Đa Dạng Hóa Và Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch


này thường giao tiếng bằng tiếng Anh không tốt và thường thích sử dụng ngôn ngữ của họ.

Các du khách Nga, vốn tập trung khá đông tại khu vực Nha Trang, Khánh Hòa, cũng là một khu vực thị trường tiềm năng, vì vậy cũng cần tăng cường nghiên cứu thị trường nhằm thu hút các đối tượng khách du lịch này.

Mỗi nhóm khách hàng có đặc trưng riêng, bởi vậy, việc nghiên cứu thị trường để phục vụ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến là cần thiết.

5.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Cần kết hợp các giải pháp về giảm giá dịch vụ, song song với nâng cao chất lượng phục vụ. Về giá cả, trong ngắn hạn, có thể sử dụng các công cụ tiêu chuẩn như giảm thuế, phí, lệ phí - mặc dù việc giảm này có thể làm giảm thu ngân sách. Do vậy, để hiệu quả hơn, cần tập trung vào chất lượng các sản phẩm du lịch.

Các điểm đến có mật độ khách du lịch thấp hơn, chẳng hạn như điểm đến ở các vùng sâu, vùng xa, cần có sự tăng cường phối hợp với các chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng ở cấp độ cộng đồng. Việc này nhằm để các điểm du lịch được đảm bảo hơn về điều kiện vệ sinh, qua đó cải thiện chất lượng trải nghiệm du lịch theo chiến lược dài hạn về thúc đẩy sinh thái và thu hút du khách quốc tế quay lại Việt Nam.

Để thu hút lượng khách quốc tế đến cụm bền vững, các ngành liên quan phối hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ cụ thể phía Sở Du lịch (Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Thanh Tra Sở) phối hợp Sở Y tế kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, chất lượng phòng lưu trú, nhà hàng tại các khách sạn; Sở Du lịch (phòng Quản lý lữ hành) kiểm tra và giải quyết tình trạng khan hiếm hướng dẫn viên tiếng Hàn hiện nay nhất là đối với mùa cao điểm; Sở Du lịch nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách; Sở Du lịch( trung tâm xúc tiến du lịch) phối hợp với các công ty lữ hành lớn tại Hàn Quốc, đặc biệt là Hanatour, Mode tour để tổ chức các chương trình Roadshow, sự kiện quảng bá du lịch tại Hàn Quốc, bổ sung sớm ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung trên Website và App của cụm du lịch, mời các đoàn presstrip hoặc blogger từ nước ngoài đến cụm để khảo sát và viết bài về du lịch cụm.

- Sớm phê duyệt cho phép hình thành khu chợ đêm và phố đi bộ để thu hút khách và tăng thêm dịch vụ vui chơi giải trí về đêm ở các địa phương trong cụm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

5.2.4. Tăng cường quảng bá du lịch

Nhờ việc Hãng hàng không Hàn Quốc đã mở đường bay đến Đà Nẵng mà các công ty du lịch lớn Hàn Quốc: Hanatour, Mode tour, Lotte…có chiến dịch quảng bá du lịch cụm đến người dân Hàn Quốc. Thông qua đó, các địa phương trong cụm cần có kế hoạch để tận dụng lượng khách từ các quốc gia khác xung quanh như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 19

Hiện nay khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch tự túc chiếm (45,5%), và có xu hướng gia tăng trong thời gian đến, do đó việc tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của cụm du lịch đến trực tiếp người dân Hàn Quốc thông qua các trang mạng xã hội đặc biệt là mạng xã hội Naver, Facebook, Instagram…. Bên cạnh đó, có một số công ty lữ hành lớn Hàn Quốc như Hanatour, Modetour , Changtour và Lotte tour…đưa một lượng lớn khách du lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng do đó việc tiếp tục làm việc với các công ty lữ hành này hết sức quan trọng.

Các hoạt động cần chú trọng bao gồm:

- Tiếp tục phối hợp với các công ty lữ hành lớn tại Hàn Quốc như Hanatour, Changtour, Lotte… tham gia các Hội chợ thường niên giới thiệu quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hàn Quốc; Phối hợp tổ chức các đoàn lữ hành, báo chí và làm phim từ Hàn Quốc đến khảo sát và viết bài, quay phim.

- Phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và các đơn vị liên quan tổ chức Ngày văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản;

- Hiện nay, các khách du lịch trẻ sử dụng mạng xã hội, Internet rất nhiều, nên cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thông tin lên các mạng phổ biến tại các quốc gia khác như Naver, Facebook, Instagram…

- Bổ sung sớm ngôn ngữ khác nhau trên Website và App của các Sở du lịch Du lịch trong cụm, mời các đoàn presstrip hoặc blogger từ các quốc gia đến cụm để khảo sát và viết bài về du lịch cụm.

- Nhanh chóng tiến hành ký kết hợp đồng với đại diện du lịch của các địa phương tại nước ngoài hỗ trợ công tác quảng bá, nghiên cứu thị trường để thu hút lượng khách quốc tế đến cụm.

- Vận hành hiệu quả Câu lạc bộ các doanh nghiệp đón khách quốc tế; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đón khách và phục vụ khách du lịch quốc tế.


Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu

Tập trung xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng bá, đảm bảo cụm có đủ năng lực cung cấp dịch vụ trong môi trường phát triển mới. Sau nhiều tháng tạm ngừng hoạt động do COVID-19, nhiều công ty lữ hành gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ bị phá sản do giá trị tài sản sụt giảm, và ít nhân viên sẵn sàng làm việc trở lại. Do đó, các cơ quan hữu quan cần có sự đánh giá, thống kê để xác định các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể cơ cấu lại danh mục vay nợ và giải quyết những khó khăn về thanh khoản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh toán, thanh lý bán tháo tài sản, đồng thời bảo vệ việc làm.

Mục tiêu phục hồi ngành du lịch không chỉ đòi hỏi các điểm đến hấp dẫn và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà bên cạnh đó tạo điều kiện cho khách du lịch được tiếp cận dễ dàng hơn các thông tin về cụm du lịch.

Ba địa phương căn cứ tình hình thực tế, các hoạt động du lịch của từng địa phương để thống nhất xây dựng kế hoạch và cam kết triển khai cùng nhau đạt hiệu quả cao, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm của mỗi địa phương. Đồng thời ba địa phương tranh thủ các nguồn lực từ các dự án để nâng cao hoạt động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực như dự án EU, ILO; cũng như công tác liên kết với doanh nghiệp cùng tham gia thông qua tổ chức Hiệp hội Du lịch được đẩy mạnh qua các năm.

Cụm cần tranh thủ sức mạnh của Hiệp hội Du lịch đóng trên địa bàn để tăng cường quảng bá và xúc tiến trong hệ thống các doanh nghiệp

Ngoài ra, cụm cũng cần có sự tương tác mạnh mẽ và thường xuyên với các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, các Đại sứ quán, Lãnh sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài hoặc thông qua các kiều bào Việt Nam đang ở nước ngoài. Đấy là những kênh quảng bá vô cùng quan trọng, giúp cho các thông tin về văn hóa, truyền thống, vẻ đẹp và hình ảnh của cụm được tỏa đi khắp nơi trên thế giới. Các kênh thông tin về truyền miệng cũng khá hữu hiệu đối với rất nhiều du khách, trong đó có du khách phương Tây.

Hiện nay, đại dịch Covid – 19 đã khiến cho việc thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam nói chung và đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chính nhờ những nỗ lực của chính phủ Việt


Nam và chính quyền các thành phố trong việc phản ứng và xử lý đối với dịch bệnh Covid – 19 đã tạo ra uy tín, thương hiệu của Việt Nam nói chung và cụm 3 tỉnh nói riêng. Cụm nên coi đây là một cơ hội để tiếp tục quảng bá hình ảnh về một điểm đến an toàn đối với các du khách nước ngoài. Việc xây dựng hình ảnh an toàn, thân thiện cũng là một xu hướng mới trong xúc tiến du lịch của hầu hết các điểm đến du lịch trong và ngoài nước hiện nay. Cụm nên kết hợp với các cơ quan y tế để thực hiện các chiến dịch quảng bá về điểm đến an toàn trong bối cảnh đại dịch. Tận dụng các cơ hội này sẽ giúp cụm thu hút được lượng khách du lịch quốc tế ghé thăm, thậm chí ngay cả trong bối cảnh đại dịch này. Nhiều khách du lịch đến Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh Covid – 19 không chỉ nhằm mục đích đơn thuần là để du lịch, hay công việc mà còn có mục đích khác là để được chữa trị bệnh hoặc tìm nơi trú ẩn khi dịch bệnh đang ngày càng có dấu hiệu leo thang, khiến cho nhiều nước ở Châu Âu đang phải ban hành lệnh phong tỏa lần thứ hai.

5.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xây dựng các nền tảng xúc tiến du lịch trong môi trường kỹ thuật số

Cụm có thể đầu tư một app hướng dẫn du lịch, cho phép sử dụng, truy cập miễn phí khi khách du lịch đển cụm. App này có thể hướng dẫn du khách lựa chọn các địa điểm du lịch mà mình mong muốn, cho phép đánh giá, nhận xét các địa điểm, đồ ăn, phong cách dịch vụ tại cụm. App nên được thiết kế theo nhiều thứ tiếng, tập trung vào các ngôn ngữ của các thị trường mục tiêu mà cụm du lịch muốn nhắm tới như tiếng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tiếng Anh, Pháp, Nga.

Hiện nay, các công cụ mà cụm sử dụng chủ yếu để quảng bá thương hiệu chủ yếu vẫn là các hình thức như tờ rơi, tờ gấp, chủ yếu chỉ quảng cáo đối với các du khách đã đến cụm, hoặc sử dụng trong các hội chợ triển lãm mà cụm tham gia tại nước ngoài. Hình thức quảng bá, xúc tiến này khá bị động, và làm giảm hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm du lịch của cụm đối với các du khách quốc tế.

Bên cạnh các phương tiện quảng cáo bằng tờ rơi, cụm nên chú trọng phát triển các phương tiện xúc tiến hiện đại khác. Các phương tiện xúc tiến hiện đại khác mà cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần quan tâm như:


+ Tận dụng lại trang web mà Dự án EU đã trang bị cho cụm du lịch vào thời điểm năm 2014. Cho đến nay, dường như trang web này đang bị bỏ hoang và trông giống blog của một người đi du lịch hơn là một trang web của cụm du lịch địa phương. Trong trang web này hầu như không có thông tin đến các địa phương trong cụm, mà chủ yếu chỉ là các thông tin ngoài lề khác. Chưa kể, giao diện của trang web khá thô sơ, không có nhiều tính năng, không được cập nhật. Nếu như không có logo của cụm thì sẽ không ai biết đến đây đã từng là một trang web được sử dụng trong các chiến dịch quảng bá của cụm du lịch. Trong khi đó, website về xúc tiến du lịch của từng địa phương thì được trang bị đầy đủ hơn. Chính vì vậy, cụm cần có kế hoạch để tái xây dựng và phát triển trang web của cụm du lịch. Trên web chung của cụm có thể dẫn link tới các trang web của từng địa phương.

+ Đặt link hoặc thực hiện SEO để quảng bá trên các kênh như facebook, Twitter, Naver (Hàn Quốc) Baidu (Trung Quốc), Yahoo Japan (Nhật Bản)… Việc chạy quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm tại các thị trường mục tiêu sẽ giúp cho việc quảng bá thương hiệu hoặc phổ biến đến các chương trình du lịch của cụm đến với du khách quốc tế hiệu quả hơn.

+ Sử dụng các app hướng dẫn về lịch trình cũng như các địa điểm du lịch theo cụm Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hoặc cho phép chuyển ngữ sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong app này cho phép sử dụng các chức năng review lại các thông tin về các điểm du lịch tại cụm. Dựa trên các đáng giá này, các nhà quản lý du lịch của cụm sẽ có thể nhận biết và đánh giá xu hướng tiêu dùng của từng nhóm khách du lịch, giảm thiểu việc phải tổ chức thường xuyên các hoạt động khảo sát. Cũng dựa trên cơ sở này, các cơ quan chức năng có thể chấn chỉnh những hoạt động kinh doanh chưa phù hợp tại các điểm du lịch, từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ trên địa bàn cụm.

Việc tăng cường quảng bá xúc tiến online là cần thiết, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 như hiện nay, khá nhiều hoạt động trên thế giới đều được thực hiện thông qua hình thức online

5.2.6. Chủ động và đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm


Kinh phí xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hiện nay gồm nguồn chi từ ngân sách của các địa phương và đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó ngân sách từ địa phương là chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này lại rất hạn hẹp.

Kinh phí ít làm cho hoạt động xúc tiến bị dàn trải, manh mún, không gây được ấn tượng, không đủ để tiến hành liên tục một chiến dịch xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, làm giảm hiệu quả và làm xúc tiến du lịch mang tính “thiếu chuyên nghiệp”. Do đó, các biện pháp nhằm tăng cường và đa dạng hóa nguồn chi cho ngân sách xúc tiến là vô cùng quan trọng.

Để tăng nguồn ngân sách cho xúc tiến từ phía doanh nghiệp, chính quyền của ba địa phương cần đưa ra các biện pháp cụ thể, đa dạng hóa các phương thức góp vốn của doanh nghiệp cho xúc tiến. Doanh nghiệp có thể hợp tác với Nhà nước thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính, thông qua cung ứng các dịch vụ du lịch, quy định tỷ lệ đóng góp lệ phí để tham gia vào các hoạt động xúc tiến, lập ngân quỹ liên kết chung cho hoạt động xúc tiến có cùng lợi ích, xây dựng quỹ hợp tác cho hoạt động cụ thể hay lập quỹ hợp tác chung.

Việc cho phép các doanh nghiệp tham gia góp ý và đề xuất các hoạt động vào các kế hoạch, chiến lược xúc tiến chung của cụm sẽ giúp các doanh nghiệp có tính chủ động và ý thức hơn trong việc đóng góp tài chính cho hoạt động xúc tiến du lịch của cụm. Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như chỉ đóng vai trò là các mạnh thường quân trong các chiến lược xúc tiến của cụm du lịch, còn việc lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch xúc tiến chung vẫn là do các Sở Du lịch của ba địa phương.


5.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá chương trình xúc tiến

Để hoạt động xúc tiến có hiệu quả hơn, cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình xúc tiến.

Trong chiến lược xúc tiến ngắn hạn và dài hạn, Ban Điều phối chương trình xúc tiến du lịch của cụm cần lên các kế hoạch đánh giá định kỳ và đột xuất, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của xúc tiến, trên cơ sở đó để điều chỉnh các kế hoạch xúc tiến trong những năm sau.


Các tiêu chí có thể sử dụng đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến của cụm bao gồm:

(i) Tổng số lượng các bên tham gia vào chương trình xúc tiến (như doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ địa phương, người dân địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và các viện nghiên cứu về du lịch, khách sạn). Chỉ tiêu này cho thấy sức hút của chương trình xúc tiến đối với các chủ thể tham gia xúc tiến.

(ii) Số lượt khách du lịch quốc tế đến cụm theo tour cụm ba địa phương (cần bóc tách số liệu khách du lịch đi theo tour cả 3 cụm và khách đi theo tour đến từng địa phương riêng lẻ; khách du lịch đến cụm theo quốc tịch và theo chủng loại sản phẩm). Để làm được điều này, cần phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn cụm. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tổ chức theo tour 3 địa phương. Trên cơ sở dữ liệu về khách du lịch quốc tế, các kế hoạch về xúc tiến mới được điều chỉnh một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

(iii) Tổng hiệu quả doanh thu du lịch/chi phí xúc tiến: chỉ số này có thể cho phép đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn dành cho hoạt động xúc tiến. Có thể bóc tách về hiệu quả sử dụng ngân sách xúc tiến cho từng hoạt động hoặc kênh xúc tiến khác nhau.

Thời gian thực hiện việc kiểm tra, đánh giá ngoài việc đánh giá tổng thể định kỳ hàng năm thì nên có đánh giá riêng và đột xuất đối với từng hoạt động xúc tiến, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh ngân sách xúc tiến cho từng hoạt động xúc tiến một cách phù hợp.

5.2.8. Các giải pháp hỗ trợ

- Sớm cho phép lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá và tìm hiểu thông tin về thị trường quốc tế.

- Tăng cường tuyên truyền về vị trí, vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đối với người dân địa phương. Khuyến khích người dân địa phương và các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động xúc tiến du lịch. Cần nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn môi trường cảnh quan, thái độ giao tiếp với du khách, các nhà hàng, doanh nghiệp trong cụm du lịch cần nâng cao ý thức phục vụ du khách, tăng cường hiểu biết về địa phương, tuyên truyền về vẻ đẹp của địa phương đối với du khách nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Chính sự hợp tác của người dân là một trong những yếu tố tạo nên


sự thành công của các chương trình xúc tiến du lịch. Sự hợp tác của tất cả các chủ thể trong địa phương vì lợi ích chung và lâu dài của cụm du lịch. Cụm du lịch cũng cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn địa phương và trung ương để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng về tiềm năng, lợi thế và vai trò của việc khai thác tiềm năng để phát triển du lịch.

- Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ lao động phục vụ thị trường du lịch quốc tế bằng cách sử dụng những người nước ngoài hiện đang công tác, học tập tại Việt Nam để làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với vai trò là phiên dịch, quản lý tại văn phòng (trừ vị trí hướng dẫn viên vì pháp luật Việt Nam không cho phép). Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực phục vụ thị trường lao động, cụm cần liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn, thực hiện việc đào tạo cho nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn tại cả ba địa phương. Đưa các quy tắc, quy định hoặc phương châm phục vụ khách hàng vào trong hoạt động của tất cả các cửa hàng, hoặc các công ty cung cấp dịch vụ phục vụ du lịch, để văn hóa phục vụ khách hàng trở thành văn hóa chung của cả cụm.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19, không chỉ Đà Nẵng, mà ngành du lịch của cả ba địa phương trong cụm đều chịu thiệt hại lớn. Việc các Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch và các sở, ban, ngành đang từng bước tổ chức những sự kiện, các hoạt động chương trình nhằm kích cầu du lịch để từng bước khôi phục lại từng hoạt động của ngành du lịch là những nội dung quan trọng hàng đầu. Trong đó, công tác đào tạo hỗ trợ du lịch là nhiệm vụ quan trọng được tập trung hàng đầu. Đặc biệt là sau dịch COVID-19, nhu cầu đào tạo về mảng online càng bức thiết hơn, kinh doanh trên mạng là xu thế và cần đẩy mạnh để hút thị trường quốc tế sau này. Hiện tâm lý khách du lịch còn e ngại dịch bệnh nên họ chọn cách đặt phòng qua mạng là cách thức phù hợp nhất. Theo nghiên cứu về xu hướng thị trường hậu COVID-19, tỉ lệ người chọn phương thức đặt phòng khách sạn qua nền tảng trực tuyến chiếm 44,1%, sau đó là liên hệ trực tiếp 29,3%, công ty du lịch lớn 16,9%, đại lý du lịch nhỏ 9,7%. Lãnh đạo các Sở Du lịch của ba địa phương cũng nhận định rằng, thị trường du lịch sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là cách thức du khách lựa chọn điểm đến và lập kế hoạch hành trình. An toàn sức khoẻ và vệ sinh là mối quan tâm hàng đầu của khách

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí