Xúc Tiến, Quảng Bá Mở Rộng Thị Trường Du Lịch Quốc Tế

- Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống

Làng Nghề và sản phẩm truyền thống là một trong những thế mạnh của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá đa dạng và phong phú nhằm phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn ngày xưa và những người yêu thích Huế ngày nay, những địa điểm này cũng là nơi thu hút tham quan khách du lịch trải nghiệm những nét văn hóa xưa xứ Huế.

Hiện nay, một số làng nghề truyền thống đang được bảo tồn và phát triển nổi tiếng tại Thừa Thiên Huế là: Làng Đúc Đồng ở Phường Đúc, Làng hoa giấy Thanh Tiên ở Phú Mậu, Làng tre nứa Bao La ở Quảng Điền, Làng gốm Phước Tích ở Phong Điền, Làng trầm hương ở Thủy Xuân, Làng sơn son Tiên Nộm ở Phú Cát, nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề dệt tơ ở Phú Cam và nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên, nghề làm nón lá, thêu, dệt áo dài...

3.2. Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế từng bước khẳng định được vị thế của một trung tâm du lịch lớn của quốc gia và tiến đến là trung tâm du lịch khu vực ASEAN trong tương lai. Vì vậy, để khẳng định vị thế của mình, các cấp, các ngành và các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực vừa bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; vừa đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng thị trường du khách, kêu gọi đối tác đầu tư trong nước và quốc tế, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế đến với thế giới mọi lúc, mọi nơi.

3.2.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất phát triển du lịch

- Hạ tầng giao thông

+ Triển khai xây dựng tỉnh lộ 10 đến Thuận An của tuyến đường Tự Đức - Thuận An nhằm kết nối giao thông đường bộ từ thành phố Huế đến các điểm du lịch biển và đầm phá khu vực Thuận An, Hải Dương, Vinh Thanh, Vinh Xuân.

+ Triển khai xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông đến điện Hòn Chén nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điện Hòn Chén bằng đường bộ.

+ Mở rộng và nâng cấp các hạng mục nhà ga và đường băng để tăng công suất sử dụng của sân bay Phú Bài. Triển khai mở thêm các đường bay Huế

- Cần Thơ - Phú Quốc và đường bay quốc tế nối Thừa Thiên Huế với các cố đô trong vùng, Thừa Thiên Huế - Luangprabang (Lào) - Bangkok, Ayutthaya (Thái Lan) - Bagan (Myanmar). Xây dựng Cảng Chân Mây là cảng biển du lịch quốc tế nối với Hạ Long, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hong Kong, Singapore, Philippines...

+ Xây dựng các bãi đỗ xe ở phía Nam thành phố Huế nhằm đảm bảo phục vụ cho du khách và người dân, nhất là tại các trục đường du lịch - dịch vụ như đường Lê Lợi, khu vực tổ chức phố đi bộ.

+ Đầu tư nâng cấp bến thuyền du lịch Tòa Khâm sớm đưa vào khai thác, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của bến thuyền du lịch.

- Hệ thống di sản văn hoá

+ Phục hồi Thái Y Viện và không gian trải nghiệm Thái Y Đường đã đưa vào hoạt động vào tháng 10/2019.

+ Một số công trình văn hóa nghệ thuật, bảo tàng phục vụ khách du lịch tiếp tục nâng cấp về nội dung trưng bày; bổ sung, sưu tầm, mua sắm các hiện vật tại các bảo tàng để hoàn thiện và hấp dẫn hơn với du khách.

- Hệ thống khách sạn

Cơ sở vật chất ngành du lịch, dịch vụ phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế và nội địa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 592 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt khoảng 11.230 phòng, trong đó có 05 khách sạn 5 sao, 13 khách sạn 4 sao và 10 khách sạn 3 sao (chi tiết tại Phụ lục 1). Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, tổng số khách sạn, phòng và giường tăng theo tuần tự là 9%, 12% và 10% trong năm 2019 so với năm 2015. Số liệu này cho thấy trong vòng 5 năm sự tăng trưởng khách sạn là khá cao. Tuy nhiên, chất lượng các cơ sở lưu trú mới tăng về số lượng, chất lượng thì chưa thật sự đồng đều. Ngoài ra, một số dự án du lịch lớn đang được triển khai như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Mỹ An; nâng cấp khách sạn Sài Gòn Morin đạt tiêu chuẩn 5 sao; khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực tiếp giáp hai xã Vinh

Thanh và Vinh Xuân, Vincom, Vinpearl của Vingroup, khách sạn Thuận Hóa, khu nghỉ dưỡng Địa Trung Hải, Minh Viễn Lăng Cô.

- Hệ thống nhà hàng và khu vực ẩm thực

+ Triển khai xây dựng trung tâm ẩm thực tại Thừa Thiên Huế thuộc Đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực”.

+ Duy trì, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động, dịch vụ hấp dẫn khách du lịch tại phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu, cầu đi bộ dọc sông Hương.

+ Nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư phố đi bộ 4 tuyến đường khu vực Đại Nội Huế.

- Hạ tầng công nghệ thông tin

+ Thừa Thiên Huế đã hoàn thành cơ bản hệ thống vật lý không gian mạng, ứng dụng điện toán đám mây, và một số công cụ liên quan khác.

+ Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.

+ Tất cả khách sạn tập trung vào quảng cáo trực tuyến, bán hàng trực tuyến, ví dụ như đặt phòng trực tiếp qua trang web hoặc đầu tư vào các công ty du lịch trực tuyến.

+ Triển khai việc phủ sóng Wifi và gắn camera ở thành phố Huế và phụ cận phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

+ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa vào khai thác dịch vụ thuyết minh tự động phục vụ khách du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế.

- Giao thông vận tải

+ Đầu tư các phương tiện công cộng phục vụ du lịch như xe citytour, xe điện, bus mui trần trên địa bàn thành phố Huế và phụ cận.

+ Khai thác xe bus phục vụ khách du lịch từ Đà Nẵng - Huế và ngược lại nhằm bổ sung phương tiện vận chuyển ở tuyến đường này.

+ Giao thông đường thủy: ghe, thuyền phục vụ khách du lịch thăm quan thưởng ngoạn từ thượng nguồn sông Hương về hạ du các bãi đầm phá.

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch Thừa Thiên Huế năm 2017 được thống kê bởi Sở Du lịch Thừa Thiên Huế có khoảng 18.500 lao động trực tiếp và khoảng 46.000 lao động gián tiếp, hiện tại, hơn 90% người lao động tại các doanh nghiệp du lịch đã qua đào tạo trong các lĩnh vực liên quan, đạt trình độ trung cấp du lịch trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên ngành. Mục tiêu đề ra là phát triển nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội và ngành du lịch.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp, cộng đồng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động ngành du lịch ngày mỗi tốt hơn đáp ứng nhu cầu phục vụ khách. Đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch; dạy giao tiếp tiếng Hàn cho xích lô phục vụ khách du lịch; cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch.

Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo tại địa phương hợp tác song phương và đa phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương... Gắn kết đào tạo với sử dụng lao động trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn phải đối mặt là nguồn nhân lực có tay nghề và kinh nghiệm đang bị “rút ruột” ngày càng nghiêm trọng, vì vậy, sự đảm bảo cân bằng giữa nguồn nhân lực với tốc độ phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế theo từng thời điểm là vấn đề khó khăn trong thời gian tới. Thực tế cho thấy rằng, sự chuyển dịch nguồn lao động do thị trường quyết định, cụ thể hơn là bởi thu nhập của người lao động. Ví dụ như các sinh viên mới ra trường, chưa có vướng bận về gia đình thì nơi nào trả lương cao, khả năng phát triển tốt hơn, chắc chắn sẽ thu hút họ.

3.2.3. Xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường du lịch quốc tế

Lĩnh vực lữ hành hiện nay trên địa bàn có 90 đơn vị lữ hành và văn phòng, đại lý du lịch, trong đó có 51 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 29 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, 10 văn phòng và đại lý du lịch.

Theo thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế về thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế năm 2019, khách Hàn Quốc dẫn đầu chiếm 20,8% thị phần với 436.482 lượt khách, khách du lịch Thái Lan tăng mạnh chiếm 13% và đứng vị trí thứ hai với 272.652 lượt khách, khách du lịch truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ giữ mức tăng trưởng ổn định, như Pháp (7,7%), Anh (5,8%), Mỹ (5,6%), Đức (4,6%).

Hiện nay, các công ty du lịch xúc tiến mở rộng thị trường du khách cụ thể từng khu vực, như Tây Âu mở rộng thì trường Tây Ban Nha, Bắc Mỹ là Canada, phát triển mạnh thị trường Đông Nam Á (đặc biệt là khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây). Đồng thời, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng biển, duy lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp công vụ.

Các trang web du lịch Thừa Thiên Huế đã viết và trích dẫn, đưa tin các bài viết giới thiệu về hình ảnh điểm đến, ẩm thực, dịch vụ du lịch bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, hiện nay, đã biên dịch sang một số ngôn ngữ mà du khách đến tham quan Huế với số lượng lớn như Tiếng Nhật, Tiếng Hàn và Trung Quốc nhằm thu hút lượng khách du lịch quan tâm và có nhu cầu khám phá Huế.

Sở Du lịch cung cấp thông tin, viết bài giới thiệu các hoạt động đầu tư, xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, Festival Huế trên trang thông tin điện tử và Fanpage của Sở bằng tiếng Việt, Anh và Nhật nhằm thu hút lượng khách du lịch quan tâm và có nhu cầu khám phá Huế.

Các công ty và tổ chức khách sạn, lữ hành trong tỉnh, ngành du lịch Thừa Thiên Huế dẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng phù hợp với thực tế, tập trung ở các trung tâm du lịch đầu mối như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và các thị trường quốc tế trọng điểm, chú trọng quảng bá

trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, các trang mạng quốc tế và xã hội…

Tổ chức các hoạt động xúc tiến, hội chợ, hội thảo nước ngoài: tham gia hội chợ Du lịch Quốc tế ITB Berlin - CHLB Đức 2019 tại CHLB Đức với gian hàng chung của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hội chợ ITB Singapore, Hội chợ du lịch quốc tế JATA (Nhật Bản).

Phối hợp tổ chức đón các khách quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh như đoàn các đơn vị lữ hành, truyền thông đến từ Đức, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong và Đài Loan.

Liên kết với các địa phương trong nước như Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines, Vietravel, Thiên Minh là những đối tác quan trọng có khả năng tạo ra bước đột phá cho công tác xúc tiến quảng bá.

3.2.4. Vai trò du lịch trong nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, và tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của tỉnh ngày càng tăng là chiến lược then chốt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Kinh tế du lịch đã kéo theo ngành kinh tế xây dựng phát triển thông qua các công trình xây dựng khách sạn, khu vui chơi, giải trí của địa phương. Du khách đến tham quan giúp cho ngành kinh tế vận tải phát triển thông qua hoạt động vận chuyển du khách bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không, ngoài ra, các bến xe bến thuyền và sân bay Phú Bài được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng công suất của vận chuyển. Du khách tăng làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa, lương thực, thực phẩm, đặc biệt là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như sản suất hoa giấy và các sản phẩm bằng giấy của làng Tiên Nộm, đồ gốm làng Phước Tích và hàng mây tre của làng Bao La. Du lịch cũng góp phần mở rộng ngành dịch vụ ngân hàng, hiện nay, trên địa bàn địa phương có hơn 30 ngân hàng lớn nhỏ với hàng trăm cơ sở giao dịch mở rộng

khắp tỉnh. Đặc biệt, nhờ có du lịch mà tình trạng thất nghiệp tại tỉnh giảm đáng kể, đồng thời, ngành du lịch không chỉ thu hút lực lượng lao động trong tỉnh mà còn ngoại tỉnh và cả nước ngoài.

Với những vai trò trên mà trong giai đoạn 2015 - 2019, bình quân doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế tăng gần 14%/năm (cả nước 10 - 11%/năm). Tổng doanh thu từ doanh nghiệp du lịch tăng mạnh theo hàng năm, cụ thể doanh thu năm 2015 là 2,985 tỷ đồng tăng lên 4,945 tỷ đồng năm 2019. Hạng mục đóng góp nhiều nhất trong tổng doanh thu là doanh thu từ cơ sở lưu trú chiếm khoảng 40% đến 45% (chi tiết tại Bảng 3.1).

Mặc dù doanh thu tăng mạnh trong những năm qua, nhưng tỷ trọng đóng góp cho ngân sách của tỉnh so với các ngành khác là chưa cao. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế do du lịch đem lại cho ngân sách của tỉnh là chưa tương xứng theo sự ưu tiên đầu tư của tỉnh cho ngành.

Bảng 3.1. Doanh thu các hoạt động du lịch

ĐVT: Nghìn VNĐ

Doanh thu các hoạt động du lịch

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng doanh thu từ doanh nghiệp du lịch

2.985

3.204

3.520

4.473

4.945

Trong đó: Doanh thu cơ sở lưu trú và lữ hành

1.474

1.497

1.588

1.763

1.953

Doanh thu của các cơ sở lưu trú

1.339

1.343

1.425

1.584

1.761

Doanh thu của các cơ sở lữ hành

135

154

164

179

192

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 13

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 - 2019


3.3. Đánh giá quá trình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Du lịch là một quá trình liên tục và có tính kế thừa trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nó. Vì vậy, từ mô hình phát triển du lịch do tác giả đề xuất áp dụng vào đánh giá phát triển du lịch và với mốc thời gian là những năm sơ khai của du lịch Thừa Thiên Huế từ những năm 1900 đến năm 2020, với chuổi thời gian đủ dài này thì việc áp dụng mô hình phát triển du lịch do tác giả

luận án đề xuất sẽ phù hợp với ngành du lịch có lịch sử lâu dài, điều này cũng có thể so sánh mức độ phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế theo từng giai đoạn của mô hình này, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1 - Tìm hiểu đầu tư (1989 - 1994):

Sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập lại năm 1989. Trong thời điểm này, du lịch Thừa Thiên Huế bắt đầu được đánh giá đúng vai trò và vị trí của ngành trong nền kinh tế của tỉnh nhà. Với chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư vào ngành du lịch của chính quyền tỉnh, một số nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm hiểu để đầu tư khách sạn, nhà hàng, thiết lập các văn phòng đại diện lữ hành tại địa bàn thành phố Huế.

Năm 1993, quần thể di tích lăng tẩm triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, du lịch Thừa Thiên Huế thực sự bắt đầu chuyển mình, trong giai đoạn này Thừa Thiên Huế thật sự bùng nổ về dịch vụ khách sạn, nhà hàng và lữ hành. Lượng khách đến Thừa Thiên Huế năm 1993 là 210.645 lượt khách (Theo số liệu của Trung tâm thông tin du lịch Thừa Thiên Huế).

Tuy nhiên, ở giai đoạn này khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh còn hạn chế, do hệ thống giao thông kết nối, quảng bá hình ảnh du lịch và người dân chưa biết về kinh doanh du lịch nên mức độ tham gia của người dân còn rất thấp.

+ Giai đoạn 2 - Đầu tư (1995 - 2006): Do sự gia tăng nhận thức và cơ sở cung cấp, số lượng khách truy cập sẽ tăng lên. Cộng đồng địa phương bắt đầu cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của đất nước. Thời điểm này lịch Huế bắt đầu chuyển mình phát triển, sự đóng góp lượng khách đến du lịch chủ yếu là từ các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, du khách trong ASEAN bắt đầu chọn Huế chủ là điểm đến du lịch. Việc du khách trong khối ASEAN gia tăng kéo theo các nhà đầu tư và lữ

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí