Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 23


4.

Cả 3 địa phương

67%

3. Quảng Nam

72%

2. Đà Nẵng

78%

1. Huế

75%

60%

65%

70%

75%

80%

Câu 7. Ông/bà hãy đo lường mức độ hài lòng với các yếu tố sau khi đi đến Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam theo thang điểm từ 1 đến 10

Question 7: Please measure the satisfaction level with the factors after going to Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster on a scale of 1 to 10.

Các du khách quốc tế đến cụm thường bị thu hút bởi các yếu tố về điều kiện khí hậu, thời tiết và văn hóa, là những điểm đặc trưng của cụm du lịch miền Trung. Chi phí giá rẻ và đồ ăn ngon là một trong những yếu tố thu hút được sự chú ý của du khách quốc tế, nhất là đối với các du khách Tây Âu. Dịch vụ internet đã được cải thiện, tại các nhà ga, các địa điểm công cộng hoặc các nhà hàng, khách sạn đều có trang bị internet và wifi truy cập miễn phí. Điều này là điểm làm tăng hình ảnh của các địa phương trong cụm du lịch.

Tuy nhiên, các điểm chưa làm du khách hài lòng là cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam nói chung và tại các địa phương trong cụm du lịch miền Trung nói riêng. Nhiều du khách thường sợ hãi khi nói về việc sang đường tại Việt Nam. Các dịch vụ lưu trú cũng chưa thực sự làm hài lòng đối với du khách, nhất là đối với các du khách phương Tây, thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5 sao.


Giá cả các dịch vụ - Prices of services

8.2

Dịch vụ internet - Internet service

8.4

Các dịch vụ vui chơi giải trí - Entertainment services

Đi lại, cơ sở hạ tầng - Transportation, infrastructure

Dịch vụ lưu trú - Lodging

7.4

5.6

6.7

Ăn uống - Food

8.9

Văn hóa - Cultural

8.5

Thiên nhiên, phong cảnh - Nature, landscape

Thời tiết, khí hậu – Air/ Atmosphere/ Weather, climate

7.6

8.6

0 2 4 6 8 10

Các dịch vụ tour , điểm tham quan và ăn uống được đánh giá ở mức trung bình. Dịch vụ vận chuyển, mua sắm, giải trí không được đánh giá cao. Các ý kiến cho rằng cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có một số món ngon; nhưng lại không tập trung; chất lượng dịch vụ ở các quán ăn không đồng đều. Tại Đà Nẵng không có nhiều môn thể thao giải trí biển dù biển rất đẹp, thiếu các hoạt động động du lịch, giải trí ngoài trời, và du khách không yên tâm về tiêu chuẩn an toàn của một số môn mạo hiểm như leo núi, trượt thác.

Trong cụm du lịch cũng thiếu vắng những nơi mua sắm ưng ý, không có nhiều cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng và chất lượng đảm bảo.

Câu 8. Những lưu ý khác của Ông/bà khi đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Question 8: Please note Your other comments about Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster

Các vấn đề về mà du khách quốc tế lưu ý khi đến với cụm du lịch thường tập trung vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về các thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều khó khăn như: Thủ tục hải quan đường bộ tại cửa khẩu Lao Bảo tuy đã cải tiến nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian chờ đợi, gây hạn chế đối với khách du lịch, đặc biệt là các đoàn caravan khách du lịch vào Việt Nam.


Thứ hai, về chất lượng dịch vụ : Nhiều du khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương trong cụm nói riêng và đối với Việt Nam nói chung. Thiếu nhiều dịch vụ và tụ điểm vui chơi giải trí. Chưa có các sản phẩm du lịch mới để các khách du lịch quay lại miền Trung nói chung lần thứ 2 vì trong các chương trình tour mà các khách du lịch đã trải nghiệm đều là điểm đến quen thuộc. Sản phẩm du lịch chưa phong phú dẫn đến xu hướng đi du lịch của nhiều du khách đã có sự thay đổi. Thay vì những nơi quá quen thuộc ở miền Trung thì hiện nay du khách các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đổ xô đi Hàn Quốc, Nhật Bản. Được biết những nơi này có chính sách kích cầu ưu đãi, giảm giá vé điểm đến cho khách du lịch rất tốt. Cùng với đó, nhiều chuyến bay thuê chuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch như các du khách đến từ Thái Lan đi du lịch bằng đường hàng không. Chính sách giá còn quá cao đối với một số nhóm khách hàng do chưa có liên kết giảm giá với các cơ sở dịch vụ lữ hành của Việt Nam. Nhiều cơ sở lưu trú có thể tạm chấp nhận nhưng chưa kiểm soát được tình trạng muỗi và côn trùng. Nhiều cơ sở tham quan xuống cấp, vệ sinh chưa sạch đẹp.

Thứ ba, về cơ sở hạ tầng, giao thông hỗn loạn tại Việt Nam là điều gây ra sự sợ hãi đối với các du khách quốc tế. Thái độ phục vụ của các nhân viên tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú và các công ty cung cấp dịch vụ khác chưa thực sự chuyên nghiệp và bất tiện trong việc di chuyển cũng khiến nhiều du khách quốc tế không hài lòng. Thiếu các điểm dừng chân trong hành trình, các dịch vụ cung cấp còn chưa đa dạng.

Thứ tư, về các chương trình xúc tiến: ngôn ngữ trong các tờ rơi hoặc trong các địa điểm du lịch như các bảo tàng, các địa điểm tham quan hoặc thậm chí trong hóa đơn tại nhiều nhà hàng còn chưa được thuyết minh bằng tiếng Nhật, tiếng Thái, Tây Ban Nha, Ấn Độ, trong khi các du khách thường ưa thích được nhìn thấy ngôn ngữ của nước mình tại nước ngoài.

Thứ năm, blog quảng bá thương hiệu của cụm nghèo nàn, không có nhiều thông tin cung cấp về các sản phẩm của cụm. Khách du lịch thường không biết đếm thương hiệu của cụm.


PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÁC SỞ DU LỊCH/

TT XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ ĐẠI DIỆN CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

I. Thông tin chung về cuộc phỏng vấn:

Thông tin chung về người được phỏng vấn: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn/chuyên môn, kinh nghiệm công tác; chức vụ, số năm giữ chức vụ hiện tại.

II. Nội dung phỏng vấn:

1. Căn cứ hình thành liên kết cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng

Căn cứ hình thành liên kết cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng Điều kiện để phát triển cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng Lợi ích khi thành lập cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng?

Cam kết và ràng buộc trách nhiệm của các địa phương trong cụm du lịch? (Cam kết pháp lý và cơ chế ràng buộc, chế tài khi một tỉnh thành viên không thực hiện các quy định đề ra)?

Cơ cấu tổ chức của cụm du lịch?

+ Có thành lập ban riêng chuyên về thực hiện các hoạt động của cụm?

+ Có sự liên kết với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác khi thực hiện các hoạt động của cụm?

Du lịch là ngành kinh tế được xác định và tập trung đầu tư để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, nhất là trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới, chắc hẳn sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Đứng trước bối cảnh và xu hướng đó; đáp ứng những yêu cầu mới của bối cảnh, việc liên kết hợp tác giữa các địa phương để cùng phát triển là đòi hỏi mang tính cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Giai đoạn 2006-2019 thành phố Đà Nẵng đã triển khai ký kết Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với nhiều địa phương, trong đó có cụm liên kết Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế qua các chương trình ký kết gồm: Chương trình liên kết du lịch 03 địa phương (Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế) năm 2006; Chương trình liên kết du lịch giữa các địa phương của 07 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ký kết năm 2012); Chương trình hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 (ký kết năm 2016).


Việc hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã được triển khai từ năm 2006 qua đó đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên do còn một số các điểm khác nhau về tính đặc thù của du lịch địa phương như mùa thấp điểm, định hướng phát triển,... nên công tác liên kết vẫn còn hạn chế. Nội dung quan trọng nhất để tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương đó là vai trò của các Hiệp hội Du lịch. Trong thời gian đến, Hiệp hội Du lịch các địa phương cần chủ động có kế hoạch, chương trình cụ thể các nội dung hợp tác trong việc phát huy vai trò là cầu nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước để phát triển du lịch và đảm bảo các hoạt động liên kết mang lại hiệu quả cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, cụm Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -Quảng Nam được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, xây dựng thương hiệu vùng. Do vậy, thời gian qua việc hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương được đẩy mạnh và được đánh giá tốt là một trong những mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao, giảm chi phí và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.

Vừa qua, với sự hỗ trợ của dự án EU, Hiệp hội du lịch và Sở VHTTDL 3 địa phương đã phối hợp với các chuyên gia của dự án nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến, xây dựng 3 nhóm sản phẩm riêng biệt là Con đường Di sản, Nghỉ dưỡng biển và Con đường Sinh thái và Du lịch cộng đồng. Trong thời gian hỗ trợ của Dự án EU, 3 địa phương đã thành lập 3 tổ công tác gồm Phát triển sản phẩm, Phát triển nguồn nhân lực và Xúc tiến, quảng bá du lịch.

Ngoài ra, địa phương cũng đang xem xét kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch vùng du lịch của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Quy hoạch này phân định Đà Nẵng và Quảng Nam thuộc Vùng Duyên hải Nam Trung bộ trong khi tỉnh Thừa Thiên Huế lại thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, điều này ảnh hướng rất lớn đến công tác phối hợp phát triển du lịch 3 địa phương mà theo Tổng cục Du lịch đánh giá thì cụm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong nhiều năm tới.

2. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong cụm?

Các hoạt động đã thực hiện để xúc tiến, thu hút khách du lịch đến cụm du lịch?

Sự khác biệt giữa xúc tiến theo cụm và xúc tiến du lịch độc lập của từng địa phương?


Bên cạnh các hoạt động xúc tiến du lịch theo cụm, từng địa phương có thực hiện hoạt động xúc tiến của riêng mình?

Hàng năm, có báo cáo đánh giá hoạt động liên kết và xúc tiến du lịch? Có kế hoạch hoạt động hàng năm?

Nhân lực, chi phí thực hiện các hoạt động xúc tiến? Công cụ xúc tiến: quảng bá, website?

Có thực hiện đi học tập mô hình xúc tiến du lịch theo cụm du lịch của nước ngoài và các địa phương khác? Chi phí và các cá nhân tham gia? Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xúc tiến du lịch theo cụm?

Các hoạt động liên kết về đào tạo nhân lực trong ngành du lịch, chia sẻ tài nguyên, các hoạt động liên kết theo chuỗi (mỗi địa phương tập trung vào một dịch vụ/một lợi thế riêng).

Sự tham gia của các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo nhân lực trong việc lập kế hoạch xúc tiến theo chuỗi?

Mô hình xúc tiến: kết hợp công – tư hay mô hình nào?

Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết cùng nhau tạo sức mạnh cho phát triển du lịch, đồng thời thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch của Bộ Chính trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, UBND cấp thành phố/cấp tỉnh, và các tổ chức/dự án về du lịch… căn cứ vào tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của Đà Nẵng với các địa phương, đặc biệt là vị trí, vai trò đầu mối phân phối khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường khách nội địa, Đà Nẵng với các địa phương đã cụ thể hóa hoạt động liên kết bằng Chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn với các nội dung liên kết về quản lý nhà nước, xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch…

Qua thời gian triển khai hợp tác liên kết phát triển du lịch, đã đạt được hiệu quả và đã thực hiện được một số nội dung như: trao đổi, cung cấp thông tin quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch (trao đổi nghiệp vụ về quy hoạch, hoạt động lữ hành, khách sạn, thanh kiểm tra, môi trường du lich, an ninh trật tự…). Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch; Phối hợp hỗ trợ khách du lịch đến địa phương; Tham gia hoạt động Hội chợ…,

- Về trao đổi thông tin và công tác quản lý nhà nước: Các Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Thanh Tra, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch giữa các địa phương đã thực hiện phối hợp tốt việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cung cấp


thông tin về tình hình phát triển sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, chương trình tour và các sản phẩm du lịch mới của địa phương để giới thiệu đến các doanh nghiệp trong, ngoài nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên ở các thị trường tiếng hiếm như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tham gia hướng dẫn. Về công tác thanh tra: thời gian qua Thanh tra Sở Du lịch Đà Nẵng đã kết nối, trao đổi thông tin, giám sát hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch được Thanh tra các sở thực hiện tốt; thông báo thông tin về vi phạm của hướng dẫn du lịch để đơn vị bạn kiểm tra xử lý.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Các địa phương đã triển khai công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu du lịch (chủ yếu trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch 03 địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế) bằng việc tăng cường quy mô, thu hút sự tham gia, tập trung, thống nhất quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch 03 địa phương, cụ thể: Tổ chức chương trình giới thiệu du lịch 03 địa phương tại TP. HCM và tại Hà Nội; Phối hợp tham gia các hội chợ trong nước như: Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch ITE tại TP. Hồ Chí Minh; tăng tần suất xuất hiện của hình ảnh du lịch ba địa phương tại các hội chợ quốc tế như Hội chợ Travex tại thủ đô Manila, Phillippines nằm trong khuôn khổ các hoạt động của tổ chức ATF (Asian Tourism Forum), Hội chợ ITB-Berlin và chương trình giới thiệu du lịch 3 địa phương tại Trung tâm Hội nghị City Cube Berlin, CHLB Đức, Hội chợ IT&CMA tại Bangkok - Thái Lan, Hội chợ JATA Tourism Expo Japan tại Nhật Bản....

- Đón, tiếp các đoàn Famtrip, Presstrip: Các địa phương thường xuyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Hội Lữ hành tổ chức đón và phục vụ các đoàn khảo sát, Famtrip, Presstrip trong nước và quốc tế do mỗi địa phương mời đến khảo sát, quảng bá du lịch giữa các địa phương hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tổ chức.

- Xuất bản ấn phẩm quảng bá: Các địa phương đã phối hợp xuất bản một lượng ấn phẩm quảng bá du lịch chung của các địa phương, các túi xách du lịch….gửi đến du khách tham gia qua các Hội chợ, Roadshow,…

- Các địa phương đã hỗ trợ truyền thông quảng bá du lịch trong các dịp đón các đoàn báo chí, đoàn quay phim, blogger du lịch trong và ngoài nước như đoàn phóng viên quốc tế đến Đà Nẵng nhân Cuộc đua Thuyền buồm Vòng quanh Thế Giới Clipper Race 2016, các đài truyền hình quay các phóng sự du lịch nhắm vào du khách


nội địa như chương trình Người Việt 4 phương, Chương trình Việt Nam hội nhập, các bản tin Văn hóa Việt, Chuyện 12 giờ....và phối hợp với các kênh truyền hình quốc tế như Chanel News Asia, Asia Today, HongKong TV, History... quảng bá du lịch Đà Nẵng tới các thị trường quốc tế trọng điểm; liên kết với hãng phim Future in Best Entertainment, History Channel Asia thực hiện bộ phim tại Đà Nẵng để quảng bá trên các kênh truyền hình của Hàn Quốc KBS, SBS và các kênh truyền hình khác thuộc các nước Châu Á….

3. Kết quả thực hiện các hoạt động xúc tiến chung của cụm:

+ Số lượng khách du lịch quốc tế của từng tỉnh thay đổi như thế nào sau khi có hoạt động xúc tiến chung của cụm

+ Doanh thu về du lịch quốc tế của từng tỉnh? Đóng góp vào GDP của tỉnh như thế nào?

+ Số lượng khách du lịch quốc tế của cả cụm thay đổi như thế nào sau khi có hoạt động xúc tiến chung?

+ Doanh thu về du lịch quốc tế của từng tỉnh? Đóng góp vào GDP của cụm du lịch như thế nào?

+ Chi phí thực hiện xúc tiến của cụm? Của mỗi địa phương?

+ Nguồn lực tiến hành xúc tiến của cụm? của mỗi địa phương?

+ Thương hiệu và uy tín của cụm du lịch? Của mỗi địa phương? => có tăng lên sau khi liên kết theo cụm?

+ Năng lực và chất lượng phục vụ trong ngành du lịch của mỗi địa phương và của cả cụm?

Các yếu tố nào tác động đến việc xúc tiến du lịch trong cụm?

Khó khăn khi tiến hành liên kết cụm du lịch, Khó khăn khi tiến hành hoạt động xúc tiến du lịch trong cụm?

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó là gì? Các giải pháp cần tập trung?


TT

Tỉnh/thành

phố

Chỉ tiêu

ĐVT

2018

ƯTH 2019

ƯTH2019

/2018 (%)


1


ĐÀ NẴNG

- Tổng khách

DL

LK

7.662.971

8.692.421

+13,4

+ KQT

LK

2.875.371

3.522.928

+22,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 23

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023