Giải Pháp Tăng Cường Xúc Tiến Du Lịch Thu Hút Khách Quốc Tế Đến Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


vùng, trong đó Huế thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng với 5 tỉnh/thành khác với các sản phẩm tập trung vào Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa; Du lịch biển, đảo; Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái; Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu. Đà Nẵng và Quảng Nam được phân bổ trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với 6 tỉnh/thành phố khác, với đặc trưng Du lịch biển, đảo; Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn); Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm). Chưa có quy hoạch và chiến lược cụ thể trong việc phát triển các cụm du lịch tập trung. Chưa thực sự có hỗ trợ các cụm du lịch tạo dựng cơ chế hoạt động chung của cụm. Dẫn tới sự phát triển của các cụm du lịch phần lớn là mang tính tự phát, chưa có một cơ chế hướng dẫn pháp lý chính thức. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các liên kết giữa các thành viên trong cụm khá yếu và không mang tính bền vững.

* Từ phía chính quyền:

Một là, chưa thực sự muốn kết nối để cùng phát triển. Hiện nay, hầu như mỗi năm, địa phương nào là trưởng liên kết của năm đó sẽ đưa ra các chương trình kế hoạch hành động của năm, dựa vào các kế hoạch của tỉnh để đưa ra các chương trình xúc tiến riêng. Nếu địa phương nào tham gia thì cùng chia sẻ ngân sách, trong đó bao gồm cả ngân sách xã hội hóa. Chính vì cơ chế hoạt động như vậy, khiến cho các chiến lược và hoạt động xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước hầu như chỉ tập trung vào một số các hoạt động lặp đi lặp lại, thiếu sự đổi mới, sáng tạo và phụ thuộc nhiều vào sự tự nguyện của các địa phương và doanh nghiệp. Không có một kế hoạch dài hạn nào cho hoạt động xúc tiến này trong cụm du lịch. Thậm chí, có nhiều hoạt động bị phá bỏ do một hoặc hai địa phương nào đó không tham gia được trong năm. Kế hoạch xúc tiến của cụm thường được điều chỉnh trên cơ sở các kế hoạch phát triển du lịch riêng của từng địa phương trong năm. Trong khi đáng ra, kế hoạch của các địa phương cần tuân thủ và dựa trên cơ sở các cam kết chung của cả cụm. Điều này cho thấy tính chất lỏng lẻo và liên kết khá yếu. Các địa phương trong cụm vẫn chưa thoát khỏi tính cục bộ, địa phương trong cả các hoạt động liên kết chung.

Hai là, chưa thấy có sự liên kết với các nhân tố doanh nghiệp và người dân địa phương. Trong các kế hoạch xúc tiến của cụm du lịch, hầu như chỉ thấy bóng dáng


của chính quyền, cụ thể là Sở Du lịch của ba địa phương, chưa thực sự huy động được các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan vào cuộc cùng với các sở xúc tiến du lịch của các địa phương.

Tuy đã chính thức ký biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch được hơn 10 năm nhưng công tác liên kết trong hoạt động xúc tiến du lịch được triển khai trong cụm du lịch chủ yếu tập trung từ năm 2014 cho đến nay và cũng không thường xuyên, liên tục, hơn nữa lại có quy mô nhỏ, hiệu ứng xúc tiến mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định, chưa chuyên nghiệp và vì vậy hiệu quả chưa cao. Kết nối cụm giữa ba tỉnh chỉ mới mang tính hình thức, chưa thực sự kết nối sâu để cùng nhau phát triển.

Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được xem là một điển hình tiêu biểu thành công trong liên kết du lịch giữa các địa phương. Tuy vậy, mối liên kết này mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội du lịch, trong các hoạt động cùng nhau xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn famtrip, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, đào tọa bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thực tế, các doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm chung cho ba địa phương. Hiện tính liên kết thực chất chỉ chủ yếu ở cấp độ các doanh nghiệp lữ hành, thông qua việc kết nối các tour tham quan 3 tỉnh, thành phố lại với nhau, tránh trùng lặp các sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương….

Có thể nói mô hình liên kết cụm du lịch này là mô hình thiếu hạt nhân. Các hoạt động xúc tiến không xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp không thực sự mặn mà với việc tham gia các chương trình xúc tiến du lịch do chính các địa phương tổ chức do chưa có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp tham gia, đồng thời chưa thấy được lợi ích của việc tham gia cuàng các Sở du lịch trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Cơ chế hoạt động của cụm cũng tạo nên tính không ổn định trong các hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm. Theo cơ chế hoạt động, mỗi năm luân phiên một Sở Du lịch đứng ra đóng vai trò là đơn vị trưởng liên kết chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức từ lập kế hoạch đến triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch cho cụm. Chính vì vậy gây ra khó khăn cho việc xây dựng tính hệ thống trong các chương trình xúc tiến qua các năm. Các công việc xúc tiến vì vậy mà triển khai cũng rất rời rạc.


Mô hình liên kết cụm chủ yếu là luân phiên dẫn tới các địa phương thường chỉ tập trung vào các kế hoạch từng năm mà không có các kế hoạch dài hạn. Vẫn chưa thực sự thống nhất trong công tác thực hiện các nội dung kế hoạch đưa ra từ đầu năm nên trong quá trình triển khai thực hiện công tác truyền thông và quảng bá chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Theo kết quả phỏng vấn đối với lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng thì cụm cần xem xét lại cơ chế luân phiên vì nó chưa thực sự tạo ra một cơ chế và nội dung xuyên suốt. Những nội dung này phải được cải thiện để liên kết giữa 3 địa phương trong thời điểm hiện nay và thời gian tới mở rộng ra các địa phương khác, tạo động lực cho sự phát triển chung của ngành du lịch.

Vậy việc cần gấp bây giờ là phải thành lập một ban chỉ đạo, điều phối chung để kết nối hoạt động du lịch của cả 3 địa phương, kết nối từ cấp độ chiến lược cho đến việc thực hiện; từ cấp quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp lữ hành, du lịch.

Tuy nhiên do còn một số các điểm khác nhau về tính đặc thù của du lịch địa phương như mùa thấp điểm, định hướng phát triển,... nên công tác liên kết vẫn còn hạn chế. Nội dung quan trọng nhất để tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương đó là vai trò của các Hiệp hội Du lịch. Trong thời gian đến, Hiệp hội Du lịch các địa phương cần chủ động có kế hoạch, chương trình cụ thể các nội dung hợp tác trong việc phát huy vai trò là cầu nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước để phát triển du lịch và đảm bảo các hoạt động liên kết mang lại hiệu quả cao.

Ba là, Chưa có kế hoạch xúc tiến dài hạn

Cho đến nay, vẫn chưa có một quy hoạch dài hạn về mục tiêu xúc tiến, thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch và định hướng phát triển chung cho cả 3 tỉnh thành, thay vào đó, các tỉnh luân phiên xây dựng kế hoạch liên kết phát triển du lịch cho cả 3 tỉnh thành theo năm. Điều này khiến cho mục tiêu của hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương không được hệ thống, thiếu tính dài hạn, từ đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm và tham gia xúc tiến du lịch

Bốn là, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế


Dù là một trong những cụm du lịch thu hút đông khách quốc tế đến và tăng trưởng qua các năm, nhưng thực tế tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế từ Sở ban ngành đến doanh nghiệp và người dân.

Sở du lịch của 3 địa phương chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc cùng nhau xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm 3 địa phương. Các hoạt động xúc tiến thực hiện đơn lẻ và vẫn còn nghèo nàn, chưa tập trung cùng nhau bắt tay thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu, vẫn tổ chức qua loa, chiếu lệ, vẫn còn e dè về sự cạnh tranh giữa các khu vực với nhau, vẫn mang nặng tính cục bộ địa phương nên dẫn đến không mặn mà với các hoạt động xúc tiến du lịch cho cụm.

Hơn nữa, các địa phương chưa thực sự coi việc liên kết xúc tiến du lịch là trách nhiệm liên quan trực tiếp của mình; sự phối kết hợp giữa các địa phương còn chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả để đáp ứng một trong những đòi hỏi cơ bản của công tác xúc tiến du lịch là tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Các sản phẩm quảng bá du lịch tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, thể hiện rõ sự thiếu liên kết của 3 địa phương. Các sự kiện được phân bố thời gian còn chưa hợp lý, cùng 1 thời điểm tại 2 địa phương lại tổ chức 2 sự kiện tương tự nhau, điều này khiến du khách phải lựa chọn giữa 2 địa phương, làm giảm lượng du khách đến với cả 2 địa phương này.

Năm là, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 địa phương trong xây dựng và triển khai hoạt động xúc tiến du lịch

Cho đến nay, cách quản lý điểm đến tại cụm vẫn được điều hành theo sự phân chia địa giới và tổ chức hành chính. Do đó, vẫn còn tồn tại những rào cản, giới hạn về chức năng, nhiệm vụ cũng như phân định quyền hạn, trách nhiệm về mặt hành chính, chưa thuận lợi để cùng bàn, cùng làm. Cơ chế chính sách giữa ba địa phương chưa đồng bộ. Việc quy hoạch, xác định thị trường trọng điểm vẫn còn những bất đồng do lợi thế, sản phẩm khác biệt giữa các địa phương cũng như nguồn lực kinh phí không đồng đều. Cho đến nay, vẫn chưa có một quy hoạch dài hạn về thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch, định hướng phát triển chung cho cả 3 tỉnh thành, thay vào đó, các tỉnh luân phiên xây dựng kế hoạch liên kết phát triển du lịch cho cả 3 tỉnh thành theo năm. Điều này khiến cho mục tiêu hoạt động liên kết phát triển du


lịch giữa 3 địa phương không được hệ thống, thiếu tính dài hạn, từ đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm và tham gia xúc tiến du lịch.

Hơn nữa các địa phương chưa thực sự coi việc liên kết xúc tiến du lịch là trách nhiệm liên quan trực tiếp của mình, sự phối kết hợp giữa các địa phương còn chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả để đáp ứng một trong những đòi hỏi cơ bản của công tác xúc tiến du lịch là tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Các sản phẩm quảng bá du lịch tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, chưa thống nhất logo và slogan du lịch giữa các địa phương, thể hiện rõ sự thiếu liên kết của 3 địa phương. Các sự kiện được phân bổ thời gian còn chưa hợp lý, cùng một thời điểm tại 2 địa phương lại tổ chức 2 sự kiện tương tự nhau, khiến cho du khách phải lựa chọn giữa 2 địa phương, làm giảm lượng du khách đến với cả 2 địa phương này. Hoạt động liên kết xúc tiến du lịch thu hút du khách quốc tế của cụm hầu hết tập trung và chuyển sâu về tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế.

Các hoạt động vẫn còn mang tính cục bộ địa phương hoạt động xúc tiến du lịch của 3 địa phương vẫn còn thực trạng tách biệt “ Thân ai lấy lo”. Tính liên kết thực tế chủ yếu ở cấp độ các doanh nghiệp lữ hành thông qua xúc tiến du lịch để kết nối các tour 3 tỉnh, tránh trùng lặp các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương. Ví dụ, vào 20h ngày 29/04/2015, Đà Nẵng tổ chức khai mạc chương trình Pháo hoa Quốc tế 2015. Đó cũng là lúc tại Ngọ Mô Đại Nội Huế diễn ra Lễ khai mạc chương trình Festival Làng nghề 2015. Đã có rất nhiều du khách đến từ 2 đầu Nam – Bắc tiếc rẻ vì đã không được theo dõi trực tiếp 2 sự kiện văn hóa lớn ấy của cả nước. Không chỉ “ lệnh pha” trong một sự kiện, dường như sự kết nối của chương trình “Con đường di sản miền Trung” có dấu hiệu chững lại và việc tạo nên một thương hiệu du lịch vùng cho đúng ý nghĩa thông điệp “Ba đại phương, một điểm đến” chưa đạt được.

Cho đến nay, cách quản lý điểm đến tại 3 địa phương này vẫn còn đang được điều hành theo sự phân chia địa giới và tổ chức hành chính. Do đó, vẫn còn tồn tại những rào cản, giới hạn về chức năng, nhiệm vụ cũng như phân định quyền hạn, trách nhiệm về mặt hành chính, chưa thuận lợi để cùng bàn, cùng làm. Cơ chế chính sách giữa 3 địa phương còn chưa đồng bộ. Việc quy hoạch, xác định thị trường trọng điểm vẫn có những bất đồng do lợi thế, sản phẩm khác biệt giữa các địa phương cũng như nguồn lực kinh phí không đồng đều. Cho đến nay, vẫn chưa có một quy hoạch dài


hạn về thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch và định hướng phát triển chung cho cả 3 tỉnh thành, thay vào đó, các tỉnh luân phiên xây dựng kế hoạch liên kết phát triển du lịch cho 3 tỉnh thành theo năm. Điều này khiến cho mục tiêu của hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương không được hệ thống, thiếu tính dài hạn, từ đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm và tham gia xúc tiến du lịch.

Bản thân xúc tiến du lịch là một hoạt động mang tính hệ thống. Hoạt động này sẽ không thể có hiệu quả nếu như không có sự phối hợp hành động của các ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Trong thời gian qua, Sở du lịch 3 tỉnh chưa chủ động phối hợp với cơ quan ban ngành và các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, nhất là những đơn vị cung ứng các dịch vụ cơ bản như hàng không, hàng hải, giao thông đường bộ, cảng biển, an ninh, công nghệ thông tin, môi trường, y tế, ngân hàng, dịch vụ thương mại, văn hóa … cùng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các hoạt động xúc tiến tại thị trường nước ngoài.

Cơ quan quản lý du lịch 3 địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế nhiều lúc chưa tìm được tiếng nói chung trong hoạch định chiến lược xúc tiến và lựa chọn thị trường trọng điểm, dẫn đến sự thiếu ăn ý và không phù hợp trong việc triển khai hoạt động xúc tiến.

Sáu là, Hạn chế về bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch của cụm

Vấn đề tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực xức tiến du lịch của 3 địa phương còn nhiều bất cập, chưa có bộ phận chuyên trách về liên kết xúc tiến du lịch quốc tế 3 địa phương. Tổ chức bộ máy xúc tiến du lịch còn có nhiều hạn chế, lực lượng trực tiếp triển khai công tác xúc tiến du lịch còn mỏng, hoạt động kiên nhiệm nên việc triển khai còn bị động, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Hoạt động xúc tiến vẫn giao cho Trung tâm xúc tiến du lịch của từng địa phương thực hiện.

* Về phía doanh nghiệp:

Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được xem là một điển hình tiêu biểu thành công trong liên kết du lịch giữa các địa phương. Tuy vậy, mối liên kết này mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội du lịch, trong các hoạt động cùng nhau xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn famtrip, trao đổi kinh ngiệm về công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thực tế, các doanh nghiệp chưa thực


sự bắt tay liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm chung cho ba địa phương. Hiện tính liên kết thực chất chỉ chủ yếu ở cấp độ các doanh nghiệp lữ hành, thông qua việc kết nối các tour tham quam 3 tỉnh, thành phố lại với nhau, tránh trùng lặp các sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương…

Các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại các khu điểm đến du lịch vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc xúc tiến quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch địa phương bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, sự thân thiện, hiếu khách của dân địa phương.

Vấn đề đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá chung của mỗi địa phương chưa nhiều. Các doanh nghiệp chưa thực sự nhận ra hiệu quả của việc liên kết nên công tác vận động xã hội hóa các doanh nghiệp tham gia các chương trình quảng bá còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Công tác liên kết về đào tạo nguồn nhân lực du lịch còn chưa được chú trọng và triển khai sâu rộng mà chỉ tập trung vào các hoạt động xúc tiến du lịch.

Các doanh nghiệp không thực sự mặn mà với việc tham gia các chương trình xúc tiến du lịch do chính quyền các địa phương tổ chức do chưa có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia, đồng thời chưa thấy được lợi ịch của việc tham gia cùng các Sở du lịch trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Công tác vận động tài trợ xã hội hóa các hoạt động xúc tiến du lịch gặp nhiều khó khăn. Lý do hằng năm các doanh nghiệp đều phải tài trợ cho quá nhiều các chương trình, sự kiện lớn của tỉnh, thành, các cơ quan hữu quan, và bên cạnh đó tình hình khó khăn chung của nển kinh tế ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp.


CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM

5.1. Định hướng xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đến năm 2030

5.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam

* Bối cảnh kinh tế thế giới

Ngay từ đầu năm 2020, tình hình kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du dịch của Việt Nam nói chung và của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng. Sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 từ đầu năm 2020 đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, leo thang và phát triển thành đại dịch tại nhiều nước trên thế giới đã khiến cho nhiều nước chao đảo, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, nhất là các lĩnh vực dịch vụ, vốn phụ thuộc nhiều vào lượng khách hàng trong và ngoài nước.

Hình 5 1 Kịch bản tăng trưởng GDP của một số quốc gia trên thế giới và 1

Hình 5.1. Kịch bản tăng trưởng GDP của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Nguồn: NCIF, 2020

Theo dự báo của NCIF, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU sẽ là những quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid- 19. Trong đó, mặc dù theo kịch bản lạc quan hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể lên tới

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí