Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Sự Kiện Trong Nước Và Quốc Tế

ngoại tệ lớn vào đất nước - nơi tổ chức các hoạt động sự kiện. Chính vì điều này mà sẽ làm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho điểm đến.

1.1.6.6. Tác động tới kinh doanh du lịch

Có thể nói rằng du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động tổ chức các loại sự kiện. Nhà nước ngày càng muốn biến du lịch thành ngành công nghiệp phát triển có khả năng phân phối lợi nhuận kinh tế và tạo công ăn việc làm. Những sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch và tăng thời gian ở lại cũng như chi tiêu của họ. Một điều quan trọng là các hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng… thường được tổ chức vào những thời điểm không phải là mùa du lịch khi công ty hàng không và nhà cung cấp nơi nghỉ du thừa khả năng phục vụ. Ví du như: Hội chợ Top Resa tại Pháp, Road Show tại Sydney, Lion, Melbourne, Nice, Lễ hội m a đông tại Quebec Canada hay lễ hội tuyết quốc tế ở Nhật Bản. Lợi nhuận kinh tế được bổ sung khi khách du lịch sử dụng những gì mà cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chưa được sử dụng hết. Getz (1997) cho rằng cách thức mà sự kiện có thể khắc phục mùa hoạt động bằng cách tập trung vốn vào “bất cứ những gì hấp dẫn của tự nhiên trong mùa không phải du lịch, như thể thao mùa đông đối với thể thao mùa hè, mùa thực phầm và sản vật, phong cảnh hoặc đời sống hoang dã ở những địa phương khác nhau và dưới những điều kiện đang thay đổi”. Ông cũng lưu ý rằng “ở nhiều điểm đến, cư dân thích m a vắng khách cho lễ kỷ niệm của riêng họ, và những người này đã cung cấp những sự kiện xác thực hơn đối với khách du lịch”.

Sự kiện có thể mang đến tính thời sự, sự sảng khoái và thay đổi; tất cả những điều đó duy trì mối quan tâm địa phương đến điểm đến và đề cao sự hấp dẫn của nó đối với khách du lịch. Các điểm du lịch và công viên giải trí kết hợp với các sự kiện như thành tốc chủ chốt trong những chương trình giới thiệu sản phẩm. Từ đó làm phong phú kinh nghiệp du lịch của du khách.

Khách du lịch đến nhiều sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận thu được từ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan. Đây là lợi ích trực tiếp đối với ngành du lịch. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc… chuẩn bị cho các hoạt động tổ chức sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch. Các cơ

sở kinh doanh các dịch vụ phải chú trọng đầu tư nâng cấp phòng ốc, trang thiết bị phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các cơ sở cung ứng sẽ tăng lên, tạo được sự hài lòng của du khách và thu hút được nhiều khách đến tham gia kể cả khi các hoạt động này đã kết thúc. Một lợi ích gián tiếp, vô hình nhưng lại đặc biệt quan trọng đó là vai trò khuếch trương, định vị và tạo dựng thương hiệu của nơi tổ chức, đơn vị tổ chức. Chúng dường như cũng xem là công cụ tạo hình ảnh, đánh bóng điểm đến, đưa địa điểm đó vào thị trường và cung cấp những lợi thế tiếp thị cạnh tranh. Lợi ích này không thể quy ra tiền nhưng có tác dụng rất lớn và lâu dài đối với ngành du lịch - một ngành kinhh doanh dịch vụ. Đối với ngành du lịch, hoạt động tổ chức sự kiện là một cơ hội tốt để quảng cáo hiệu quả và thể hiện các giá trị hấp dẫn của nơi tổ chức. Các hoạt động này diễn ra không chỉ thu hút khách du lịch vào thời điểm tổ chứ sự kiện mà còn thông qua đó tạo dựng được niềm tin của khách đối với điểm đến. Từ niềm yêu thích của du khách đối với các hoạt động tổ chức sự kiện để họ mong muốn được quay trở lại nơi diễn ra các hoạt động này chính là một mục đích mà ngành du lịch muốn hướng tới.

1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Đến nay, chưa có một tài liệu nào cho biết chắc chắn rằng hoạt động tổ chức sự kiện xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên vào thời gian nào, chỉ biết rằng nền tảng của tổ chức sự kiện đã được bộc lộ từ thời chiếm hữu nô lệ. Đến nay hoạt động này đã trở nên quen thuộc đối với mỗi quốc gia, được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia… Loại hình du lịch sự kiện từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ bởi sự phát triển nhanh, mạnh về du lịch, các dịch vụ hoàn hảo, khả năng cung ứng cao. Nhưng gần đây, bối cảnh thế giới đang có những biến chuyển sâu sắc về kinh tế - xã hội, tính năng động và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á, xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh ở những vùng này. Trong bối cảnh đó loại hình du lịch sự kiện đã dần chuyển sang các nước Châu Á -

Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là hai quốc gia có loại hình du lịch sự kiện phát triển hơn so với các nước còn lại.

1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Singapore - thị trường du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á

Đất nước Singapore với tổng diện tích chỉ 716 km2 và có rất ít danh lam thắng cảnh tự nhiên. Năm 2014, chỉ tính riêng doanh thu từ ngành du lịch, khách sạn tại Singapore đạt 20,3 tỷ SGD. Số lượng khách du lịch đến Singapore không ngừng tăng lên trong những năm qua (năm 2000: 7,7 triệu lượt, năm 2014: 13,3 triệu lượt). Mục tiêu đến vào năm 2024, Singapore sẽ đón tiếp khoảng 18,8 triệu lượt khách du lịch người nước ngoài tới thăm đảo quốc sư tử này và doanh thu từ ngành du lịch, khách sạn dự kiến đạt 31,8 tỷ SGD.

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 5

Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức triển lãm và hội nghị hàng đầu tại châu Á.

Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực.

Từ sân bay quốc tế Changi, có thể bay đến các thành phố lớn của châu Á trong vòng 6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ bay để đến các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á. Có khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay này với tần suất 4.300 chuyến tuần. [33]

Sân bay quốc tế Changi vừa đưa vào hoạt động nhà ga thứ 3 với diện tích xây dựng trên 380.000m2. C ng với hai nhà ga cũ, sân bay Changi có thể đón 70 triệu lượt khách mỗi năm. Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa công suất đón khách của sân bay này.

Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.

Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec

Singapore, Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa…

Suntec Singapore nằm trong khu trung tâm của Marina Bay, nơi có khoảng 700 công ty đang hoạt động. hu vực này thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi tháng.

Trên diện tích khoảng 75.000m2 của Suntec Singapore, có một phòng họp đa

chức năng rộng 12.000m2, một phòng dành cho triển lãm có diện tích tương đương c ng với 5.200 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn, 1.000 gian hàng bán lẻ, 300 nhà hàng phục vụ ăn uống và 6 trung tâm mua sắm nhằm phục vụ cho những sự kiện lớn diễn ra ở đây.

Singapore Expo, nằm cạnh sân bay quốc tế Changi, là nơi tổ chức những sự kiện như triển lãm và hội nghị vào loại lớn nhất trong khu vực. Với diện tích xây dựng trên 60.000m2, hàng năm nơi đây diễn ra khoảng hơn 400 sự kiện và thu hút trung bình khoảng 6 triệu du khách.

Trung tâm thương mại quốc tế Singapore (the World Trade Center) mỗi năm tổ chức khoảng 200 sự kiện quốc tế lớn và thu hút khoảng 5 triệu du khách.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ đón khoảng 100 triệu khách đến đây làm ăn cũng như khách du lịch MICE vào năm 2015, tăng hơn 40% so với năm 2002. Điều này lý giải tại sao Singapore đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho những dự án lớn để phát triển du lịch.

1.2.1.2. MICE - Mô hình phát triển ngành du lịch Thái Lan

Một trong những hướng đi được Thái Lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần.

Ở Thái Lan, du lịch MICE tăng trưởng trung bình từ 15% - 20%/ năm. Trong lĩnh vực MICE, du lịch kết hợp với hội họp và khen thưởng của các công ty quốc tế chiếm tỉ lệ cao nhất, gần 41,1%; tiếp đó các cuộc họp của các hiệp hội quốc tế chiếm 36,9% và triển lãm thương mại quốc tế chiếm khoảng 22%. Năm 2011 du lịch MICE Thái Lan tạo ra doanh thu 55 tỷ bạt (khoảng 1,75 tỷ USD) và dự kiến năm 2012 sẽ tăng lên đạt 57,6 tỷ bạt (khoảng 1,84 tỷ USD). [36]

Tiềm năng của Thái Lan trong việc phát triển du lịch MICE là rất lớn với 10 trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại. Hệ thống 6 sân bay quốc tế và mạng lưới đường sắt cao tốc trải dọc đất nước dự kiến sắp hoàn thành và dẫn trực tiếp đến các tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore, Thái Lan có cơ hội trở thành trung tâm tuyến giao thông Bắc – Nam và hành lang Đông – Tây của khu vực ASEAN. Thêm vào đó, Thái Lan nằm ở trung tâm khu vực ASEAN+6, nơi chiếm một nửa dân số thế giới với 3.296 triệu người.

1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước

Ở Việt Nam, các loại hình du lịch sự kiện tương đối phong phú và đa dạng, nhưng để tổ chức khai thác phục vụ cho du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Hoạt động tổ chức du lịch sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích. Khi một sự kiện được tổ chức sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và củng cố niềm tin đối với khách hàng. Các công ty, doanh nghiệp coi việc tổ chức sự kiện như một trong những yếu tố then chốt trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm, xây dựng trong chiến dịch quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng độ thâm nhập thị trường. Nhận thức được tác động tích cực của nó, hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện ở nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển với tốc độ rất nhanh. Trong vài năm trở lại đây Việt Nam đã chứng minh tiềm năng của mình qua việc tích cực đăng cai tổ chức, và tổ chức thành công những sự kiện lớn như Sea Game 22 năm 2003; Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 5) năm 2004; Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tháng 11 năm 2006; Hoa hậu trái đất năm 2007 (Nha Trang); Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 (Nha Trang); Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013; Hoa hậu quý bà

Thế giới năm 2009 (Vũng Tàu) đã thu hút được một số lượng lớn khách du lịch tham gia. Tiêu biểu là Sea Game 22 được đánh giá là một sự kiện đánh giá mình với thế giới. Việc đầu tư cho Sea Game là khoản đầu tư cho tương lai hơn là một sự kiện chỉ xảy ra một lần. Việc này sẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam là một nơi an toàn và hiếu khách”. Những điều này chứng tỏ một điều rằng Việt Nam có thể tổ chức và tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hiện nay, hoạt động tổ chức khai thác loại hình sự kiện cho du lịch là một hướng khai thác mới đầy tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam. Sự kiện là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch một số nước nhớ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. Chi tiêu của họ không chỉ ở trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một số liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi một đồng khi họ tham dự vào một yếu tố nào đó của sự kiện thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở các nước phát triển, còn ở các nước kém phát triển thì mức chi tiêu này cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài. Đây thực sự là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và hướng vào để đẩy mạnh ngành du lịch quốc gia.

Với sự phong phú và đa dạng của các loại hình sự kiện là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành nên một ngành kinh doanh mới, mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nên các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh các loại hình sự kiện. Năm 2007 được xem là năm “b ng nổ” du lịch sự kiện tại Việt Nam, các công ty du lịch hàng đầu đều chú trọng khai thác loại hình du lịch mới này và bước đầu đã có lợi nhuận đáng kể. Nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá nếu được đầu tư đúng mức thì Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh của Singapore, trung tâm thu hút du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Hai điểm đến nổi bật thu hút khách du lịch sự kiện hiện nay là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây là 2 trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước với các loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể để đón nguồn khách sự kiện. Trong bối cảnh tình hình an ninh tại một số điểm du lịch nổi tiếng của khu vực chưa ổn định, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện

trong mắt du khách quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại, đầu tư với nhiều nước trên thế giới, là thành viên khối ASEAN, APEC và gần đây là tổ chức Thương mại WTO. Cho nên hàng năm có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm… diễn ra thúc đẩy ngành kinh doanh các loại hình sự kiện phát triển. Những năm gần đây, có khá nhiều đoàn khách hội nghị, hội thảo của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam.

Các loại hình sự kiện rất phong phú và đa dạng nhưng hiện nay việc khai thác các loại hình này cho du lịch chưa thực sự phát triển. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các loại hình sự kiện cho du lịch, giúp các hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện ở nước ta đi vào con đường chuyên nghiệp hóa và tạo ra hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng nhờ vào du lịch. Qua đó, có thể đưa Việt Nam trở thành điểm đến thực sự của du lịch sự kiện.

1.2.2.1. Du lịch sự kiện ở Hà Nội

Hà Nội với vị thế là thủ đô, là địa phương đi đầu trong viêc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện. Trong những năm qua, Hà Nội được bình chọn là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và 3 trong số 10 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới; là thành phố hội tụ nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đậm chất văn hóa, cơ sở vật chất tiềm năng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung lớn các đại sứ quán và các cơ quan chính phủ, rất nhiều hội nghị, hội thảo, các sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô và đó là cơ hội kinh doanh lớn cho địa phương.

Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Du lịch), doanh thu từ du lịch sự kiện chiếm khoảng 30-35% tổng doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội. Lợi nhuận thu được từ du lịch này gấp 6 lần du lịch thông thường. Sau những thành công của việc tổ chức các sự kiệm APEC, đặc biệt là Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, thì Hà Nội đã dần tạo lập nên 1 thương hiệu du lịch sự kiện riêng cho mình. Giá phòng, dịch vụ của các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội hiện nay đã tăng trung bình từ 10-25% so với cùng kỳ năm trước. Các khách sạn cao cấp 5 sao ở Hà Nội cũng luôn đạt công suất phòng 85-90% do có đông đảo doanh nhân nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham dự các hội nghị quốc tế. Hầu hết phòng họp, hội nghị của các khách sạn này đều được sử dụng với công suất cao. Hà Nội

đang có lợi thế rất lớn về điểm đến mới thân thiện, đồng thời chất lượng các loại hình dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể khiến các công ty tổ chức du lịch sự kiện nước ngoài tìm đến Việt Nam.

1.2.2.2. Du lịch sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức Liên hợp Quốc xếp vào loại đô thị lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Thời gian qua, khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng 15% năm. Năm 2014, tổng thu du lịch thành phố bao gồm cả lữ hành, khách sạn, nhà hàng ước đạt 86.000 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu du lịch Việt Nam. Với việc cải thiện và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có một hệ thống khách sạn 4-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế: Sheraton, Saigon Hotel & Tower, Caravelle, Sofitel Plaza, New World, Renaissance Reverside, Equatorial, Legend Sai gon, Duxton, Rex, Majestic… có khả năng cung cấp các phòng họp đạt tiêu chuẩn cao với sức chứa từ 300 đến 800 chỗ c ng các phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ hội nghị, hội thảo, sự kiện. Ngoài ra, hệ thống siêu thị Diamond Plaza, Thương xá Tax, Zen Plaza, trung tâm thương mại Saigontourist… ở trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc mua sắm cũng như các điểm tham quan nghỉ dưỡng. Ngoài những hội chợ và triển lãm như Trung Tâm Hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn – SECC, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị khai trương các hội nghị triển lãm khác mang tầm cỡ khu vực và quốc tế… Thành phố cũng tập trung kêu gọi và đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao tiêu chuẩn quốc tế. ngay tại các khu trung tâm để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu.

1.2.2.3. Du lịch sự kiện tại Nha Trang - Khánh Hòa

Nha Trang – hánh Hòa là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nước. Nha Trang nằm trên trục quốc lộ 1A, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống v ng đồng bằng sông Cửu Long qua quốc lộ 26. Hơn nữa tỉnh còn có đường bờ biển dài 385 km c ng hàng trăm đảo lớn nhỏ đang được đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí