡ sự uy nghiêm của nơi đây. Các loại hình du lịch tại khu vực này: Du lịch tham quan di tích, danh thắng; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo;

Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng - 11

+ Cụm du lịch thác Bản Giốc: định hướng phát triển cụm du lịch danh thắng, tập trung khai thác các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát, tham quan bản làng, thám hiểm;

Tổ chức tuyến du lịch, gồm có tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

+ Du lịch nội tỉnh: Đẩy mạnh đầu tư cho các tuyến chính hiện có, đa dạng hóa và nâng cao sản phẩm tại ác tuyến điểm, trong đó các tuyến chủ đạo (main tourist route) là:

Thị xã Cao Bằng – Hòa An – Hà Quảng

Thị xã Cao Bằng – Trùng Khánh

Thị xã Cao Bằng – Nguyên Bình – Phja Đén

Thị xã Cao Bằng – Quảng Uyên – Tà Lùng – Quá cảnh

+ Du lịch liên tỉnh: Đẩy mạnh và phát triển các tuyến đã có

Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng

Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh

Cao Bằng – Hà Giang – Tây Bắc

+ Du lịch quốc tế: Phát huy thế mạnh của một tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu thông với nước bạn Trung Quốc, là thị trường thuận lợi đưa khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách Việt Nam sang Trung Quốc, theo chương trình tối thiểu một ngày tham quan mua sắm, đến các chương trình nhiều ngày. Tập trung đẩy mạnh các tuyến du lịch quá cảnh:

Thị xã Cao Bằng – Nà Po

Thị xã Cao Bằng – Long Châu

Thị xã Cao Bằng – Nam Ninh – Bắc Hải

Thị xã Cao Bằng – Nam Ninh – Quế Lâm

b. Tối đa hoá hiệ u quả từ tà i nguyên du lị ch , đa dạng hóa và nâng cao chất lượ ng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch Cao Bằng có tiềm năng của mô hình 3H, 6S điển hình (như trình bày ở chương I), cầ n phá t huy ưu điể m củ a cá c mô hì nh trên trong việ c phá t triể n chí nh sá ch sả n phẩ m . Việ c phá t huy cá c sả n phẩ m du lị ch sẵ n có và nghiên

cứ u thêm cá c loạ i hì nh sả n phẩ m và dị ch vụ du lị ch mớ i cũ ng cầ n lưu ý đế n hai mô hình trên.

Về sả n phẩ m du lị ch hữ u hì nh , bên cạ nh việ c phá t triể n cơ sở vậ t chấ t , cầ n tập trung phát triển đa dạng hoá các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương như

sản phẩm thổ cẩm, sản phẩm rèn, nâng cao thương hiệu của sản phẩm và uy tín với khách hàng; Các dịch vụ triển lãm, trưng bày sản phẩm địa phương tại các điểm kinh doanh du lịch chưa được khai thác và đầu tư hợp lý, trong khi khách du lịch có nhu cầu cao, vì vậy cần chú trọng công tác bày bán các hiện vật và thổ sản, mang tính tập trung và phong phú cao. Đưa mua sắm vào chương trình tour du lịch, thoả mãn nhu cầu tham quan, mua sắm tìm hiểu của khách và tăng thu cho một bộ phận người dân trong tỉnh.

Về sả n phẩ m du lị ch vô hì nh, trước hết, cần tôn tạo các di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa độc đáo. Kết hợp các di sản văn hoá phi vật thể trong các gói tour, như kết hợp với đoàn văn công tỉnh hoặc tổ chức một bộ phận nhân lực cho hoạt động giao lưu, múa hát lửa trại; kể cá c câu chuyệ n truyề n thuyế t , dân gian củ a ngườ i bả n đị a và nhữ ng né t đặ c sắ c trong văn hoá truyề n thố ng , vừa khách du lịch thích thú, vừa nâng cao được bản sắc dân tộc. Có thể đa dạng hoá bằng cách khai thác tối đa và hợp lý các tài nguyên thiên nhiên của Cao Bằng, trong đó các dịch vụ như chữa bệnh bằng rễ cây thuốc, tắm suối nước khoáng là những loại hình dịch vụ có tiềm năng phát triển nhưng chưa có sự đầu tư hợp lý, mà hiện nay nhu cầu của du khách cho những loại hình này rất cao.

Bên cạ nh đó , cầ n chọ n lọ c và đưa ra thự c hiệ n cá c dự á n mẫ u về du lị ch sinh thái, văn hoá , du lị ch leo nú i. Ưu tiên đầ u tư cho cá c dự á n khu du lị ch, cụm du lịch, tuyế n du lị ch, các điểm du lị ch leo nú i , câu cá , các khu du lịch nghỉ dưỡng , du lị ch sứ c khoẻ , giải trí , thể thao nhằ m nâng cao khả năng thu hú t khá ch trong và ngoà i nướ c. Việ c tạ o ra cá c sả n phẩ m du lị ch đa dạ ng , hấ p dẫ n du khá ch sẽ là m tăng th ời gian lưu trú và mứ c chi tiêu củ a du khá ch , cũng như để khách đến Cao Bằng nhiều lầ n.

Việc đẩy mạnh các dịch vụ phụ trợ cho du lịch, như cho thuê xe đạp đôi, thuê xe xích lô, thuê hướng dẫn viên người địa phương, các dịch vụ giải trí và mua sắm,… cần được chú trọng phát huy hơn nữa, vì các hoạt động này có vai trò thúc đẩy và làm phong phú cho hoạt động du lịch và có tác động hệ thống đến nhiều

ngành nghề và lĩnh vực khác . Tuy nhiên cần xây dựng và phát triển đồng bộ, có kế hoạch thì mới có thể phát triển hài hoà và hợp lý.

4.3.4.2. Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch

Hiện nay , để có thể nâng cao doanh thu và số lượng khách du lịch đế n với

Cao Bằng, giải pháp tích cực thâm nhập, mở rộng thị trường du lịch quốc tế, coi trọng thị trường nội địa và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là một vấn đề rất được quan tâm. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam và quảng bá du lịch sản phẩm du lịch Cao Bằng; giới thiệu lịch sử và nền văn hoá dân tộc đặc sắc của Cao Bằng:

Thứ nhất, tăng cường thông tin về du lịch cho du khách qua các hình thức: Biển chỉ dẫn, biển quảng bá tấm lớn, hội nghị chủ đề xúc tiến về du lịch, các ấn phẩm xúc tiến du lịch Cao Bằng. Tăng cường các công tác tuyên truyền xúc tiến truyền thống, tiếp tục phát hành những ấn phẩm có chất lượng, chuyển tải được thông tin về con người và đất Cao Bằng, các thông tin chi tiết về tour, tuyến, điểm du lịch, cập nhật thông tin mới thường xuyên; phát hành những bộ phim về du lịch Cao Bằng;

Thứ hai, với đối tượng khách nước ngoài, tiến hành quảng bá du lịch ra các nước trên thế giới. Với đối tượng khách Châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, tập trung kinh phí thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao, có thể tận dụng được cách nhìn qua con mắt và sự chuyên nghiệp của người nước ngoài. Chi phí này không chỉ cao đối với riêng tỉnh Cao Bằng mà còn là thách thức đối với du lịch Việt Nam nói chung, tuy nhiên về lâu dài, đây là một biện pháp hiệu quả; Đối với các du khách Trung Quốc, để có thể mở rộng thị trường, nên mở một số văn phòng đại diện tại Quảng Tây, thực hiện các chức năng xúc tiến, tiếp thị và dịch vụ lữ hành;

Thứ ba, quảng bá qua Website, E-mail như các công cụ chính nhằm giới thiệu chung hình ảnh con người, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn; trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với các trang Web nổi tiếng trong nước như website của Tổng cụ du lịch, Hiệp hội du lịch, … và liên

kết với các trang website của các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước; Hướng tới thị trường khách nước ngoài thì quảng cáo trên các trang website của nước ngoài để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm hoặc sử dụng các từ khoá tiếng Anh thông dụng. Việc xây dựng website riêng về quảng bá du lịch Cao Bằng rất quan trọng, tại đó các thông tin về Cao Bằng, lộ trình tuyến du lịch, dịch vụ ... được thể hiện rõ để khách du lịch có thể tham khảo, về việc xây dựng website cần tiến hành khẩn trương, sáng tạo, chuyên nghiệp và có thể học tập kinh nghiệm của các tỉnh khác;

Thứ tư, quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước như các hội chợ biên giới, các sự kiện thể thao giao hữu ... Những tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu với những độc đáo riêng sẽ thu hút được khách du lịch; Làm tốt công tác tuyên truyền về du lịch, tổ chức cuộc thi tìm hiểu, sáng tác tác phẩm về đề tài du lịch; lồng ghép du lịch với các hoạt động văn hoá-nghệ thuật-thể thao.

Thứ năm, cần xây dựng thương hiệu qua đó tạo điều kiện quảng bá du lịch. Cao Bằng có nhiều điểm đặc trưng độc đáo, tuy nhiên vẫn chưa có hình ảnh hay biểu tượng riêng về thương hiệu du lịch của mình. Biểu tượng đó sẽ thể hiện hình ảnh chung nhất về mảnh đất và con người Cao Bằng. Theo điều tra cho thấy, trong các hình ảnh quảng bá thì du khách thích thú với hình ảnh những cô gái, ông bà cụ và trẻ nhỏ với nụ cười tươi hơn là những hình ảnh về thiên nhiên, núi rừng, nên xây dựng những biểu tượng và hình ảnh quảng bá bằng hình ảnh cuộc sống hạnh phúc, tâm hồn thư thái và tinh thần lạc quan của con người sẽ làm du khách thấy dễ chịu và thân thiện, có thiện cảm cao hơn (Phụ lục 2). Do đó phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh, đưa Cao Bằng đến với khách du lịch một hình ảnh cô đọng, hàm nghĩa.

Thứ sá u , bản thân mỗi cá nhân là một tuyên truyền viên hiệu quả, vì thế những sinh viên, học sinh, cán bộ người Cao Bằng đi công tác, làm việc, học tập tại các địa phương khác cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền với bạn bè các tỉnh khác về tiềm năng và ưu thế của địa phương.

Thứ bả y , chú trọng hơn đến công tác xúc tiến và bán hàng . Qua bá n hà ng trự c tiế p, ngườ i cung ứ ng cầ n lắ ng nghe nguyệ n vọ ng củ a khá ch h àng để hoàn thiện thêm dị ch vụ và cung cấ p phù hợ p nhấ t cho khá ch ; Trong quá trì nh cung cấ p dị ch

vụ, không ngừ ng tiế n hà nh cá c biệ n phá p xú c tiế n để quả ng bá đế n khá ch hà ng , như giảm giá tour, khuyế n mạ i dị ch vụ , tặ ng các sản phẩm địa phương.

4.3.4.3. Chính sách giá và chính sách phân phối

Chính sách giá:

Các đơn vị kinh doanh nên áp dụng chính sách giá phân biệt cho từng phân đoạ n và đố i tượ ng khá ch . Chính sách giá cao cấp đối với đối tượng khách nhóm 1 (như đã đề cậ p ở chương III ), đi kè m vớ i chấ t lượ ng dị ch vụ tố t và cao cấ p ; Không nên lạ m dụ ng chí nh sá ch giá cắ t cổ , giá khai thác và chính sách giá bán đắt . Chính sách giá phù hợp và giá ưu đãi , giá trung bì nh cho cá c đố i tượ ng khá ch thuộ c nhó m

2. Việ c tí nh toá n cá c chi phí về giá để đả m bả o mụ c đí ch củ a doanh nghiệ p kinh doanh và trong mứ c chấ p nhậ n củ a du khá ch , nghĩa là chất lượng dịch vụ như thế nào thì đi kèm với mứ c giá thế đó . Song song vớ i việ c giả m giá thà nh tour , tiế t kiệ m chi phí đầ u và o và kế t hợ p vớ i cá c đơn vị cung ứ ng hà ng hoá , mua sắ m , giải trí khác. Chính sách giá cần được tính toán và hoạch định trên cơ sở nghiên cứ u cơ cấ u chi tiêu củ a khá ch, tậ n thu củ a khá ch du lị ch.

Riêng chi phí bảo tồn, chi phí phục vụ, thu vé tham quan, .. cần được tính toán cho hợp lý, tránh việc tăng phí thu của khách du lịch.

Chính sách phân phối

Các công ty du lịch ở Cao B ằng cần chọn đúng kênh phân phối thích hợp và tiế n hà nh đa dạ ng hoá chú ng . Đồng thời nghiên cứu để tạo ra nhiều kênh phân phối sản xuất du lịch , chương trì nh du lị ch . Ngành du lịch tỉnh Cao Bằng nên có đại lý du lị ch hoặ c văn phò ng đạ i diệ n tạ i thị trườ ng Quả ng Tây để là m công tá c thị

trườ ng, Trung Quố c và có kế hoạ ch hợ p tá c chặ t chẽ vớ i cá c Phò ng du lị ch củ a từ ng huyệ n thuộ c tỉ nh Quả ng Tây để khai thá c thị trườ ng khá ch tiề m năng nà y .

Ngành du lịch Cao Bằng cần tạo các mối quan hệ , chuẩ n bị tố t và tiế n hà nh hợ p tac vớ i thà nh phố Hà Nộ i, Hạ Long, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắ c Kạ n và cá c tỉ nh khác trong khu vực , đặ c biệ t là cá c công ty lữ hà nh trong nướ c và quốc tế để giới thiệ u cá c sả n phẩ m du lị ch củ a Cao Bằ ng.

Ngoài ra với đối tượng khách đi du lịch theo tour trọn gói từ Trung Quốc , kiế n nghị Chí nh phủ cho khá ch Trung Quố c đi theo tour trọ n gó i bằ ng giấ y thông

hành có thể đi xa hơn và o nộ i đị a, từ đó có thể mở rộ ng kênh phân phố i đế n cá c tỉ nh khác.

4.3.4.4. Chính sách con người

Chính sách con người hướng đến mục tiêu đào tạo và nâng cao nhân lực, với ngành du lịch thì cần đào tạo nhân lực toàn diện về cả kiến thức trên lý thuyết lẫn thực tiễn, về năng lực phục vụ của công nhân viên trong ngành du lịch thể hiện ở trình độ chuyên môn và khả năng phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. Tỉnh nên đầu tư mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, song song với việc tạo đầu ra và ổn định việc làm cho các đối tượng này, hoặc cử cán bộ, nhân viên đi học các lớp huấn luyện kỹ năng phục vụ về các mặt còn yếu và đang có nhu cầu cao như bảng 3.4 đã đề cập.

Khi cử cán bộ, sinh viên đi học, cần bố trí sắp xếp đầu ra sao cho hợp lý, để các đơn vị kinh doanh du lịch - lữ hành trong tỉnh có điều kiện sử dụng đúng nhân lực có trình độ, đã qua đào tạo và có tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Riêng đối với cán bộ, công chức có vị trí cao trong ngành du lịch, văn hoá, việc cử cán bộ đi học để nâng cao kiến thức, khả năng lãnh đạo, mở rộng tư duy và tầm nhìn mới trong thời kỳ mới là hết sức quan trọng. Không chỉ tập trung đào tạo các vị trí cao, mà còn tập trung việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và khả năng tiếp cận với những kiến thức mới mẻ, công nghệ thông tin hiện đại. Việc tác động trực tiếp vào đội ngũ cán bộ trong ngành sẽ đưa lại kết quả tích cực, do đó cần tập trung ngân sách đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Hàng năm tỉnh Cao Bằng nên dành một nguồn ngân sách cho một lượng nhân sự trong các dự án liên kết giáo dục với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm, phương pháp làm du lịch, nghiên cứu pháp luật liên quan của Trung Quốc.

Ngoài chuyên môn thì ngoại ngữ cũng cần được chú trọng đào tạo. Bên cạnh đó là tạo điều kiện cho những người hoạt động dịch vụ được tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn du lịch cũng như tâm lý khách hàng cũng là một hình thức đào tạo thực tiễn cần thiết.

4.3.4.5. Chính sách Cơ sở vật chất

Các cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch như điện , nướ c, giao thông vậ n tải, bưu chí nh – viễ n thông cầ n đượ c chú trọ ng phá t triể n hơn nữ a cho kị p vớ i nhu cầ u củ a ngà nh du lị ch. Hoàn thiện và nâng cao hệ thống điệ n và cấp thoát nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như đầu tư xây dựng hệ thống cho các điểm và khu du lịch để phục vụ nhu cầu du khách, đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động của ngành du lịch.

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch. Các cơ sở xây dựng mới đưa vào hoạt động có tiện nghi hiện đại, sang trọng, nhưng các cơ sở đã đưa vào khai thác lại có cơ sở hạ tầng vật chất xuống cấp, đặc biệt các cơ sở lưu trú xây dựng trước năm 2000 đều không đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn. Vấ n đề đặ t ra là n âng cao hoặc xây dựng mới các hệ thống lưu trú đã xuống cấp, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. Việc nâng cấp phòng nghỉ yêu cầu vốn và khả năng giải ngân, lại khó khăn hơn công tác nâng cấp, do đó tỉnh cầ n tạo điều kiện cho các công trình khách sạn mới, đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch , ưu tiên hệ thống khách sạn chất lượng cao. Cần chú ý việc kiến trúc khách sạn mang dáng dấp của kiến trúc dân tộc vùng Cao Bằng; Các khách sạn xây dựng cần được quy hoạch và phân vùng rõ ràng, không để tình trạng khách sạn tập trung quá dầy hoặc quá phân tán.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá về Cao Bằng như một địa chỉ hấp dẫn đáng tin cậy cho hoạt động đầu tư; tạo điều kiện đầu tư cho các đơn vị nước ngoài hoặc liên doanh vào đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống. Xây dựng các công trình, tụ điểm vui chơi, giải trí, nhằm đa dạng hóa các loại hình giải trí cho khách du lịch, cần lưu ý các khu vực này cần mang được bản sắc của Cao Bằng. Các khu vực cần xây dựng tụ điểm vui chơi là trung tâm thị xã, khu vực Pác Bó, cửa khẩu và Bản Giốc.

Giải pháp về khoa học công nghệ và hệ thống phụ trợ cho du lịch, trong đó nổi bật là bưu chính viễn thông và giao thông. Cao Bằ ng cầ n tậ p trung nâng cấ p tuyế n đườ ng (chú trọng Quốc lộ 3 và đường 203), hệ thố ng dị ch vụ bưu chí nh viễ n

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí