với Đà Nẵng, nơi có rất nhiều tuyến bay thẳng tới các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á.
Với kinh thành Huế, mặc dù có lợi thế vượt trội về tài nguyên du lịch nhưng lại hạn chế về quản lý điểm đến, cung cấp dịch vụ mua sắm và các dịch vụ du lịch thiết yếu khác (Lê Thị Ngọc Anh, 2019).
Đây chính là lý do số lượng khách Đông Bắc Á đến với Huế mặc dù có tăng so với các năm trước, song chỉ chiếm 1/3 trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến đây. Khách Tây Âu và Bắc Mỹ là khách hàng truyền thống của địa phương này, đóng góp phần lớn vào nguồn thu du lịch của Huế trong nhiều năm qua. Hầu hết du khách Tây Âu và Bắc Mỹ thường có xu hướng đi du lịch theo cá nhân, chi tiêu rộng rãi hơn so với các khách hàng đến từ khu vực Đông Bắc Á.
Bảng 4.9. Mục đích chuyến đi của du khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
Điểm trung bình | |
Du lịch nghỉ dưỡng - Resort tourism | 4.53 |
Thăm bạn bè, người thân - Visiting friends and relatives | 4.2 |
Kinh doanh, công việc - Business, work | 4.15 |
Hội nghị, hội thảo - Conferences, seminars | 3.76 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Quá Trình Xúc Tiến Du Lịch Cho Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
- Các Đoàn Famtrip Và Presstrip, Các Đoàn Làm Phim Nước Ngoài Đến Với Cụm Liên Kết Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Từ Năm 2013 Đến Năm 2019
- Trưởng Nhóm Liên Kết Trong Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Trong Giai Đoạn Từ Năm 2012 Đến 2020
- Giải Pháp Tăng Cường Xúc Tiến Du Lịch Thu Hút Khách Quốc Tế Đến Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
- Định Hướng Xúc Tiến Du Lịch Của Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
- Chủ Thể Tham Gia Xúc Tiến Du Lịch Tại Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quàng Nam
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Hầu hết số du khách tham gia khảo sát đều có mục đích đến cụm du lịch Huế
- Đà Nẵng – Quảng Nam là nhằm mục đích đi du lịch nghỉ dưỡng (mức điểm trung bình trả lời cho câu hỏi này là 4.53 điểm). Bên cạnh đó, do phần lớn các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đều có các công ty đặt tại Việt Nam, nên việc du khách đến cụm thường kết hợp với công việc (mức điểm trung bình là 4.15 điểm). Nhiều người trong số đó có bạn bè và người thân tại các địa phương miền Trung nên điểm trung bình cho lựa chọn này cũng tương đối cao (với 4,2 điểm). Ngoài ra, tại các địa điểm như Đà Nẵng thường được lựa chọn để tổ chức các hội thảo, diễn đàn quốc tế nên có nhiều du khách quốc tế đến địa phương này để tham gia các hội nghị hội thảo. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì cần có các phương án xúc tiến khác nhau nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại cụm. Ví dụ như, các
cuộc hội thảo nên có tổ chức các buổi trip tours để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của các địa phương trong cụm. Để thực hiện này, chính quyền các địa phương cần phải thực hiện liên kết tốt hơn với các doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn. Việc liên kết xúc tiến phải trở thành một chuỗi chứ không thể thực hiện đơn lẻ ở góc độ của chính quyền địa phương.
4.3.1.1. Nguyên nhân dẫn đến kết quả
* Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Qua thời gian triển khai hợp tác liên kết phát triển du lịch, sở du lịch 3 địa phương Huế- Đà Nẵng- Quảng nam đã đạt được hiệu quả và đã thực hiện được một số nội dung như: trao đổi, cung cấp thông tin quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch (trao đổi nghiệp vụ về quy hoạch, hoạt động lữ hành, khách sạn, thanh kiểm tra, môi trường du lich, an ninh trật tự…). Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch; Phối hợp hỗ trợ khách du lịch đến địa phương; Tham gia hoạt động Hội chợ….
Về trao đổi thông tin và công tác quản lý nhà nước. Các Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Thanh Tra, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch giữa các địa phương đã thực hiện phối hợp tốt việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cung cấp thông tin về tình hình phát triển sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, chương trình tour và các sản phẩm du lịch mới của địa phương để giới thiệu đến các doanh nghiệp trong, ngoài nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên ở các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tham gia hướng dẫn. Về công tác thanh tra đã kết nối, trao đổi thông tin, giám sát hoạt động lữ hành, thông báo thông tin về vi phạm của hướng dẫn du lịch để đơn vị bạn kiểm tra xử lý.
* Các hoạt động xúc tiến được thực hiện từ cấp độ chiến lược cho đến thực
hiện
Lãnh đạo ba Sở thống nhất cao kế hoạch nội dung liên kết hợp tác phát triển
du lịch ngay từ đầu năm. Một số hoạt động liên kết quảng bá du lịch được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, tiết kiệm được ngân sách cho từng địa phương. Các hội chợ chuyên nghiệp trong nước đã được các địa phương chủ động phối hợp tham gia, nhiều chương trình, sản phẩm đã được quảng bá đến các doanh nghiệp trong
và ngoài nước. Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong việc đón các đoàn FAMTRIP quốc tế đến khảo sát và xây dựng tuyến điểm từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga...
Ngoài ra, hoạt động liên kết xúc tiến du lịch của 03 địa phương nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Tổng cục Du lịch. Hoạt động du lịch đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, đã gắn kết được với các thị trường du lịch, doanh nghiệp và các điểm tham quan du lịch 03 địa phương.
Các hoạt động trong cụm cũng đã bước đầu nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp. Việc vận động tài trợ các doanh nghiệp cho hoạt động liên kết hợp tác du lịch ba địa phương đạt một số kết quả đáng kể, như giảm giá vé máy bay cho đợt xúc tiến du lịch nước ngoài và đón các đoàn Famtrip, hỗ trợ phòng lưu trú đón các đoàn Famtrip... Công tác liên kết, xây dựng chương trình, sự kiện du lịch giữa các địa phương trong thời gian qua được thống nhất theo hình thức luân phiên, tránh trùng lắp thời gian, tạo chuỗi sản phẩm thu hút du khách. Qua quá trình triển khai thực hiện, hoạt động liên kết nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo 03 địa phương, tạo được sự chủ động trong công tác chuẩn bị và phân bổ kinh phí, sự hưởng ứng tham gia và tài trợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là Hãng hàng không Vietnam Airlines nên công tác triển khai khá hiệu quả.
* Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
Để nâng cao chất lượng dịch vụ, các địa phương đã tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư vào các khu du lịch lớn với các phòng nghỉ dưỡng tiện nghi. Các sân bay, nhà ga bến bãi tại Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam cũng đã được nâng cấp với việc mở rộng hệ thống sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài – Huế, kết nối với sân bay Chu Lai – Quảng Nam cùng các điểm du lịch thông qua hệ thống giao thông vận tải đường bộ chất lượng cao..
4.4.2. Hạn chế tồn tại
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng hiện nay công tác liên kết xúc tiến du lịch giữa ba địa phương vẫn còn một số tồn tại sau:
* Thời gian khách quốc tế lưu tại cụm không quá dài
Hầu hết du khách tham gia khảo sát đều chỉ lựa chọn lưu tại các thành phố trong cụm dưới 5 ngày (85,1%).
Hầu hết du khách tham gia khảo sát đều chỉ lựa chọn lưu tại các thành phố trong cụm dưới 5 ngày (85,1%). Thông thường các do hầu hết du khách quốc tế đến cụm du lịch đều đi theo chương trình tour 5 ngày 4 đêm.
Hình 4.7. Thời gian du khách quốc tế lưu tại cụm du lịch
12.8%
2%
35.40%
49.70%
Dưới 3 ngày
Từ 3 đến 5 ngày
Từ 6 đến 7 ngày Từ 7 ngày trở lên
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Chỉ có một số ít du khách lựa chọn lưu tại cụm với thời gian lâu hơn. Đây cũng là một điều đáng tiếc bởi việc lựa chọn lưu tại các thành phố trong cụm lâu hơn sẽ giúp làm tăng các khoản thu về dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, các địa phương trong cụm cần có kế hoạch để gia tăng số lượng và chất lượng các dịch vụ cung cấp.
* Chất lượng dịch vụ chưa làm hài lòng du khách
Các du khách quốc tế đến cụm thường bị thu hút bởi các yếu tố về điều kiện khí hậu, thời tiết và văn hóa, là những điểm đặc trưng của cụm du lịch miền Trung. Chi phí giá rẻ và đồ ăn ngon là một trong những yếu tố thu hút được sự chú ý của du khách quốc tế, nhất là đối với các du khách Tây Âu.
Dịch vụ internet đã được cải thiện, tại các nhà ga, các địa điểm công cộng hoặc các nhà hàng, khách sạn đều có trang bị internet và wifi truy cập miễn phí. Điều này là điểm làm tăng hình ảnh của các địa phương trong cụm du lịch.
Tuy nhiên, các điểm chưa làm du khách hài lòng là cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam nói chung và tại các địa phương trong cụm du lịch miền Trung nói riêng. Nhiều du khách thường sợ hãi khi nói về việc sang đường tại Việt Nam. Các dịch vụ lưu trú cũng chưa thực sự làm hài lòng đối với du khách, nhất là đối với các du khách phương Tây, thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5 sao. Các dịch vụ tour, điểm tham quan và ăn uống được đánh giá ở mức trung bình.
Dịch vụ vận chuyển, mua sắm, giải trí không được đánh giá cao. Các ý kiến cho rằng cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có một số món ngon; nhưng lại không tập
trung; chất lượng dịch vụ ở các quán ăn không đồng đều. Tại Đà Nẵng không có nhiều môn thể thao giải trí biển dù biển rất đẹp, thiếu các hoạt động động du lịch, giải trí ngoài trời, và du khách không yên tâm về tiêu chuẩn an toàn của một số môn mạo hiểm như leo núi, trượt thác.
Hình 4.8. Các yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch
Giá cả các dịch vụ - Prices of services
8.2
Dịch vụ internet - Internet service
8.4
Các dịch vụ vui chơi giải trí - Entertainment services
Đi lại, cơ sở hạ tầng - Transportation, infrastructure
Dịch vụ lưu trú - Lodging
7.4
5.6
6.7
Ăn uống - Food
8.9
Văn hóa - Cultural
8.5
Thiên nhiên, phong cảnh - Nature, landscape
Thời tiết, khí hậu – Air/ Atmosphere/ Weather, climate
7.6
8.6
0 2 4 6 8 10
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Trong cụm du lịch cũng thiếu vắng những nơi mua sắm ưng ý, không có nhiều
cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng và chất lượng đảm bảo.
* Hoạt động xúc tiến du lịch chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu vẫn chỉ thực hiện xung quanh các hoạt động tổ chức farmtrip
Các hoạt động xúc tiến còn mang tính hình thức thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Trên blog được coi là chính thức của cụm du lịch, giao diện rất đơn giản, đơn điệu, ngoài logo và thương hiệu của cụm thì không ai nhận ra đây là trang web tuyên truyền về du lịch của cụm Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Nội dung về nhiều bài không giới thiệu được các đặc trưng của cụm, trong khi lại giới thiệu một số điểm đến ở các địa phương khác. Đây cũng là một hạn chế rất lớn đối với việc tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Dường như đây chỉ là một blog nghiệp dư của một cá nhân yêu thích du lịch chứ
không phải là một trang web giới thiệu về cụm du lịch. Kết quả tham gia các Hội chợ chưa đạt yêu cầu cao về hình thức thể hiện và nội dung quảng bá, giới thiệu cho du khách do nguồn kinh phí hạn chế.
Thực tế tại ba địa phương cho thấy, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của 3 địa phương Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và vị thế của địa phương đến bạn bè quốc tế. Công tác xúc tiến du lịch 3 địa phương đã đạt những thành công nhất định trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến với cụm. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam triển khai vẫn chưa đi vào chiều sâu, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của cụm 3 địa phương, chưa khai thác điểm mạnh chung, và điểm khác biệt hấp dẫn của từng địa phương, cách thức tổ chức, tham gia các sự kiện cùng nhau của 3 địa phương còn chưa ngang tầm khu vực, nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên các hoạt động thực hiện còn chưa kỹ, chưa sâu, một số địa danh được quốc tế biết đến qua các thông tin như Hội An, Huế, Thánh địa Mỹ Sơn… vẫn chưa đậm nét và có sự hấp dẫn để thu hút khách quốc tế.
Bên cạnh đó, còn thiếu các hoạt động nghiên cứu thị trường xúc tiến ở góc độ của cụm du lịch. Các hoạt động tham gia hội chợ hoặc xúc tiến du lịch thường không nghiên cứu, nghe có thì đến tham gia, chưa nghiên cứu kỹ vì sao tham gia, tham gia như thế nào. Cứ có hội thảo, hội chợ có thể tham dự là sẽ đăng ký tham gia mà không xác định rõ thị trường mục tiêu cần theo đuổi. Do nhiều nguyên nhân, nội dung, hình thức của một số hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là tại các hội chợ du lịch quốc tế, việc tổ chức các chương trinh giới thiệu diểm đến còn đơn điệu, theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo và chuyên nghiệp. Chưa tạo được sự chú ý về hình thức (về kết cấu, màu sắc, các câu chữ cho tiêu đề…). Nội dung còn đơn điệu, chưa đa dạng và phong phú, không đồng nhất, không được cập nhật thường xuyên, nhiều khi chưa phù hợp với nhu cầu du khách. Về thể loại còn nghèo nàn, chưa mang tính định hướng thị trường (ngôn ngữ, cạnh tranh…)
* Hiệu quả của truyền thông chưa cao
Kênh phân phối còn hạn chế, việc phân phối các ấn phẩm cho quảng cáo, đĩa CD
– ROM vẫn chủ yếu thông qua các kênh truyền thống là các sự kiện, hội chợ, chưa tiếp
cận được nhiều với khách hàng tiềm năng, thậm chí còn chưa thích hợp với tính chất của hội chợ.
Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin không nhất quán, chưa cập nhật thường xuyên các dự báo, xu hướng thay đổi của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp cũng là một mặt hạn chế của quá trình liên kết xúc tiến du lịch của 3 địa phương. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho 3 tỉnh đã được đưa vào kế hoạch, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.
Hình 4.9. Kết quả khảo sát du khách quốc tế về nhận diện thương hiệu của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
15.40%
1. Chưa nghe thấy
31.30%
53.30%
2. Đến đây mới biết
3. Trước khi đến đã nghe nói
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Thông tin, ấn phẩm giới thiệu của 3 địa phương tại các chương trình còn rời rạc, chưa thể hiện sự liên kết.
Bên cạnh đó, các công cụ xúc tiến bằng công cụ internet chưa được chú trọng ở cấp độ của cụm, mà mới chỉ tập trung ở góc độ của từng địa phương, dẫn tới nhận thức của khách du lịch về cụm còn hạn chế.
Phần lớn các du khách đến đây lần đầu chưa nghe và biết đến thương hiệu của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (53,3%). Nhiều du khách chỉ khi đến cụm và được giải thích hoặc được giới thiệu mới biết đến thương hiệu của cụm du lịch. Khi đến các địa phương trong cụm du lịch, du khách thường được trải nghiệm và được phát các tờ rơi quảng bá về cụm trong một số lễ hội được tổ chức tại đây.
Các khách du lịch biết đến cụm từ trước khi đến với các địa điểm này chỉ đạt mức 15,4%. Hầu hết họ được biết đến logo hoặc slogan của cụm du lịch thông qua internet và thông qua giới thiệu từ người thân. Bởi vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về thương hiệu của cụm là cần thiết. Đối với nhiều du khách, họ chỉ đi theo
một tour đến một địa điểm trong cụm. Do vậy, việc tăng cường quảng bá dưới hình thức cụm chứ không phải chỉ ở góc độ đơn lẻ của mỗi địa phương là hết sức cần thiết.
* Hạn chế trong việc thu hút các nguồn kinh phí ngoài ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch
Kinh phí xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hiện nay gồm nguồn chi từ ngân sách của các địa phương và đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó ngân sách từ địa phương là chủ yếu. Tuy nhiên nguồn kinh phí này lại hạn hẹp.
Kinh phí ít làm cho hoạt động xúc tiến bị dàn trải, manh mún, không gây được ấn tượng, không đủ để tiến hành liên tục một chiến dịch xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, giảm hiệu quả và làm xúc tiến du lịch mang tính “thiếu chuyên nghiệp”. Do đó các biện pháp nhằm tăng cường và đa dạng hóa nguồn chi cho ngân sách xúc tiến là vô cùng quan trọng.
Các địa phương không chủ động về kinh phí dành cho hoạt động liên kết xúc tiến du lịch 3 địa phương, nên khi có sự thay đổi về nội dung thì các địa phương phải xin chủ trương của UBND tỉnh, thành phố. Do mất nhiều thời gian xin điều chỉnh kinh phí nên làm cho công tác chuẩn bị không chủ động được trong triển khai công tác
Việc vận động tài trợ từ các doanh nghiệp cho hoạt động liên kết hợp tác du lịch ba địa phương gặp khó khăn, nhất là các hoạt động đột xuất.
Thiếu cơ chế, không người điều phối, lợi ích địa phương đặt lên hàng đầu, nên câu chuyện liên kết phát triển du lịch miền Trung cũng chỉ là chuyện nói nhiều trong các cuộc gặp gỡ, còn việc thực hiện rất khó.
Kết quả phỏng vấn đối với doanh nghiệp lữ hành cho thấy, hầu hết các công ty không được tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch xúc tiến, do vậy, họ thường không chủ động được các kế hoạch ngân sách của mình.
4.4.3. Nguyên nhân tồn tại
* Từ phía Nhà nước:
Ngay trong Quyết định Số: 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/1/2013 Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, việc tổ chức không gian du lịch được chia thành các