Định Hướng Xúc Tiến Du Lịch Của Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


2,2%, song vẫn là mức tăng trưởng thấp nhất trong số các quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay. Nền kinh tế Nhật Bản được đánh giá là sẽ chìm sâu vào khủng hoảng khi GDP trong quý II/2020 giảm tới 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tác động từ đại dịch Covid 19.

Tại Mỹ, cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lich sử và rơi vào suy thoái trong tháng 2/2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. GDP của Mỹ giảm 4,8% trong quý I/2020 và giảm khoảng 32,9%% trong quý II/2020, mặc dù quý III/2020 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng trong quý IV/2020, tình hình kinh tế lại xấu hơn do dịch bệnh lại có diễn biến theo chiều hướng xấu. Tính đến tháng 12/2020, Mỹ đã có khoảng 20,4 triệu người lao động bị mất việc làm và phải xin các khoản trợ cấp từ Chính phủ (TTXVN, 2020). Dự báo năm 2021, kịch bản tăng trưởng kinh tế của Mỹ ở mức lạc quan nhất cũng chỉ ở mức 3,5% (theo NCIF, 2020).

Trung Quốc là quốc gia chịu tác động đầu tiên từ Đại dịch Covid – 19, song chính phủ quốc gia này đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế dịch bệnh lây lan. Điều này đã góp phần ngăn chặn thành công sự phát triển của Đại dịch ở đất nước tỷ dân này. Mặc dù vậy, do các biện pháp hạn chế đi lại và dừng các hoạt động sản xuất đã gây ra những tác động nặng nề về mặt kinh tế. Sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 13,5% trong 2 tháng đầu năm và là lần giảm đầu tiên trong gần 30 năm qua (Báo tin tức, 2020). Trung Quốc đã thực hiện dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán vào tháng 4/2020, bắt đầu khôi phục lại các hoạt động sản xuất và các hoạt động giao thông vận tải. Nhiều địa điểm du lịch của Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều chính sách để kích cầu du lịch nội địa như miến phí tham quan nhiều điểm du lịch, ưu đãi về giá vé phục vụ, vận chuyển, v.v. Dự đoán nếu như diễn biến Covid – 19 không xấu đi vào cuối năm 2020, thì mức độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 8% vào năm 2021 theo kịch bản lạc quan nhất của NCIF (2020).

Trong Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 – 2020 xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, cho thấy: nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang một xu thế phát triển mới trong giai đoạn


từ năm 2021 – 2030. Theo đó, phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững (SDGs) có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới. Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn của nền kinh tế thế giới trong thời kỳ tới.

Bối cảnh kinh tế thế giới trong giai đoạn đến năm 2030 cho thấy, để hiệu quả trong hoạt động xúc tiến du lịch, các cụm du lịch như Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần thay đổi về phương pháp xúc tiến, cũng như thiết kế nội dung thông điệp truyền đến khách du lịch quốc tế. Việc tập trung nhấn mạnh vào vấn đề phát triển bền vững trong du lịch cũng sẽ là một nội dung cần tính tới trong các hoạt động xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

* Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến các ngành kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là 15 ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19 và cũng là các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam (chiếm khoảng 78% GDP năm 2019).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2021 của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có nhiều kịch bản có thể xảy đến đối với nền kinh tế của Việt Nam, trong đó kịch bản được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ là mức tăng trưởng GDP cho năm 2021 của Việt Nam từ dưới 5,5%, mức tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam từ dưới 5,5% đến 6%. Các báo cáo dự đoán tương đối khả quan về tình hình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam sau Đại dịch Covid – 19.

Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là ngành du lịch (gồm dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành). COVID-19 đã khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm tới 79,5% so với 2019 (chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt); khách nội địa giảm 34,1% (đạt 56 triệu lượt); tổng thu du lịch giảm 58,7% (khoảng 312 nghìn tỷ đồng) - mức giảm tương đương 19 tỷ USD.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 17


Đối với khách quốc tế đến từ các quốc gia khác, do ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19, số lượng khách từ các quốc gia khác nhập cảnh vào nước ta cũng sẽ giảm mạnh do Việt Nam là nước có biên giới đường bộ với Trung Quốc và đã có người nhiễm virus Covid-19. Ước tính số lượng khách từ các quốc gia này sẽ giảm khoảng 50%- 60% trong giai đoạn có dịch. Các thị trường tốt nhất tại thời điểm này chủ yếu là Vương quốc Anh, Châu Âu, Úc, mức sụt giảm đặt buồng khoảng 20%, thị trường Mỹ bị giảm 40% và Nga giảm 50%.

Theo Tổng cục Du lịch, dưới tác động của dịch bệnh Covid , xu hướng du lịch sẽ có sự dịch chuyển. Bốn nhóm vấn đề sẽ được tập trung phát triển trong giai đoạn tới là: (i) Cơ cấu lại thị trường du lịch thích ứng với bối cảnh xu hướng mới; tiếp tục tăng cường liên kết hợp tác công-tư; chuyển đổi số; liên kết chuỗi, liên kết vùng; (ii) Thị trường khách du lịch sẽ được cơ cấu lại để thích ứng với bối cảnh mới. Thị trường khách du lịch quốc tế vẫn tạm thời đóng băng, trong khi dòng khách du lịch nội địa sẽ trở thành nguồn thu chủ yếu; (iii) Mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp du lịch tiếp tục được tăng cường chặt chẽ để tạo ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn. Sự liên kết giữa các điểm đến, các vùng du lịch sẽ tạo nên chuỗi cung ứng dịch vụ, xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay của du khách; (iv) Cuối cùng, công nghệ sẽ được khuyến khích ứng dụng rộng rãi hơn để hỗ trợ du khách có những trải nghiệm du lịch thông minh và an toàn hơn.

Trong Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 – 2020 xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, cho thấy: mức độ tăng trưởng bình quân đầu người của Việt Nam đến năm 2030 sẽ tăng lên (dự đoán ở mức 7.500 USD/người năm 2030); chất lượng con người được nâng cao (chỉ số HDI trên 0,7), nền kinh tế chú trọng các vấn đề về môi trường. Đặc biệt trong chiến lược phát triển đến năm 2030, Đại hội Đảng của Việt Nam cũng xác định: ”Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn


với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47 - 50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14 - 15% GDP và nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%”.

Các xu hướng trên cũng sẽ là những gợi ý để cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam điều chỉnh lại các chiến lược xúc tiến du lịch có hiệu quả hơn. Việc tập trung định vị, làm nổi bật những nét độc đáo, bản sắc của cụm vẫn sẽ luôn là định hướng trong chiến lược xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

* Bối cảnh kinh tế của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Năm 2020 là một năm khó khăn với ngành du lịch thế giới nói chung, trong đó bao gồm cả du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Trong bối cảnh bùng phát của Đại dịch Covid – 19 trên toàn cầu, lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và của cả 3 địa phương nói riêng đã giảm sút rất mạnh.

Trong đợt dịch bùng phát lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2020, ba địa phương trong cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam chưa thực sự bị ảnh hưởng nhiều vì đại dịch. Số lượng khách du lịch quốc tế đến cụm mặc dù có giảm do quy định giãn cách toàn xã hội của Chính phủ Việt Nam, song sau đó đã có dấu hiệu ấm dần. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7, khi Đà Nẵng ghi nhận trường hợp dương tính với Covid – 19 thứ 416, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Các hoạt động khoanh vùng, cách ly ổ dịch tại các quận Liên Chiểu, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng. Tình hình nghiêm trọng hơn khi từ ổ dịch tại Đà Nẵng, các trường hợp lây nhiễm sang cộng đồng đã diễn ra ở Hải Dương, Quảng Nam, Hà Nội và một số địa phương khác. Đến tháng 9, về cơ bản, Đại dịch Covid – 19 đã được khống chế đối với những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, chỉ còn các trường hợp nhiễm Covid – 19 từ nước ngoài nhập cảnh vào trong nước. Mặc dù dịch bệnh Việt Nam cơ bản được kiểm soát nhưng du lịch quốc tế vẫn đình trệ do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các thị trường khách quốc tế còn đóng cửa. Lượng khách quốc tế đến cụm Du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam hầu như không có.

Trước tình hình trên, triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi ngành du lịch với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến an toàn”, hưởng ứng


chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ VHTT&DL phát động; nhân dịp Diễn đàn Du lịch Huế 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức lễ ký cam kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi và phát triển du lịch 3 địa phương với thông điệp: Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách.

Trong Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành vào tháng 12/2020 cho thấy, các kịch bản được đưa ra, trong đó, kịch bản lạc quan nhất theo hướng kiểm soát được dịch bệnh Covid, tổng lượng khách du lịch năm 2021 sẽ đạt khoảng 60 – 70% so với năm 2019, khách quốc tế phần lớn chỉ tập trung vào các khách công vụ, các chuyên gia, lao động nước ngoài, ước khoảng 30% so với năm 2019. Các tuyến đường bay quốc tế sẽ mở cửa lại vào năm 2022, đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch sẽ tăng 1,4 lần so với năm 2019. Theo kịch bản kém lạc quan hơn, khi khách du lịch chưa thực sự tin tưởng vào việc kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ du khách nội địa năm 2021 phục hồi khoảng 55 – 65% so với năm 2019 và khách quốc tế rất ít, chủ yếu là khách công vụ và các chuyên gia, lao động nước ngoài chiếm khoảng 5% so với năm 2019. Việc mở cửa lại đường băng quốc tế vẫn diễn ra vào năm 2022 nhưng sẽ muộn hơn, có thể vào quý II hoặc quý III/2022, nhưng cũng chỉ dành cho khách công vụ, chuyên gia và lao động nước ngoài, đến năm 2023 mới mở cửa cho các khách du lịch, đến năm 2025, tổng lượng khách tham quan bằng 1,3 lần so với năm 2019.

Như vậy, cùng với các kịch bản trên, các nhóm sản phẩm du lịch có thể tập trung phát triển trong giai đoạn trước mắt là các sản phẩm du lịch MICE, các sản phẩm định hướng về nhóm khách hàng quốc tế, có khả năng chi trả cao, việc thiết kế các sản phẩm và chương trình xúc tiến du lịch sẽ cần được thiết kế lại sao cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trong bối cảnh khả quan khi có nhiều quốc gia đã có vacxin, dịch bệnh về cơ bản có thể kiểm soát ở nước ngoài và ở trong nước, cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hy vọng sẽ tạo ra được một hiệu ứng tốt, giúp cho du lịch của cụm vượt qua được những khó khăn trước mắt, tiến tới phục hồi và phát triển trong tương lai.

5.1.2. Định hướng xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

* Quan điểm phát triển cụm du lịch:


Quan điểm của cả ba địa phương trong việc phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là cùng hợp tác để cùng có lợi, tận dụng tối đa những điểm chung của địa phương, kết hợp khai thác hiệu quả những thế mạnh riêng, cùng phát triển.

Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả cụm du lịch, đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến với cụm du lịch trên tinh thần khám phá, học hỏi, thư giãn, nghỉ ngơi nhưng vẫn giảm thiểu tác động tới môi trường và nét văn hóa truyền thống của địa phương.

Phát triển du lịch phải gắn với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và phát triển dựa trên khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, tăng lợi ích của người dân.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị di sản, các giá trị tự nhiên và văn hóa, phát triển trong sự liên kết phát triển với các địa phương, khu vực lân cận.

Phát triển du lịch một cách sáng tạo, với những sản phẩm riêng có, mang lại lợi nhuận cao nhưng ít tác động đến môi trường.

* Định hướng phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Là một cụm du lịch mang đầy đủ điểm đặc trưng của cả miền Trung, cùng nằm trên trục di sản có rất nhiều tiềm năng về du lịch và đây cũng là trọng điểm chính của cụm du lịch, cũng như của du lịch Việt Nam nói chung trong thời gian tới.

Trong chiến lược phát triển du lịch của mỗi tỉnh trong cụm, các địa phương đều chú trọng phát huy các lợi thế của cụm du lịch. Bên cạnh những điểm chung, các địa phương sẽ xác định các điều kiện và năng lực, lợi thế riêng để đưa ra các chương trình hành động, giảm sự cạnh tranh giữa các địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cụm. Theo đó, với các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung phát triển làng nghề thủ công truyền thống như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên. Đà Nẵng đầu tư quan tâm đến các làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước, tỉnh Quảng Nam sẽ đẩy mạnh dệt thổ cẩm của người Cơ Tu… Về lễ hội cấp quốc gia, Đà Nẵng độc quyền Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế, chương trình Điểm hẹn mùa hè; Thừa Thiên Huế luân phiên tổ chức Festival và Festival Làng nghề; Quảng Nam thực hiện Chương trình Hành trình di sản.


Phát triển du lịch theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả ba địa phương, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch của từng địa phương, huy động tối đa nguồn lực từng địa phương và tranh thủ sự hợp tác trong nước, hỗ trợ quốc tế, góp phần giúp ba địa phương sớm hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – quảng Nam trở thành trung tâm du lịch của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, liên kết chặt chẽ với các địa phương trên cả nước nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch thuộc tuyến đường di sản văn hóa miền Trung.

* Định hướng xúc tiến du lịch

Trong các báo cáo kinh tế xã hội của mỗi địa phương đều có đề cập đến vấn đề phát triển du lịch của từng địa phương, song chưa thực sự có định hướng chung trong vấn đề xúc tiến du lịch. Chính vì vậy, cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thì cần xác định định hướng chung trong chiến lược xúc tiến du lịch chung thu hút khách quốc tế của cụm theo hướng như sau:

Về định hướng thị trường khách quốc tế: Tập trung khai thác thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á – là những thị trường có số lượng khách đến cụm là khá lớn, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những nước có lượng khách lớn đến du lịch tại cụm hiện nay. Các quốc gia này đều là những nước có quan hệ thương mại và đầu tư chủ yếu vào Việt Nam. Mối quan hệ này là điều kiện rất thuận lợi cho việc thu hút khách, kể cả khách du lịch công vụ và nghỉ mát hàng năm.

Về các hoạt động xúc tiến du lịch: Đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu du lịch của cụm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm, thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch… Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết quốc tế về du lịch, góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập, nâng cao thương hiệu du lịch Con đường di sản Miền Trung trên trường quốc tế.

Về sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh như du lịch di sản và du lịch sinh thái, tăng cường liên kết ngang, liên kết dọc để tạo giá trị gia tăng thông qua chuỗi giá trị, thúc đẩy marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống phân phối du lịch trong và ngoài nước. Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh nhằm khai thác các tuyến du lịch.


Đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển du lịch của các tổ chức quốc tế, tranh thủ thời cơ hội nhập, liên kết với các nước mở rộng thị trường quốc tế, khai thác tốt tuyến hành lang xuyên Á, qua đường hàng không, hàng hải quốc tế, các trục đường bộ Bắc – Nam. Tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip đến các thị trường du lịch lớn ở Tây Âu,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, ASEAN… tạo sự giao lưu, kết nối phát triển du lịch.

- Xây dựng chương trình phát triển sản phẩm du lịch ba địa phương giai đoạn 2021-2030. Tiếp nối những thành công của năm 2020, trong giai đoạn tiếp theo, ngành du lịch của ba địa phương cần tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện văn hóa - du lịch thường niên và nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường. Trong đó, tích cực tham gia các hoạt động tại Hội chợ du lịch quốc tế thường niên tại Việt Nam như VITM Hanoi, hội chợ du lịch quốc tế ITE HCM, hội chợ du lịch quốc tế ITB tại nhiều nơi trên thế giới như Đức, hội chợ MATTA tại Malaysia, Hội chợ du lịch quốc tế Jata Nhật Bản… Đón các đoàn famtrip, presstrip trong và ngoài nước đến khảo sát du lịch tại cả ba địa phương.

5.2. Giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng

– Quảng Nam

5.2.1. Xây dựng bộ máy và quy trình xúc tiến

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí