Trưởng Nhóm Liên Kết Trong Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Trong Giai Đoạn Từ Năm 2012 Đến 2020


tránh trùng lắp các sản phẩm du lịch, việc phân chia chủ đề cho từng địa phương nhằm mục đích phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, mỗi tỉnh, thành phố phải phát huy hết tiềm lực của mình trên cơ sở phân chia, phân biệt để phát huy hết tiềm du lịch của từng tỉnh, thành, tránh tình trạng cùng cạnh tranh một sản phẩm rồi dẫm chân lên nhau, có những tiềm năng du lịch thì bỏ trống, không khai thác… đặc biệt là sản phẩm du lịch biển đảo; tăng cường phối hợp kết nối chuổi các sản phẩm du lịch giữa 03 địa phương: du lịch cộng đồng, du lịch di sản, du lịch biển đảo... Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ là cần thiết để đảm bảo các địa phương trong cụm có thể tăng doanh thu từ du lịch, đồng thời đảm bảo không chồng chéo nhau và có thể mang tính bổ sung cho nhau.

Bảng 4.6. Trưởng nhóm liên kết trong cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020

Năm

Trưởng nhóm

2012, 2015, 2018

Đà Nẵng

2013, 2016, 2019

Quảng Nam

2014, 2017, 2020

Huế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 14

Nguồn: Tác giả tập hợp thông tin dựa trên các báo cáo tổng kết của cụm 3 địa

phương

Từ năm 2012 đến 2020, các tỉnh đã thực hiện luân phiên 3 lần, sau 3 năm quay vòng vị trí Trưởng liên kết trong cụm.

kêu gọi xã hội hóa

Cơ chế hợp tác được cụ thể hóa trong hình 4.4 dưới đây


Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch Đà Nẵng

Kế

hoạch

Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch Quảng Nam

xúc tiến

hàng năm

Sở Du lịch Huế

Doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp

dịch vụ

Thị

trường mục tiêu

Hình 4.3. Cơ chế hợp tác xúc tiên của cum du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


Nguồn: Tác giả tập hợp thông tin trên cơ sở các báo cáo tổng kết hoạt động

của cụm ba địa phương

Các kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm của cụm được thiết lập dựa trên cơ sở các kế hoạch của từng địa phương đưa ra trong từng năm. Các kế hoạch này được cả ba đơn vị đầu mối là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam và Sở Du lịch Huế họp và nhất trí thông qua. Tuy nhiên, có cơ chế mở cho việc tham gia các kế hoạch này, đó là địa phương nào không tham gia với nội dung nào trong kế hoạch thì có thể xin rút và việc phân bổ ngân sách trong các nội dung này được tiến hành chia đều cho các địa phương còn lại.

Người trực tiếp thực hiện các kế hoạch xúc tiến vẫn chủ yếu là các Sở Du lịch của các địa phương, các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác được kêu gọi tham gia xã hội hóa, đóng góp ngân sách để thực hiện các kế hoạch xúc tiến của cụm. Việc hình thành cụm vẫn chủ yếu do mong muốn chủ quan từ phía các cơ quan quản lý du lịch của ba địa phương, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp và các Hiệp hội du lịch với vai trò là người trực tiếp thực hiện xúc tiến, hoặc với vai trò là cố vấn trong các hoạt động xúc tiến của cụm.

Tuy vậy, lãnh đạo của ba địa phương cũng đã rất tích cực trong việc kết nối, phối hợp trong công tác tổ chức quản lý hoạt động liên kết và xúc tiến du lịch chung của cụm, giúp thúc đẩy việc phối hợp các nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để tăng cường tổ chức hoạt động phát triển du lịch. Các hoạt động tổ chức của cụm được thực hiện thông qua việc “hoàn thiện bộ thông tin về du lịch ba địa phương bao gồm các quy hoạch, chiến lược, các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, kế hoạch lớn của mỗi địa phương; số liệu thống kê về nguồn nhân lực, thị trường khách của ba địa phương, doanh nghiệp, dự án đầu tư du lịch; kho ảnh du lịch ba địa phương để tổng hợp và cập nhật thông tin chung tham mưu Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương; tạo cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách liên kết vùng» (ý kiến của lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Quảng Nam) “Các phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch của từng

địa phương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình khách du lịch cũng như các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn để cùng nhau quản lý và hỗ trợ . Thanh tra Sở Du lịch các địa phương đã kết nối, trao đổi thông tin, giám sát hoạt


động lữ hành, hướng dẫn du lịch; thông báo thông tin về vi phạm của hướng dẫn du lịch để đơn vị bạn kiểm tra xử lý” (ý kiến của lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Đà Nẵng)

4.2.3.2. Tổ chức đánh giá chương trình xúc tiến

Hàng năm, thường vào thời điểm cuối tháng 11, tháng 12, các đơn vị đầu mối thực hiện liên kết phát triển du lịch của 3 địa phương lại thực hiện họp để tổng kết hoạt động trong năm. Thông thường địa phương nào làm trưởng đơn vị liên kết sẽ thực hiện báo cáo tổng kết của năm đó. Trong báo cáo có đề cập đến tình hình kinh tế xã hội của cả ba địa phương trong bối cảnh kinh tế xã hội chung của Việt Nam và của thế giới, tình hình triển khai các hoạt động xúc tiến và tổng kết công tác quản lý nhà nước về du lịch, cũng như những kết quả đạt được và các hạn chế, khó khăn.

Trong báo cáo chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến một cách rõ ràng, chủ yếu chỉ đề cập đến các hình thức xúc tiến, thời gian và thành phần tham gia, các chi phí đã sử dụng trong quá trình thực hiện các hình thức xúc tiến này. Báo cáo chưa đưa ra được các số liệu để đánh giá các hoạt động trong chương trình, hoạt động nào là có hiệu quả nhất, các tiêu chí đo lường hiệu quả dựa trên các căn cứ nào, liệu hoạt động nào là chưa hiệu quả và nguyên nhân trực tiếp.

Do vậy, có thể thấy, việc tổ chức đánh giá chương trình xúc tiến hầu như vẫn chỉ mang tính hình thức, các địa phương trong cụm chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đánh giá hiệu quả thực sự của các chương trình xúc tiến. Báo cáo được đánh giá một cách hời hợt và thông thường năm nào cũng theo một motip nhất định, không có đổi mới, sáng tạo, thu động. Trên thực tế, các hoạt động xúc tiến du lịch được triển khai mạnh mẽ nhất tại cụm là vào những năm 2014 đến 2017 khi có hỗ trợ từ dự án của EU. Với những năm sau đó, các hoạt động xúc tiến dường như hạn chế hơn, phần lớn chỉ là tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, điều này đặt ra cho cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam vấn đề về năng lực tổ chức và đánh giá hoạt động xúc tiến du lịch trên góc độ của cụm du lịch.

4.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

4.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân


4.3.1.1. Kết quả đạt được

Việc hợp tác xúc tiến du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã được triển khai từ năm 2006 đến nay đã đạt được những hiệu quả nhất định.

* Tăng số du khách đến với cụm

Cho đến nay, số lượng khách du lịch đến với cụm du lịch có xu hướng tăng lên, trong đó số lượng khách nội địa (KNĐ) đến với cụm du lịch thường chiếm khoảng 52% đến 60% tổng lượng du khách. Số lượng du khách ngày càng tăng giúp làm tăng doanh thu về du lịch của từng địa phương và của cụm năm sau cao hơn năm trước. Trong toàn cụm, Quảng Nam được xem như hấp dẫn nhất đối với du khách quốc tế, và Đà Nẵng lại thu hút được nhiều du khách nội địa hơn.

Bảng 4. 7. Số lượng khách du lịch và tổng thu về du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Đơn vị: lượt khách (LK), tỷ đồng (tỷ đ)



TT

Tỉnh/thành phố


Chỉ tiêu


ĐVT


2017


2018


2019

2019

/2018 (%)


1


ĐÀ NẴNG

- Tổng khách DL

LK

6.600.000

7.662.971

8.692.421

+13,4

+ KQT

LK

2.300.000

2.875.371

3.522.928

+22,5

+ KNĐ

LK

4.300.000

4.302.094

5.169.493

+8,0

- Tổng thu DL

Tỷ đ

19.403

26.532

30.973

+16,7


2

THỪA THIÊN HUẾ

- Tổng khách DL

LK

3.800.000

4.332.673

4.700.000

+8,48

+ KQT

LK

1.500.000

1.951.461

2.115.000

+8,38

+ KNĐ

LK

2.300.000

2.381.212

2.585.000

+8,56

- Tổng doanh thu DL

Tỷ đ

3.520

4.473

4.900

+9,55


3


QUẢNG NAM

- Tổng khách (tham

quan, lưu trú)

LK

5.350.000

6.500.000

7.300.000

+12,31

+ KQT

LK

2.767.600

3.800.000

4.280.000

+12,63

+ KNĐ

LK

2.582.400

2.700.000

3.020.000

+11,85

- Doanh thu DL

Tỷ đ

3.860

4.700

5.800

+23,40


4


Cụm 3 địa phương

- Tổng khách (tham

quan, lưu trú)

LK

15.750.000

18.495.644

20.692.421

+11,88

+ KQT

LK

6.567.600

8.626.832

9.917.928

+14,96

+ KNĐ

LK

9.182.400

9.383.306

10.774.493

+14,82

- Doanh thu DL

Tỷ đ

26.783

35.705

41.673

+16,71

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Du lịch Huế, Sở Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch Quảng Nam các năm 2017, 2018, 2019


Cố đô Huế với kinh thành trầm mặc chỉ chiếm khoảng 22% về tổng lượng khách du lịch của cụm, và 12% tổng doanh thu du lịch của cụm. Xét về tổng thể, Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động, với nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí đã hấp dẫn được nhiều nhất du khách cả trong và ngoài nước, dẫn tới tổng doanh thu về du lịch của Đà Nẵng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu du lịch của cụm (hàng năm chiếm khoảng 72% - 74%).

So với du khách nội địa, xu hướng gia tăng lượt khách quốc tế đến tham quan tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, và đến năm 2019, số lượt khách quốc tế đến với cụm đã gần ngang bằng với khách nội địa. Điều này cũng cho thấy sức hút của các địa phương trong cụm ngày càng tăng.

* Tăng doanh thu dịch vụ lữ hành tại các địa phương

Kết quả đạt được cho thấy thông qua việc xúc tiến du lịch, doanh thu du lịch lữ hành của ba địa phương đã tăng lên rõ rệt. Kết quả rõ nét nhất của sự hợp tác liên kết giữa 3 địa phương chính là đã đưa thương hiệu du lịch miền Trung đến với du khách trong và ngoài nước như là điểm đến lý tưởng của Việt Nam, từ đó góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo thêm công ăn việc làm và ngân sách cho các địa phương.

Kết quả rõ nét nhất của sự hợp tác liên kết giữa 3 địa phương chính là đã đưa thương hiệu du lịch miền Trung đến với du khách trong và ngoài nước như là điểm đến lý tưởng của Việt Nam, từ đó góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo thêm công ăn việc làm và ngân sách cho các địa phương. Theo đó, tính đến tháng 12/2019, tổng lượt khách tham quan, lưu trú ở Quảng Nam ước đạt 3,85 triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014 (khách quốc tế ước đạt 1,9 triệu, tăng 6,67%; khách nội địa đạt khoảng 1,96 triệu, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước).

Bảng 4.8. Doanh thu dịch vụ lữ hành tại ba địa phương

Năm/địa phương

2010

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2

Thừa Thiên-Huế

81,4

110,8

129,1

141,4

134,9

176,7

190,1

205,8

2

Đà Nẵng

379,9

621,4

686,7

987,1

1.166,4

1.461,6

1.597,2

1.905,6

2.

Quảng Nam

64,4

106,7

140,8

201,1

289,6

364,9

414,0

439,0

4

Tổng số

525,7

838,9

956,6

1329,6

1590,9

2003,2

2201,3

2550,4

28

Đơn vị tính: triệu đồng


Nguồn: Tổng cục thống kê


Doanh thu từ dịch vụ lữ hành của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã có sự khởi sắc rõ rêt, năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm từ năm 2016 cho đến 2019, doanh thu du lịch lữ hành vượt mức 2 tỷ đồng mỗi năm, trong đó Đà Nẵng vẫn là địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của cả cụm (trên 75% giá trị doanh thu của cụm). Trong những năm 2010 – 2012, doanh thu từ dịch vụ lữ hành tại Huế cao hơn so với tỉnh Quảng Nam, nhưng trong những năm sau đó, tỉnh Quảng Nam đã cho thấy sự bứt phá của mình so với cố đô Huế trầm mặc. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam khi sự phát triển về du lịch giữa ba địa phương trong cụm không có sự tương đồng.

* Kích thích khách du lịch đến cụm và quay trở lại cụm

60%

65%

70%

75%

80%

Hình 4.4. Điểm đến của khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam



4. Cả 3 địa phương


67%



3. Quảng Nam



72%

2. Đà Nẵng




78%

1. Huế




75%


Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Trong số các du khách tham gia khảo sát thì chỉ có 67% số du khách đi cả 3 địa phương, trong đó bao gồm cả hình thức đi theo tour trọn gói 3 địa điểm hoặc dự định

đi cả 3 địa điểm trong các thời điểm khác nhau.

Kết quả này cho thấy việc quảng bá hình thức du lịch theo cụm cũng đã có tác dụng, song đối với nhiều du khách, họ thường chỉ chọn một địa điểm do các hình thức dịch vụ của 3 điểm du lịch thường na ná nhau, chưa có nhiều điểm khác biệt.

Hình 4.5. Số lần du khách quốc tế đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


1.10%

15.50%

1. Lần đầu - The first time

39.10%

14.80%

2. Lần thứ hai - The second time

3. Lần thứ ba - The third time

29.50%

4. Lần thứ tư - The fourth time

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Đối với nhiều du khách tham gia khảo sát, đây là lần đầu tiên họ đến các địa phương trong cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Nhiều du khách trong số đó là người Trung Quốc, lớn tuổi, đến từ các vùng Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc. Họ cho biết rằng đây là lần đầu tiên họ đến Việt Nam thông qua các chương trình tour của các công ty Trung Quốc. Tỷ lệ những người đến cụm du lịch hoặc các địa phương trong cụm từ lần thứ hai trở lên đạt gần 60%. Đây cũng là một thành tích đáng ghi nhận đối với các địa phương trong cụm. Đa số những người đến cụm nhiều lần thường là để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc vì công việc. Bởi số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế khá lớn, nhất là tại Đà Nẵng, được coi là trung tâm của miền Trung. Đối với các du khách này, cần tăng cường các dịch vụ lưu trú, đi lại để tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể đến với Việt Nam nói chung và cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng. Điều này đã đặt ra một thách thức lớn đối với du lịch thành phố trong việc tạo ấn tượng về hình ảnh điểm đến, đa dạng loại hình và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể thu hút nhiều

hơn du khách quốc tế quay trở lại.

* Về cơ cấu du khách quốc tế đến cụm du lịch

Hình 4.6. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam theo quốc tịch năm 2019


25%

33% Huế

4.30%

17.50%

15%

5.10%

Đông Bắc Á Tây Âu

Úc

Đông Nam Á Mỹ

Các quốc gia khác

2.00%

6%

1.10%

0.60% 7%

Đà Nẵng

83%

Đông Bắc Á Tây Âu

Úc

Đông Nam Á Mỹ

Các quốc gia khác


3% 3%

10%

Quảng Nam

7%

5%

72%

Đông Bắc Á Tây Âu

Úc

Đông Nam Á Mỹ

Các quốc gia khác

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Du lịch Huế, Sở Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch

Quảng Nam năm 2019

Theo quốc tịch, số lượng du khách quốc tế đến cụm du lịch chủ yếu từ khu vực Đông Bắc Á, Tây Âu, trong đó phần lớn là khách từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Kinh thành Huế với các giá trị văn hóa truyền thống thu hút được nhiều du khách Tây Âu đến tham quan, trong khi các địa điểm vui chơi giải trí tại Đà Nẵng và Quảng Nam lại là các yếu tố để thu hút nhóm du khách Đông Bắc Á. Trong năm 2019, số lượng du khách từ Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) chiếm tới 83% tổng số khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Đây cũng là xu hướng của tỉnh Quảng Nam.

Hầu hết khách du lịch khu vực Đông Bắc Á là những đối tượng khách trẻ, thường đi du lịch kết hợp với công việc hoặc theo hình thức thăm thân. Đa số các khách hàng này đến các địa phương trong cụm theo các tour du lịch. Việc lựa chọn điểm đến như Đà Nẵng, Quảng Nam do nhiều yếu tố khác nhau như vấn đề về chính trị, do chi phí du lịch thấp, do thuận tiện về địa lý, về phương tiện vận tải, nhất là đối

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí