Chủ Thể Tham Gia Xúc Tiến Du Lịch Tại Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quàng Nam


Tổng cục Du lịch

Huế

Đà Nẵng

Quảng Nam

Ban Điều phối chương trình xúc

tiến du lịch của cụm

Doanh nghiệp lữ

hành

Doanh nghiệp cung cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

dịch vụ bổ trợ du lịch/ Hiệp hội du lịch

Người dân/Viện Nghiên

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 18

cứu/ Trường ĐH

Hình 5.2. Chủ thể tham gia xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quàng Nam

Nguồn: Tác giả xây dựng

Bản thân xúc tiến du lịch là một hoạt động mang tính hệ thống. Hoạt động này sẽ không thể có hiệu quả nếu như không có sự phối hợp hành động của các ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch.

Sở Du lịch của ba địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành và các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, nhất là những đơn vị cung ứng các dịch vụ cơ bản như hàng không, hàng hải, giao thông đường bộ, cảng biển, an ninh, công nghệ thông tin, môi trường, y tế, ngân hàng, dịch vụ thương mại, văn hóa… cùng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các hoạt động xúc tiến tại thị trường nước ngoài. Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch sẽ chịu trách nhiệm định hướng, tổ chức các hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ chịu trách nhiệm triển khai, rà soát và đóng góp ý kiến để xúc tiến đạt hiệu quả nhất.

Chủ thể trong hoạt động xúc tiến của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần thay đổi theo hướng là thay vì chỉ tập trung vào các kế hoạch của các cơ quan quản lý thì nên mở rộng quản lý các hoạt động xúc tiến theo hướng kết hợp ban ngành


điạ phương với doanh nghiệp du lịch. Mô hình kết hợp này sẽ tạo chú trọng vào phát triển hoạt động của các doanh nghiệp. Chính quyền các địa phương chỉ nên đóng vai trò là bên lập kế hoạch, còn việc triển khai các chương trình xúc tiến cụ thể các doanh nghiệp sẽ là những người thực hiện các chương trình tổng thể này. Hàng năm hoặc sau mỗi chương trình xúc tiến, cần có đánh giá hiệu quả của các chương trình xúc tiến (về kinh phí xúc tiến, về lượt du khách quốc tế đến cụm và đến từng địa phương, doanh thu từ du lịch…)

Trong mô hình liên kết cụm hiện nay của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam chưa có một cơ chế tổng thể thống nhất nhằm thực hiện các chiến lược và kế hoạch xúc tiến du lịch theo góc độ cụm địa phương, bởi vậy, việc đề ra một mô hình quản lý có kết cấu chặt chẽ là vô cùng cần thiết. Theo đó:

(1) Ở Trung ương:

Tổng Cục Du lịch sẽ là đầu mối điều phối về các hoạt động xúc tiến du lịch của quốc gia, có trách nhiệm đề xuất các kế hoạch tổng thể của quốc gia, trong đó, cần có quy hoạch về phát triển các cụm du lịch ngành để làm cơ sở phát triển các hoạt động

(2) Ở cấp địa phương

Tại các địa phương, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm về việc thực hiện các liên kết, xem xét và nghiên cứu đề xuất các kế hoạch và chiến lược liên kết, dựa trên các quy hoạch, kế hoạch tổng thể của quốc gia, và các kế hoạch, chiến lược riêng của từng địa phương trong từng thời kỳ nhất định. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương cũng có thể xem xét thực hiện việc

(3) Thành lập Ban Điều phối chương trình xúc tiến du lịch của cụm

Ban Điều phối này cần được hoạt động một cách độc lập, bao gồm nhân sự từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của cả 3 địa phương, chuyên trách thực hiện các chiến lược về liên kết xúc tiến du lịch cho cụm. Ban Điều phối có cơ cấu tổ chức riêng, có bộ phận thường trực, có Trưởng Ban Điều phối làm việc toàn thời gian.

Ban Điều phối cũng sẽ cần được trao cơ chế hoạt động riêng, có nhân sự và tài chính riêng, đủ thẩm quyền để có thể quyết định các hoạt động xúc tiến chung của cụm. Ban Điều phối cần lên kế hoạch và chương trình tổng thể trong dài hạn để thực hiện. Nhiệm vụ của Ban Điều phối là lên các kế hoạch hành động sao cho không dẫn


tới chồng chéo giữa các kế hoạch chung của cụm và các kế hoạch riêng của từng cụm. Hay nói cách khác, các kế hoạch xúc tiến chung của cụm có thể là kim chỉ nam để hướng hành động của các địa phương theo một mục đích chung.

Dựa trên cơ sở các kế hoạch tổng thể của Ban Điều phối, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và các Hiệp hội du lịch tham gia đánh giá kế hoạch, đề xuất sửa đổi, bổ sung, và thực hiện các kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở đó, ngân sách thực hiện các kế hoạch xúc tiến cũng sẽ được thực hiện dưới hình thức phân bổ giữa địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm điều phối chung vẫn thuộc về Ban Điều phối chương trình xúc tiến du lịch của cụm.

Trong các kế hoạch triển khai xúc tiến du lịch tại Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, các cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý lãnh thổ và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhiều lúc chưa tìm được tiếng nói chung trong hoạch định chiến lược xúc tiến và lựa chọn thị trường trọng điểm, dẫn tới sự thiếu ăn ý và không phù hợp trong việc triển khai hoạt động xúc tiến.

Để khắc phục tình trạng này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về xúc tiến du lịch nhằm tuyên truyền, giới thiệu với các doanh nghiệp về kế hoạch xúc tiến, tạo môi trường trao đổi thông tin hai chiều giữa các doanh nghiệp với Nhà nước và doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nắm rõ tư tưởng và hành động trong xúc tiến, tạo sự hợp tác ăn ý trong quá trình triển khai hành động. Đồng thời, các Sở Du lịch của ba địa phương cũng nên thường xuyên cử cán bộ tới các doanh nghiệp để nắm bắt thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, rút ra những kết luận thực tế nhằm xây dựng chính xác và phân công công việc hiệu quả cho doanh nghiệp trong các khâu của quá trình xúc tiến.


5.2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường

Để phục hồi mạnh mẽ hơn du lịch trong nước và quốc tế, cần hiểu rõ hơn sự phát triển của lĩnh vực này bằng cách thu thập dữ liệu có tần suất cao thông qua các khảo sát nhanh. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhu cầu của khách du lịch và dẫn đến nhiều thay đổi về hành vi. Việt Nam sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội tư nhân đánh giá tình hình tài chính của ngành du lịch. Đánh giá này cần


xem xét sự khác biệt giữa các khu vực và đặc điểm của từng nhóm doanh nghiệp dịch vụ du lịch, như về quy mô, nội địa, quốc tế, công lập, tư nhân.

Tích cực nghiên cứu thói quen, tập quán và xu hướng du lịch của khách nước ngoài. Nghiên cứu đặc tính của các nhóm du khách ở từng quốc gia khác nhau để đưa ra sản phẩm du lịch phù hợp.

Đối với mỗi khách hàng mục tiêu cần có nghiên cứu cụ thể để thực hiện các hoạt động xúc tiến phù hợp, cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác biệt.

Đối với khách Trung Quốc:

+ Khách có khả năng chi tiêu cao nhất trong tổng lượng khách là khách Trung Quốc. Cơ sở lưu trú họ thường chọn là các khách sạn từ 3 sao trở lên. Khách du lịch Trung Quốc lại thường có khuynh hướng chi tiêu ngoài tour nhiều với các lý do sau: Thứ nhất, hầu hết các khách du lịch Trung Quốc khi đi ra nước ngoài đều là lần đầu tiên. Đối với những du khách đến từ các vùng biên giới và nằm sâu trong đất liền, có lẽ phải rất lâu nữa họ mới có thể đi du lịch nước ngoài một lần nữa. Vì vậy, họ sẵn sàng chi trả rất nhiều tiền trong chuyến đi của họ. Thứ hai, do Trung Quốc duy trì được tỷ giá của đồng nhân dân tệ có giá trị so với đồng USD thì việc chi tiêu ở nước ngoài thường có lợi hơn cho khách Trung Quốc. Thứ ba, lượng khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nước ngoài kết hợp thực hiện công vụ, kinh doanh được chi trả bằng ngân sách hoặc tài chính của công ty cho các dịch vụ cơ bản sẽ kết hợp với nghỉ ngơi du lịch. Đối tượng này có khả năng chi trả cao, chi thêm bằng tiền riêng.

Khách Trung Quốc là đối tượng khách mua hàng hóa nhiều nhất khi đi du lịch nước ngoài. Khách du lịch Trung thường rất tinh tường trong việc chọn lựa hàng hóa và có sự cân nhắc về giá cả vì Trung Quốc là nơi sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới với giá cả cạnh tranh chưa kể khả năng làm hàng nhái, hàng giả các thương hiệu trên thế giới. Hàng hóa được khách Trung Quốc mua thường là đồ lưu niệm thô sơ từ các chất liệu tự nhiên như vỏ ốc, sừng, gỗ quý hay bằng bạc, các loại đá quý, đồ trang sức, thời trang, mỹ phẩm, giày dép da ở những điểm du lịch mà họ đến.

Những hàng hóa khách Trung Quốc thường lựa chọn mua sắm khi đi du lịch là đồ ăn nhẹ (kẹo, bánh, hoa quả khô), trang phục (quần, áo, túi xách) và mỹ phẩm. Tặng quà cho người thân và bạn bè sau chuyến du lịch cũng là một thói quen trong văn hóa đời sống của người Trung Quốc.


Chi phí ngoài tour còn được chi cho các hoạt động như : vui chơi giải trí, chơi thể thao, chăm sóc sắc đẹp, thưởng thức ẩm thực địa phương, đánh bạc hoặc tham gia các trò chơi có tính chất may rủi.

Xu hướng phổ biến hiện nay khách du lịch Trung Quốc sử dụng Internet như một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu thông tin, so sánh giá cả và quyết định việc lựa chọn điểm đến, chương trình du lịch. Thông tin truyền miệng qua mạng Internet cũng là một kênh thông tin có khả năng tác động đến sự lựa chọn của khách Trung Quốc. Tuy nhiên, khách du lịch Trung Quốc vẫn thông qua các công ty du lịch để đưa ra quyết định cuối cùng để lựa chọn các dịch vụ và trả tiền mua các tour du lịch trọn gói trên cơ sở cân nhắc về giá cả, thương hiệu và những sự thuận tiện mà các công ty du lịch mang lại. Các hãng lữ hành gửi khách Trung Quốc lại lấy thông tin từ đối tác tại nước ngoài, cơ quan xúc tiến của các điểm đến và các hãng hàng không.

Khả năng chi tiêu, thị trường khách Trung Quốc cũng có sự phân loại rất rõ, đối tượng khách thương nhân, giám đốc, quản lý các công ty … có khả năng chi trả rất cao, dịch vụ du lịch thường sang trọng và cao cấp. Đối với giới doanh nhân Trung Quốc, việc sử dụng dịch vụ du lịch và mua những hàng hóa có thương hiệu trên thế giới cũng là cách thể hiện đẳng cấp của mình.

Thói quen tiêu dùng, so với một số thị trường khách du lịch tại một số nước trong khu vực, mức chi tiêu trung bình của người Trung Quốc theo tour thường thấp nhất nhưng đông về số lượng. Các tour du lịch trọn gói có giá cả cạnh tranh nhưng được lợi nhiều về dịch vụ như thăm quan được nhiều điểm đến trong một hành trình thường được lựa chọn.

Đối với khách Hàn Quốc:

Những du khách có thu nhập cao thường đi theo tour với các dịch vụ chất lượng cao, chi phí cao. Riêng lớp trẻ Hàn Quốc lại có xu hướng đi du lịch tự do để thưởng thức sự đa dạng của văn hóa, không phụ thuộc vào hãng lữ hành.

Theo thống kê của công ty du lịch Mode tour, Thời gian khách đến các tỉnh miền Trung đông nhất vào tháng 8; mùa thấp điểm vào tháng 3

Mùa đi du lịch của dân Hàn Quốc dàn đều nhưng đông hơn cả vào các tháng Một, tháng Bảy và tháng Tám trong năm. Sản phẩm du lịch chào bán cho du khách Hàn Quốc thường là điểm đến có nhiều cảnh quan tham quan hấp dẫn ở tính lịch sử,


văn hóa truyền thống và thiên nhiên; có nhiều cơ sở vui chơi giải trí và nhiều lựa chọn cho mua sắm, chăm sóc sức khỏe.…

Đa số các công ty lữ hành tại Hàn Quốc lớn như Mode Tour, Hanatour.. chào bán tour cho khách outbound Hàn Quốc với giá rất thấp, sau đó thu lại tiền dịch vụ tại điểm du lịch với giá cao để bù lại tiền tour. Các công ty này chọn các đơn vị là lữ hành Hàn Quốc chui ở Việt Nam để kết hợp nhằm bán tour với giá rẻ. (Vì họ nắm rõ tâm lý của người Hàn hiện đang đi tour thích giá rẻ) Thông thường các công ty Việt Nam không đáp ứng được, và thường hợp tác để mua tư cách pháp nhân của các công ty lữ hành Việt Nam, sau đó tự tổ chức thuê khách sạn, đặt dịch vụ, dẫn khách vào mua sắm tại các địa điểm do các công ty này tự lập nên.

Các công ty Hàn Quốc hầu như không sử dụng đội ngủ HDV biết tiếng Hàn, họ sử dụng đội ngủ càng ít biết tiếng Hàn, tiếng Anh càng tốt và cơ bản để sử dụng thẻ HDV theo quy định của nhà nước, lên trên xe những người Hàn sẽ tự hướng dẫn còn HDV Việt Nam làm các nhiệm vụ gọi điện kiểm tra nhà hàng, kiểm tra đường.

Người Hàn và các công ty Lữ hành khai thác khách Hàn đánh giá cụm du lịch: Dịch vụ về đêm không có, thiếu các môn thể thao và hoạt động giải trí trên biển, các tour lặn biển ngắm san hô chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi người Hàn có nhu cầu này cao.

Đối với khách Nhật Bản

Dòng khách Nhật chủ đạo của du lịch đa phần là những gia đình trung niên đi du lịch, điều này phù hợp với xu hướng du lịch nước ngoài của khách Nhật. Khảo sát cho thấy sự lệ thuộc của du khách trong việc nhận thông tin từ các công ty lữ hành, vì vậy kênh lữ hành là rất quan trọng.

Đánh giá rất cao của khách Nhật dành cho các bãi biển của các địa phương trong cụm cho thấy đây có thể là thế mạnh thu hút khách Nhật khi các địa phương như Đà Nẵng tập trung phát triển thương hiệu nghỉ dưỡng biển. Ngũ Hành Sơn và bán đảo Sơn Trà cũng nhận được đánh giá rất cao, điều này phù hợp với xu hướng khám phá tự nhiên của khách Nhật.

Các giải pháp về thị trường cần tập trung vào phát triển sản phẩm du lịch mới theo từng phân đoạn thị trường;

+ Phát triển các chương trình tour giáo dục, tour tưởng thưởng cho người lao động


+ Phối hợp với lữ hành Nhật Bản để phát triển các tour giá rẻ để thu hút khách mùa thấp điểm

+ Phối hợp các lữ hành Nhật Bản bán tour trọn gói như Club Tourism, Trapics để tiếp cận hệ thống thành viên, đây là nhóm khách quay lại điểm đến nhiều lần nếu có tour giá hấp dẫn.

Sở phối hợp với các doanh nghiệp trong việc định hướng loại hình sản phẩm, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho từng phân khúc thị trường, phù hợp với tâm lý và thị hiếu của du khách từng thị trường trên cơ sở kết quả khảo sát.

Những sản phẩm du lịch chính dành cho phân đoạn thị trường Nhật Bản được xác định như sau:

+ Khách trẻ tuổi (20-31 tuổi): cần chú ý đầu tư sản phẩm tour đa dạng như tour tham quan tiềm hiểu di tích lịch sử, tham gia các hoạt động cộng đồng, trải nghiệm ẩm thực Việt Nam. Đối với khách nam/nữ độc thân ở lức tuổi này quan tâm đến gói sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp với massage và spa.

+ Khách trung niên (từ 31 – 40 tuổi): đặc biệt chú ý đến gói sản phẩm nghỉ dưỡng biển và mua sắm hàng hoá, hàng lưu niệm.

+ Khách cao tuổi (trên 50 tuổi): chú trọng đến tour tham quan thiên nhiên, di sản tại Miền Trung Việt Nam.

Ngoài ra, vì thị hiếu khách Nhật rất muốn tìm hiểu khám phá những nét văn hoá truyền thống tại nơi họ đến du lịch, vì vậy du lịch tại cụm Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần lồng ghép nét văn hoá của thành phố vào chương trình tour như: Bảo tồn, phát huy và giới thiệu các Lễ hội văn hoá truyền thống tại ba địa phương, Giới thiệu nét văn hoá truyền thống của ba địa phương thông qua các show diễn phục vụ du khách Nhật, Giới thiệu nét ẩm thực bằng các tour trải nghiệm ẩm thực như cách chọn nguyên liệu và chế biến các món ăn nổi tiếng của miền Trung.

Đối với khách phương Tây

Để thu hút khách từ thị trường Tây Âu, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu, tìm hiểu rõ về thị hiếu của từng thị trường khách Tây Âu, khảo sát, nghiên cứu chi tiết và có quy mô 5 thị trường khách Tây Âu theo quốc tịch, giới tính, sở thích để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án khai thác thị trường cụ thể.


Theo báo cáo của Cộng đồng chung châu Âu European Commission (EC) và Hội đồng Du lịch Châu Âu ETC, lý do chính để khách Tây Âu quyết định đi du lịch là để tắm biển/tắm nắng (lựa chọn bởi 44% khách Anh, 36% khách Ý, 40% khách Pháp, 37% khách Tây Ban Nha, và 37% khách Đức) và thăm gia đình/bạn bè (45% khách Anh, 28% khách Ý, 48% khách Pháp, 40% khách Tây Ban Nha, và 36% khách Đức).

Một lý do quan trọng góp phần quyết định lựa chọn du lịch của du khách 5 nước này đó là văn hóa (ẩm thực, nghệ thuật, tôn giáo..). Đặc biệt đối với các thị trường Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, yếu tố thiên nhiên (phong cảnh, núi, hồ..) đứng vị trí quan trọng thứ 4, trong khi thị trường Ý lại đánh giá cao các chuyến đi tham quan thành phố. Các lý do du lịch khác được khách Tây Âu nêu ra trong báo cáo là spa/nghỉ dưỡng, các hoạt động thể thao và các sự kiện/lễ hội.

Với tình hình chính trị và mối đe dọa từ các cuộc tấn công khủng bố trong những năm gần đây tại châu Âu, dự đoán trong thời gian tới khách Tây Âu sẽ lựa chọn những điểm đến mới và xa hơn các điểm đến phổ biến ở châu Âu. Xét tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định, cùng với môi trường du lịch an toàn, thân thiện với du khách, cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có khả năng thu hút thị trường này nếu biết tập trung phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ và cơ sở lưu trú tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường này.

Việc thiết kế các chương trình xúc tiến nhằm thu hút khách Tây Âu cần tập trung vào việc việc cải thiện và phát triển nhiều sản phẩm vui chơi giải trí có sức hấp dẫn đối với thị trường này. Các khách du lịch từ khu vực thị trường này đặc biệt thích biển và các yếu tố tự nhiên, văn hóa. Do vậy, việc xúc tiến cần nhấn mạnh vào phát triển các sản phẩm liên quan đến dịch vụ giải trí biển, giải trí về đêm, các sản phẩm du lịch về thiên nhiên như khám phá Sơn Trà kết hợp giáo dục về bảo tồn thiên nhiên v.v.. Khách Tây Âu cũng đặc biệt thích bảo tàng và các nét văn hóa đặc trưng, cần đẩy mạnh quảng bá và đầu tư trùng tu, phát triển các bảo tàng tại Đà Nẵng, Huế và các vùng đất hoang sơ như Mỹ Sơn và các nét đẹp cổ kính tại Hội An, cải thiện trải nghiệm của khách tại đây. Bên cạnh đó, cần cải thiện nguồn nhân lực du lịch có khả năng giao tiếp và hướng dẫn bằng tiếng Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha do các thị trường

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí