Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Hoạt Động Xúc Tiến Của Các Cụm Liên Kết Trong Và Ngoài Nước Đối Với Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


đóng vai trò quan trọng tạo ra chính sách, doanh nghiệp lữ hành là người thực thi các chính sách liên kết, bao gồm cả các hoạt động xúc tiến du lịch, còn cộng đồng dân cư là một bộ phận trong sản phẩm du lịch.

* Xúc tiến du lịch chung giữa ba địa phương:

- Mô hình liên kết cụm và xúc tiến du lịch giữa ba địa phương chủ yếu được thực hiện theo mô hình lấy doanh nghiệp làm chủ đạo, còn chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò cơ quan chỉ đạo, hỗ trợ một phần kinh phí. Cộng đồng dân cư có vai trò tham gia tuyên truyền và tham gia vào các sự kiện của địa phương.

- Các hoạt động xúc tiến:

+ Tổ chức các sự kiện của địa phương trong các năm, với tinh thần “Ba tỉnh, thành phố - Một điểm đến”, ba tỉnh, thành phố luân phiên phối hợp tổ chức từ 1 đến 2 chương trình, sự kiện du lịch chung. Chủ đề của các hoạt động thường xoay quanh các đặc trưng của đồng bằng sông Hồng và biển đảo. Các sự kiện như tổ chức Hội xuân Yên Tử, đua thuyền Rồng Cát Bà – Hạ Long, Canaval du lịch Hạ Long, lễ hội chọi trâu… là những sự kiện mang tính kết nối của ba địa phương nhằm thu hút du khách từ trong và ngoài nước.

+ Cụm kết hợp với hãng hàng không Vietnam Airlines để quảng bá du lịch, theo đó, Vietnam Airlines phân phối các ấn phẩm giới thiệu du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tại các văn phòng chi nhánh của Vietnam Airlines tại nước ngoài, trên một số ấn phẩm thông tin của Vietnam Airlines, mời các đoàn famtrip, Presstrip.

+ Các địa phương phối hợp thực hiện các thủ tục hành chính như cấp visa, liên kết xây dựng và kết nối các tour, tuyến du lịch và điều phối khách từ Hà Nội đến với Quảng Ninh và Hải Phòng và ngược lại. Tổ chức, trao đổi các đoàn famtrip, presstrip xúc tiến du lịch giữa ba tỉnh, thành thông qua kết nối hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.

+ Hiện nay, liên kết du lịch giữa ba địa phương trên còn yếu, chưa có website chung, mặc dù cả ba địa phương đều có website du lịch: http://hainoitourism.gov.vn, http://www.dulichhaiphong.gov.vn, http://www.quangninh.gov.vn nhưng chưa thực hiện liên kết website giữa ba địa phương để theo dõi và quản lý hiệu quả của việc liên kết cụm du lịch. Hầu hết hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch thể hiện ở việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

phát hành tài liệu, ấn phẩm, đĩa DVD, VCD hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài địa phương, đặc biệt là trên internet,…

2.5.3. Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động xúc tiến của các cụm liên kết trong và ngoài nước đối với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 10

Thông qua phân tích hoạt động xúc tiến du lịch tại các cụm liên kết ở trong và ngoài nước, các kinh nghiệm có thể rút ra đối với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam bao gồm

Thứ nhất, về chủ thể xúc tiến du lịch: Hoạt động xúc tiến du lịch cần được thực hiện ở cả góc độ vi mô và vĩ mô, bao gồm cả định hướng và hỗ trợ từ phía nhà nước và từ hoạt động tự nguyện của các doanh nghiệp và người dân địa phương. Kinh nghiệm cho thấy, chính sự định hướng của Nhà nước đã giúp cho hoạt động du lịch tại cụm du lịch Andaman phát triển. Đối với cụm Hongkong – Macao – Chu Hải, nhà nước đã hỗ trợ mặt thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho du khách có thể đi và đến các địa điểm trong cụm Hongkong – Macao – Chu Hải một cách thuận tiện nhất. Cụm HMZ có một đặc thù là dù Hong Kong và Macao đều thuộc Trung Quốc nhưng vẫn có chế độ riêng theo hình thức “Một quốc gia, hai chế độ”. Chính vì vậy, việc di chuyển từ Hồng Kong, Ma Cao đến Chu Hải (Quảng Đông, Trung Quốc) vẫn phải thực hiện các thủ tục về xuất, nhập cảnh. Việc tạo điều kiện hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính cũng sẽ giúp thúc đẩy du lịch của cụm 3 địa phương. Tại cụm du lịch Vòng cung Tây Bắc, việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý phát triển du lịch nhằm tạo ra nhận thức chung, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển kinh doanh, xây dựng những chương trình du lịch khung, hình thành các tuyến du lịch liên vùng, liên kết xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến, tổ chức sự kiện, các đoàn farmtrip…

Bên cạnh đó, việc tạo ra một mô hình liên kết xúc tiến du lịch, trong đó người dân đóng vai trò là tác nhân quan trọng giúp cho các hoạt động xúc tiến du lịch được thực hiện một cách thành công. Kinh nghiệm của cụm du lịch Andaman (Thái Lan) cho thấy việc xây dựng mô hình xúc tiến tại cụm du lịch không thể bỏ qua tác nhân là dân địa phương, bởi chính họ là những người gìn giữ và phát huy các bản sắc và linh hồn của điểm đến, tạo nên sức hút đối với du khách từ nước ngoài. Kinh nghiệm của cụm liên kết Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cũng cho thấy, nếu việc liên kết


chỉ mang tính chất đơn lẻ thì khó có thể thành công. Theo đó, khi thực hiện hoạt động xúc tiến đơn lẻ, các cơ quan quản lý du lịch chưa hoàn thành được trách nhiệm định hướng, đầu mối thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch, bởi vậy chương trình xúc tiến chỉ được thực hiện một cách hời hợt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Do vậy, liên kết phải có trọng tâm, trọng điểm, kết nối ba bên giữa các nhà quản lý địa phương, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và các điểm du lịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.

Thứ hai, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và đặc thù, hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Nhờ sự đặc sắc của các văn hóa tại Andaman, nhiều loại hình sản phẩm đã được cung cấp, giúp tăng cường thu hút du khách du lịch trong và ngoài Thái Lan. Tại cụm du lịch Vòng cung Tây Bắc, việc liên kết dựa trên những đặc trưng thế mạnh chung của cả vùng, nhằm định vị thương hiệu và vị thế trên thị trường du lịch, tuy nhiên vẫn tập trung khai thác được những nét đặc sắc riêng biệt của từng địa phương để tránh chồng chéo nhau trong phát triển du lịch, như Điện Biên thu hút du khách nhờ bề dày lịch sử; Hà Giang - du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới; Lào Cai - phát triển du lịch sinh thái và văn hóa; Sơn La - Cao nguyên Mộc Châu. Kinh nghiệm cũng cho thấy liên kết giữa ba địa phương Hà Nội – Hải Phòng

– Quảng Ninh chưa tạo ra được sản phẩm cốt lõi, nhấn mạnh được đặc trưng của vùng đã khiến việc xúc tiến du lịch tại cụm chưa thành công. Hải Phòng và Quảng Ninh chủ yếu vẫn dựa vào sản phẩm du lịch biển đảo, sản pẩm trùng lặp dẫn tới làm giảm sức hấp dẫn chung về du lịch của 2 địa phương.

Thứ ba, xây dựng thông điệp xúc tiến gắn với đặc trưng của cụm du lịch. Các thông điệp được chuyển tải một cách khéo léo tạo nên sự thành công trong hoạt động xúc tiến của Andaman. Việc xây dựng thông điệp cho Andaman, gắn với mong ước của bất cứ du khách nào khi đến với nơi đây, đó là Hạnh phúc. Xây dựng thông điệp có thể dựa trên những đặc trưng thế mạnh chung của cả vùng, nhằm định vị thương hiệu và vị thế trên thị trường du lịch, tuy nhiên vẫn tập trung khai thác được những nét đặc sắc riêng biệt của từng địa phương để tránh chồng chéo nhau trong phát triển du lịch, như Điện Biên thu hút du khách nhờ bề dày lịch sử; Hà Giang - du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới; Lào Cai - phát triển du lịch sinh thái và văn hóa; Sơn La - Cao nguyên Mộc Châu.


Thứ tư, cần tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh giữa các địa phương trong cụm để tạo ra sự kết nối và sức hút đối với du khách trong và ngoài nước đến với cụm du lịch. Cơ sở hạ tầng tốt có thể là lợi thế cạnh tranh, tạo ra một hình thức sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Rõ ràng, cầu HMZ ngoài việc tạo ra thuận lợi cho du khách có thể di chuyển giữa ba địa phương, thì có nhiều người tò mò vì địa điểm này và đây là cơ hội để cụm 3 thành phố có thể tận dụng và đưa vào chương trình xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, theo đánh giá của Văn phòng Du lịch Chính phủ Macao (MGTO) năm 2020, 89,1% du khách đến Macao thông qua cầu HMZ hài lòng với dịch vụ chung của cầu, nhưng mức độ hài lòng với giao thông hỗ trợ giữa cảng và các quận nội thành lại tương đối thấp. Điều này cho thấy, cần có sự đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng ở các điểm đến trong cụm du lịch để đảm bảo tổng thể chung chất lượng dịch vụ cung cấp trong cụm du lịch.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng internet vào hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch của cụm ba địa phương. Việc tăng cường sử dụng các công cụ xúc tiến trên nền tảng kỹ thuật số để theo kịp với xu thế và để cung cấp thông tin đến các khách hàng mục tiêu một cách nhanh nhất và trực quan nhất. Các thông tin, hình ảnh và video về cầu HMZ được đăng tải trên website có thể gây ra sự hứng thú đối với nhiều du khách từ nước ngoài. Các cụm du lịch có thể tăng cường sử dụng phương tiện truyền thông như cập nhật website làm công cụ chính thống để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng. Việc sử dụng hiệu quả công cụ quảng bá bằng internet sẽ khiến cho nhiều du khách có thể biết đến cụm nhiều hơn

Thứ sáu, cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện các chương trình xúc tiến điểm đến. Kinh nghiệm của Vòng cung Tây Bắc tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành trong nước và quốc tế; tổ chức các sự kiện, diễn đàn phát triển du lịch Tây Bắc gắn với thu hút thị trường khách từ Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Các tỉnh trong vùng Tây Bắc đã có chính sách ưu đãi nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển kỹ năng nghề, nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án phát triển giao thông có tính chất động lực phát triển vùng nhằm tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn miền núi phía Bắc


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp luận nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong các nội dung như: phân tích các cơ sở thành lập cụm du lịch, sử dụng các dữ liệu thứ cấp như các báo cáo kết quả hoạt động liên kết xúc tiến của cụm trong từng năm, các kế hoạch xúc tiến của các địa phương trong các năm.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phân tích định lượng được sửa dụng để tính toán tỷ trọng khách du lịch, mức độ tăng trưởng về khách du lịch và doanh thu du lịch. Các thông số sử dụng để phân tích định lượng được lấy từ nguồn dữ liệu thống kê về số lượt du khách đến cụm. Tỷ trọng các du khách đến theo các phương thức vận chuyển, giới tính, theo mục đích chuyến đi và thời gian lưu trú được xác định thông qua kết quả khảo sát cũng được lấy làm căn cứ để phân tích thực trạng thu hút khách du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng

– Quảng Nam.

3.2. Thông tin và nguồn thông tin

3.2.1. Dữ liệu thứ cấp:

Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các số liệu, dữ liệu thống kê về khách du lịch quốc tế đến trước và sau giai đoạn liên kết hợp tác du lịch giữa 3 địa phương trong cụm du lịch, dữ liệu về các hoạt động xúc tiến như quảng bá, xây dựng thương hiệu của cụm, tuyên truyền về các chương trình du lịch, dữ liệu về xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết các thành phần trong cụm du lịch . Số liệu thống kê được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019.

Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào các số liệu thống kê, cũng như các luận điểm nghiên cứu của các báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tình hình du lịch và xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế tại nhiều nơi trên thế giới. Các dữ liệu từ địa phương cũng được quan tâm như Báo cáo về thực tế liên kết trong hoạt động xúc tiến du lịch 3 tỉnh và kết quả của hoạt động xúc tiến. Các ấn phẩm, công trình nghiên cứu đã công bố, tạp chí, các trang web, bài báo, văn bản, công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch và xúc tiến du lịch của 3 tỉnh Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.


3.2.2 * Dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các khách du lịch quốc tế đến cụm 3 địa phương: Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. Bên cạnh đó, dữ liệu cũng được lấy từ các thông tin phân tích từ các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước từ phương thức phỏng vấn sâu.

- Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm 3 địa phương, tình hình khách du lịch đến cụm, các hoạt động mà cụm đã và đang triển khai, đánh giá của du khách và của các chuyên gia, nhà quản lý về hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm, các yếu tố tác động đến xúc tiến du lịch tại cụm du lịch.

- Các thông tin trong câu hỏi phỏng vấn sâu: NCS đã sử dụng các thông tin trong quá trình phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan quản lý du lịch của ba địa phương, các đại diện doanh nghiệp để làm bổ trợ cho các nhận định của NCS về đánh giá xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

3.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.1. Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu):

Để thu thập dữ liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn như sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Sở Du lịch cả 3 tỉnh/thành phố, các website của các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp trong ngành cũng như của các tạp chí trong và ngoài nước. Các dữ liệu thu thập được theo phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng xúc tiến du lịch tại cụm 3 địa phương.

3.3.2. Điều tra khảo sát:

NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các dữ liệu sơ cấp, thu thập các ý kiến đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu.

+ Mẫu nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 150 phiếu, đối tượng được điều tra là du khách quốc tế đến 3 địa phương.

Cỡ mẫu ngiên cứu: Với tổng số thang đo là 20, theo công thức lấy mẫu tối thiểu, số mẫu tối thiểu cần lấy là 20 + 50 = 70 mẫu.


Phương pháp chọn mẫu: mẫu thuận tiện, để phục vụ cho việc lấy mẫu, tác giả lựa chọn lấy cỡ mẫu đều ở các địa phương để tránh sự thiên vị trong các đánh giá, nhận định về hoạt động xúc tiến ở các địa phương.

Số lượng phiếu phát ra: Dự tính mẫu ban đầu là 70 phiếu/địa phương* 3 địa phương = 210 phiếu.

Số phiếu thu về: 150 phiếu – đạt tỷ lệ 75%. Do đợt khảo sát được tiến hành ngay sát dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch, sau đó là dịch bệnh Covid – 19, nên số lượng khảo sát không được như dự tính ban đầu.

Trong đó: mỗi địa phương phát ra 70 phiếu, số phiếu thu về Quảng Nam: 46 phiếu, Huế: 40 phiếu, Đà Nẵng: 64 phiếu.

+ Thời gian khảo sát: tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020. Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch được sử dụng để làm minh chứng cho các nhận định và đánh giá trong bài.

+ Cách thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp bằng phiếu đối với các khách du lịch quốc tế đến 3 địa phương.

* Về độ tuổi:

Theo khảo sát của NCS được thực hiện với 150 du khách quốc tế từ nhiều quốc gia khác nhau đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thì đa số các du khách đến với cụm đều ở trong độ tuổi dưới 45 (chiếm 57% trong tổng số người tham gia khảo sát. Tỷ lệ du khách ở trong độ tuổi từ 45 đến 64 chiếm khoàng 32%.

Hình 3.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo độ tuổi


11%

15%

32%

42.10%

Dưới 24

Từ 25 đến 44

Từ 45 đến 64 Từ 65 trở lên

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS

* Về phương tiện di chuyển:


Du khách tham gia khảo sát di chuyển đến cụm bằng hình thức hàng không. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn bởi cụm du lịch có hạ tầng cơ sở hàng không khá thuận tiện với nhiều sân bay, trong đó có sân bay quốc tế Đà Nẵng. Có nhiều tuyến bay thẳng từ sân bay Đà Nẵng đến các thành phố lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu. Điều này thuận tiện cho việc di chuyển của các du khách quốc tế.

Hầu hết du khách tham gia khảo sát đều chỉ lựa chọn lưu tại các thành phố trong cụm dưới 5 ngày (85,1%). Thông thường các do hầu hết du khách quốc tế đến cụm du lịch đều đi theo chương trình tour 5 ngày 3 đêm. Chỉ có một số ít du khách lựa chọn lưu tại cụm với thời gian lâu hơn. Đây cũng là một điều đáng tiếc bởi việc lựa chọn lưu tại các thành phố trong cụm lâu hơn sẽ giúp làm tăng các khoản thu về dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, các địa phương trong cụm cần có kế hoạch để gia tăng số lượng và chất lượng các dịch vụ cung cấp.

Hình 3.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo phương tiện di chuyển

16.70%

25.50%

57.80%

Biển

Hàng không Khác

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS

* Về quốc tịch:

Hình 3.3. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo quốc tịch


18%

31%

10%


19.60%

15.20%

3.60%

2.20%

Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản Úc

Tây Âu ASEAN

Các quốc gia khác

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023